Bản thân tôi Trong quá trình công tác tại trường THCS Ba Xa tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ và mong muốn được đóng góp một vài ý kiến của mình về “ Giáo viên chủ nhiệm trong vi
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC QUẢN LÍ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC"
Trang 21 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mở cửa để hội nhập cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi công tác giáo dục
ở nước ta phải có những đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, vừa có khả năng tư duy sáng tạo, có tình cảm và thái độ của con người mới xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên bên cạnh đó thì ngày càng bộc lộ những mặt trái, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hóa - nghệ thuật cũng như trong tâm lý - đạo đức của các tầng lớp dân cư trong xã hội Những ảnh hưởng tiêu cực
đó len lỏi, thẩm thấu vào mọi quan hệ xã hội, làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫn tới
sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận xã hội, ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ, đáng chú ý là
ở lứa tuổi học sinh phổ thông của chúng ta
Vậy thì chúng ta có thể ngăn chặng việc suy thoái về đạo đức đó được không? Nếu có sự cộng tác thật chặt chẽ giữa Gia đình- Nhà trường- xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức,
để bảo vệ sự trong sạch, lành mạnh của đời sống đạo đức cho thế hệ trẻ được hay không? Phải chăng đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ định hướng xã hội chủ nghĩa? Như thế, giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, với cuộc đấu tranh ý thức của thế hệ hiện nay
Có thể nói, chưa bao giờ, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra với tầm quan trọng, tính
cấp thiết và ý nghĩa xã hội rộng lớn như lúc này Chăm lo cho sự phát triển đạo đức và đời
sống tinh thần lành mạnh của cộng đồng xã hội là chăm lo tới tiềm lực phát triển lâu bền của cả một dân tộc Phát triển cho thế hệ trẻ không chỉ vững về kiến thức mà còn phải đảm bảo về đạo đức
Vì vậy đối với chúng ta là người giáo viên phải luôn tự hào trong sự nghiệp trồng
người của mình nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó Trong đó giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên Nhưng không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản
lí lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm Hơn nữa, nhìn lại chặng đường đã qua của công tác giáo dục, xã hội nói chung và các thầy cô giáo nói riêng không khỏi băn khoăn về một số phương pháp quản lí lớp học trước đây tỏ
Trang 3ra thiếu hiệu quả, thậm chí còn gây tổn hại lâu dài và nặng nề về thể chất cũng như tinh thần của học sinh
Vì thế, đổi mới công tác chủ nhiệm lớp thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt của những người đang đứng trên bục giảng
Bản thân tôi Trong quá trình công tác tại trường THCS Ba Xa tôi đã rút ra được
một số kinh nghiệm nhỏ và mong muốn được đóng góp một vài ý kiến của mình về “
Giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ”, với hi vọng ý kiến đó sẽ phần nào góp ý cho những giáo viên chủ nhiệm làm
tốt hơn công tác của mình hơn, góp phần vào sự phát triển cho học sinh cả tài và đức
2 Giải quyết vấn đề 2.1 Cơ sở lí luận
a Khái niệm kỉ luật
Theo từ điển tiếng Việt : kỉ luật là tổng thể những điều quy định có tính chất bắt
buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức, là hình thức phạt đối với người vi phạm kỉ luật.
Theo quan điểm của Cambell – nhà tâm lí học người Anh: Kỉ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp đỡ trẻ trở thành những người biết tự chủ
và có ích cho xã hội, sự kỉ luật bao gồm : hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua kinh nghiệm vui tươi.
Và hình phạt chỉ là một trong số những biện pháp của việc kỉ luật, thậm chí còn là biện pháp kỉ luật tiêu cực nhất.
Như vậy, theo hai cách hiểu trên ta thấy kỉ luật là những quy định và hình phạt,
song trong giáo dục cần đưa ra những kỉ luật có tác dụng giáo dục tích cực đến người học
b Khái niệm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn hại đến thể xác và tinh thần của học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh
Trang 4Theo như khái niệm trên cho ta hai cách hiểu về phương pháp quản lí lớp học bằng
các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực Thứ nhất, đó là biện pháp giáo dục ý thức kỉ
luật (ý thức tôn trọng nội quy trường lớp, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục
của nhà trường) ở học sinh một cách tích cực Thứ hai, đó là biện pháp giáo dục bằng
các hình thức kỉ luật có tác động một cách tích cực đến người học.
2.2 Cơ sở thực tiễn
Chúng ta thấy được rằng hiện nay, không ít giáo viên có thói quen giáo dục học sinh bằng cách trừng phạt thể xác: đánh học sinh bằng tay hoặc roi, hoặc gõ vào tay, bắt học sinh dán băng keo vào miệng, tự vả vào miệng mình khi mắc lỗi nói chuyện trong lớp, bắt học quỳ gối, úp mặt vào tường….Còn có giáo viên trừng phạt về tinh thần bằng cách
xỉ nhục, hạ thấp nhân phẩm của học sinh như : chửi bới, xa lánh… Cụ thể như những cô bảo mẫu ở Đồng Nai, TPHCM,
Có nhiều giáo viên tỏ ra bất lực trong việc giáo dục những học sinh cá biệt, khó bảo, nên đã sử dụng bạo lực Biện pháp này thiếu hiệu quả, thậm chí là biện pháp tiêu cực, phản giáo dục, chỉ có tác dụng trước mắt, gây thương tổn về lâu dài đến tinh thần của học sinh Học sinh phát triển thái độ thù nghịch, về lâu dài các em trở nên chai lì với đòn roi, hung tợn và hiếu thắng
Cũng đã có những giáo viên phạt tiền cho mỗi lỗi vi phạm của học sinh Mặc dù ở mức độ nào đó hình phạt này có thể hạn chế sự vi phạm của học sinh, được sự chấp thuận, đồng tình của tập thể lớp và phụ huynh học sinh nhưng sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức của các em Vô hình chung tạo nên ở học sinh nét suy nghĩ: mọi tội lỗi, sai phạm đều có thể mua chuộc được bằng đồng tiền
Có giáo viên phạt học sinh đứng trong góc lớp hoặc đuổi học sinh ra ngoài để các bạn khác trêu chọc vì lỗi không thuộc bài cũ, không làm bài tập
2.3 Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng giáo dục với việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật học sinh, tôi xin đưa ra một số các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực Theo
cách hiểu giáo dục kỉ luật tích cực là biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật (ý thức tôn trọng
nội quy trường lớp, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục của nhà trường) ở học
sinh một cách tích cực, có thể áp dụng một vài biện pháp để ngăn chặn việc học sinh vi
phạm kỉ luật sau:
Trang 5Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm và học sinh cùng tiến hành bàn bạc với nhau về nội qui của lớp ( dựa trên nội qui của nhà trường), hình thức kỷ luật đối với học sinh Sau khi học sinh tự bàn bạc, thống nhất mọi điều, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổng hợp thành một bản “ Nội qui lớp học” và “hình thức kỷ luật của lớp” phổ biến cho toàn học sinh trong lớp Bản nội qui này có thể bổ sung hoặc sửa đổi tùy theo tình hình học tập của học sinh và tình hình cụ thể của từng lớp
Mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ căn cứ vào kinh nghiệm thực tế và tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm của mình mà đưa ra nội dung hoặc hình thức kỷ luật cho phù hợp, riêng cá nhân tôi thì tôi làm như sau:
2.3.1 Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
- Nhà giáo dục vĩ đại Nga Usinxki nói rằng: “muốn giáo dục con người về mọi
mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản về tâm sinh
lý, tính cách, năng lực, sức khỏe, năng lực phát triển trí tuệ, sở thích, nguyện vọng, năng khiếu, phẩm chất đạo đức của học sinh Về hoàn cảnh sống, mối quan hệ với tập thể, bạn
bè Qua đó để thấy mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh, của tập thể lớp để phát huy
và khắc phục Trên cơ sở đó phát hiện những yếu tố mới, những mầm mống, những nhân
tố tích cực để làm nòng cốt cho phong trào chung của lớp Nếu như chúng ta không nắm
rõ vấn đề này thì chúng ta không thể tìm được những phương pháp phù hớp
Để tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục, theo tôi thì có thể vận dụng những cách sau:
a Thông qua sổ điểm của năm trước, qua phiếu lý lịch đầu năm học, trong
buổi đầu tiên lớp gặp Giáo viên chủ nhiệm trước khi bước vào năm học mới
Từ sổ điểm năm trước, phiếu lý lịch, giáo viên chủ nhiệm sẽ sơ lược nắm bắt kịp thời đặc điểm của các em, đây cũng là cơ sở quan trọng để giáo viên chủ nhiệm lựa chọn Ban cán sự lớp – lực lượng nòng cốt và quan trọng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình áp dụng biện pháp kỷ luật tích cực
b Thông qua, giấy tờ cá nhân của học sinh (khai sinh , hộ khẩu ), phiếu học sinh do nhà trường chuẩn bị
Từ giấy khai sinh hoặc hộ khẩu của học sinh chúng ta nắm bắt những thông tin chính xác hơn về học sinh, kịp thời sửa chữa những sai sót về lý lịch của các em Kết hợp
Trang 6với tư liệu từ phiếu học sinh, chúng ta tổng kết những thông tin cần thiết về học sinh về mọi mặt, để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng
c Thông qua giấy tờ, hồ sơ, sổ sách của lớp
Ban cán sự lớp được giáo viên chủ nhiệm trích quĩ lớp để mua bút, vở và có nhiệm vụ ghi chép các hoạt động của lớp, đồng thời theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong lớp tuỳ theo chức trách, nhiệm vụ mà giáo viên chủ nhiệm đã giao
2.3.2 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Giáo viên chủ nhiệm và học sinh – nền tảng quan trọng của phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp kỷ luật tích cực
Quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa người với người ở đất nước ta hiện nay là điều kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tốt đẹp giữa người lớn và tuổi mới lớn Đặc biệt
chúng ta đang thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tuy vậy khó
tránh khỏi những xung đột nhỏ giữa thanh thiếu niên và người lớn, hay giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh Điều đó một phần do học sinh và giáo viên chủ nhiệm sống và phát triển ở hai giai đoạn khác nhau Mặt khác nó phụ thuộc nhiều vào thái độ của hai phía đối với nhau, quan điểm của hai phía về nhau
Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể tốt đẹp nếu giáo viên chủ nhiệm thực sự tin tưởng vào học sinh, tạo điều kiện để các em được thỏa mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt động, tạo điều kiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh Giáo viên chủ nhiệm không được quyết định thay, làm thay cho học sinh, như vậy các em sẽ mất hứng thú và cảm thấy phiền toái Mặt khác , thái độ “đỡ đầu” quá cặn kẽ của giáo viên chủ nhiệm sẽ củng cố ở học sinh tính trẻ con, thờ ơ và vô trách nhiệm Nếu quen với cảm giác “đỡ đầu” đó các em sẽ rụt rè, không dám quyết định khi cần thiết Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức lớp tích cực, tự quản nhưng không phải thờ ơ, để mặc lớp làm gì thì làm, phải lôi kéo tất cả học sinh vào hoạt động chung, kích thích được tinh thần trách nhiệm, sự tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau của các em
Về điều này tôi đã tiến hành khảo sát và tìm ra được những điều học sinh cần và chưa đồng ý về giáo viên chủ nhiệm, để từ đó giáo viên chủ nhiệm rút kinh nghiệm để xây dựng được mối quan hệ tốt và nhận được sự ủng hộ của học sinh trong quá trình quản
lý lớp
2.3.3 Quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục ý thức tôn trọng nội qui, kỉ luật của học sinh
Trang 7a Sự cần thiết của kỉ luật trong nhà trường và thực trạng “nhờn” kỉ luật, coi thường nội qui của học sinh
Để điều chỉnh hành vi của người công dân, Nhà nước phải có pháp luật; để buộc mọi người tôn trong pháp luật, cần phải có những thiết chế ,công cụ như tòa án, nhà tù… Tương tự như thế, Nhà trường cũng cần có nội qui, điều lệ để điều chỉnh hành vi của học sinh; cần các biện pháp kỉ luật để buộc học sinh phải tôn trọng nội qui Nội qui không chặt chẽ, kỉ luật không nghiêm thì học sinh sẽ “nhờn” Học sinh “nhờn” kỉ luật thì kỉ cương, nền nếp của nhà trường sụp đổ, việc dạy và học sẽ không có chất lượng Thực tế hiện nay có một số học sinh hư hỏng, đến trường không phải để học tập mà để tụ tập chơi bời, quậy phá, cúp tiết để đi chơi Do nhiều nguyên nhân như ảo tưởng về khả năng giáo dục, cảm hóa của nhà trường với đối tượng này; sự vô trách nhiệm của cha mẹ học sinh, các qui định về mức độ kỉ luật quá mềm; sự e ngại ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường, sự nể nang về phụ huynh… nên số học sinh này vẫn ngang nhiên tồn tại Điều nguy hiểm là những tấm gương xấu này lại có khả năng lây lan, lôi kéo một bộ phận học sinh cùng tham gia và lây lan rất nhanh Vì vậy nếu thấy kỉ luật của nhà trường nghiêm thì số học sinh này sẽ khép mình trong khuôn khổ Nhưng khi thấy những học sinh quậy phá mà chẳng bị nghiêm trị thì các học sinh này sẽ đua đòi, bắt chước để cuối cùng trở thành những học sinh hư Do vậy, kỉ luật nghiêm khắc thì chỉ loại ra một số học sinh hư hỏng; kỉ luật không nghiêm thì sẽ làm hư luôn những học sinh chưa hư
b Làm thế nào để học sinh “tự giác” chấp hành nội qui, kỉ luật?
Thuyết phục, cảm hóa, tác động bằng tình cảm… để học sinh tự giác chấp hành nội qui thì nghe rất hay nhưng không thực tế Với những học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập thì chẳng cần ai thuyết phục, cảm hóa cả; các em rất tự giác chấp hành nội qui Nhưng với đa số học sinh việc chấp hành nội qui là do “sợ” bị kỉ luật Muốn học sinh chấp hành nội qui trước tiên các em phải hiểu nội qui; phải biết điều gì được làm, điều gì không được làm; vi phạm mức độ nào là bị phê bình, kiểm điểm trước lớp, bị hạ hạnh kiểm; vi phạm mức độ nào là bị đưa ra Hội đồng kỉ luật… Tất cả đều có trong Điều lệ, qui định của nhà trường nhưng học sinh lại không nhớ Phải có những qui định thật rõ ràng, cụ thể và bắt học sinh học thuộc ( giáo viên chủ nhiệm ở những buổi đầu năm học
có thể kiểm tra học sinh và cũng có thể đưa vào một trong những tiêu chí đánh giá về mặt hạnh kiểm của lớp) Để học sinh chấp hành tốt nội qui thì trách nhiệm không chỉ ở giáo viên chủ nhiệm; đó còn là sự cộng đồng trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, giáo viên
bộ môn, phụ trách đội, phụ huynh học sinh…Tất nhiên giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm chính nhưng như thế không có nghĩa là lãnh đạo trường, liên đội trường không chịu trách nhiệm gì
Trang 8c Các phương pháp quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục học sinh ý thức kỉ luật
Thứ nhất là vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Giáo viên chủ nhiệm : Trước tiên
giáo viên chủ nhiệm phải tâm huyết Nhưng do Giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào cũng có mặt ở trường và nếu đến trường thì còn phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các lớp khác nên việc quản lí lớp phải giao cho ban cán bộ lớp Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách quản lí lớp cho ban cán bộ lớp Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên kiểm tra, uốn nắn để cho bộ máy quản lí lớp chạy đều Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm nên để cho ban cán bộ lớp điều hành và chỉ tham gia ý kiến chỉ đạo khi có những sự việc ban cán bộ lớp không giải quyết được hoặc phổ biến những chỉ đạo của ban giám hiệu
Thứ hai là phát huy vai trò tích cực, chủ động của ban cán bộ lớp : Phải làm cho
ban cán bộ lớp thấy rằng mình không phải là kẻ thừa hành, chỉ làm những công việc mà giáo viên chủ nhiệm sai bảo Ban cán bộ lớp phải có những quyền hành nhất định, phải
có “tiếng nói” trong việc khen thưởng, xử lí kỉ luật và xếp loại hạnh kiểm học sinh Giáo viên chủ nhiệm nên động viên ban cán bộ lớp đề xuất những biện pháp đưa lớp tiến bộ Qua sự theo dõi của mình, ban cán bộ lớp có quyền yêu cầu các học sinh vi phạm nội qui hoặc lơ là học tập phải tự phê bình, kiểm điểm trước lớp… Tóm lại, vai trò của ban cán
bộ lớp là hết sức quan trọng Nó đòi hỏi cao tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, không vị nể và nhiệt tình cao của người cán bộ lớp Do đó việc chọn được một ban cán bộ lớp tốt là yếu tố tiên quyết để quản lí lớp thành công Kinh nghiệm cho thấy không phải việc để cho tập thể lớp bầu ban cán bộ lớp bao giờ cũng tốt Tuy phát huy dân chủ là cần thiết nhưng thực tế học sinh thường ưa bầu những bạn vui vẻ, dễ dãi
và sẵn lòng bao che cho những khuyết điểm của mình trước giáo viên chủ nhiệm làm cán
bộ lớp Vì vậy, Giáo viên chủ nhiệm nên hướng cho lớp bầu những học sinh có phẩm chất mà mình đã lựa chọn Nếu cần, Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chỉ định các học sinh làm cán bộ lớp thì vẫn tốt hơn so với bầu cử dân chủ nhưng vẫn không chọn được học sinh xứng đáng
Thứ ba là phát huy yếu tố “cộng đồng trách nhiệm”: Phát huy tính cộng đồng
trách nhiệm tức là làm cho những học sinh tốt hiểu rằng chỉ mình tốt là chưa đủ mà phải giúp cho bạn mình cùng tốt và làm cho những học sinh chưa tốt hiểu rằng việc mình vi phạm nội qui, lười học… không chỉ mình chịu hậu quả mà còn làm cho các bạn khác cũng bị “vạ lây” Muốn vậy, Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng nội dung và biểu điểm thi đua giữa các tổ để khen thưởng các tổ thi đua tốt và lấy kết quả thi đua tổ để định mức
tỉ lệ phần trăm các xếp loại hạnh kiểm của những thành viên trong tổ Ví dụ tổ xếp hạng
Trang 9nhất thì định mức là 80% học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt, hạng nhì định mức là 60%, hạng ba định mức là 40%, hạng chót định mức là 20%
Thứ tư là phối hợp với Phụ huynh học sinh như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian vừa có hiệu quả?
Cách làm truyền thống là giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh của học sinh vi phạm đến trường để trao đổi biện pháp giáo dục học sinh hoặc tìm đến nhà học sinh để gặp cha mẹ các em Cách làm này tốn nhiều thời gian của cả hai bên do đó chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết Cách thứ hai là liên lạc bằng điện thoại Cách này tiện lợi nhưng tốn kém và đôi khi hiệu quả không cao (chẳng hạn như Phụ huynh học sinh gọi điện xin phép cho con nghỉ học…) Cách thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm lấy chữ kí mẫu của Phụ huynh học sinh vào đầu năm ( sổ liên lạc) Đơn xin phép nghỉ học của Phụ huynh học sinh phải có chữ kí xác nhận đúng mẫu của Phụ huynh Những học sinh vi phạm nội qui, không thuộc bài… đều phải làm bản tự kiểm trước lớp Bản tự kiểm đó phải có ý kiến và chữ kí đúng mẫu của phụ huynh học sinh Như vậy học sinh sẽ không giả mạo được và Phụ huynh sẽ nhận được các thông tin về việc học tập cũng như hạnh kiểm của con em mình
2.3.4 Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh
a Chất lượng, hiệu quả của một giờ học nhìn từ phía học sinh
Một tiết học có chất lượng và hiệu quả thì bên cạnh vai trò của giáo viên còn có vai trò của học sinh bởi chính học sinh sẽ tạo tâm thế và cảm hứng cho tiết dạy của giáo viên Một lớp học mà học sinh không thuộc bài cũ, không chuẩn bị bài mới, không tập trung nghe giảng, không đưa tay phát biểu…thì giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình bao nhiêu cũng đành bất lực Với những lớp mà học sinh thông minh, chăm học thì tự nó đã
có “không khí” để tạo tâm thế và cảm hứng cho giáo viên Nhưng với các lớp học sinh vừa yếu vừa lười học thì các biện pháp quản lí của giáo viên chủ nhiệm để tạo “không khí” lớp học là rất cần thiết
b Các biện pháp quản lí
Một là phát huy vai trò của cán bộ lớp và cán sự bộ môn: Có những tiết học do
giáo viên bộ môn bao quát lớp tốt nên học sinh học tập nghiêm túc nhưng cũng có những tiết học giáo viên bộ môn “thoải mái”, học sinh thừa cơ hội nói chuyện riêng gây mất trật
tự Ở những tiết này, vai trò và khả năng quản lí lớp của ban cán bộ lớp sẽ được phát huy Bằng các biện pháp như nhắc nhở, ghi tên các học sinh làm mất trật tự để phê bình, kiểm
Trang 10điểm trước lớp, ban cán bộ lớp có thể giúp lớp học ổn định Ban cán bộ lớp theo dõi, ghi nhận việc soạn bài, học bài cũ và phát biểu xây dựng bài của học sinh để làm căn cứ xếp loại thi đua giữa các tổ và để biểu dương những học sinh học tốt, phê bình kiểm điểm những học sinh không soạn bài, làm bài tập ở nhà , không thuộc bài cũ…Ban cán bộ lớp
tổ chức, phân công cho các cán sự bộ môn giúp các bạn giải những bài tập khó và quản lí lớp để việc tự học ở 15 phút đầu giờ có hiệu quả
Hai là các hình thức khen thưởng và khiển trách học sinh trong học tập:
Những học sinh không soạn bài, làm bài tập, không thuộc bài cũ…đều phải làm phê bình, kiểm điểm trước lớp Cần phải đưa việc học tập vào xếp loại hạnh kiểm học sinh Số lần làm phê bình, kiểm điểm về học tập cũng như về thực hiện nội qui càng nhiều thì xếp loại hạnh kiểm càng thấp Tuy nhiên cũng nên tạo cơ hội cho học sinh phấn đấu trong học tập Chẳng hạn một học sinh kiểm tra bài cũ môn này bị điểm 2 nhưng nếu đạt được điểm 8 kiểm tra miệng môn khác thì sẽ được xóa một lần kiểm điểm trong tuần đó Việc khen thưởng học sinh cũng cần có hình thức riêng Thông thường chỉ có những học sinh Giỏi, Khá được khen thưởng Một học sinh học lực yếu mà phấn đấu lên Trung bình thì không được khen mặc dù với học sinh đó việc đạt được loại Trung bình là một cố gắng lớn Bởi vậy, Giáo viên chủ cũng đừng quyên tuyên dương cho các học sinh có tiến bộ trong học tập như từ Trung bình lên Khá, Yếu lên Trung bình…Để việc học tập của mỗi học sinh trở thành phong trào, Giáo viên chủ nhiệm cần cụ thể hóa các khâu học bài cũ, chuẩn bị bài mới, phát biểu xây dựng bài thành các chỉ tiêu cụ thể trong thi đua giữa các tổ
2.3.5 Thay đổi cách cư xử trong lớp học là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành vi đúng
Giáo viên cần nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp Giáo viên không nên cầu toàn, đặt quá nhiều kì vọng vào học sinh, không nên yêu cầu quá cao ở học trò Giáo viên cần ghi nhận những cố gắng và kết quả mà các em đạt được về mọi mặt học tập, nề nếp hay tham gia các hoạt động văn thể mĩ của trường Đồng thời khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình, kích thích sự tích cực của mỗi cá nhân trong lớp học Giáo viên cần tuyên dương học sinh có tiến bộ trong mỗi tuần Sự động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên sẽ có sức mạnh cổ vũ sự tự ý thức của học sinh
Giáo viên nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm được
hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự tích cực