GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC QUẢN LÍ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC “Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ”, câu nói của Bác Hồ đã thấm nhu
Trang 1GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC QUẢN LÍ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC
“Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ”, câu nói của Bác
Hồ đã thấm nhuần vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta và hiện nay, Bộ Giáo
dục & Đào tạo đã và đang triển khai tiếp tục “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực ” Đó cũng chính là khẩu hiệu của trường THCS Lý Tự Trọng - trường
THCS đầu tiên trong huyện đạt Danh hiệu trường Chuẩn quốc gia của huyện Krông Búk,tỉnh Đăk Lăk
Người giáo viên luôn tự hào trong sự nghiệp trồng người của mình nhưng cũng là
Trang 2nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó Công tácchủ nhiệm lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiệnnhân cách của học sinh
Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên Nhưng không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản
lí lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm Thêmnữa, nhìn lại chặng đường đã qua của công tác giáo dục, xã hội nói chung và các thầy côgiáo nói riêng không khỏi băn khoăn về một số phương pháp quản lí lớp học trước đây tỏ
ra thiếu hiệu quả, thậm chí còn gây tổn hại lâu dài và nặng nề về thể chất cũng như tinhthần của học sinh
Vì thế, đổi mới công tác chủ nhiệm lớp thực sự là mong mỏi và thu hút được sựquan tâm của xã hội và đặc biệt của những người đang đứng trên bục giảng
Bản thân tôi đã giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm được 10 năm tại trườngTHCS Lý Tự Trọng của huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk Trong quá trình làm việc tôirút ra được một số kinh nghiệm nhỏ và mong muốn được đóng góp một vài ý kiến của
mình về “ Giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục
kỉ luật tích cực ”, với hi vọng ý kiến đó sẽ phần nào gợi ý cho những giáo viên chủ
nhiệm làm tốt hơn công tác của mình
II Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Trang 31 Cơ sở lí luận
“Phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ”được phát triển từ dự án Môi trường thân thiện do Tổ chức cứu trợ trẻ em
Thụy Điển thực hiện thí điểm ở 12 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
và hiện tại đang được nhân rộng ra tại các trường Tiểu học, THCS, THPT trên cả nước.Trước khi trình bày một số các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực, tôi xin trình bày một
số những nội dung sau để có cái nhìn ban đầu về kỉ luật, biện pháp giáo dục kỉ luật tíchcực
a Khái niệm kỉ luật
Theo từ điển tiếng Việt : kỉ luật là tổng thể những điều quy định có tính chất
bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức, là hình thức phạt đối với người vi phạm kỉ luật.
Theo quan điểm của Cambell – nhà tâm lí học người Anh: Kỉ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp đỡ trẻ trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội, sự kỉ luật bao gồm : hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua kinh nghiệm vui tươi Và hình phạt chỉ là một trong số những biện pháp của việc kỉ luật, thậm chí còn
là biện pháp kỉ luật tiêu cực nhất.
Như vậy, theo hai cách hiểu trên ta thấy kỉ luật là những quy định và hình phạt,
Trang 4song trong giáo dục cần đưa ra những kỉ luật có tác dụng giáo dục tích cực đến ngườihọc.
b Khái niệm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn hại đến thể xác và tinh thần của học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh
Theo như khái niệm trên cho ta hai cách hiểu về phương pháp quản lí lớp học
bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực Thứ nhất, đó là biện pháp giáo dục ý thức
kỉ luật (ý thức tôn trọng nội quy trường lớp, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo
dục của nhà trường) ở học sinh một cách tích cực Thứ hai, đó là biện pháp giáo dục
bằng các hình thức kỉ luật có tác động một cách tích cực đến người học.
2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, không ít giáo viên có thói quen giáo dục học sinh bằng cách trừng phạtthể xác: đánh học sinh bằng tay hoặc roi, bắt học sinh dán băng keo vào miệng, tự vả vàomiệng mình khi mắc lỗi nói chuyện trong lớp, bắt học quỳ gối, úp mặt vào tường….Còn
có giáo viên trừng phạt về tinh thần bằng cách xỉ nhục, hạ thấp nhân phẩm của học sinhnhư : chửi bới, xa lánh…
Có nhiều giáo viên tỏ ra bất lực trong việc giáo dục những học sinh cá biệt, khóbảo, nên đã sử dụng bạo lực Biện pháp này thiếu hiệu quả, thậm chí là biện pháp tiêu
Trang 5cực, phản giáo dục, chỉ có tác dụng trước mắt, gây thương tổn về lâu dài đến tinh thầncủa học sinh Học sinh phát triển thái độ thù nghịch, về lâu dài các em trở nên chai lì vớiđòn roi, hung tợn và hiếu thắng
Cũng đã có những giáo viên phạt tiền cho mỗi lỗi vi phạm của học sinh Mặc dù ởmức độ nào đó hình phạt này có thể hạn chế sự vi phạm của học sinh, được sự chấpthuận, đồng tình của tập thể lớp và phụ huynh học sinh nhưng sẽ tác động tiêu cực đếnnhận thức của các em Vô hình chung tạo nên ở học sinh nét suy nghĩ: mọi tội lỗi, saiphạm đều có thể mua chuộc được bằng đồng tiền
III Nhóm các giải pháp
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng giáo dục với việc sử dụng các biện phápgiáo dục kỉ luật học sinh, tôi xin đưa ra một số các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Theo cách hiểu giáo dục kỉ luật tích cực là biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật (ý thức tôn
trọng nội quy trường lớp, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục của nhà trường)
ở học sinh một cách tích cực, có thể áp dụng một vài biện pháp có ý nghĩa đi trước ngăn
chặn việc học sinh vi phạm kỉ luật sau:
Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm và học sinh cùng tiến hành bàn bạc với nhau về
nội qui của lớp, hình thức kỷ luật đối với học sinh (dựa trên Điều lệ trường THPT, Qui
Trang 6Quyết định 1118/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ký ngày 1.12.1987) Sau khi học sinh
tự bàn bạc, thống nhất mọi điều, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổng hợp thành một bản “ Nộiqui lớp học” hoặc “hình thức kỷ luật của lớp” và phổ biến Bản nội qui này có thể bổsung hoặc sửa đổi tùy theo tình hình học tập của học sinh và tình hình cụ thể của từnglớp
Mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ căn cứ vào kinh nghiệm thực tế và tình hình cụ thểcủa lớp chủ nhiệm của mình mà đưa ra nội dung hoặc hình thức kỷ luật cho phù hợp,riêng cá nhân tôi thì tôi làm như sau:
1 Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
- Nhà giáo dục vĩ đại Nga Usinxki nói rằng: “muốn giáo dục con người về mọi
mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”
- Nếu hiểu học sinh thì có thể chọn lựa được những tác động thích hợp Nếukhông hiểu học sinh thì không thể tìm được những phương pháp giáo dục phù hợp vớiđối tượng và do đó có thể thất bại Kể cả việc lựa chọn nội dung và các hình thức giáodục cũng cần căn cứ vào đặc điểm đối tượng Chú ý đặc điểm đối tượng là nguyên tắcquan trọng của giáo dục học Tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh vừa là điều kiện vừa
là một nội dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp
- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản về tâmsinh lý, tính cách, năng lực, sức khỏe, năng lực phát triển trí tuệ, sở thích, nguyện vọng,
Trang 7năng khiếu, phẩm chất đạo đức của học sinh Về hoàn cảnh sống, mối quan hệ với tậpthể, bạn bè Qua đó để thấy mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh, của tập thể lớp đểphát huy và khắc phục Trên cơ sở đó phát hiện những yếu tố mới, những mầm mống,những nhân tố tích cực để làm nòng cốt cho phong trào chung của lớp
- Để tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục, Giáo viên chủ nhiệm có thể vậndụng những cách:
a Thông qua phiếu lý lịch đầu năm học, trong buổi đầu tiên lớp gặp Giáo
viên chủ nhiệm trước khi bước vào năm học mới
Từ phiếu lý lịch, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt kịp thời đặc điểm sơ lượccủa các em, đây cũng là cơ sở quan trọng để giáo viên chủ nhiệm lựa chọn Ban cán sựlớp – lực lượng nòng cốt và quan trọng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình ápdụng biện pháp kỷ luật tích cực
b Thông qua, giấy tờ cá nhân của học sinh (khai sinh , hộ khẩu ), phiếu học sinh do nhà trường chuẩn bị
Từ giấy khai sinh hoặc hộ khẩu của học sinh chúng ta nắm bắt những thông tinchính xác hơn về học sinh, kịp thời sửa chữa những sai sót về lý lịch của các em Kết hợpvới tư liệu từ phiếu học sinh, chúng ta tổng kết những thông tin cần thiết về học sinh vềmọi mặt, để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng
c Thông qua giấy tờ, hồ sơ, sổ sách của lớp
Ban cán sự lớp được giáo viên chủ nhiệm trích quĩ lớp để mua bút, vở và có
Trang 8nhiệm vụ ghi chép các hoạt động của lớp , đồng thời theo dõi việc thực hiện nhiệm vụcủa các thành viên trong lớp tuỳ theo chức trách, nhiệm vụ mà giáo viên chủ nhiệm đãgiao Thông qua đó giáo viên chủ nhiệm nắm bắt cụ thể từng đối tượng học sinh và cónhững biện pháp giáo dục phù hợp
2 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Giáo viên chủ nhiệm và học sinh – nền tảng quan trọng của phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp kỷ luật tích cực
Quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa người với người ở đất nước ta hiện nay
là điều kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tốt đẹp giữa người lớn và tuổi mới lớn Đặc
biệt chúng ta đang thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tuy vậy
khó tránh khỏi những xung đột nhỏ giữa thanh thiếu niên và người lớn, hay giữa giáoviên chủ nhiệm và học sinh Điều đó một phần do học sinh và giáo viên chủ nhiệm sống
và phát triển ở hai giai đoạn khác nhau Mặt khác nó phụ thuộc nhiều vào thái độ của haiphía đối với nhau, quan điểm của hai phía về nhau
Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể tốt đẹp nếu giáo viên chủnhiệm thực sự tin tưởng vào học sinh, tạo điều kiện để các em được thỏa mãn tính tíchcực, độc lập trong hoạt động, tạo điều kiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của họcsinh Giáo viên chủ nhiệm không được quyết định thay, làm thay cho học sinh, như vậycác em sẽ mất hứng thú và cảm thấy phiền toái Mặt khác , thái độ “đỡ đầu” quá cặn kẽcủa giáo viên chủ nhiệm sẽ củng cố ở học sinh tính trẻ con, thờ ơ và vô trách nhiệm Nếuquen với cảm giác “đỡ đầu” đó các em sẽ rụt rè, không dám quyết định khi cần thiết
Trang 9Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức lớp tích cực, tự quản nhưng không phải thờ ơ, để mặclớp làm gì thì làm, phải lôi kéo tất cả học sinh vào hoạt động chung, kích thích được tinhthần trách nhiệm, sự tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau của các em
Về điều này tôi đã tiến hành khảo sát và tìm ra được những điều học sinh cần vàchưa đồng ý về giáo viên chủ nhiệm, để từ đó giáo viên chủ nhiệm rút kinh nghiệm đểxây dựng được mối quan hệ tốt và nhận được sự ủng hộ của học sinh trong quá trìnhquản lý lớp
3 Quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục ý thức tôn trọng nội qui, kỉ luật của học sinh
a Sự cần thiết của kỉ luật trong nhà trường và thực trạng “nhờn” kỉ luật, coi thường nội qui của học sinh
Để điều chỉnh hành vi của người công dân, Nhà nước phải có pháp luật; để buộcmọi người tôn trong pháp luật, cần phải có những thiết chế ,công cụ như tòa án, nhà tù…Tương tự như thế, Nhà trường cũng cần có nội qui, điều lệ để điều chỉnh hành vi của HS;cần các biện pháp kỉ luật để buộc học sinh phải tôn trọng nội qui Nội qui không chặtchẽ, kỉ luật không nghiêm thì học sẽ “nhờn” Học sinh “nhờn” kỉ luật thì kỉ cương, nềnnếp của nhà trường sụp đổ, việc dạy và học sẽ không có chất lượng Thực tế hiện nay cómột số học sinh hư hỏng, đến trường không phải để học tập mà để tụ tập chơi bời, quậyphá Do nhiều nguyên nhân như ảo tưởng về khả năng giáo dục, cảm hóa của nhà trường
Trang 10với đối tượng này; sự vô trách nhiệm của cha mẹ học sinh, các qui định về mức độ kỉ luậtquá mềm; sự e ngại ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường… nên số học sinh này vẫnngang nhiên tồn tại Điều nguy hiểm là những tấm gương xấu này lại có khả năng lây lan,lôi kéo một bộ phận học sinh “lưng chừng” Đây là những học sinh không chăm ngoannhưng cũng chưa hư hỏng Nếu thấy kỉ luật của nhà trường nghiêm thì số học sinh này sẽkhép mình trong khuôn khổ Nhưng khi thấy những học sinh quậy phá mà chẳng bịnghiêm trị thì các học sinh này sẽ đua đòi, bắt chước để cuối cùng trở thành những họcsinh hư Do vậy, kỉ luật nghiêm khắc thì chỉ loại ra một số học sinh hư hỏng; kỉ luậtkhông nghiêm thì sẽ làm hư luôn những học sinh chưa hư.
b Làm thế nào để học sinh “tự giác” chấp hành nội qui, kỉ luật?
Thuyết phục, cảm hóa, tác động bằng tình cảm… để học sinh tự giác chấp hànhnội qui thì nghe rất hay nhưng không thực tế Với những học sinh chăm ngoan, có ý thứchọc tập thì chẳng cần ai thuyết phục, cảm hóa cả; các em rất tự giác chấp hành nội qui.Nhưng với đa số học sinh việc chấp hành nội qui là do “sợ” bị kỉ luật Muốn học sinhchấp hành nội qui trước tiên các em phải hiểu nội qui; phải biết điều gì được làm, điều gìkhông được làm; vi phạm mức độ nào là bị phê bình, kiểm điểm trước lớp, bị hạ hạnhkiểm; vi phạm mức độ nào là bị đưa ra Hội đồng kỉ luật… Tất cả đều có trong Điều lệ,qui định của nhà trường nhưng học sinh lại không nhớ Phải có những qui định thật rõràng, cụ thể và bắt học sinh học thuộc như người tham gia giao thông phải học thuộc luậtgiao thông Để học sinh chấp hành tốt nội qui thì trách nhiệm không chỉ ở giáo viên chủ
Trang 11nhiệm; đó còn là sự cộng đồng trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, Đoàn trường, phụhuynh học sinh…Tất nhiên giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm chính nhưng nhưthế không có nghĩa là lãnh đạo trường, Đoàn trường không chịu trách nhiệm gì.
c Các phương pháp quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục học sinh ý thức kỉ luật
Thứ nhất là vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Giáo viên chủ nhiệm : Do Giáo viên
chủ nhiệm không phải lúc nào cũng có mặt ở trường và nếu đến trường thì còn phải thựchiện nhiệm vụ giảng dạy ở các lớp khác nên việc quản lí lớp phải giao cho ban cán bộlớp Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách quản lí lớp cho bancán bộ lớp Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên kiểm tra, uốn nắn để cho bộ máyquản lí lớp chạy đều Trong giờ sinh hoạt lớp, Giáo viên chủ nhiệm nên để cho ban cán
bộ lớp điều hành và chỉ tham gia ý kiến chỉ đạo khi có những sự việc ban cán bộ lớpkhông giải quyết được
Thứ hai là phát huy vai trò tích cực, chủ động của ban cán bộ lớp : Phải làm
cho ban cán bộ lớp thấy rằng mình không phải là kẻ thừa hành, chỉ làm những công việc
mà giáo viên chủ nhiệm sai bảo Ban cán bộ lớp phải có những quyền hành nhất định,phải có “tiếng nói” trong việc khen thưởng, xử lí kỉ luật và xếp loại hạnh kiểm học sinh.Giáo viên chủ nhiệm nên động viên ban cán bộ lớp đề xuất những biện pháp đưa lớp tiến
bộ Qua sự theo dõi của mình, ban cán bộ lớp có quyền yêu cầu các học sinh vi phạm nộiqui hoặc lơ là học tập phải tự phê bình, kiểm điểm trước lớp… Tóm lại, vai trò của ban
Trang 12cán bộ lớp là hết sức quan trọng Nó đòi hỏi cao tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm,tính trung thực, không vị nể và nhiệt tình cao của người cán bộ lớp Do đó việc chọnđược một ban cán bộ lớp tốt là yếu tố tiên quyết để quản lí lớp thành công Kinh nghiệmcho thấy không phải việc để cho tập thể lớp bầu ban cán bộ lớp bao giờ cũng tốt Tuyphát huy dân chủ là cần thiết nhưng thực tế học sinh thường ưa bầu những bạn vui vẻ, dễdãi và sẵn lòng bao che cho những khuyết điểm của mình trước Giáo viên chủ nhiệmlàm cán bộ lớp Vì vậy, Giáo viên chủ nhiệm nên hướng cho lớp bầu những học sinh cóphẩm chất mà mình đã lựa chọn Nếu cần, Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chỉ định các họcsinh làm cán bộ lớp thì vẫn tốt hơn so với bầu cử dân chủ nhưng không chọn được họcsinh xứng đáng.
Thứ ba là phát huy yếu tố “cộng đồng trách nhiệm: Phát huy tính cộng đồng
trách nhiệm tức là làm cho những học sinh tốt hiểu rằng chỉ mình tốt là chưa đủ mà phảigiúp cho bạn mình cùng tốt và làm cho những học sinh chưa tốt hiểu rằng việc mình viphạm nội qui, lười học… không chỉ mình chịu hậu quả mà còn làm cho các bạn kháccũng bị “vạ lây” Muốn vậy, Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng nội dung và biểu điểmthi đua giữa các tổ để khen thưởng các tổ thi đua tốt và lấy kết quả thi đua tổ để định mức
tỉ lệ phần trăm các xếp loại hạnh kiểm của những thành viên trong tổ Ví dụ tổ xếp hạngnhất thì định mức là 80% học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt, hạng nhì định mức là60%, hạng ba định mức là 40%, hạng chót định mức là 20%
Thứ tư là phối hợp với Phụ huynh học sinh như thế nào để vừa tiết kiệm thời
Trang 13gian vừa có hiệu quả?
Cách làm truyền thống là Giáo viên chủ nhiệm mời Phụ huynh học sinh vi phạmđến trường để trao đổi biện pháp giáo dục học sinh hoặc tìm đến nhà học sinh để gặp cha
mẹ các em Cách làm này tốn nhiều thời gian của cả hai bên do đó chỉ nên áp dụng khithật cần thiết Cách thứ hai là liên lạc bằng điện thoại Cách này tiện lợi nhưng tốn kém
và đôi khi hiệu quả không cao (chẳng hạn như Phụ huynh học sinh gọi điện xin phép chocon nghỉ học…) Cách thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm lấy chữ kí mẫu của Phụ huynh họcsinh vào đầu năm Đơn xin phép nghỉ học của Phụ huynh học sinh phải có chữ kí xácnhận đúng mẫu của Phụ huynh Những học sinh vi phạm nội qui, không thuộc bài…đều phải làm bản tự kiểm trước lớp Bản tự kiểm đó phải có ý kiến và chữ kí đúng mẫucủa Phụ huynh học sinh Như vậy học sinh sẽ không giả mạo được và Phụ huynh sẽnhận được các thông tin về việc học tập cũng như hạnh kiểm của con em mình
4 Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh
a Chất lượng, hiệu quả của một giờ học nhìn từ phía học sinh
Một tiết học có chất lượng và hiệu quả thì bên cạnh vai trò của giáo viên còn cóvai trò của học sinh bởi chính học sinh sẽ tạo tâm thế và cảm hứng cho tiết dạy của giáoviên Một lớp học mà học sinh không thuộc bài cũ, không chuẩn bị bài mới, không tậptrung nghe giảng, không đưa tay phát biểu…thì giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình baonhiêu cũng đành bất lực Với những lớp mà học sinh thông minh, chăm học thì tự nó đã
Trang 14có “không khí” để tạo tâm thế và cảm hứng cho giáo viên Nhưng với các lớp học sinhvừa yếu vừa lười học thì các biện pháp quản lí của Giáo viên chủ nhiệm để tạo “khôngkhí” lớp học là rất cần thiết.
b Các biện pháp quản lí
Một là phát huy vai trò của cán bộ lớp và cán sự bộ môn: Có những tiết học do
giáo viên bộ môn bao quát lớp tốt nên học sinh học tập nghiêm túc nhưng cũng có nhữngtiết học giáo viên bộ môn “thoải mái”, học sinh thừa cơ hội nói chuyện riêng gây mất trật
tự Ở những tiết này, vai trò và khả năng quản lí lớp của ban cán bộ lớp sẽ được phát huy.Bằng các biện pháp như nhắc nhở, ghi tên các học sinh làm mất trật tự để phê bình, kiểmđiểm trước lớp, ban cán bộ lớp có thể giúp lớp học ổn định Ban cán bộ lớp theo dõi, ghinhận việc soạn bài, học bài cũ và phát biểu xây dựng bài của học sinh để làm căn cứ xếploại thi đua giữa các tổ và để biểu dương những học sinh học tốt, phê bình kiểm điểmnhững học sinh không soạn bài, làm bài tập ở nhà , không thuộc bài cũ…Ban cán bộ lớp
tổ chức, phân công cho các cán sự bộ môn giúp các bạn giải những bài tập khó và quản
lí lớp để việc tự học ở 15 phút đầu giờ có hiệu quả
Hai là các hình thức khen thưởng và khiển trách học sinh trong học tập:
Những học sinh không soạn bài, làm bài tập, không thuộc bài cũ…đều phải làm phê bình,kiểm điểm trước lớp Cần phải đưa việc học tập vào xếp loại hạnh kiểm học sinh Số lầnlàm phê bình, kiểm điểm về học tập cũng như về thực hiện nội qui càng nhiều thì xếp
Trang 15loại hạnh kiểm càng thấp Tuy nhiên cũng nên tạo cơ hội cho học sinh phấn đấu tronghọc tập Chẳng hạn một học sinh kiểm tra bài cũ môn này bị điểm 2 nhưng nếu đạt đượcđiểm 8 kiểm tra miệng môn khác thì sẽ được xóa một lần kiểm điểm trong tuần đó Việckhen thưởng học sinh cũng cần có hình thức riêng Thông thường chỉ có những học sinhGiỏi, Khá được khen thưởng Một học sinh học lực yếu mà phấn đấu lên Trung bình thìkhông được khen mặc dù với học sinh đó việc đạt được loại Trung bình là một cố gắnglớn Bởi vậy, Giáo viên chủ nhiệm nên phối hợp với Chi hội Phụ huynh học sinh có hìnhthức khen thưởng cho các học sinh có tiến bộ trong học tập như từ Trung bình lên Khá,Yếu lên Trung bình…Để việc học tập của mỗi học sinh trở thành phong trào, Giáo viênchủ nhiệm cần cụ thể hóa các khâu học bài cũ, chuẩn bị bài mới, phát biểu xây dựng bàithành các chỉ tiêu cụ thể trong thi đua giữa các tổ Những tờ tự phê bình hoặc kiểm điểmcủa các học sinh không thuộc bài phải được Phụ huynh xem và kí tên xác nhận Nhưvậy, Phụ huynh có thể nắm được tình hình học tập của con em mình để phối hợp vớiGiáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục thích hợp.
5 Thay đổi cách cư xử trong lớp học là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích,
nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành vi đúng
Giáo viên cần nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học từ đó có biện pháp giáodục phù hợp Giáo viên không nên cầu toàn, đặt quá nhiều kì vọng vào học sinh, khôngnên yêu cầu quá cao ở học trò Giáo viên cần ghi nhận những cố gắng và kết quả mà các
Trang 16em đạt được về mọi mặt học tập, nề nếp hay tham gia các hoạt động văn thể mĩ củatrường Đồng thời khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình, kích thích sự tíchcực của mỗi cá nhân trong lớp học Giáo viên cần tuyên dương học sinh có tiến bộ trongmỗi tuần Sự động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên sẽ có sức mạnh cổ vũ sự tự ý thứccủa học sinh
Giáo viên nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làmđược hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự tíchcực chủ động ở các em Hãy để học sinh cảm nhận được sự tin tưởng của thầy cô dànhcho chúng
Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư xử của giáo viên trên lớp
sẽ có tác động không nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trò Giáo viên sẽ khôngthuyết phục được học sinh nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như bản thân không chuẩnmực và thiếu đi sự chân thành Cho nên, mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng vềnhân cách để học sinh noi theo
6 Quan tâm đến những khó khăn của học sinh
Mỗi học sinh đến trường với những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau cả về vậtchất lẫn tinh thần ( sức khỏe, nhận thức, tâm lí…) Những điều kiện đó ảnh hưởng rất lớnđến quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của các em trên lớp Vì vậy, quan tâm đến
Trang 17những khó khăn của học sinh là việc làm vô cùng cần thiết
Giáo viên nên tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh của từng học sinh và đặc biệt chú ý đếnnhững học sinh có hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn tình cảm do cha hoặc mẹ mất sớm,cha mẹ li hôn, gia đình bất hòa, cha mẹ thiếu sự quan tâm Những học sinh có hoàn cảnhnày thường dễ có thái độ sống buông thả, bất cần; vi phạm nội quy lớp học Giáo viên lúcnày không chỉ đóng vai trò là người thầy mà còn là người bạn gần gũi, thân thiện, đượchọc sinh tin tưởng tâm sự, sẻ chia những khó khăn, vướng mắc của mình Giáo viên cầnlắng nghe và gợi ý, định hướng cho học sinh giải quyết những khó khăn của mình Nếumỗi giáo viên gần gũi và tạo được sự tin tưởng ở học trò thì chắc chắn sẽ có ít hơn trườnghợp vì giận gia đình, vì đổ vỡ trong chuyện tình cảm mà tìm đến những cái chết thươngtâm
Giáo viên liên hệ, trao đổi qua điện thoại hoặc tìm đến gia đình những học sinh cóhoàn cảnh khó khăn để hiểu và có sự cảm thông đối với các em Giáo viên có thể thôngqua trước lớp việc miễn lao động, đối với những học sinh nhà xa, thể chất yếu Cuối mỗihọc kì, giáo viên gợi ý lớp trích quỹ để khen thưởng, động viên những học sinh vượt khóvươn lên trong học tập
7 Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp
Một tập thể lớp tốt là một tập thể đoàn kết, thân ái, thân thiện, cởi mở, tôn trọngnhau Để xây dựng tập thể đó giáo viên cần tăng cường tổ chức các hoạt động nhóm, tổ