1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm sử dụng các di tích cách mạng tỉnh đăk lăk trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở

34 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 153,5 KB

Nội dung

Nguyên nhân xuất phát chủ yếu là từ quanđiểm của các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh đã có từ trước.Đặc biệt là trong dạy học bộ môn Lịch Sử hiện nay của chúng ta vẫn cònkhan hiếm

Trang 1

Để nâng cao chất lượng bộ môn, khắc phục tình trạng giảm sút chấtlượng môn học Đặc biệt là trong những năm gần đây qua các kỳ thi tốtnghiệp, đại học chất lượng môn lịch sử là một trong những bộ môn cóđiểm rất thấp Vậy nên việc cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp dạyhọc bộ môn Lịch Sử đối với cấp THCS nói riêng và các cấp học khác nóichung là rất cần thiết và mang tính cấp bách.

Ở trường THCS Phan Đình Phùng phần lớn các em học sinh và đaphần các gia đình xem đây chỉ là một bộ môn học phụ, đứng sau các bộ

Trang 2

môn Ngữ Văn, Toán, Vât Lý, Hóa Học Nên các em chưa thực sự giànhthời gian nhiều cho bộ môn Nguyên nhân xuất phát chủ yếu là từ quanđiểm của các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh đã có từ trước.Đặc biệt là trong dạy học bộ môn Lịch Sử hiện nay của chúng ta vẫn cònkhan hiếm đồ dùng trực quan, các em lĩnh hội kiến thức mới ở mức độ tưduy trừu tượng, tính trực quan sinh động còn hạn chế, chưa tạo được sứchấp dẫn, lôi cuốn các em, dẫn đến sự mệt mỏi chán nản, bài học lịch sửgiễ thành bài giáo huấn chính trị, các em sẽ bị thụ động trong qúa trìnhchiếm lĩnh kiến thức mới.

Một trong những phương tiện dạy học bộ môn lịch sử có hiệu quả làcác di tích lịch sử nói chung và di tích cách mạng nói riêng Di tích cáchmạng không chỉ là một loại tài liệu lịch sử vật chất quý hiếm, một bằngchứng khoa học trung thực về quá khứ mà còn là phương tiện dạy học cóhiệu quả Như vậy sử dụng di tích lịch sử nói chung và di tích cách mạngnói riêng trong dạy học lịch sử ở trường THCS góp phần nâng cao chấtlượng bộ môn, đáp ứng mục tiêu giáo dục, đồng thời còn góp phần quantrọng vào công tác giữ gìn, tôn tạo những di sản quí giá, một yêu cầu cấpthiết hiện nay

Trang 3

Trong tình thực tế ở trường THCS Nói chung và trường THCS PhanĐình Phùng, Krông búk nói riêng, điều kiện để đưa học sinh đi ngoạikhóa là rất khó, mặc dù nó rất có ý nghĩa, nhưng phần vì điều kiện thờigian, phần vì điều kiện phương tiện, phần vì ý thức của các em khi thamgia Vì thế để tránh được những ràng buộc nói trên, đồng thời để thế hệtrẻ không lãng quyên đi những kho tàng văn hóa quí báu do chính chaông ta đã làm nên trong lịch sử trên địa phương mình, nên tôi đã nghiêncứu và viết đề tài này mong được góp phần nhỏ vào việc đổi mới phươnggiảng dạy của bộ môn lịch sử ở trường THCS

Với những lý do cấp thiết nói trên, thiết nghĩ việc chọn đề tài “ sửdụng di tích lịch sử cách mạng tỉnh Đăk Lăk trong dạy học lịch sử dântộc ở trường THCS” là một đề tài có ý nghĩa quan trọng trong tình hìnhhiện nay

2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng di tích cáchmạng trong dạy học lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ở trường THCS– cụ thể là các lớp 9 trường THCS Phan Đình Phùng

Những di tích lịch sử được tôi chọn lọc để sử dụng trong dạy học lịch

sử, là những di tích lịch sử tiêu biểu, quan trọng đã được thẩm định và

Trang 4

đặc biệt là có liên quan đến các sự kiện trong chương trình lịch sử lớp 9trường THCS.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

Sáng kiến được viết nhằm bổ sung và nâng cao cơ sở lý luận, cơ sởthực tiễn của việc sử dụng các di tích lịch sử, để nhằm nâng cao chấtlượng dạy học lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ở trường THCS

Để thực hiện vấn đề đã đặt ra ở trên, đề tài xác định, sẽ tiến hành vàhoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Sưu tầm, tìm tòi và giới thiệu hệ thống các di tích có mặt trên địa bàntỉnh Đăk Lăk

- Xác định những nguyên tắc, đề xuất các hình thức, phương pháp sửdụng di tích cách mạng trong dạy học bài lịch sử nội khóa ở trườngTHCS và hoạt động ngoại khóa (nếu có)

4 Cơ sở, phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận chủ nghĩa Mác - Lê in,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác giáo dục,nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, văn hóa

Trang 5

Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài chủ yếu là vận dụng cácphương pháp nghiên cứu bộ môn: đọc, phân tích các tài liệu về lý luậndạy học bộ môn, tâm lý, giáo dục học và các tài liệu lịch sử, văn hóa,khảo cổ học có liên quan

Khẳng định vị trí, ý nghĩa quan trọng của di tích lịch sử nói chung, ditích cách mạng nói riêng với đời sống cộng đồng, đặc biệt trong việcthực hiện các nhiệm vụ cách mạng hiện nay

Trang 6

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1 Cơ sở lý luận.

Lịch sử là bản thân của hiện thực khách quan, hiện thực khách quannày có thể nhận thưc được Lịch sử loài người bắt đầu tư khi con ngườixuất hiện, trải qua hàng triệu năm đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển,

từ khi xuất hiện con người tối cổ đến ngày nay, lịch sử đã để lại nhữngdấu vết, những minh chứng cho quá khứ có thật của mình Một trongnhững dấu vết quan trọng đó là di tích lịch sử, di tích cách mạng

Di tích bao gồm những hiện vật, vật chất như nhà cửa, thành quách, yphục, công cụ lao động Như trong quá trình của lịch sử con người đãsáng tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc trưng cho thời đại mình hoặcngười đời sau tạo dựng nên nhằm tưởng niệm những gì đã qua Nhữngsản phẩm của lịch sử đó còn lưu lại đến nay cũng được coi là di tích lịch

sử, mang tính chất bằng chứng của lịch sử: “ bằng chứng là những dấuvết của dĩ vãng còn để lại, nhằm mục đích bảo tồn quá khứ hoặc chỉ dẫncho hậu thế về những việc xẩy ra trong quá khứ” Bằng chứng của di tích

Trang 7

lịch sử có nhiều loại, như lăng tẩm, tượng đài, đình chùa, bia ký đượcxây dựng để kỷ niệm những biến cố, sự kiện, nhân vật lịch sử.

Là những dấu vết của lịch sử còn lưu lại đến ngày nay, di tích lịch sửnói chung và di tích cách mạng nói riêng phản ánh những hoạt động, đờisống kinh tế, xã hội, văn hóa của con người qua các thời đại : “ bất cứthời đại nào với trình độ phát triển mọi mặt của nó đều được phản ánhkhá rõ trong các di tích lịch sử Vì vậy, di tích lịch sử nói chung và ditích cách mạng nói riêng là những tấm gương soi của lịch sử đươngthời” Tuy nhiên di tích lịch sử có thể do người đương thời để lại, cũng

có thể do người đời sau xây dựng, nhằm tưởng niệm lưu giữ những sựkiện lịch sử, nhân vật lịch sử

Di tích lich sử, di tích cách mạng là nơi lưu niệm, tưởng nhớ các nhânvật lịch sử, các anh hùng dân tộc trong những cuộc kháng chiến chốngxâm lược, chống thiên tai, các danh nhân văn hóa Đó là những đền thờ,đình thờ, miếu thờ, nhà tưởng niệm, bia mộ như đình Lạc Giao (số 45Phan Bội Châu – Ban Mệ Thuột), Nhà Đày Ban Mê Thuột ( số 18 TánThuật – Ban Mê Thuột), biệt điện Bảo Đại (số 4 đường Nguyễn Du –Ban Mê Thuột), ngục Đăk Mil ( thị trấn Đắk Mil)

Như vậy để xác định một di tích lịch sử là nó phải có thực từ trước và

nó được lưu giữ đến ngày nay, bao giờ cũng gắn liền, phản ánh, ghi

Trang 8

nhận, minh chứng một sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc biệt là những sựkiện lịch sử lớn, quan trọng Có thể phân loại di tích thành những loạisau:

- Các di tích khảo cổ học ghi nhận cuộc sống mọi mặt của một cộngđồng từ thuở xa xưa, hay là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng trongcuộc đấu tranh xã hội và sản xuất của con người Các di tích khảo cổ họcđược phát hiện, khai quật, nghiên cứu dưới lòng đất, trong hang động,dưới đáy biển Nó thường phản ánh những thời kỳ lịch sử xa xưa thời

tiền sử và sơ sử của lịch sử Ví dụ: các nhà khảo cổ học nước ta đã tìm thấy các dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta như là: trong lòng đất có chứa than, xương động vật, răng của người tối cổ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai (Đại cương lịch sử việt nam tập 1-Nhà xuất bản giáo dục)

- Các di tích lịch sử là những sản phẩm lao động sáng tạo của conngười, sản phẩm của nền văn hóa, văn minh trong các thời kỳ lịch sử.Trong di tích lịch sử có nhiều loại di tích phản ánh cuộc đấu tranh cáchmạng của dân tộc ta dưới sự lành đạo của Đảng cộng sản Việt Nam từnăm 1930 đến nay, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và đã để lại

những dấu vết lịch sử thì đó gọi là các di tích cách mạng Ví dụ: các di

Trang 9

tích cách mạng Tân Trào, Địa Đạo Củ Chi, đèo Phượng Hoàng (quốc

lộ

26-M’Drak) Vậy di tích cách mạng cũng là di tích lịch sử phản ánh các

sự kiện lịch sử của các thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc

- Các di tích kiến trúc nghệ thuật: bao gồm các di tích phản ánh cácthành tựu kiến trúc, nghệ thuật trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc, các

di tích nghệ thuật của dất nước rất phong phú, có ở hầu hết các địaphương như: Thành Cổ Loa, Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, phố cổHội An

- Các di tích tôn giáo ở nước ta cũng có nhiều loại , chùa chiền Phậtgiáo, văn miếu của Nho giáo, nhà thờ của Thiên chúa giáo, tháp Chàm,đình Lạc Giao ở Đắk Lăk Đây cũng là các di tích kiến trúc nghệ thuật cógiá trị, là những nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, đời sống tâm linh củacộng đồng xã hội

Di tích lịch sử, di tích cách mạng là những di sản quí báu của dân tộc

là những minh chứng hùng hồn sự tồn tại của quá khứ, vì các di tích lịch

sử giúp cho chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu các thời kỳ lịch sử Dựa vàocác di tích lịch sử kết hợp với các nguồn sử liệu khác, chúng ta có thể

Trang 10

nhìn nhận đánh giá quá khứ một cách chính xác Mọi thành tựu khoa học

là để phục vụ con người, nên tìm hiểu di tích lịch sử cũng nhằm pháthuy những tinh hoa của quá khứ, để xây dựng cuộc sống hiện tại Đó làchức năng giáo dục di tích lịch sử đặc biệt đối với thế hệ trẻ

Di tích lịch sử, di tích cách mạng thường là những danh thắng, nơi cóphong cảnh thiên nhiên thơ mộng , nhưng không phải danh thắng nàocũng là di tích lịch sử, di tích cách mạng Từ thực tế này việc tổ chứctham quan du lịch thường gắn với việc viếng thăm, tìm hiểu di tích lịch

sử để du khách tận hưởng những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên và sự vĩđại của con người trong đấu tranh và lao động như: Côn Sơn, Huế, HàNội đó là những khu du lịch nổi tiếng trong đó có nhiều di tích lịch sử.Các địa điểm này đều rất hấp dẫn du khách thăm các di tích lịch sử, mọingười được giáo dục truyền thống , tinh thần tự hào dân tộc, lòng kínhtrọng biết ơn đối với cha ông ta Từ đó mọi người thêm tôn trọng nhữngthành tựu của lịch sử, yêu quý thiên nhiên, gìn giữ bảo vệ chúng

Tóm lại, di tích lịch sử, di tích cách mạng là những di sản vật chất quíbáu mà lịch sử để lại Chúng có ý nghĩa nhiều mặt đối với cuộc sống conngười: truyền bá kiến thức khoa học, tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyềnthống, tham quan, du lịch Ngày nay đời sống kinh tế, trình độ khoa học

kỹ thuật của nhân loại ngày càng được nâng cao thì con người càng chú

Trang 11

ý tới việc gìn giữ, khai thác, sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa, di tíchcách mạng.

2 Cơ sở thực tiễn.

2.1 Thực trạng về di tích lịch sử, di tích cách mạng ở nước ta hiện nay.

Ngoài ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống, di tích cách mạng còn có

ý nghĩa to lớn trong dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS Song sửdụng di tích cách mạng như thế nào trong dạy học lịch sử đó là vấn đề

mà ta phải nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng ở địa phương, ở trườngTHCS

Thế hệ trẻ ngày nay thừa hưởng một khối lượng lớn các di tích lịch sử

- văn hóa cách mạng, được tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử oanh liệtcủa dân tộc Hệ thống di tích lịch sử ở nước ta phong phú về loại hình,nằm rải rác ở hầu hết các địa phương Đây là một thuận lợi không nhỏ đểchúng ta sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THCS

Nhưng một thực tế cho thấy thực trạng các di tích lịch sử hiện nay đã

và đang trải qua nhiều thảm họa, bị phá hủy do thời gian ngày càng lùi

xa, thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh kéo dài và bản thân con người.Trong gần 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, các cuộc chiến

Trang 12

tranh xâm lược trong thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ, 80 năm dới ách

đô hộ của thực dân Pháp và hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu

nước, nhiều di tích lịch sử của đất nước bị tàn phá nặng nề Ví dụ : khi xâm lược nước ta vua Minh Thành Tổ ra lệnh “ Đến một mảnh giấy của nước ấy cũng phải đốt hết” ( đại cương lịch sử Việt Nam tập 2) Nhiều

làng mạc, công trình văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đã bị quân giặc tànphá, hủy hoại Nhiều di tích, di vật quý hiếm như chùa Một Cột, chuôngQui điền đã bị quân xâm lược ra sức tàn phá, gom lấy đồng về đúcsúng, đạn

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 23 tháng 11 năm

1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh bảo tồn tất cả các di tích cổ

trên toàn cõi Việt Nam “Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa” của

nhà nước năm 1984 đã qui định “ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được giáo dục vào việc truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, phục vụ công tác nghiên cứu, phổ biến khoa học, nghệ thuật và tham quan du lịch” Bên cạnh

việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa nói chung thì các ditích cách mạng cũng được chú ý Hệ thống bảo tàng tổng hợp, bảo tàng

Hồ Chí Minh ra đời, đã góp phần bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử cách

Trang 13

mạng Tuy nhiên trong hoàn cảnh chiến tranh và do nhận thức “ấu trỉ”của chúng ta mà trong một thời gian dài các di tích cách mạng chưa đượcchú ý, gìn giữ và khai thác sử dụng Nhiều lễ hội truyền thống tại di tíchcách mạng không được tổ chức.

Đất nước đang được đổi mới từng ngày Đời sống vật chất, tinh thầnkhông ngừng được nâng cao, cuộc sống sinh hoạt vật chất ngày một khágiả Tầng lớp thanh thiếu niên có hiện tượng chạy theo đồng tiền, chạytheo cuộc sống vật chất mà lãng quên đi kho tàng văn hóa của cha ông đểlại, truyền thống , nét đẹp văn hóa, bán sắc của dân tộc dường như ngàymột bị lu mờ Công tác bảo vệ, sử dụng các di tích lịch sử, việc tổ chứccác lễ hội truyền thống ở các di tích trên cả nước nói chung , ở Đăk Lăknói riêng đang có nhiều tồn tại cần giải quyết:

+ Các di tích đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng Nếukhông có biện pháp bảo vệ, tôn tạo kịp thời sẽ trở thành đống hoang tàn

đổ nát Hơn nữa nhiều công trình tôn tạo không còn đúng với nguyêntrạng của nó Cảnh quan môi trường xung quanh các di tích bị xâmphạm hoặc sử dụng sai mục đích

+ Việc sử dụng các di tích còn nhiều sai lệch Các di tích tínngưỡng, tôn giáo đáp ứng đời sống tâm linh như chùa, đền thờ được tusửa, tôn tạo đẹp đẽ Nhưng nhiều di tích lịch sử cách mạng lại chưa được

Trang 14

chú ý đúng mức Một số di tích lịch sử có hiện tượng xẩy ra những hoạtđộng không lành mạnh như bói toán, lên đồng Làm trái ngược với ýnghĩa giáo dục truyền thống vốn có của dân tộc.

Ý nghĩa cung cấp tri thức khoa học, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ,học sinh, sinh viên qua việc học tập, tham gia lễ hội ở di tích lịch sửngày một giảm dần, hoặc bị thay thế bằng những họat động tiêu cựckhác Những di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu này nếu không phải lànhững nhà chuyên môn thì cũng ít ai hiểu nơi đây đã diễn ra những sựkiện oai hùng gì ?

Tình trạng các di tích lịch sử và tình hình sử dụng nêu trên gây nênnhững hậu quả xấu, ảnh hưởng không ít tới việc sử dụng, trong việc giáodục nói chung và dạy học lịch sử ở trường THCS nói riêng Điều này thểhiện ở các mặt sau:

+ Học sinh ít có cơ hội tiếp xúc, khai thác các nội dung lịch sử khoahọc được phản ánh trong lịch sử Nhiều lúc lại bị “hiện đại hóa” các ditích lịch sử do việc tôn tạo các di tịch lịch sử không được nguyên trạng + Nguy hiểm hơn là các em học sinh đang ở lứa tuổi muốn tìm tòi,ham khám phá những cái lạ, nên dễ bị ảnh hưởng của những tiêu cực doviệc tổ chức lễ hội ở các di tích lịch sử như: cầu thần, bói toán

Trang 15

+ Hình thức và phương pháp sử dụng di tích lịch sử cách mạng trongdạy học lịch sử ở trường THCS nói chung và trường THCS Phan ĐìnhPhùng – Krông Búk nói riêng đang còn nghèo nàn Hình thức phổ biếncủa việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử là dùngcác tư liệu di tích để minh họa cho bài học ở trên lớp đang còn rất hạnchế, chưa gây hứng thú, chưa lôi cuốn được học sinh đam mê môn học

Từ đó, ý nghĩa giáo dục truyền thống đạo đức, niềm tự hào dân tộc ítđược phát huy trong những dịp tham quan, tham gia lễ hội ở di tích lịchsử

Hiện nay nhà nước và nhân dân ta được sự giúp đỡ cuả các tổ chứcquốc tế, đã và đang làm hết mình để công việc gìn dữ, tôn tạo các di tíchlịch sử của đất nước ngày càng được phong phú, sinh động hơn Vị trí ý

nghĩa của di tích trong đời sống nói chung và trong dạy học lịch sử nóiriêng ngày càng được nâng cao

2.2 Ý nghĩa của việc sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử

ở trường THCS.

Trang 16

2.2.1 Di tích cách mạng với quá trình nhận thức lịch sử của học sinh THCS.

Quy luật nhận thức lịch sử của học sinh như Lê in đã chỉ rõ “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn”

Di tích cách mạng là một trong những bộ phận của nguồn sử liệu vậtchất, chính xác nhất Là chứng từ gốc, các di tích cách mạng nói lên mộtcách sâu sắc trình độ phát triển kinh tế, chính trị và trình độ kỹ thuật củatừng thời đại, từng dân tộc Là một phương tiện quan trọng để góp phầntạo biểu tượng cho học sinh, di tích được xem là cầu nối giữa quá khứ vàhiện tại

Với tính chất những vật thật, minh chứng của lịch sử, các di tích cáchmạng là cơ sở đề học sinh khôi phục quá khứ, làm cơ sở cho việc hìnhthành những biểu tượng cụ thể, chính xác về các sự kiện lịch sử quá khứ

2.2.2 Di tích lịch sử với việc phát huy tính tích cực chủ động nhận thức trong dạy học lịch sử của học sinh THCS.

Như trên đã phân tích, di tích cách mạng là nguồn sử liệu vật chất quíhiếm, cung cấp nhiều kiến thức lịch sử cụ thể, chính xác Vì vậy làm việcvới di tích cách mạng, học sinh đã thực sự làm việc với nguồn sử liệu

Trang 17

Các em phải giải quyết nhiều vấn đề, huy động các kỹ năng, vận dụngnhiều kiến thức có liên quan đến di tích để nhận thức sâu sắc các sự kiệnlịch sử.

Trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phương tiện dạy học bộmôn còn nghèo nàn, phương pháp dạy học chưa được cái tiến tốt nhưhiện nay, việc sử dụng các di tích cách mạng trong dạy học lịch sử, lịch

sử dân tộc, lịch sử địa phương ở trường THCS sẽ góp phần đổi mớiphương pháp dạy học bộ môn theo hướng phát huy tính độc lập sáng tạo,khắc phục tình trạng dạy chay theo kiểu “thầy đọc-trò ghi”

2.2.3 Di tích lịch sử với việc giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh THCS.

Các di tích cách mạng giáo dục học sinh THCS lòng kính yêu, khâmphục và biết ơn các anh hùng dân tộc, các chiến sỹ yêu nước,

Di tích cách mạng trên cả nước cũng như di tích lịch sử, cách mạngcủa địa phương phản ánh các sự kiện lịch sử làm cho học sinh yêu quí, tựhào về truyền thống anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước vàlao động sáng tạo của quê hương mình

Ngày đăng: 16/07/2014, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w