Các tác động khác ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm nhập khẩu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.DOC (Trang 43 - 47)

Đối với thuốc thành phẩm, Việt Nam cam kết giảm thuế suất nhập khẩu đối với thuốc thành phẩm: có 47 dòng thuế có mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, là các dòng thuế hiện có mức thuế suất nhập khẩu là 10% và 15%. Thời gian cam kết thực hiện là từ 2-5 năm ( trung bình là 3 năm). Mức giảm từ 2-7%( trung bình là 3%). Trong đó có một số dòng thuế chính đó là: nhóm kháng sinh (18/29 dòng thuế), nhóm vitamin ( 04/9 dòng thuế)

Việc giảm thuế suất nhập khẩu một số dòng thuế sẻ là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước trong việc canh tranh với thuốc nhập khẩu từ bên ngoài.

2.6.3. các tác động khác ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm nhập khẩu Việt Nam Việt Nam

Tỷ giá hối đoái

Thị trường dược phẩm VN hiện nay có đến 90% nguyên liệu và trên 50% thuốc thành phẩm phải nhập khẩu. trong thời gian qua nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu,tỷ giá ngoại tệ nhập khẩu tăng cao so với đồng tiền trong nước,cùng với sự khan hiếm các nguồn nghiên liệu vì thế đã đẩy giá cả của nguyên liệu thuốc nhập khẩu tăng cao, giá thuốc thành phẩm vì thế cũng tăng cao. Thống kê của Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược trong 2 tháng vừa qua cho thấy giá nguyên liệu kháng sinh từ Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng nhiều so với đầu năm. Chẳng hạn: Amoxicilin từ 882.000 đồng tăng lên hơn 1 triệu đồng/kg (tăng 14%); Cephalexin từ 1,1

triệu đồng lên gần 1,2 triệu đồng/kg, Paracetamol từ 37.000 đồng tăng lên 40.000 đồng/kg (tăng 8%

Sự độc quyền nhập khẩu của các công ty nhập khẩu

Theo một chuyên gia ngành dược thì vào những năm 1990 pháp luật quy định nhà sản xuất nước ngoài khi đã đăng ký lưu hành thuốc vào Việt Nam thì tất cả các đơn vị xuất nhập khẩu ở Việt Nam có chức năng phân phối đều được mua thuốc của nhà sản xuất này.

Nhưng 10 năm gần đây, Bộ Y tế ban hành quy định cấp số đăng ký cho các loại thuốc (cấp cho cả nhà sản xuất và nhà phân phối) thì nảy sinh cơ chế độc quyền. Bởi khi nhà phân phối đăng ký một loại thuốc thì nhà sản xuất không thể bán cho nhà phân phối khác ở Việt Nam. Vì nhà phân phối có số đăng ký độc quyền phân phối sản phẩm ấy tại Việt Nam.

Ngoài ra, các nhà phân phối còn lợi dụng quy định “không nhập khẩu các loại thuốc mới có chứa hoạt chất đã được đăng ký với nhiều tên” để củng cố thêm thế độc quyền. Một nhà phân phối đăng ký cùng lúc nhiều loại thuốc chứa cùng một hoạt chất để nhà phân phối khác không đăng ký thêm được loại thuốc khác có hoạt chất ấy.

Chính cơ chế trên giúp các nhà phân phối nước ngoài độc quyền giá bán mà không sợ cạnh tranh. Đến năm 2004, Bộ Y tế sửa sai bằng quy định cho nhập khẩu song song các loại thuốc bị áp đặt giá cao tại Việt Nam nhưng cũng không cải thiện được tình hình vì... mọi sự đã rồi.

Bởi lúc ấy, nhà phân phối nắm thế độc quyền đã chiếm hết thị phần phân phối các loại thuốc ấy tại Việt Nam, nhà sản xuất cũng không dám bán cho nhà phân phối khác.

Vd : “Một hộp Eucalyptine viên rời, hộp 42 viên giá chỉ có 28.000 đồng. Sau khi chuyển giao cho hệ thống phân phối độc quyền là Cty Z. thuốc được ép vỉ và bán 42.000 đồng/hộp/28 viên mà chất lượng cũng như nhau”.

Văn hóa tiêu dùng của người dân

Nghiên cứu hành vi của NTD Việt Nam trong thời gian qua có thể thấy tâm lý “sính ngoại” đang chiếm ưu thế. Người dân không mặn mà với thị trường thuốc nội, thuốc ngoại càng đắt tiền thì chứng tỏ thuốc càng chất lượng, càng tốt, vì thế dẫn tới sự lợi dụng của các công ty nhập khẩu tăng giá thuốc để đánh vào tâm lý dùng hàng ngoại của người dân.

Sự cấu kết giữa các công ty nhập khẩu với nhau

Trong hệ thống phân phối dược phẩm Việt Nam đang diễn ra một thực trạng là các đơn vị môi giới, nhập khẩu… đang liên kết với nhau nhằm tạo ra một mạng lưới phân phối để lách luật.

Theo đó, thuốc trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đã được các nhà phân phối, Cty môi giới cấu kết với văn phòng đại diện của Cty nước ngoài ấn định giá. Các Cty nước ngoài cũng quyết định luôn giá bán buôn và bán lẻ ra thị trường. các Cty phân phối dược phẩm trong và ngoài nước đang cấu kết với nhau đẩy giá thuốc tại Việt Nam cao hơn 200% - 300% so với giá gốc. Ngoài độc quyền phân phối, thuốc được các hãng dược tự định giá thuốc, trong đó bao gồm các chi phí và có cả phí hoa hồng cho bác sĩ, trước khi lưu thông. Theo một dược sĩ, một viên thuốc Decolgen do Cty United Pharma của Philippines sản xuất bán 600 đồng/viên, trong khi đó thuốc Cetamol Fort cũng tương đương do mua nguyên liệu một chỗ, các chi phí như nhau nhưng Cty Pharmedic sản xuất chỉ bán 60 đồng/viên.

Hoa hồng cho bác sĩ và bệnh viện

Để cạnh tranh thị phần với NPP độc quyền, các NPP được nhập khẩu song song phải chi hoa hồng cho bác sĩ để kê toa thuốc của mình. Các NPP có thế độc quyền cũng đáp trả, cuộc chiến “hoa hồng” bắt đầu.

Hình thức của “hoa hồng” cũng đa dạng, phong phú từ cái phong bì gửi tận tay bác sĩ định kỳ hàng tháng đến món quà cho gia đình bác sĩ mỗi dịp lễ

lạt, các suất tham gia hội thảo quốc tế kèm nghỉ dưỡng ở nước ngoài… Có khi, chỉ chi phí “hoa hồng” cho bác sĩ cũng còn cao hơn giá thực của thuốc khi NPP nhập khẩu.

Những khoản trên DN bắt buộc phải tính vào chi phí quản lý, kinh doanh thuốc nếu không muốn chịu lỗ. Các chi phí ấy cuối cùng cũng rơi vào giá thuốc mà người bệnh phải trả, góp phần đẩy giá thuốc lên tới trời.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CÁC ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUẾ QUAN ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.DOC (Trang 43 - 47)