1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tour miền tây

29 15,1K 51

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Ngôi Chùa do Tri huyên Bùi Công Đạt quyên góp của dân làng nơi đây dựng nên vào cuối thế kỉ XIX, ban đầu Chùa chỉ là nơi thờ tự được xây dựng bằng bê tông và lợp ngói sau đó Hòa thượng T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ DU LỊCH

BÁO CÁO THỰC TẬP

TOUR MIỀN TÂY

GVHD: Thầy Đinh Thiện Phương Sinh viên: Võ Tuấn Khanh

Lớp: 12CDHD2 MSSV: 3014120096 TP.HCM, năm 2014

Trang 2

Mục Lục

I Lời cảm ơn 2

II Nội dung 3

1 Sài Gòn – Sa Đéc - Châu Đốc (Ngày 1) 3

1.1 Lịch trình thực tế đã thực hiện trong ngày: 3

1.2 Sơ đồ tuyến cho ngày 10

2 Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá (Ngày 2) 11

2.1 Lịch trình thực tế đã thực hiện trong ngày 11

2.2 Sơ đồ tuyến cho ngày 14

3 Rạch Giá – Bạc Liêu (Ngày 3) 15

3.1 Lịch trình thực tế đã thực hiện trong ngày 15

3.2 Sơ đồ tuyến cho ngày 19

4 Bạc Liêu –Sóc Trăng – Cần Thơ (Ngày 4) 20

4.1 Lịch trình thực tế đã thực hiện trong ngày 20

4.2 Sơ đồ tuyến cho ngày 23

5 Cần Thơ – Sài Gòn (Ngày 5) 24

5.1 Lịch trình thực tế đã thực hiện trong ngày 24

5.2 Sơ đồ tuyến cho ngày 27

III Tổng kết 28

Trang 3

I Lời cảm ơn

Lời nói đầu tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi khi theo học tại trường, tôi xin cảm ơn thầy Đinh Thiện Phương cùng với hai thầy hướng dẫn Võ Lê Quyền và Lương Ngọc Đức đã cùng chúng tôi trải qua chuyến đi này, cảm ơn các thầy đã cung cấp những kiến thức có ích cho công việc của chúng tôi sau này và cũng như đã chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ và những điều cần thiết cho chúng tôi trên chuyến đi vừa qua Tôi cũng xin cảm ơn công ty TNHH TM DV & DL VMT đã tổ chức chuyến đi này cho chúng tôi, cung cấp những dịch vụ tốt nhất phục vụ cho việc học tập và trải nghiệm cho nghề nghiệp của chúng tôi sau này

Trang 4

II Nội dung

1 Sài Gòn – Sa Đéc - Châu Đốc (Ngày 1)

1.1 Lịch trình thực tế đã thực hiện trong ngày:

Hôm nay là ngày đầu tiên của chương trình khám phá miền Tây sông nước và xe thì khởi hành lúc 5h sáng nên tôi đã dậy từ rất sớm mặc dù tối qua tôi ngủ hơi muộn vì sợ sẽ trễ giờ Từ 4h sáng thì tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến hành trình của mình về với miền Tây sông nước, sau khi chuẩn bị vệ sinh cá nhân xong thì tôi kiểm tra lại lần cuối những gì mà mình cần phải mang theo và tôi xách ba lô lên và đi thôi Từ phòng trọ của mình tôi xuất phát lúc 4h30 và không quên chào đám bạn thân của mình và hẹn chúng sẽ gặp lại sau một tuần nữa Cùng với lời nói với theo đòi sẽ có quà cho chúng nó khi mà tôi trở về

Tôi đến trường lúc 5h kém nhưng đã thấy các bạn cùng lớp đến khá là đông đủ, chắc có lẽ các bạn cũng giống như tôi háo hức chờ đợi cho trời mau sáng để được khám phá vùng đất mới lạ mà họ chưa từng đặt chân tới Tôi cũng là người xuất phát từ miền Tây nhưng tôi vẫn không khỏi háo hức khi mà sắp được khám phá những vùng đất mà mình chưa từng đi qua…

Sau khi thầy Phương điểm danh và dặn dò một số điều cần thiết khi đi tour thì chúng tôi lên xe để bắt đầu hành trình khám phá vùng đất mới với nhiều điều điều thú vị đang chờ đón chúng tôi ở phía trước 5h20 thì xe chúng tôi đã lăn bánh rời khỏi trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM để về với miền đất lạ Không biết là do ngẫu nhiên hay trùng hợp mà xe chúng tôi lại đi cùng với thầy Võ Lê Quyền, người mà đã đồng hành cùng chúng tôi trên chuyến đi miền Trung – Tây Nguyên lúc trước tết, lại một lần nữa chúng tôi cùng thầy trải qua nhiều điều thú vị qua những miền đất mới

Buổi sáng chúng tôi được thầy thông tin cho biết về nhiều điều khá là thú vị về vùng đất

mà chúng tôi sắp đi qua Chặng đường mà chúng tôi sắp trải qua nằm trên một hệ thống sông lớn đó là hệ thống sông Mê Kông Theo các dân tộc sống từ lâu đời ở đây như: Hoa, Khmer, Việt,…thì dòng sông còn có tên gọi khác đó là Cửu Long, cũng dễ hiểu điều này

vì do hệ thống sông này có chín cửa sông đổ ra biển thông qua 2 con sông chính ở nới đây

đó là sông Tiền và sông Hậu Sông Mê Kông khi chảy vào Việt Nam được chia là 3 nhánh sông chính đó là Sông Tiền, sông Hậu và một nhánh sông đổ qua biển Hồ của Campuchia Sông Tiền đổ ra biển thông qua sáu cừa sông đó là: cửa Đại, cửa Tiểu, cửa

Cổ Chiên, cửa Ba Lai, cửa Cung Hầu và cửa Hàm Luông Sông Hậu thì đổ ra biển thông qua ba cửa nó bao gồm: cửa Bát Sắt, cửa Định An và cửa Trần Đề Có lẽ vì đó mà người dân sống lâu đời nơi đây đã gọi cho vùng đất nơi đây cái tên thân thương và dễ nhớ : vùng đất Cửu Long Mê Kông theo tiếng của người dân Khmer còn có nghĩa là dòng sông của

Trang 5

Mẹ, đây cũng là lý do nó che chở nuôi nấng những con người mộc mạc chất phát nơi đây,

là cái nôi của nền đờn ca tài tử cải lương nổi tiếng cả nước

Vùng đất miền Tây do Nguyễn Hữu Cảnh khẩn hoang vào năm 1698 và được sáp nhập vào Việt Nam vào năm 1757 Cũng giống như là cái tên gọi của nó là miền Tây sông nước, chúng tôi mới vừa ra khỏi địa phận thành phố Hồ Chí Minh là đã bắt gặp được hình ảnh những cây cầu bắt qua những con sông trên suốt chặng đường mà chúng tôi đi qua Chúng tôi được thầy cung cấp cho chúng tôi những kiến thức sơ lược về miền Tây thì chúng tôi đã đến địa phận của Tỉnh Long An Chúng tôi còn được biết thêm nhiều chuyện

lạ và món ngon của vùng đất này đó là: gạo nàng thơm chợ Đào, khóm Bến Lức, rượu đế

Gò Đen,…Có một điều khó chịu là do nhóm chúng tôi ngồi ở băng ghế cuối nên có hơi khó chịu một chút nhưng chúng tôi vẫn mau chóng thích nghi được với cảm giác mới khi ngồi ở vị trí đó

Sau khi kết thúc đoạn đường cao tốc TPHCM – Trung Lương thì 6h50 chúng tôi dừng lại và ăn sáng ở trạm dừng chân Mê Kông Reststop, nơi đây có phong cảnh thoáng mát

và cách bày trí đẹp mắt cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ một cách nhiệt tình, và cách

ăn mặc của nhân viên nơi đây còn làm cho tôi ấn tượng với trang phục áo bà bà đậm chất Nam Bộ Tôi và các bạn cùng nhóm cũng tranh thủ ngồi vào bàn và chọn cho mình món

Trang 6

ăn sáng, tôi thì chọn cho mình mòn hủ tiếu và một ly café sữa đá Sau khi ăn sáng xong thì chúng tôi dạo vòng quanh và chụp với nhau vài bức ảnh 7h40 thì chúng tôi ra xe để đến với điểm tham quan đầu tiên của chuyến hành trình này đó là Chùa Vĩnh Tràng Trên đường đến tham quan Chùa thì chúng tôi được thầy Quyền cho biết được thêm nhiều điều thú vị từ địa danh Mỹ Tho nơi mà ngôi Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc, Mỹ ở đây có nghĩa là hoa cỏ, còn Tho có nghĩa là thơm tho nên địa danh này có nghĩa là hoa cỏ thơm tho Ngã ba Trung Lương trước đây là nơi trung chuyển lương thực từ miền Tây vào Sài Gòn Đặc biệt điều làm cho chúng tôi hứng thú hơn cả vì đây là quê hương của nhiều loại trái cây và các món ăn nổi tiếng như: quýt Cái Bè, xoài cát Hòa Lộc, vú sửa lò rèn Vĩnh Kim, mắm tôm chua ở Gò Công

Sau khoảng 20 phút ngồi trên xe thì chúng tôi đã đến được Chùa Vĩnh Tràng Ngôi Chùa do Tri huyên Bùi Công Đạt quyên góp của dân làng nơi đây dựng nên vào cuối thế

kỉ XIX, ban đầu Chùa chỉ là nơi thờ tự được xây dựng bằng bê tông và lợp ngói sau đó Hòa thượng Trà Chánh Hậu và Minh Đàn đã có công quyên góp từ những người Phật tử nơi đây trùng tu lại ngôi Chùa theo kiến trúc phương Tây cận đại, nhưng vẫn giữ nguyên nét trang trí phương Đông nên ngôi Chùa này có sự kết hợp giữa phương Đông Và phương Tây một cách hài hòa, trang trí hoa văn uốn lá trúc trên các mái vòm, cột gỗ, lát gạch tàu bên trong và ngoài tạo nên nét đẹp hiếm có của nơi đây Cổng Chùa được thiết kết theo kiến trúc Cổ Lâu của người Hoa, cổng Chùa ở đây thiết kế theo kiểu Tam Quan nhưng chỉ có vào được hai cửa Đông Môn và Tây Môn và có trang trí tứ linh bằng các

Trang 7

mảnh sành trên cổng Cổng chính được án bằng tượng Di Đà cao 18m trên tòa sen cao 8m ở phía trước cổng Chùa xây dựng từ 2009 -2010 Chùa Vĩnh Tràng xây dựng để xiển dương pháp tu tịnh độ Tượng Phật Di Lặc cao 22m được xây dựng trên ngôi nhà và phía sau Chùa là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn cao 12m được xây dựng vào năm 2012 Các tượng phật ở Chùa này còn mang ý nghĩa biểu trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai Sau khi tham quan xong Chùa xong thì chúng tôi ra xe tiếp tục hành trình của mình 8h40 chúng tôi lên xe để đi tham quan khu du lịch Xẻo Quýt Trên suốt chặng đường đi chúng tôi được thầy Quyền ôn lại kiến thức về tuyến điểm và được nghe thầy thuyết minh

về những địa danh mà chúng tôi đi qua Vùng đất Tiền Giang không chỉ nổi tiếng với trái cây, nơi xuất thân của nhiều mỹ nhân mà còn là vùng đất anh hùng với những trận chiến lớn đã in sâu vào lịch sử dân tộc ta Trận Ấp Bắc và trận Rạch Gầm – Xoài Mút nổi tiếng

ở miền quê này

Sau khi có những kiến thức quý giá về vùng đất mà chúng tôi đã đi qua thì chúng tôi cũng

đã đến khu du lịch Xẻo Quýt vào lúc 10h50 Vì bãi xe nằm khá xa khu du lịch nên chúng tôi phải đi bộ vào một đoạn đường mới đến được với khu du lịch này Xẻo Quýt ở đây có nghĩa là vùng xa xôi hẻo lánh với những dây bồng bồng dày đặt leo lên trên những thân cây tràm ở nơi đây Cảnh quang mà tôi nhìn thấy trước tiên đó là một vùng sông nước và nhiều cây ăn trái đang xum xê nảy quả, các cô chú bán hàng lưu niệm nơi đây chào mời khách du lịch một cách nhiệt tình, những người chèo xuồng ở đây tranh thủ thời gian rảnh rỗi của mình đan lục bình để kiếm thêm thu nhập cho gia đình cùng với những cây bình bát và dây bồng bồng dày đặc phía trên rừng mà chúng tôi sắp đi qua Sau khi có thời gian nghỉ ngơi và đi vệ sinh xong thì chúng tôi được đi xuồng ba lá vào các con rạch nhỏ để thăm căn cứ cách mạng kháng chiến vào những năm 1955 – 1968 của bộ đội ta Chúng tôi chia nhau ra mỗi một chiếc xuồng thì đi 3 người, có những bạn rất thích thú khi lần đầu tiên được đi xuồng trên kênh rạch cùng với những tiếng reo hò vui vẻ vang lên của họ Đi một vòng trong khu căn cứ xong thì cũng đã khá trưa rồi và chúng tôi dùng cơm trưa tại nhà hàng trong khu du lịch này vào lúc 11h20 Hôm nay là bữa ăn đầu tiên trong chương trình tour món ăn khá là ngon với cá lóc nướng cuốn bánh tráng và đặc biệt là món lẩu tôi rất thích Ăn trưa xong chúng tôi ra xe và tiếp tục hành trình của mình về với Châu Đốc, trước khi về với Châu Đốc chúng tôi còn ghé thăm khu lưu niệm cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), chúng tôi được thầy tiếp tục cung cấp cho thông tin về điểm mà chúng tôi sắp đến Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc lớn lên tại làng Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An trong hoàn cảnh khó khăn 6 – 7 tuổi đã phải chăn trâu thuê cho người trong làng, do có chí ham học và được thầy giúp đỡ nên đã cố gắng học hành để đỗ đạt Do thời buổi loạn lạc nên ông không ra làm quan mà lui về quê để dạy học nhưng về sau vào đời vua Thành Thái đã mời ông ra làm quan ở Quốc Sử Giám Ông

có 1 người vợ (Hoàng Thị Loan sinh năm 1901, mất ở làng Dương Nổ - Huế) và 4 người con: Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sinh

Trang 8

Nhuận Cuộc đời ông cũng lắm gian truân trong một lần ông về quê thăm gia đình thì chỉ còn người vợ và con út lúc bấy giờ là Nguyễn Sinh Cung ở nhà tại Huế thì người vợ sinh non và mất đi Khi đó Nguyễn Sinh Cung chỉ mới 5 – 6 tuổi phải trông em và đi xin sữa trong làng cho em của mình nhưng vì quá yếu do sinh non và thiếu sữa nên cậu bé Nguyễn Sinh Nhuận đã qua đời vài tháng sau đó Sau thời gian làm quan ở Quốc Sử Giám

cụ Phó Bảng trở về Cao Lãnh – Đồng Tháp để dạy học và mất ở đó và năm 1929 Chúng tôi đến khu lưu niệm vào lúc 13h20, khu lưu niệm được xây trên khuôn viên nhà của cụ khi xưa có mở rộng với khuôn viên rộng và khá là khang trang, khi tôi bước vào thì đã thấy được khu mộ của cụ với mái vòm hình cánh sen và trên các gân là có chín hình đầu rồng chạm trổ rất tinh vi tượng trưng cho tấm lòng của người dân vùng đất Cửu Long này dành cho cụ Sau khi làm lễ thắp hương cho cụ xong chúng tôi có thời gian tham quan nơi đây và tôi còn biết được bên trái khu mộ cụ có cây xộp và cây khế có tuổi thọ trên 300 năm trước đây là cây cụ trồng làm cây bonsai trong nhà

Sau khi tham quan một vòng thì chúng tôi lại tiếp tục lên xe về với Châu Đốc vào lúc 14h10 Trên đường đi chúng tôi phải qua hai phà lớn bắt qua sông Tiền và sông Hậu đó là phà Cao Lãnh và phà An Hòa, 15h50 thì chúng tôi đến phà An Hòa thuộc địa phận Long Xuyên, Tỉnh An Giang, nơi đây khi đi qua phà chúng tôi được nhìn thấy Cù lao Ông Chưởng sở dĩ gọi là Cù lao Ông Chưởng vì đây là nơi ông Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh mất đi nên từ đó người dân ở nơi đây kêu tên gọi úy của quan mà đặt cho nó cái tên như vậy để tưởng nhớ đến ông vì ông đã có công khai khẩn nên vùng đất này

Đến với vùng đất An Giang này chúng tôi còn biết được đây là nơi tìm ra dấu tích của nền văn hóa Óc Eo cổ xưa và là đô thị của Vương quốc Phù Nam xa xưa, đặc biệt nơi đây còn

có rất nhiều người Chăm sinh sống đặc biệt là Chăm Bà Ni (Chăm Bà Ni ở đây là những

Trang 9

người theo đạo Hồi cũ có thờ bà Ponaga và thánh Ala), cùng với các dân tộc Việt, Khmer, Hoa đã làm cho nền văn hóa đa dạng và phong phú Sự pha trộn giữa các dân tộc đã tạo nên nhiều món ăn đặc sản cho vùng đất này như: lạp xưởng bò, mắm bò hóc, lẩu mắm, đường thốt nốt…Nơi đây còn có nhiều tài nguyên du lịch quý giá như: Lâm Viên núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, Tức Dụp, Miếu Bà,…Miếu Bà ở đây là nơi thờ tự 1 trong 4 vị Thánh Mẫu lớn của nước ta: Lê Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen), Chúa Ngọc Thánh Mẫu (bà Ponaga), Thiên Hậu Thánh Mẫu (Miễu Bà Thiên Hậu xuất phát từ người Hoa) và Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu (Miếu Bà) Đến với An Giang chúng ta cũng không thể không biết đến vị công thần có công xây dựng và bảo vệ cho vùng đất này đó là ông Thoại Ngọc Hầu

Ông và vợ mình (bà Châu Thị Vĩnh Tế) đã có công bảo vệ dân làng nơi đây và có công đào 2 con kênh mà bây giờ chúng vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay đó là kênh Vĩnh Tế và kênh Thoại Hà 18h05 thì chúng tôi đã đến được Chùa Tây An nằm trong cụ

di tích núi Sam Chùa được xây dựng với phong cách giao thoa văn hóa giữa các dân tộc nơi đây, có kiến trúc cổng giống như Chùa Vĩnh Tràng chỉ có nhị môn mở hai cửa Đông

và Tây, cổng vào có Bát Tiên, trên Cổ Lâu có chop hình củ hành thể hiện kiến trúc của Hồi giáo, trên mỗi đầu uốn cong của mái Chùa có hình 7 con rắn tượng trưng cho thần rắn Naga ảnh hưởng của đạo Chăm Bà Ni Kiến trúc của Chùa có sự ảnh hưởng và giao thoa giữa các dân tộc: Hoa, Chăm, Khmer và Việt Đây cũng là nơi mà vị sư Đoàn Minh Huyền theo pháp tu Bửu Sơn Kỳ Hương là người tu đạo có công hốt thuốc trị bệnh cho

Trang 10

dân làng được mọi người kính trọng đã từng sống và mất ở đây Tham quan Chùa xong thì chúng tôi tiếp tục viếng lăng Thoại Ngọc Hầu, lăng bao gồm đền thờ và mộ Thoại Ngọc Hầu có tên thật là Nguyễn Văn Thoại do ông làm chức quan Ngọc Hầu nên người dân nơi đây gọi theo úy danh của ông, trong triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ có 4 chức quan lớn dành cho các quan có công với đất nước là: Công – Hầu – Khanh – Tước, do ông có công bảo vệ biên cương Châu Đốc, giúp Cao Miên chống quân Xiêm và là người đào kênh lập ấp cho vùng đất nơi đây nên ông được phong chức Ngọc Hầu Hệ thống kênh ông đào được xem là hệ thống kênh thủy lợi đầu tiên của miền Nam giúp giao thông mua bán và làm nông nghiệp được thuận tiện hơn Lăng ở đây là nơi an nghĩ của ông cùng hai bà vợ của mình và các sỉ phu gặp tai nạn khi đào kênh Sau khi viếng lăng xong 18h30 chúng tôi tiếp tục tham quan Miếu Bà Chúa Xứ Bước vào Miếu đầu tiên chúng tôi nhìn thấy rất nhiều người tấp nập lễ hương cầu Phật và mùi khói hương nghi ngút trong Miếu Miếu có nhà Võ Ca là nơi thay y phục cho bà mỗi khi sắp đến ngày cúng Bà vào 23 – 26 âm lịch, đó cũng là nơi diễn ra hát bội cho dân chúng thập phương xem Sau khi tham quan Miếu Bà xong thì chúng tôi trở về khách sạn ăn cơm chiều và nhận phòng nghỉ ngơi vào lúc 19h50 Bữa cơm tối hôm nay cũng có lẩu cá nhưng không biết do quá mệt hay sao mà tôi ăn chả thấy ngon miệng gì cả, tôi chỉ ăn một bát cơm rồi nhận phòng khách sạn để nghỉ ngơi Sau khi tắm xong thì tôi cùng các bạn đi dạo quanh chợ ở gần khu vực để đi dạo và ăn uống Ở đây khi lúc sáng đã tấp nập nguồi mua bán hay đi chợ còn về đêm thì càng đông vui hơn nữa Dạo qua các hàng mắm tôi thấy họ bày bán đủ loại mắm mà đặc biệt là: mắm bò hóc Bà Giáo Khỏe, mắm cá lóc, mắm sặc, mắm đu đủ,…và còn nhiều mặt hàng khác rất đa dạng Tôi và các bạn đi dạo xong thì cũng khoảng tầm 22h00 nên chúng tôi về khách sạn và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho hành trình ngày tiếp theo

Trang 11

1.2 Sơ đồ tuyến cho ngày

Trang 12

2 Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá (Ngày 2)

2.1 Lịch trình thực tế đã thực hiện trong ngày

Hôm nay là ngày thứ hai trong lịch trình tour của chúng tôi, tôi thức dậy lúc 5h00 sáng để chuẩn bị cho hành trình ngày hôm nay Sau khi chuẩn bị mọi thứ tươm tất thì tôi và hai bạn ở cùng phòng xuống quầy lễ tân trả phòng và qua nhà hàng của khách sạn Bến Đá Núi Sam để ăn sáng Theo tôi được biết thì ăn sáng ở đây chỉ có món bò kho là ngon hơn hết nên tôi chọn cho mình 1 đĩa bò kho và 1 ổ bánh mì cho bữa sáng của mình Sự lựa chọn đó quả thật không sai tôi có một bữa sáng ngon miệng và có một cuộc trò cHuyện với các thầy thật thú vị

Ăn sáng xong thì chúng tôi tập trung chất hành lý lên xe và khởi hành đến điểm tham quan đầu tiên của chúng tôi trong cuộc hành trình ngày hôm nay đó là nhà mồ Ba Chúc 7h00 thì xe bắt đầu lăn bánh từ khách sạn Bến Đá Núi Sam để đi tham quan nhà mồ Ba Chúc thuộc xã Lương Tri, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang Trên đường đến với nhà mồ

Ba Chúc chúng tôi đi dọc theo con kênh Vĩnh Tế và hệ thống núi thất sơn ở đây Kênh Vĩnh Tế được người dân nơi đây sử dụng như là tuyến đường giao thông thủy, đánh bắt

cá tôm cũng như làm ranh giới cho nước ta và Campuchia Hệ thống núi thất sơn ở đây gồm các dãy núi nắm gần liền kề nhau và chúng cũng có các tên gọi khác nhau và khá thú vị: núi Trà Sư (Kỳ Lân Sơn), núi Nước (Ngũ Hồ Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Cấm ( Thiên Cẩm Sơn), núi Cô Tô ( Phượng Hoàng Sơn) Trong đó núi Cấm là cao nhất với đỉnh là Vồ Thiên Tế cao 706m 8h00 thì chúng tôi đến với Ba Chúc, đến đây thì tôi mới hiểu thêm được về tội ác của bọn Khmer đỏ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam ta Càng hiểu rõ hơn về sự tàn ác và nhẫn tâm của chúng khi sát hại đồng bào ta vào những ngày cuối tháng 4 năm 1978 Chúng tràn sang Việt Nam và giết hại những người dân vô tội một cách man rợ và vô tội vạ bất kể người già, trẻ em, nhà sư hay bất kể người nào mà chúng gặp được trên đường chúng đi qua Thông qua hình ảnh của nhà trưng bày và nấm mồ chung ở nơi đây làm cho tôi thêm căm phẫn bôn Khmer đỏ và thấu hiểu được phần nào đó nỗi đau thương mất mát của người dân nơi đây đã một thời phải hứng chịu một thảm cảnh địa ngục trần gian như thế Tội ác của bọn chúng không thể phai nhạt trong lòng của người dân nơi đây chứng tích cũng như vết máu còn in hằn lên tường ở Chùa Phi Lai cũng là minh chứng cho thấy ự tàn

ác và dã man của chúng đã gây ra khi tràn sang Việt Nam ta Tôi cảm thấy rất thương tâm

và đau xót cho những ai phải gánh chịu hậu quả nặng nề như thế, thậm chí cả gia đình đều chết một cách thương tâm như thế, những đứa bé thơ vô tội phải gồng mình chịu những

sự tra tấn và giết chóc thương tâm như vậy, các trẻ thơ như trang giấy trắng khát sữa đói lòng mà khóc lên vì gia đình họ sợ sẽ liên lụy đến mọi người mà bịt miệng con mình cho đến khi thả ra thì hỡi ơi đứa bé đã chết đi, cha mẹ chúng chỉ còn biết ngậm ngùi mà nuối những giọt nước mắt vào trong tim khi nhìn thấy con mình như thế thật đau xót biết bao

Trang 13

Sau khi thắp cho những người dân quá cố vô tội đã bị bọn diệt chủng Khmer đỏ một nén hương và ghi lại những tư liệu cần thiết cho chuyến hành trình thì chúng tôi lại tiếp tục lên xe về với xứ Hà Tiên để tham quan các thắng cảnh tiếp theo 10h00 thì xe chúng tôi tiếp tục lăn bánh đi về phía Hà Tiên Nói đến vùng đất Hà Tiên thì chúng ta cũng không thể không kể đến Mạc Cửu, ông là con của một gia đình người Hoa giàu có nhưng ông thích phiêu lưu mạo hiểm đi tìm những vùng đất mới và ông đã xuôi dòng biển vào phía Nam để tìm cho mình vùng chân trời mới Ông đã dùng tiền của mình mua một vùng đất

và sau đó ông di cư người Hoa đến sinh sống ở vùng lúc bấy giờ gọi là Giang Thành, sau

đó ông cho xây dựng thương điếm làm trạm dừng chân cho các thuyền buôn qua lại nơi đây Từ đó việc làm ăn của ông khắm khá lên và không lâu sau đó ông cho đúc đồng tiền riêng và xây thành lũy cho mình Nhưng do sức yếu thế cô và bị quân Xiêm xâm lược nên ông đã dâng phần đất này cho nhà Nguyễn vào năm 1706, ông được vua nhà Nguyễn phong làm Tổng Trấn xứ Hà Tiên, từ đó Hà Tiên được sáp nhận vào Việt Nam Sau khi ông mất người dân nơi đây đã lập lăng để thờ ông vì ông đã có công gầy dựng nên vùng đất Hà Tiên rộng lớn, giúp nước ta mở rộng thêm bờ cõi về phía Nam

10h20 thì chúng tôi đã đến Lăng Mạc Cửu nằm dưới chân núi Bình San, lăng ở đây thờ Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, Mạc Tử Hoàng và các vị triều thần có công giúp ông khai khẩn nên vùng đất Hà Tiên này Khi bước vào lăng thì tôi rất khâm phục ông một người nhỏ bè nhưng mà có chí lớn, từ một vùng đất nhỏ bé mua được của người dân đại phương nơi đây mà ông đã cố gắng mở rộng bờ cõi cho nước ta một vùng rông lớn như thế Tham quan một vòng lăng xong thì chúng tôi tiếp tục tham quan Chùa Phù Dung cách đó không

xa lắm 10h40 thì chúng tôi đã đến được Chùa Phù Dung tương truyền đây là ngôi Chùa

mà Mạc Thiên Tích đã xây dựng nên cho người vợ thứ của mình là bà Trương Phù Dung làm nơi tu hành Nghe thuyết minh và tham quan xung quanh Chùa xong thì chúng tôi lại tiếp tục ra xe để tham quan điểm tiếp theo đó là Thạch Động là nơi tương truyền diễn ra

sự tích Thạch Sanh chém chằn cứu Công Chúa 11h20 thì chúng tôi đã đến Thạch Động sau khi tham quan và lễ phật xong thì cũng đã khá trưa rồi nên chúng tôi tiếp tục ra xe để đến với khu du lịch Mũi Nai dùng cơm trưa 12h10 chúng tôi đã đến khu du lịch Mũi Nai

và dùng cơm trưa Vừa ăn vừa được ngắm biển thật là thú vị, đây không phải là lần đầu được dùng cơm như thế nhưng tôi có cảm giác khác lạ khi ngồi cùng các bạn và dùng cơm như thế Ăn cơm xong chúng tôi dọc theo bờ biển và nghịch nước mát và cũng không quên sáng tác nghệ thuật chụp cho mình vài bức ảnh làm kỉ niệm 13h20 thì chúng tôi lại tiếp tục ra xe để đi đến điểm tham quan tiếp theo đó là Chùa Hang hay còn gọi là Hải Sơn Tự, Chùa có tên gọi như thế vì khuôn viên Chùa nằm trong một hang núi và nằm cạnh bờ biển đẹp có thế ngắm nhìn Hòn Phụ Tử và có thể gọi là tắm được đó là bãi biển Công Chúa Ngọc Du 14h30 chúng tôi đến Chùa Hang, theo cảm quan của tôi thì ngôi Chùa còn khá đơn sơ và có kiến trúc thì độc đáo vì Chùa nằm sậu trong hang của một núi nhỏ và hơi ẩm ướt Sau khi tham quan Chùa xong thì chúng tôi tiếp tục tham quan điểm

Trang 14

kế tiếp đó là đền Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá Từ Chùa Hang đến đền cũng khá xa nen chúng tôi ngồi xe hơn 2 giờ đồng hồ mới đến được đền Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực là người quê gốc Bình Định và ông có công đốt cháy chiến hạm của Pháp trên Vàm Nhật Tảo làm cho Pháp thất bại không nhỏ về người cũng như vật chất tương truyền ông là người chính trực, yêu nước, có ý chí, mưu trí dũng cảm và sau khi ông mất đi thì ông rất thiêng nên dân chúng nơi đây rất tin, có cHuyện gì trong gia đình

họ đều đến đây để thắp hương cầu nguyện cho gia đình hay bản thân họ Thắp hương xong thì cũng đã khá trễ chúng tôi ra xe để về khách sạn nghĩ ngơi để chuẩn bị cho hành trình ngày tiếp theo 18h20 chúng tôi nhận phòng khách sạn Nhận phòng xong thì chúng tôi tranh thủ xuống ăn cơm tối và chuẩn bị đi dạo phố về đêm Hôm nay tôi chả ăn được

gì cả vì cái bệnh đau bao tử nó hành hạ suốt tôi dùng ít cơm sau đó tôi và các bạn tranh thủ đi dạo một vòng và trở về khách sạn lúc 22h00 để nghỉ ngơi chuẩn bị cho hành trình ngày mai về với Bạc Liêu

Ngày đăng: 15/07/2014, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w