DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.DOC (Trang 47)

3.1.1. Thị trường dược phẩm thế giới

Thị trường dược phẩm thế giới hiện nay đang phân bố không đồng đều, 80% thị phần ở các nước phát triển và 20% ở phần còn lại của thế giới trong khi đó dân số ở các nước phát triển chỉ chiếm 10% dân số thế giới còn các nước đang phát triển và các nước nghèo chiếm 90% dân số thế giới. Theo thống kê của tổ chức Y Tế thế giới WHO thì trong các năm gần đây, con số người nghèo trên thế giới không được dùng thuốc chữa bệnh lên đến 70% và đặc biệt là các loại thuốc đặc trị, các loại thuốc mới. Tại sao lại có hiện tượng như vậy, đó là do thị trường dược phẩm thế giới hiện nay đang bị thao túng bởi các tập đoàn dược phẩm lớn. Các tập đoàn này với lợi thế có tiềm lực khoa học kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm có thể điều chỉnh mức giá mong muốn vì thế gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm ở các nước khác đặc biệt là các nước nghèo. Vì thế việc người tiêu dùng ở các nước nghèo có thể tiếp cận được với các mặt hàng thuốc đắt tiền là rất khó khăn.

Thêm nữa, trong thời gian gần đây, tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang ngày càng nhiều ở các quốc gia trên thế giới và nhất là ở các nước đang phát triển. Hàng năm lượng thuốc giả vẫn đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Theo tổ chức Y Tế thế giới cho biết, mỗi năm thất thoát 35 tỷ USD trong thương mại dược phẩm. Gần đây, thuốc giả còn tấn công vào các bệnh viện lớn. Các loại thuốc đang bị làm giả nhiều nhất là kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, rối loạn cương, sốt rét, tim mạch, … là những loại thuốc đắt tiền, có nhãn hiệu nổi tiếng. Trên thế giới đã phát hiện

trường hợp ung thư dùng phải thuốc ung thư giả khiến bệnh ngày càng nặng. Theo các chuyên gia thì lượng thuốc giả không những giảm mà sẽ còn gia tăng trong thời gian tới. Điều này không những ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển. Các doanh nghiệp luôn phải có thanh tra kiểm tra sát sao các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp mình để tránh bị làm giả nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

3.1.2. Thị trường dược phẩm trong nước

Ngành dược phẩm chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong số đó dân số và thu nhập của người dân sẽ là yếu tố rất lớn ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của ngành, và tiền thuốc bình quân đầu người.

Sự gia tăng về dân số cũng như nhu cầu sẽ khiến Việt Nam trở thành một thị trường giàu tiềm năng. Mặt khác, cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí được nâng lên kéo theo đó là sự hiểu biết về các mặt hàng dược phẩm cũng được nâng lên nhanh chóng. Mặc dù đơn thuốc là do bác sĩ kê đơn tuy nhiên do dân trí được nâng lên nên người tiêu dùng đã có thể nhận thức được đầy đủ về các loại dược phẩm. Như vậy Việt Nam có thể coi là một thị trường đầy tiềm năng đối với hàng hoá nói chung và nhu cầu về dược phẩm nói riêng.

Trong thời gian tới khi đời sống của nhân dân được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng càng được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy theo cục quản lý dược Việt Nam tiền thuốc bình quân đầu người sẽ là 12-15 USD. Với nhu cầu sử dụng dược phẩm như vậy trên một qui mô dân số tương đối lớn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng này. Sự gia tăng về tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên cũng có nghĩa là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về dược phẩm của người dân

cũng ngày một lớn hơn. Với một thị trường tương đối lớn và còn giàu tiềm năng như vậy, các doanh nghiệp dược Việt Nam cũng cần phải chú ý tới sự xâm chiếm thị trường từ bên ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài luôn biết tận dụng thời cơ để lấn sâu vào thị trường đang lên. Nhất là đối với ngành dược phẩm, một mặt hàng mà bất cứ giai đoạn nào, thời kỳ nào con người cũng cần tới. 16 20 16 15 13 15 15 1432 625 726 1243 1080 939 818 0 5 10 15 20 25 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 % $0 $200 $400 $600 $800 $1,000 $1,200 $1,400 $1,600 Triệu USD

%Tăng trưởng Dự báo tổng thị trường

Hình 3.1-Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam

(Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam)

Theo như biểu đồ dự báo thị trường dược phẩm như trên thì trong tương lai chắc chắn ngành dược phẩm sẽ có nhiều triển vọng để phát triển. Với tổng mức thị trường có xu hướng tăng lên đều đặn mặc dù tỉ lệ tăng trưởng không có sự thay đổi nhưng đây vẫn có thể coi là một thành công lớn của ngành dược phẩm Việt Nam.

3.2. CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM.

3.2.1. Cơ hội

Các dự báo về thị trường dược phẩm Việt Nam cho biết nhu cầu về thuốc khám chữa bệnh sẽ tăng cao trong thời gian tới vì thế các doanh nghiệp Dược sẽ có hướng tăng tổng mức nhập khẩu và do người dân có hiểu biết hơn về các mặt hàng dược phẩm sẽ là nhân tố tác động giúp các doanh nghiệp có thể chuyển hướng lựa chọn ưu tiên về chất lượng so với giá cả. Từ đó kéo theo mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng tăng theo. Hiện nay, lượng thuốc nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu trong nước còn lại là 60% thuốc nhập ngoại. Điều này cho thấy công nghiệp dược nước ta phát triển chưa theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thị trường dược phẩm trên thế giới đang tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, đây là một cơ hội để các nước đang phát triển và các nước nghèo tự mình khai thác tiềm năng thị trường sẵn có.

Đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam , với quy mô vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng năm tăng từ 4 tỷ lên 5 tỷ và tiếp tục tăng cao trong các năm tới, thì việc thu lợi nhuận từ 60% thị trường là một khoản thu rất lớn. Bên cạnh đó, 90% nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước đều là từ nguồn nhập ngoại. Trung bình hàng năm, giá trị nhập khẩu dược phẩm của nước ta lên đến 80 triệu USD.

Bên cạnh đó, việc phát triển công nghiệp dược của nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi các công ty dược phẩm trong nước phải có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và cần thiết. Nước ta hiện nay mới chỉ có 175 công ty sản xuất dược phẩm, và chỉ 58 doanh nghiệp trong số đó được chứng nhận chứng chỉ chất lượng GMP. Nhu cầu về trang thiết bị rất lớn cũng

mở cho các doanh nghiệp dược phẩm kinh doanh mảng thiết bị vật tư. Đây là một mảng kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam nói riêng.

3.2.2. Thách thức

Bên cạnh thuận lợi đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, các doanh nghiệp Dược cũng phải đối mặt với thách thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh của thị trường dược phẩm và vấn đề thuốc giả hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ.

Việt Nam càng trở thành thị trường Duợc tiềm năng thì sẽ càng làm cho các doanh nghiệp muốn nhảy vào kinh doanh từ đó làm cho lợi nhuận của thị trường bị san sẻ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng bị giảm sút. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, càng có thêm nhiều các doanh nghiệp Dược phẩm lớn tham gia vào thị trường đặc biệt là các Công ty nước ngoài. Hiện nay, nước ta có trên 500 doanh nghiệp dược phẩm trong nước và trên 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một điều đáng nói ở đây đó là ngoài nguồn cung chủ yếu từ con đường nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước thì các mặt hàng thuốc đặc trị, thuốc chuyên sâu, thuốc có công nghệ cao lại chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp. Trong thời gian tới, Chính Phủ đang khuyến khích các Công ty trong nước tự sản xuất và các Công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư vào thị trường Dược phẩm Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, như liên doanh với Việt Nam hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài. Việc các doanh nghiệp liên tiếp tham gia vào thị trường Việt Nam làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường này, điều này càng yêu cầu các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Một thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp dược phẩm nói chung cũng như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam nói riêng đó là nạn làm thuốc giả hiện nay trên thị trường. Thuốc nhái, thuốc giả là một trong những vấn đề nóng bỏng và phức tạp hiện nay - đó là lời khuyến cáo của Tổ chức Interpol khi đề cập đến thực trạng thuốc tây giả trên thị trường VN hiện nay.Riêng khu vực Đông Nam Á, VN là nước đứng hàng thứ hai (sau Lào) có tình trạng thuốc giả nhiều nhất.

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM

Là đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm- thực phẩm với ý thức “ sức khỏe là vốn quý nhất”, công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam luôn luôn hướng tới “ chất lượng cao, hiệu quả cao” là mục tiêu duy nhất trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Vì thế, hơn lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực sức khỏe, chất lượng phải đặt lên hàng đầu.

*Mục tiêu

Trở thành công ty lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam, trở thành một tập đoàn lớn mạnh phát triển bền vững, là lựa chọn số một đối với người tiêu dùng cũng như các đối tác nhờ uy tín và khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp các sản phẩm về thực phẩm chức năng, mang lại cuộc sống tốt đẹp và khỏe mạnh cho con người Việt Nam.

Xây dựng công ty thành một tổ chức chuyên nghiệp, tạo dựng công ăn việc làm ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thu nhập cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty.

*Phương hướng phát triển

Tiêu chí của công ty UY TÍN- CHẤT LƯỢNG làm nền móng phát triển. Công ty hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những gói sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo. Sự hài lòng và lơi ich của khach hàng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Sử dụng những phương thức quảng cáo đa phương tiện hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến với người tiêu dùng, đối tác.

Giử vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị phần, thị trường, uy tín và trình độ nhận thức.

Quan hệ chặt chẽ bền vững với đối tác truyền thống và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Tăng cường đào tạo, phát huy tinh thần sang tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc.

Cũng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiệu thụ hàng hóa, xây dựng vững chắc các đại lý then chốt làm nền tảng cho sự phát triển.

Về dịch vụ : luôn quan tâm, đẩy mạnh phát triển năng lực kỷ thuật của đội ngũ cán bộ công nhân viên, hàng năm các kỷ sư đều được tham gia các khóa đào tạo kỷ thuật của các hang nhằm đảm bảo chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 3.4.1. Một số giải pháp từ công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam

(đại diện cho các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm ở Việt Nam) 3.4.1.1. Tiến hành quản lý thời gian

Hoạt động nhập khẩu hàng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam là một hoạt động xuyên suốt quá trình từ khâu lựa chọn nhà cung

ứng tới việc tiêu thụ hàng. Trong mỗi bước đều có sự phát sinh chi phí vì thế việc sử dụng vốn, thời gian sao cho hợp lý là cần thiết.

Nói đến quản lý thời gian, đó là việc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đặt ra các hạn mức thời gian nhất định cho từng khâu, từng bước. Tránh tình trạng công việc bị ứ đọng, người này là không xuể còn người khác lại không có việc để làm. Điều này sẽ tác động xấu làm phát sinh thêm nhiều chi phí và thời gian vô ích. Vì thế để công tác quản lý thời gian trong kinh doanh nhập khẩu được tốt hơn thì việc quy định, tính toán thời gian hoàn thành công việc phải hợp lý nhất để tiết kiệm thời gian đồng thời đẩy nhanh tiến độ công việc, tạo thêm thời gian quay vòng vốn nhanh từ đó vừa giảm bớt các chi phí không cần thiết vừa tăng thêm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Quản lý thời gian nên đặt ở chính mỗi phòng và do trưởng phòng đảm nhiệm, trưởng phòng sẽ là người nắm bắt được tình hình tiến triển công việc chung trong phòng và sẽ biết được tốt nhất việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau, điều phối hoạt động của cả phòng sao cho tận dụng được tối đa thời gian mỗi ngày.

3.4.1.2. Tăng cường huy động vốn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Vốn là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Nguồn vốn có thể đến từ nhiều kênh khác nhau như vốn Nhà nước, vốn cổ đông, vốn vay từ ngân hàng, vốn từ hoạt động chứng khoán, vốn tự có phát sinh từ các hoạt động kinh doanh có lãi và vốn của Ngân hàng. Các biện pháp tăng nguồn vốn tự có và vốn cổ đông được khuyến khích do mức lãi suất thấp hơn nguồn vốn đi vay của Ngân hàng. Việc quản lý vốn sao cho hiệu quả rất quan trọng, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam liên tục cố gắng tăng quy mô vốn và tăng số quay vòng vốn, tránh không để tình trạng một số khách hàng chiếm dụng vốn thông qua việc trả chậm làm phát sinh những

khoản nợ khó đòi. Để khắc phục tình trạng này, Công ty nên có những biện pháp khuyến khích cho các khách hàng có thể thanh toán sớm đồng thời có những quy định chặt chẽ hơn đối với các khách hàng trong việc thanh toán.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì công tác quản lý về thời gian và vốn cần phải được quan tâm hàng đầu để tránh các chi phí không đáng có gây thiệt hại cho hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

3.4.1.3. Nâng cao mức độ nhạy bén của doanh nghiệp trước các nguyên nhân làm tăng giá thuốc

Hàng loạt các mặt hàng thuốc tây tăng giá vùn vụt, gây "sốc"cho người dân. Trung bình các loại thuốc tăng giá khoảng 10-20% so với đầu năm 2009, có không ít loại tăng đến gần 100% .Ngày 19-11-2009, ghi nhận tại một số

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.DOC (Trang 47)