MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.DOC (Trang 53)

HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 3.4.1. Một số giải pháp từ công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam

(đại diện cho các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm ở Việt Nam) 3.4.1.1. Tiến hành quản lý thời gian

Hoạt động nhập khẩu hàng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam là một hoạt động xuyên suốt quá trình từ khâu lựa chọn nhà cung

ứng tới việc tiêu thụ hàng. Trong mỗi bước đều có sự phát sinh chi phí vì thế việc sử dụng vốn, thời gian sao cho hợp lý là cần thiết.

Nói đến quản lý thời gian, đó là việc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đặt ra các hạn mức thời gian nhất định cho từng khâu, từng bước. Tránh tình trạng công việc bị ứ đọng, người này là không xuể còn người khác lại không có việc để làm. Điều này sẽ tác động xấu làm phát sinh thêm nhiều chi phí và thời gian vô ích. Vì thế để công tác quản lý thời gian trong kinh doanh nhập khẩu được tốt hơn thì việc quy định, tính toán thời gian hoàn thành công việc phải hợp lý nhất để tiết kiệm thời gian đồng thời đẩy nhanh tiến độ công việc, tạo thêm thời gian quay vòng vốn nhanh từ đó vừa giảm bớt các chi phí không cần thiết vừa tăng thêm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Quản lý thời gian nên đặt ở chính mỗi phòng và do trưởng phòng đảm nhiệm, trưởng phòng sẽ là người nắm bắt được tình hình tiến triển công việc chung trong phòng và sẽ biết được tốt nhất việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau, điều phối hoạt động của cả phòng sao cho tận dụng được tối đa thời gian mỗi ngày.

3.4.1.2. Tăng cường huy động vốn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Vốn là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Nguồn vốn có thể đến từ nhiều kênh khác nhau như vốn Nhà nước, vốn cổ đông, vốn vay từ ngân hàng, vốn từ hoạt động chứng khoán, vốn tự có phát sinh từ các hoạt động kinh doanh có lãi và vốn của Ngân hàng. Các biện pháp tăng nguồn vốn tự có và vốn cổ đông được khuyến khích do mức lãi suất thấp hơn nguồn vốn đi vay của Ngân hàng. Việc quản lý vốn sao cho hiệu quả rất quan trọng, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam liên tục cố gắng tăng quy mô vốn và tăng số quay vòng vốn, tránh không để tình trạng một số khách hàng chiếm dụng vốn thông qua việc trả chậm làm phát sinh những

khoản nợ khó đòi. Để khắc phục tình trạng này, Công ty nên có những biện pháp khuyến khích cho các khách hàng có thể thanh toán sớm đồng thời có những quy định chặt chẽ hơn đối với các khách hàng trong việc thanh toán.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì công tác quản lý về thời gian và vốn cần phải được quan tâm hàng đầu để tránh các chi phí không đáng có gây thiệt hại cho hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

3.4.1.3. Nâng cao mức độ nhạy bén của doanh nghiệp trước các nguyên nhân làm tăng giá thuốc

Hàng loạt các mặt hàng thuốc tây tăng giá vùn vụt, gây "sốc"cho người dân. Trung bình các loại thuốc tăng giá khoảng 10-20% so với đầu năm 2009, có không ít loại tăng đến gần 100% .Ngày 19-11-2009, ghi nhận tại một số nhà thuốc, trung tâm bán sỉ dược phẩm tại TPHCM cho thấy những loại thuốc tăng giá gây "giật mình" nhất là 14 mặt hàng thuốc của Công ty Gedeon Richter (Hungary) sản xuất, Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre (Bepharco) nhập khẩu và phân phối. Giá thuốc mới được Bepharco thông báo tăng kể từ ngày 1-11-2009. Cụ thể, thuốc Cavinton 5mg giá bán tăng từ 67.000đ/hộp hai vỉ/25 viên lên gần 97.000đ/ hộp, tăng khoảng 44%. Cũng thuốc này nhưng hàm lượng 10mg từ 70.000đ/hộp hai vỉ/15 viên lên gần 104.000đ/ hộp (tăng khoảng 48%); thuốc Panangin từ 32.000đ/hộp/50 viên lên 42.000 đ (31%); thuốc Mydocalm loại 150 mg tăng từ 43.000/hộp ba vỉ/10 viên lên 60.000 đ, tăng khoảng 39%. Cũng thuốc này nhưng hàm lượng 50 mg giá từ 27.000 đ tăng lên gần 38.000 đ... Ngoài ra, 3/5 mặt hàng thuốc của Công ty Egis (Hungary) sản xuất do Bepharco nhập khẩu, phân phối cũng tăng giá bán khá cao. Theo một số nhà thuốc, trước đây khi các công ty chuẩn bị tăng giá thuốc thì các trình dược viên đều biết trước để thông báo cho khách hàng (nhà thuốc bán lẻ) mua nhiều hơn với giá cũ nhằm điều chỉnh giá lẻ bán ra tăng dần từng bước cho khách hàng không bị "sốc". Thế nhưng, thời gian gần đây việc tăng

giá thuốc của một số công ty được giữ rất kín. Vì vậy, nhiều nhà thuốc không biết để lấy thêm hàng, dẫn đến tình trạng người bệnh phản ứng với giá thuốc đột ngột tăng quá cao. Thống kê sơ bộ 100 mặt hàng thuốc thông dụng thì có tới 92 mặt hàng tăng giá so với đầu năm 2007. Có những loại thuốc chỉ tăng nhẹ vài %, nhưng nhiều loại tăng 10% trở lên như: thuốc Efferalgan Codein (viên sủi) tăng 9,27% so với quí 1-2009; thuốc Tetra 500 mg (Mekophar cung cấp) tăng 13,46%; thuốc Enteric (Công ty cổ phần Dược phẩm 2-9 cung cấp) tăng 16,9%..., thuốc tăng giá mạnh nhất là các loại kháng sinh, kháng viêm, tim mạch, an thần. Các loại thuốc được sản xuất ở các nước Canada, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ… đều tăng giá từ 10% trở lên. Chẳng hạn, thuốc Clofen 75 mg (kháng viêm - Hàn Quốc) đầu năm 2009 chỉ có 23.060 đ/hộp 10 viên, thì tháng 10-2009 tăng lên 28.000 đ/hộp (tăng 21,4%). Lý giải về việc tăng giá thuốc, doanh nghiệp đưa ra hàng tá lý do: giá nguyên liệu, chi phí sản xuất và bao bì đều tăng nên buộc các nhà sản xuất phải tăng giá thuốc. Các chi phí sản xuất, quản lý đối với nhà máy sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP- ASEAN hoặc GMP-WHO đều tăng cao hơn bình thường, nên các nhà sản xuất cũng phải tính vào giá thành. Còn theo một số công ty kinh doanh dược phẩm, do tác động của "cơn bão" giá ở rất nhiều mặt hàng trên thị trường, sắp tới khả năng sẽ có thêm nhiều mặt hàng thuốc tây tiếp tục tăng giá.

Như vậy, có thể thấy rằng giá cả tăng cao sẽ khiến cho hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cùng giảm đi do lượng thuốc nhập khẩu được tiêu thụ sẽ ít đi, nhưng vấn đề giá cả tăng cao là do nguyên nhân khách quan, Công ty không thể thay đổi được mà chỉ cố gắng phản ứng, dự báo trước được các mức giá sẽ tăng trong tương lai từ các kênh thông tin khác nhau để từ đó có những tính toán trước và giảm thiểu thiệt hại đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

3.4.1.4. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng nhập khẩu

Hoạt động quảng cáo xúc tiến có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng nhập khẩu. Giúp cho khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty và gợi mở nhu cầu sử dụng sản phẩm cho họ. Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm nhập khẩu hiện nay tiêu thụ thông qua các Công ty khác hoặc thông qua việc kê đơn của bác sĩ. Để có thể tiêu thụ tốt hơn lượng hàng nhập khẩu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam cần có các kế hoạch đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thông qua hội nghị khách hàng, tổ chức đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp, mở các quầy hàng bán và giới thiệu sản phẩm.

Quảng cáo xúc tiến là một hoạt động cần thiết giúp cho người tiêu dùng có thêm được các thông tin về sản phẩm mà công ty cung ứng. Hiện nay các sản phẩm của Công ty chủ yếu được quảng cáo trên các tạp chí thuốc và sức khỏe, nhưng mức độ quảng cáo cũng chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam còn áp dụng quảng cáo thông qua việc quảng cáo trên các kênh của đài truyền hình, đài phát thanh, …. Đây là những hoạt động cần thiết giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu.

Tổ chức các hội nghị khách hàng cũng là một hình thức quảng cáo tới người tiêu dùng. Đặc biệt ở hình thức quảng cáo này đó là tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là chi phí cho mỗi lần tổ chức khá tốn kém và lượng khách hàng có thể tham gia với số lượng hạn chế. Biện pháp này nên áp dụng đối với những khách hàng là doanh nghiệp lớn, khách hàng thường xuyên, khách hàng có tiềm năng tiêu thụ mạnh. Hiện nay, mỗi năm Công ty mới chỉ tổ chức được 2 cuộc họp hội nghị khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Trong mỗi cuộc hội nghị, Công ty

thường thu được nhiều ý kiến bổ ích đóng góp cho hoạt động kinh doanh và cũng qua đó biết được những yêu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu từ đó cũng góp phần tăng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu.

Quảng cáo thông qua việc mở ra các quầy hàng và giới thiệu sản phẩm. Hiện nay người tiêu dùng thường đến các cửa hàng thuốc trong cả nước mua những sản phẩm mà họ có nhu cầu sử dụng vì thế việc có những quầy hàng của riêng Công ty sẽ là nơi có nhiều sản phẩm của Công ty nhất, giúp người tiêu dùng không bị lẫn lộn với sản phẩm của các Công ty khác từ đó tạo cho họ có thêm dấu ấn đối với hàng hóa của Công ty. Hoạt động của các quầy hàng không chỉ bó hẹp trong việc quảng cáo hàng hóa mà còn phải tạo uy tín, thương hiệu thông qua việc hướng dẫn sử dụng cho người tiêu dùng.

Tất cả các biện pháp trên đều có tác dụng giúp nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh và Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 nên dành ra một khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho các hoạt động này.

3.4.2.Một số giải pháp từ bộ y tế

Thứ nhất, nhập khẩu: Bộ Y tế sẽ ban hành thông tư hướng dẫn bổ sung hướng dẫn xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đồng thời, Bộ Y tế có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc áp mã thuế nhập khẩu đối với các thuốc đã được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu không áp dụng vào mã thuế của mỹ phẩm; xem xét lại việc sử dụng phương pháp dựa vào giá bán lẻ để tính thuế nhập khẩu.

•Thứ hai, nhập khẩu: Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ ban hành chỉ thị mới về việc cung ứng thuốc, sử dụng thuốc trong các cơ sở điều trị. Bên cạnh đó, Bộ Y tế có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích sử dụng thuốc của các cơ sở sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn ""Thực hành sản xuất thuốc tốt"" (GMP). Tổng Công ty Dược Việt Nam, các Công ty - Xí nghiệp Dược nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổ chức đấu thầu.

•Thứ ba, quản lý giá thuốc: Bộ Tài chính phải xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý giá thuốc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý giá thuốc, đồng thời ban hành các quy định về đấu thầu thuốc cung ứng cho bệnh viện và chế tài xử phạt những cơ sở vi phạm về giá thuốc.

•Thứ tư, chống độc quyền: Nhập khẩu song song và tổ chức nhập khẩu song song các thuốc đang bị áp đặt giá cao tại Việt Nam. Đồng thời, phải có quy định về sản xuất thuốc theo hợp đồng.

•Thứ năm, tài chính: Các bệnh viện phải được tạo nguồn kinh phí để chủ động đấu thầu mua thuốc cho bệnh viện trong thời gian sáu tháng - một năm. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cước vận chuyển thuốc tới vùng sâu, vùng xa...

• Thứ sáu, tuyên truyền giáo dục: Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, giúp người dân hiểu chất lượng thuốc sản xuất trong nước, khắc phục thị hiếu chuộng thuốc ngoại, biệt dược.

• Thứ bảy, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm: Kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi trốn thuế, lậu thuế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành về giá thuốc trên thị trường.

3.4.3. Một số giải pháp từ cơ quan Hải Quan.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, để có thể nhập khẩu hàng về tiêu thụ, các doanh nghiệp Dược phẩm cần phải thông qua rất nhiều khâu. Đầu tiên, khi các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu dược phẩm theo danh mục quản lý của Bộ Y Tế phải lập hồ sơ gửi về Bộ Y Tế bao gồm các nội dung:

Đơn xin phép nhập khẩu bao gồm 3 bộ hồ sơ trong đó 1 bộ gửi Tổng cục Hải quan, 1 bộ gửi doanh nghiệp và 1 bộ lưu tại Bộ Y Tế. Bộ gửi Hải quan sẽ được Bộ Y Tế đóng dấu “ BỘ GỬI HẢI QUAN” và gửi trực tiếp đến

Tổng cục Hải Quan. Bộ gửi doanh nghiệp sẽ được Bộ Y Tế đóng dấu “ BỘ GỬI DOANH NGHIỆP”, doanh nghiệp được sử dụng bộ hồ sơ này để trình Hải quan cửa khẩu khi nhận hàng.

Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương cấp, giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu do cơ quan Hải quan cấp ( chỉ nộp lần đầu khi xin nhập khẩu)

Tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật kèm theo ( bản gốc) và bản dịch tiếng Việt.

Giấy phép lưu hành và các chứng chỉ chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của các nước sản xuất cấp ( Bản sao có công chứng)

Đây là một trong những khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa. Nó làm chậm quá trình tiêu thụ hàng, làm giảm tiến độ nhập khẩu và còn tạo ra nhiều chi phí liên quan ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty . Đối với các lô hàng thường xuyên phải nhập về mà mỗi lần nhập phải qua 4 bước làm thủ tục sẽ gây phiền hà cho doanh nghiệp.Vì thế nhà nước cần có thêm các biện pháp giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giúp Công ty một mặt tiết kiệm được thời gian, chi phí mặt khác có thêm điều kiện để quay vòng vốn, nâng cao được hiệu qủa kinh doanh hàng nhập khẩu, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

Cơ quan hải quan cần phải nhanh chóng hoàn thiện chi tiết biểu thuế nhập khẩu sao cho theo kịp với sự phát triển của ngành dược phẩm.Các văn bản thủ tục phai chi tiết rỏ ràng để tạo điều kiện thuận lợi trong làm thủ tục thông quan hàng hóa nhập khâu

Theo lời ông Phạm Hưng Thịnh, đại diện Công ty dược phẩm trung ương 5 phát biểu: "Cục Quản lý dược nên làm việc với hải quan để họ áp thuế suất cho phù hợp. Nhiều khi hải quan áp giá để tính thuế không theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp mà tính theo bảng giá riêng để đánh thuế cao, khiến giá thuốc bị đẩy lên". Phía Cục Quản lý dược cũng cho biết, biểu thuế nhập khẩu không chi tiết được từng loại hoạt chất. Vì vậy, nhiều khi hải quan chỉ căn cứ vào tờ hướng dẫn sử dụng, xếp các thuốc có từ "giảm đau" vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt có thuế suất cao, mặc dù đó là thuốc chuyên khoa sâu, dạng bào chế hiện đại mà trong nước chưa sản xuất được. Bộ Y tế đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài Chính điều chỉnh giá thuế nhập khẩu, những thuốc mà trong nước cần mà chưa sản xuất được thì nên áp thuế 0% để người dân được hưởng lợi nhiều nhất.

KẾT LUẬN

Ở nước ta hiện nay, việc tiêu thụ thuốc từ hàng nhập khẩu là khá lớn,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.DOC (Trang 53)