thị trường dược phẩm.
• Tác động đến giá cả
Việc áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhập khẩu sẻ làm cho giá cả của các mặt hàng nhập khẩu tăng lên. Chính sách thuế nhập khẩu dược phẩm, Việt Nam chỉ có ba mức thuế: 0% với thuốc hiếm, 5% với thuốc đặc trị, 10% với thuốc thông thường (trên giá CIF). Việc áp thuế nhập khẩu làm tăng giá cả hàng nhập khẩu là một hình thức làm tăng ngân sách nhà nước và vừa là bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hiên nay, Việt Nam là thành viên của WTO nên theo cam kết sẻ cắt giảm thuế quan đối với các nước trong khu vực, vì thế ảnh hưởng của thuế quan đến giá cả hàng nhập khẩu không còn cao như trước. Nhưng dù sao việc áp thuế suất nhập khẩu cũng góp phần làm tăng giá cả hàng nhập khẩu trong nước.
• Tác động đến thị trường nhập khẩu
Việt Nam là một thành viên chính thức của WTO, ASEAN… điều này đã mở ra các quan hệ song phương giửa Việt Nam và các nước trong khu vực. chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước trong khu vực này thấp hơn so với các nước ngoài khu vực nên thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là các nước thành viên trong các tổ chức như WTO, ASEAN……
• Tác động đến loại hàng nhập khẩu.
Về thuế nhập khẩu dược phẩm, Việt Nam chỉ có ba mức thuế: 0% với thuốc hiếm, 5% với thuốc đặc trị, 10% với thuốc thông thường (trên giá CIF). Thuốc thông thường là chủng loại thước được sử dụng thường xuyên nhất và
cũng là chủng loại thuốc chủ yếu mà nên công nghiệp dược nước ta sản xuất được. Nguyên nhân của viếc áp thuế cao đối với nhóm thuốc thông thường là bảo hộ và khuyến khích nền sản xuất dược phẩm trong nước. Áp thuế cao đối với thuốc thông thường làm cho giá cả của thuốc ngoại và thuốc nội có sự chênh lệch, thuốc nội có giá thấp hơn cùng với chất lượng không thua kém thuốc ngoại.
Vi dụ sản phẩm Klacid của Abotte - Anh giá 32.000 đồng/viên, trong khi sản phẩm Clarithromycin Stada của một Cty LD với VN chỉ có giá 5.480 đồng. Việc áp các mức thuế khác nhau đối với từng các nhóm thuốc dẩn đến có sự khác nhau đối với tỷ lệ nhập khẩu các loại thuốc ngoại vào Việt Nam. Nhóm thuốc được nhập khẩu nhiều về Viêt Nam chủ yểu là các nhóm thuốc trong nước chưa sản xuất được hoặc chất lượng sản xuất trong nước kém. Những lô hàng có giá trị nhập khẩu cao là vắc-xin ngừa loét dạ dày Rotarix hộp/liều, vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung Cervarix hộp/liều, Puregon (Follitropin Beta) Inj 600 Iu/0.72ml của Singapore... Tất cả những lô hàng này đều có trị giá trên 1 triệu USD. Bên cạnh đó, nhóm thuốc được nhập về nhiều nhất vẫn là kháng sinh, tiếp đến là nhóm sinh phẩm và vắc-xin. Riêng nhóm thuốc tiêu hóa thì chỉ số nhập khẩu vẫn chậm, thuốc sản xuất trong nước đang tăng tốc. Hiện nay, thuốc tiêu hóa là một trong những nhóm thuốc thiết yếu mà VN đang sản xuất khá thành công. Có thể nói, lượng sản xuất thuốc tiêu hóa trong nước hiện chỉ đứng sau nhóm thuốc kháng sinh và nhóm chống viêm – giảm đau – hạ nhiệt. Đây chính là những nguyên nhân khiến tốc độ nhập khẩu nhóm thuốc này giảm hơn so với những nhóm hàng khác. Năm 2008, có đến trên 30 thị trường cung cấp thuốc tiêu hóa vào VN và trong năm 2009 , nhóm thuốc này nhập vào nước ta từ 27 thị trường.
• Tác động đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty (lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam)
Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và chính sách thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dược phẩm nhập khẩu của nhà nước. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các nhóm thuốc tân dược chủ yếu là.
kháng sinh
hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm,
Tim mạch
Tiêu hóa
Vitamin
Dịch truyền và một số loại khác.ngoài ra còn có một số thuốc đông dược và các thiết bị y tế khác nhưng chiếm tỷ lệ nhập khẩu thấp.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu là các nước thuốc châu á như China, Korea, Đai loan, Thái Lan, Ấn Độ. Các nước có nên công nghiệp dược phát triển như Pháp, Hà Lan, Đức, Áo, ÚC.