1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo THỰC tập TOUR MIỀN TRUNG

115 2,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Đón khách: – Hướng dẫn chủ động tìm gặp người trưởng đoàn, chào xã giao, hội ý việc sắp xếp ghế ngồi trên xe trên nguyên tắc: ưu tiên phụ nữ, người lớn tuổi và người say xe – Nhắc nhở d

Trang 1

và hun đúc cho mình một tình yêu du lịch mạnh mẽ hơn

Bài báo cáo chuyên ngành này tuy đã đƣợc hoàn thành, nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sẽ nhận đƣợc những lời nhận xét và góp ý từ quý Thầy, Cô để bài báo cáo của em đƣợc hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn !

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Minh Đăng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH 3

NỘI DUNG BÁO CÁO 4

1 NHẬT KÍ HÀNH TRÌNH - SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM 4

1.1 Nhật kí hành trình 4

1.2 Sơ đồ tuyến điểm 6

2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP 11

2.1 Những điều đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình tác nghiệp 11

2.2 Bài học kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp của HDV 14

3 NHẬN XÉT VỀ TOUR CHUYÊN ĐỀ “CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG” 21

3.1 Tính hấp dẫn của tour chuyên đề “Con đường di sản miền Trung” 21

3.2 Nét chấm phá trên “Con đường di sản miền Trung” 26

4 MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU 27

4.1 Tổng quan về khu vực duyên hải miền trung 27

4.2 Địa hình Karst 36

4.3 Văn hóa Sa Huỳnh 44

4.4 Lịch sử vương quốc Chăm pa 47

4.5 Văn hóa Chăm 58

4.6 Kiến trúc đền tháp Chăm 74

4.7 Văn hóa và con người Huế 77

4.8 Lịch sử vương triều Nguyễn 83

4.9 Các di sản triều Nguyễn để lại 92

4.10 Vấn đề bảo tồn di sản thế giới tại VN hiện nay 98

4.11 Mùa hè đỏ lửa 1972 và chứng tích thành cổ Quảng Trị 108

4.12 Đường mòn Hồ Chí Minh – con đường của những con đường 111

5 KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Trang

Bảng 1: Nhật kí hành trình của tuyến “ Con đường di sản miền Trung” 6 Bảng 2: Những điều đã và chưa đạt được trong tour cùng bài học kinh nghiệm 14

Trang 4

NỘI DUNG BÁO CÁO

1 NHẬT KÍ HÀNH TRÌNH - SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM

1.1 Nhật kí hành trình

di chuyển Ghi chú NGÀY 1 (23/01/2018): TPHCM – ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ - QUẢNG BÌNH

1 Sân bay Tân Sơn Nhất 05h30 – 07h55 1h35p Địa điểm tập

trung

2 Sân bay Quốc tế Đà Nẵng 09h30 – 10h20 55p

3 Nhà hàng Làng chài Lăng Cô 11h25 – 12h15 2h20p Ăn trưa

4 Thánh địa La Vang 14h35 – 15h05 10p

5 Thành Cổ Quảng Trị 15h15 – 16h20 2h30p

NGÀY 2 (24/01/2018): QUẢNG BÌNH – HUẾ

10 VQG Phong Nha – Kẻ Bàng 07h30 – 10h10 20p

12 Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn 15h25 – 15h50 2h10p

13 Nhà hàng Thăng Long (Huế) 18h00 – 18h55 15p Ăn tối

NGÀY 3 (25/01/2018): CITY TOUR HUẾ

Trang 5

21 Nam Châu Hội Quán 12h10 - 13h05 10p Ăn trưa

27 Ca Huế trên sông Hương 20h00 – 21h00 05p

28 Khách sạn Green Huế 21h05

NGÀY 4 (26/01/2018): HUẾ - HỘI AN

NGÀY 5 (27/01/2018): CITY TOUR HỘI AN – ĐÀ NẴNG

36 Hội quán Quảng Triệu 08h10 – 08h25 05p

38 Tham quan tự do 09h30 – 11h00

Trang 6

46 Chùa Linh Ứng 08h15 – 09h15 30p

47 Bảo tàng điêu khắc Chăm 09h45 – 11h00 05p

Bảng 1: Nhật kí hành trình của tuyến “ Con đường di sản miền Trung”

1.2 Sơ đồ tuyến điểm

1.2.1 Sơ đồ toàn tuyến

Trang 7

Hình 1 Sơ đồ toàn tuyến Con dường di sản miền Trung

1.2.2 Sơ đồ tuyến điểm từng ngày

Ngày 1: TP HCM – ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ - ĐỒNG HỚI ( QUẢNG BÌNH)

Trang 8

Hình 2: Sơ đồ tuyến ngày 1

Ngày 2: ĐỒNG HỚI – BỐ TRẠCH – GIO LINH – HUẾ

Hình 3: Sơ đồ tuyến ngày 2

Trang 9

Ngày 3: TP HUẾ

Hình 4: Sơ đồ tuyến ngày 3

Ngày 4: HUẾ - QUẢNG NAM

Hình 5: Sơ đồ tuyến ngày 4

Trang 11

Ngày 7: ĐÀ NẴNG – TP HCM

Hình 8: Sơ đồ tuyến ngày 7

2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP

2.1 Những điều đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình tác nghiệp

Ngày Những điều đã đạt được Những điều chưa đạt được Bài học kinh nghiệm

check-in sân bay

- Chào đoàn trôi chảy, chuẩn

bị tư liệu và tham gia

thuyết minh tốt về các điểm

- Khi đến sân bay Đà Nẵng, chưa phối hợp kịp thời với xe ô tô địa phương để điều khách ra

xe kịp thời

- Chưa xác định được vị trí của nhà hàng Lăng Cô

- HDV đọc cơ cấu phòng khách sạn chưa phù hợp, dẫn đến thiếu thông tin và

- Cần liên lạc và trao đổi thông tin kỹ lưỡng với tài xế land-tour trước đó ít nhất 1 ngày, tránh mất thời gian và tình huống xấu xảy ra

- Cần tìm kiếm thông tin

và vị trí của các điểm dừng chân, nhà hàng trước khi đến nơi

- Cần xem kỹ lại cách

Trang 12

tại nhà hàng chậm trễ trong việc nhận

phòng

đọc sơ số phòng, thứ

tự ưu tiên và cách thức nhận chìa khóa phòng tiết kiệm thời gian

2

- Chuẩn bị và tham gia

thuyết minh về điểm đến

để leo núi lên động Tiên Sơn, chưa chủ động được thời gian và đưa ra biện pháp dự phòng khi thời tiết thay đổi

- Chưa chủ động trong công tác dâng hương tại điểm đến Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn

- Cần tham khảo cách thức di chuyển và bố trí lịch trình tại điểm đến

- Cần chủ động phối hợp và trò chuyện với HDV tại điểm để tạo mối quan hệ và thoải mái làm việc với nhau

- Cần chuẩn bị kỹ những vật dụng phục

vụ công tác dâng hương tước khi đến các công trình tâm linh

3

- Chuẩn bị và tìm hiểu kỹ

những vấn đề về city tour

Huế, chuẩn bị câu hỏi để

trao đổi cùng HDV tại

điểm

- Có sự tương tác cùng HDV

tại điểm, có ghi âm và theo

dõi tích cực những hoạt

động của HDV tại điểm để

bổ sung kiến thức cho mình

và kỹ năng tác nghiệp tại

- Do có sự trợ giúp của HDV tại điểm nên HDV trong đoàn chưa có cơ hội thể hiện bản thân, chỉ dừng lại ở góc độ quan sát và học hỏi chứ chưa được vận dụng kiến thức thuyết minh tại điểm do thiếu kỹ năng và bề dày kiến thức

- Cần trang bị cho bản thân một khối lượng kiến thức dày, đủ để

mở rộng và kết nối các nội dung một cách mạch lạc, thú vị về các điểm đến trong city tour Huế để tự tin tác nghiệp tại điểm

- Cần có sự tương tác và hợp tác tích cực hơn

Trang 13

điểm đến với HDV tại điểm để

hỗ trợ đoàn và học hỏi kinh nghiệm

có sự thay đổi

- Cần tìm hiểu kỹ lưỡng về điểm đến, cách bố trí khách di chuyển vào trong khu tham quan bằng xe điện

- Chủ động liên hệ HDV tại điểm trước khi đến và khi có sự thay đổi HDV tại điểm phải phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành công tác thuyết minh

đó mới chuẩn bị áo mưa tham quan city tour Hội An)

- Khi nhà hàng làng rau Trà Quế phục vụ thức ăn chậm, HDV thiếu sự liên kết với nhà hàng để tăng tiến độ phục vụ đồ ăn

- Cần tự trang bị các vận dụng hoặc các biện pháp dự phòng khi các tình huống xấu xảy ra

- Cần phối hợp nhanh chóng với nhà hàng trong khâu phục vụ

để tiết kiệm thời gian

và tránh gây khó chịu cho du khách

6 - Tiến hành nhận phòng tại - HDV chưa cập nhận - Luôn cập nhật

Trang 14

- Do khách tham quan Ngũ Hành Sơn riêng lẻ nên sau tham quan, khâu tập trung khách mất khá nhiều thời gian

tình hình tại các điểm đến, khách sạn ( nhất

là bãi đỗ xe ở các thành phố lớn)

- Có biện pháp liên lạc, nhắc nhở du khách để tập hợp được nhanh chóng

7 - Trải nghiệm thú vị với

những điểm tham quan

ngoài chương trình dành

riêng cho HDV

Bảng 2: Những điều đã và chưa đạt được trong tour cùng bài học kinh nghiệm

2.2 Bài học kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp của HDV

A Trước chuyến đi

1 Chuẩn bị kĩ kiến thức và nghiệp vụ

Trong phần chuẩn bị đi đoàn HDV luôn cần những bước như sau:

- Chuẩn bị những kiến thức tổng quan và chuyên sâu

- Kiểm tra hồ sơ đoàn cẩn thận và hỏi lại điều hành trước khi lên tour nếu có vấn đề

- Đoán biết được khách sẽ hỏi mình cái gì và mình sẽ ứng phó, nghĩa là phải dự phòng những tình huống phát sinh

2 Chuẩn bị những vật dụng cần thiết:

- Túi Y tế: Có rất nhiều hướng dẫn cứ nghĩ rằng điều hành sẽ đưa cho ta đầy đủ thuốc Nhưng sự thật không phải thế Nhiều khi thuốc trên xe có đủ hết nhưng tất cả đều quá date hoặc không thể biết rõ hạn sử dụng Nếu chúng ta quá ỷ lại vào xe và điều hành như thế thì không tốt Vì thế để

Trang 15

tránh những trường hợp không may xảy ra chúng ta nên tự chủ động trang bị một túi y tế riêng bao gồm : thuốc chống ói, say xe , đau bụng, nhức đầu, alcohol, oxy già, băng cá nhân … Tất nhiên việc tham khảo ý kiến của dược sĩ hay bác sĩ là rất cần thiết và nên nhớ túi y tế phải thay 2 tháng / 1 lần

- Trang bị đồ chơi và dụng cụ phù hợp với các hoạt động diễn ra theo chương trình mà khách yêu cầu

- Liên hệ với kho sau khi nhận được điều hành để lấy quà tặng dành cho khách: áo mưa , túi sách, áo thun , nước suối, nón …

- Làm logo đoàn và phiếu ăn sáng, tắm nước ngọt…(nếu có) dựa vào điều hành

- Thăm dò và đánh giá tâm lý du khách:

+ Nếu đi với khách nước ngoài thì việc đầu tiên bạn nên xác định rõ vùng , tiểu bang mà khách sinh sống để phần nào hiểu được tâm lý chung của du khách

+ Đi với khách trong nước:

 Khách đoàn: Xác định trưởng đoàn của mình là ai? Điện thoại? Để liên lạc trước, ta phải hỏi thăm khéo về nghề nghiệp của khách trong đoàn, ngoài việc đi theo chương trình, đoàn có thêm yêu cầu gì hay không để chuẩn bị trước Nếu có yêu cầu thêm, ta phải chuẩn bị trước vào 1 hôm trước khi đi Tránh để ngày đi mới chuẩn bị ta sẽ trở tay không kịp Ngoài ra ta cũng cần phải tìm hiểu mục đích của chuyến đi

 Khách lẻ: Khi có điều hành và danh sách khách thì ta phải gọi điện thoại cho từng gia đình để xác nhận lại với khách thời gian đón và dặn dò vài điều cơ bản chuẩn bị trước khi

đi, tất nhiên kết hợp việc hỏi thăm khách còn thắc mắc gì thêm hay không và tìm hiểu khéo mục đích của chuyến đi của họ là gì để lên “kế hoạch” –> Biết rõ những điều đó chúng ta đã nắm chắc 50% chiến thắng

B Trong chuyến đi

1 Trước khi đón khách:

Trang 16

- Tư thế: Luôn trong tình trạng sẵn sàng, vui vẻ, đến điểm đón khách trước giờ đón ít nhất 15 phút, đồng phục chỉnh tề, dán logo phía trước và sau xe ngay ngắn, tranh thủ chỉnh âm thanh , dành ít phút trò chuyện với bác tài trước khi đến điểm đón khách, thông báo cho bác tài biết trước lịch trình ngày hôm nay đi đâu, mấy giờ và thống nhất với bác tài lịch trình trên nguyên tắc

“có thể thay đổi trình tự điểm tham quan nhưng tuyệt đối không giảm thiểu số điểm tham quan”

- Tìm chỗ đậu xe: Trên nguyên tắc: đúng nơi quy định, an toàn và thuận tiện cho khách

2 Đón khách:

– Hướng dẫn chủ động tìm gặp người trưởng đoàn, chào xã giao, hội ý việc sắp xếp ghế ngồi trên

xe trên nguyên tắc: ưu tiên phụ nữ, người lớn tuổi và người say xe

– Nhắc nhở du khách về việc mang hành lý: Những hành lý cồng kềnh tốt nhất là nên để dưới hầm xe, chỉ mang theo các vật dụng cần thiết như: máy ảnh, đồ dùng cá nhân, tiền bạc tư trang

… tránh trường hợp kêu xe dừng lại nhiều lần để lấy hành lý

– Điểm danh: Tốt nhất là nhờ trưởng đoàn điểm danh hộ, bên cạnh đó trong lúc trưởng đoàn điểm danh thì mình đi lên đi xuống để đếm số lượng khách, tuyệt đối không chỉ thẳng tay vào khách vì làm như thế sẽ khiến khách rất khó chịu

– Giúp khách ổn định chỗ ngồi, để túi xách lên kệ, hướng dẫn cách bật ghế ngã lưng, cách điều chỉnh ống lạnh

– Gửi thuốc say xe, túi nôn, nước suối, nón …

3 Bắt đầu chuyến đi

– Hướng dẫn viên giới thiệu làm quen: trên nguyên tắc lần lượt bác tài –> phụ lái –> trưởng xe –

Trang 17

– Tạo niềm tin: Với mong muốn cả đoàn chúng ta có một kì nghỉ trọn vẹn nên trên xe có gì cần

cứ mạnh dạn liên hệ trực tiếp với Hướng dẫn viên.(nhưng trong khả năng cho phép)

– Quan sát và đánh giá tâm lý của khách: tâm lý cá nhân, nhóm nhỏ, xác định bầu không khíàtập thể chung, xác định ai là người có uy tín đại điên cho cả đoàn (thông thường mặc định là trưởng đoàn), xác định vấn đề mà khách quan tâm để đưa ra nội dung thuyết minh và cách thức phục vụ thích hợp

– Xác nhận thực tế (bằng văn bản) với trưởng đoàn về : số lượng khách (bao nhiêu người lớn? Bao nhiêu trẻ em 50%? Bao nhiêu trẻ em free) so với số khách đăng kí ban đầu và hiện tại trên

xe có tăng hay giảm ai không nếu có thì Hướng dẫn viên sẽ điện về cho điều hành báo số lượng

để điều hành tăng hay cắt giảm dịch vụ phát sinh Giấy xác nhận chia làm 2 bản (1 cho hướng dẫn , 1 cho trưởng đoàn)

4 Thuyết minh tuyến điểm trên xe:

– Tư thế đứng , ngồi trên xe phải nghiêm chỉnh, chững chạc và vững chắc Tránh chao đảo trên

xe để du khách khỏi lo sợ và không được an tâm khi nghe hướng dẫn thuyết minh Lưu ý điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với sức lực của mình

– Tuyệt đối không được vội vàng thuyết minh quá sớm vì nếu làm như thế sẽ khiến du khách có cảm giác như đang được dạy dỗ mà người dạy dỗ lại nhỏ tuổi hơn mình , kinh nghiệm sống ít hơn mình, nghèo khó hơn mình, đáng tuổi con cháu mình Chính vì vậy Hướng dẫn phải tạo ấn tượng thoải mái cho du khách Có thể bắt đầu bằng một bài hát, gây niềm tin của du khách bằng cách đưa ra lời yêu cầu sẽ giúp đỡ nếu nằm trong phạm vi mà hướng dẫn làm được.–> lấy cảm tình của du khách

– Gửi quà tặng cho du khách

– Bắt đầu thuyết minh hai bên đường: Nội dung phải mạch lạc, truyền cảm, tránh nói quá, nói theo kiểu lãnh đạo, nói theo kiểu dạy đời Phải nhớ chúng ta là người phục vụ chính vì thế chúng

ta phải nói theo góc độ của người phục vụ, mong muốn truyền đạt những kiến thức nhỏ bé của mình cho du khách tham khảo

– Xen kẻ lời thuyết minh là những mẫu chuyện vui ,hoạt náo, trò chơi…

Trang 18

– Cứ khoảng 2 tiếng là kiếm chỗ dừng chân cho cả đoàn để “nghỉ ngơi” tất nhiên phải thích hợp cho cả nam lẫn nữ

5 Thuyết minh tại điểm tham quan:

– Trước khi tới điểm tham quan từ 10-15 phút, Hướng dẫn viên phải thông báo cho khách về đểm tham quan sắp đến, thời gian tham quan bao lâu, hẹn gặp khách ở đâu, toa lét ở chỗ nào … Dặn khách cẩn thận với người bán hàng rong, mang theo máy ảnh, áo mưa, dù , dặn dò nơi tôn nghiêm thì không được ồn ào, mang giày dép…

– Vào trong điểm thuyết minh, Hướng dẫn chọn vị trí thích hợp sao cho thuận lợi cho mình và cho khách để bắt đầu thuyết minh(thông thường đứng theo chữ V hay U) Khi thuyết minh tránh hây ồn ào và cản trở cho các đoàn khác Nội dung thuyết minh phải rõ ràng , thuyết phục, ngắn gọn

– Thường có hai cách thuyết minh: Từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài thông thường ta chọn thuyết minh từ ngoài vào trong Dù thế nào đi chăng nữa chúng ta phải cố gắng trả lời cho được các câu hỏi W – question về điểm

6 Đến nhà hàng:

– Trước khi đến nhà hàng chừng 10-15 phút, Hướng dẫn viên phải thông báo với khách về địa điểm của khách sạn, số lượng bàn khách ngồi…

– Khi vào tới nhà hàng , Hướng dẫn viên phải nhanh chóng tìm gặp người quản lý để biết được

vị trí ngồi của đoàn, chủ động tới những bàn ăn xem nhà hàng đã chuẩn bị xong chưa, nếu chưa thì mời khách đi rửa tay rồi lên dùng cơm sau Trong lúc này nhờ nhân viên nhà hàng điều chỉnh lại bàn ghế, chén dĩa cho tươm tất, tránh để khách thấy cảnh không hay

– Sắp xếp bàn ăn nội bộ và mời bác tài, phụ lái có thể vào dùng cơm trước Trong lúc đó ta phải nhanh chóng đôn đốc nhân viên nhà hàng mang thức ăn nhanh cho khách Sau khi mọi việc đã

ổn thì hướng dẫn viên sẽ dùng cơm (lưu ý : trong lúc ngồi ăn ta nên hướng tầm nhìn về phía du khách)

Trang 19

– Nếu sau buổi ăn khách tự do thì khi khách còn ngồi đông đủ, Hướng dẫn tranh thủ nhắc nhở chương trình ngày hôm sau cho khách biết

– Tranh thủ sau khi ăn xong Hướng dẫn nhanh chóng thanh toán tiền ăn cho nhà hàng (trừ trường hợp chuyển khoản) và lưu ý khi thanh toán tiền ăn cho nhà hàng, tránh để khách thấy

7 Đến khách sạn nhận phòng:

– Trước khi tới khách sạn, hướng dẫn nên thông qua các loại phòng cho khách biết, số người ở chung 1 phòng, bao nhiêu phòng đôi, bao nhiêu phòng đơn, ba, bốn… (thông thường khi đi khách đoàn thì trong danh sách công ty thường đã chia sẵn phòng, ta chỉ việc xác nhận lại với khách), và tiền phòng có bao gồm ăn sáng hay không?

– Trong trường hợp chúng ta đi đoàn khách lẻ, ở nhiều khách sạn khác nhau thì theo trục đường thuận lợi, khách nào ở khách sạn đến trước sẽ được nhận phòng trước, tránh trường hợp chạy lòng vòng quanh thành phố , mất thời gian

– Thông báo du khách nhớ xem bảng giá trong phòng trước khi quyết định sử dụng dịch vụ Cẩn thận khi đi ra ngoài, không nên nghe lời người lạ (nhất là các anh đừng nên nghe lời gạ gẫm của các anh xe ôm mà bị “chém”) Nhắc nhở khách từ khách sạn khi ra ngoài phải mang theo card-vist của khách sạn (xin ở quầy tiếp tân) Từ khách sạn tới trung tâm bao xa, dịch vụ của khách sạn có gì nổi tiếng không? Chỗ ăn uống như thế nào…

– Nhắc nhở du khách nên gửi giấy tờ tùy thân và đồ đạn quý giá ở tiếp tân nhớ nhận biên lai gửi,

đồ đạc trong phòng quý khách tự giữ lấy, mất khách sạn không chịu trách nhiệm

– Khi vào khách sạn cho khách chờ ở sảnh, hướng dẫn viên cùng trưởng đoàn đến tiếp tân để lấy phòng và chìa khóa, ghi số phòng vào danh sách (bước này thường không cần thiết, vì đa phần đi khách đoàn hay lẽ, bên công ty đã chia sẵn) Sau đó mang chìa khóa tới chỗ khách ngồi và giao cho khách.Lúc này hướng dẫn viên cùng phụ với trưởng đoàn giao chìa khóa và hướng dẫn hướng lên phòng (nếu biết), Sau khi cả đoàn đã lên phòng hướng dẫn viên nên ở lại tiếp tân ít phút để xác nhận bao nhiêu phòng đã nhận, giá phòng,số đêm, và xem xét xem khách có quay lại phàn nàn gì về phòng hay dịch vụ của khách sạn hay không, từ đó bổ sung vào báo cáo đoàn ở ngày về

Trang 20

– Nếu khách sạn có phòng ngủ nội bộ thì hướng dẫn viên sẽ nhận chìa khóa và phân chia phòng sao cho hợp lý (nếu chỉ đi có 1 xe, hướng dẫn và bác tài ngủ chung, nếu đi nhiều xe thì sắp xếp các bác tài ngủ chung và hướng dẫn ngủ chung)

– Nếu khách sạn không có phòng ngủ nội bộ thì sau khi xong công việc hướng dẫn viên nhanh chóng mướn phòng trọ nào gần nhất để các bác tài và phụ lái nghỉ ngơi

8 Trả phòng:

– Vào tối ngày hôm trước Hướng dẫn viên phải thông báo cho khách biết mấy giờ báo thức, mấy giờ trả phòng và mấy giờ xe lăn bánh về lại thành phố Hướng dẫn viên liên hệ với tiếp tân nhờ báo thức dùm

– Hướng dẫn viên tranh thủ ký xác nhận và thanh toán tiền phòng (tránh để khách thấy)

– Vào buổi sáng trước khi trả phòng, hướng dẫn viên phải có mặt tại quầy tiếp tân để rước khách

để khi khách xuống mình luôn sẵn sàng giúp đỡ khách cũng như hỏi thăm sức khỏe và chào buổi sáng để khách yên tâm

– Sau khi trả phòng xong Hướng dẫn viên kiểm tra hành lý, và hỏi thăm xem khách có để quên

gì lại khách sạn hay không, sau đó khách mang hành lý ra xe và khởi hành, Hướng dẫn viên không quên chào tạm biệt khách sạn

– Trên đường về nếu là cung đường mới thì hướng dẫn viên vẫn phải thuyết minh và làm việc như các ngày khác, nếu lặp lại cung đường cũ thì hướng dẫn viên có thể thuyết minh bổ sung hay hoạt náo sơ sơ trên xe, giới thiệu những tour tuyến mới của công ty Về gần tới nơi hẹn trả khách, hướng dẫn viên tranh thủ nói lời chia tay, nhắc lại những kỷ niệm vui buồn, nói lời cảm

ơn du khách và hẹn gặp lại khách trong những chuyến lần sau và nếu được thì mời trưởng đoàn hay 1 vị khách nào đó lên phát biểu cảm nhận sau khi tham gia một chuyến đi như thế

– Nếu đi khách lẻ ta sẽ gửi phiếu góp ý của công ty (theo mẫu của từng công ty) để lấy ý kiến của khách về, chất lượng dịch vụ cũng như phong cách của hướng dẫn viên, để qua đó công ty sẽ biết những dịch vụ nào được, dịch vụ nào chưa được để nhanh chóng kịp thời sữa chửa và bổ sung chất lượng để hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ

Trang 21

– Thông báo về điểm trả khách và hỗ trơ gọi taxi cho khách, căn dặn tránh để quên hành lý trên

xe

C Sau chuyến đi

– Vào ngày hôm sau khi đi đoàn về, Hướng dẫn viên lên công ty để làm báo cáo đoàn (tùy mỗi công ty mà sẽ có những mẫu báo cáo khác nhau) Thông thường ta sẽ thấy mẫu báo cáo về phương tiện (xe như thế nào? Thái độ tài xế ra sao?), khách sạn, điểm tham quan, đối thủ cạnh tranh, các công ty du lịch khác (đi mấy xe, đoàn khách tên gì, chương trình thế nào) Bên cạnh

đó Hướng dẫn viên có ý kiến đề xuất gì để nâng cao chất lượng dịch vụ?

– Sau đó chúng ta sẽ làm quyết toán đoàn, ở mỗi công ty sẽ có cách quyết toàn khác nhau, nhưng thông thường hướng dẫn viên sẽ liệt kê ra những chi phí đã chi trong suốt quá trình đã phục vụ đoàn theo từng mục như khách sạn (CKS), nhà hàng (CAN), tham quan (CTQ), chi phí khác, chi phí hướng dẫn (CHD), chi phí thuê xe tàu, hướng dẫn địa phương… kèm theo nó là chứng từ, biên lai, biên nhận để chứng minh theo điều mà bạn đã liệt kê Sau khi tính toán xong nếu tiền ứng còn dư thì phải trả lại công ty và ngược lại

3 NHẬN XÉT VỀ TOUR CHUYÊN ĐỀ “CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG”

3.1 Tính hấp dẫn của tour chuyên đề “Con đường di sản miền Trung”

“Con đường di sản miền Trung” – con đường kết nối các di sản thế giới tại Trung bộ là nơi hội tụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, lâu đời của cả dân tộc

Chinh phục “Con đường di sản miền Trung” để khám phá những nét văn hóa truyền thống của đất và người miền Trung, cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và một hệ sinh thái phong phú, đa dạng qua những di sản thế giới được UNESCO công nhận

Đến với “Con đường di sản miền Trung” là đến với một miền di sản với những trải nghiệm sắc màu văn hóa rực rỡ trên mỗi chặng đường dừng chân Trong chương trình tour lần này có nhiều điểm đến đầy thú vị, tiêu biểu là:

3.1.1 Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trên địa bàn liên huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, với diện tích khoảng 85.754 ha Ngoài các giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn là nơi chứa đựng nhiều kiệt tác thiên nhiên kỳ bí,

Trang 22

hùng vĩ Những kiến tạo địa chất đá vôi diễn ra mấy trăm năm qua đã để lại cho Phong Nha – Kẻ Bàng vô số những hang động tự nhiên, tựa như những tòa lâu đài lộng lẫy ẩn chứa bao điều bí

ẩn Trong đó có những hang động đạt kỉ lục thế giới về chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hang

và những hồ ngầm đẹp nhất,…

Hình 9: Động Tiên Sơn

Ngoài ra, Phong Nha –Kẻ Bàng còn là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với hệ động thực vật phong phú, quý hiếm, và có không ít loài nằm trong Sách đỏ Thế giới và Sách đỏ Việt Nam

3.1.2 Quần Thể Di Tích Cố Đô Huế

Nét đẹp trữ tình, thơ mộng của xứ Huế như đưa du khách trở về với những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc phong kiến một thời tại Việt Nam

Nằm bên bờ Bắc sông Hương, ngay giữa lòng thành phố Huế, Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử, văn hóa do nhà Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa

Trang 23

Quần thể di tích là hệ thống kiến trúc biểu thị quyền uy của chế độ phong kiến nhà Nguyễn sau bao thăng trầm, gồm: Kinh đô Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, đƣợc sắp xếp tổng hòa

từ mặt Nam ra mặt Bắc, theo kiến trúc giao thoa giữa Đông và Tây

Trang 25

Hình 12: Đền tháp Mỹ Sơn

Ngoài chức năng là nơi tổ chức các nghi thức cúng tế của vương triều, Mỹ Sơn còn là nơi phản ánh văn hóa, tín ngưỡng của các triều đại Chăm Pa Đồng thời là nơi chôn cất các nhà vua và giới hoàng thân Chăm Pa

Những ngọn tháp và khu lăng mộ bên trong thánh địa được xây dựng hết sức công phu và bí ẩn

mà đến nay nhiều người vẫn chưa lý giải được Những dòng chữ điêu khắc trên gần 70 công trình bằng gạch đá tại Thánh địa Mỹ Sơn như minh chứng cho thời kỳ huy hoàng của nhà nước Chăm Pa trong quá khứ với những giá trị văn hóa độc đáo

Trang 26

Cùng với đó là những phong tục, nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo chịu sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới đã hình thành nên những bản sắc văn hóa rất riêng của người Hội An

Hình 13: Hoài phố buổi bình minh

Bên cạnh sự cổ kính từ những công trình kiến trúc cổ, Hội An còn là vùng đất của sự yên bình, thanh thản Trong khung cảnh bình dị, cùng với thiên nhiên trong lành, con người nơi đây cũng thật hiền hòa, gợi cho du khách cảm giác thân thuộc, đầm ấm

3.2 Nét chấm phá trên “Con đường di sản miền Trung”

Trên chặng đường chinh phục những di sản thế giới, du khách còn bắt gặp những điểm đến hấp dẫn như: Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận – những địa danh lý tưởng cho hoạt động tắm biển, ngắm cảnh tuyệt đẹp

Mỗi điểm dừng chân trên con đường di sản đều là những giá trị văn hóa, ẩm thực độc đáo của mỗi vùng miền Tất cả đều là nét đặc trưng, tinh tế thể hiện sự sáng tạo không ngừng của con người nơi đây

Trang 27

Mặt khác, một số làng nghề thủ công truyền thống tồn tại bao năm qua cũng nói lên được phần nào sự tài hoa, khéo léo của con người, từ đó hình thành nên những thương hiệu rất riêng cho từng địa phương Điển hình, đến Huế có nón bài thơ, Hội An có đúc đồng hay đèn lồng…

Mọi con đường đều dẫn đến những nguồn cội sâu xa, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và tình yêu quê hương đất nước của con người trên mảnh đất ấy

4 MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU

4.1 Tổng quan về khu vực duyên hải miền trung

4.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây Nơi giáp Lào có độ cao trung bình và thấp Riêng

miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1000 - 1500m Khu vực miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác

ở đây Các miền đồng bằng có tổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hoá

do nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một nửa diện tích và là đồng bằng rộng nhất của Trung Bộ

Tây Nguyên có diện tích khoảng 54.473,7km2, nằm về vị trí phía Tây và Tây Nam Trung Bộ

(phía Tây dãy Trường Sơn) Tây Nguyên có phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia, phía Đông giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2500m

Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi

thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40 – 50 km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc

Trang 28

khuỷu, thềm lục địa hẹp Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi

Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ

Miền trung nước ta có diện tích cồn cát lớn trải dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận

ca, nhạc họa của Việt Nam Dòng sông là một mạch nguồn, một biểu tượng của văn hóa Huế

 Sông Hàn: Là con sông nằm ở thành phố Đà Nẵng Sông Hàn bắt đầu từ ngã ba sông giữa Quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc Sông Hàn với chiều dài khoảng 7,2 km Chiều rộng của sông khoảng 900 – 1.200m, độ sâu trung bình 4 - 5m

 Sông Lam: Bắt nguồn từ Nậm Căn (Lào), dài 513 km, chảy qua Nghệ An theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển Đông tại cửa Hội

 Sông Ba (còn gọi là Đà Rằng): Bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh (Kon Tum), dài 300 km, diện tích lưu vực là 13.000 km², chảy qua Gia Lai và Phú Yên rồi đổ ra biển Đông qua cửa

Đà Diễn

 Sông Thạch Hãn: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 155 km, diện tích lưu vực gần

3000 km², hợp thành bởi hai con sông chính là sông Quảng Trị và sông Cam Lộ rồi đổ ra biển Đông qua cửa Việt

 Sông Ngàn Sâu: Bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, dài 131 km, chảy qua địa bàn giáp ranh của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là chi lưu chính của sông La

Trang 29

 Sông Trà Khúc: Bắt nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn, dài 120 km, là hợp nước của 4 dòng sông (sông Rhe, sông Xà Lò, sông Rinh, sông Tang), đổ ra biển Đông qua cửa Đại

 Sông Bến Hải: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 100 km, chảy dọc theo vĩ tuyến 17° Bắc từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển Đông qua cửa Tùng

 Sông Thu Bồn: Bắt nguồn từ núi Ngọc Linh (giáp giới hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum), dài 95 km, chảy trên địa phận tỉnh Quảng Nam

 Sông Gianh: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 90 km, chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra Biển Đông qua cửa Gianh

 Sông Nhật Lệ: Bắt nguồn từ núi U Bò (dãy núi Trường Sơn), dài 85 km, chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra Biển Đông qua cửa Nhật Lệ

Các hồ ở khu vực miền Trung chủ yếu là hồ nhân tạo được xây dựng để giữ nước cung cấp cho cho các vùng phát triển nông nghiệp

 Hồ Xuân Hương: Nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt, xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ

 Hồ Than Thở: Là hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt, sau năm 1975 hồ Than Thở còn mang tên hồ Sương Mai

 Hồ Lắk: Là hồ nước tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk, dài uốn bao quanh thị trấn Lạc Thiện, rộng trên 5km2 và thông với con sông KRông Ana

 Hồ Ayun Hạ: Là hồ nước nhân tạo thuộc tỉnh Gia Lai, có diện tích 37 km2, chiều dài 25 km, nơi rộng nhất 5 km

4.1.3 Khí hậu

Khí hậu Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân) Vào mùa đông, do gió mùa

thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ Đến mùa Hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40độC, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp

Trang 30

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc

phía Nam đèo Hải Vân) Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ

4.1.4 Mưa lũ

Thừa Thiên - Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất ở Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt trên 2.600mm, có nơi lên đến 4.000mm Có các trung tâm mưa lớn như khu vực Tây A Lưới - Động Ngại (độ cao 1.774m) có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm, khu vực Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên - Huế có lượng mưa ít nhất, nhưng trung bình năm cũng từ 2.700 - 2.900mm

Hàng năm có từ 200 - 220 ngày mưa ở các vùng núi, 150 - 170 ngày mưa ở khu vực đồng bằng duyên hải Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn

Địa hình phía Tây từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế bao gồm các dãy núi cao Các dòng sông ở đây có dòng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển thường có lòng sông hẹp, độ dốc lớn, diện tích lưu vực nhỏ nên với lượng mưa tương đối lớn trút xuống sẽ sinh ra lũ, lên nhanh và gây lụt lội cho các khu vực đồng bằng thấp phía Đông Ví dụ như Sông Hương - sông Bồ, có độ cao đầu nguồn là 1.318m, dài trên 100 km và diện tích lưu vực 2.690km2, chảy gần theo hướng Bắc Nam đổ ra biển ở cửa Thuận An Vì toàn bộ diện tích lưu vực sông Hương có trên 80% là đồi núi, khu vực đồng bằng còn lại đa phần ở mức thấp hơn so với mực nước biển, nên hầu hết sẽ

bị ngập khi có lũ trên báo động cấp 3 (tương ứng 3,5m)

Với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa trong năm, sẽ phát sinh lũ lụt lớn và gây thiệt hại sản xuất, tài sản, tính mạng cư dân, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái Ngược lại, trong mùa

ít mưa thì nước lại không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của một số địa phương trong vùng

Trang 31

Mùa mưa lũ ở Bắc Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10, ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 Những trận lũ lụt lớn đã xảy ra ở miền Trung vào các năm: 1952, 1964, 1980, 1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003, Có lúc xảy ra lũ chồng lên lũ như các đợt lũ tháng 11, 12 năm 1999; tháng 10, 11 năm 2010

4.1.5 Lịch sử

Miền Trung Việt Nam trong lịch sử đã được gọi bằng các tên khác nhau như Trung Kỳ (là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam kể từ năm 1834), "An Nam" (theo cách gọi của người Pháp) và Trung phần (thời Việt Nam Cộng hòa)

Tây Nguyên thường được gộp vào Trung Bộ, đôi khi có tài liệu gọi vùng này bằng tên ghép Miền Trung - Tây Nguyên Tên gọi Trung Bộ được dùng sau khi vua Bảo Đại thành lập cơ quan hành chính cấp vùng cao hơn tỉnh vào năm 1945, thay cho tên gọi Trung Kỳ gợi nhớ thời kỳ bị Pháp đô hộ, và còn được các tài liệu chính thức của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng Tên gọi này cũng được nhiều người sử dụng cho đến ngày nay

Ngoài ra còn có một danh xưng khác là Trung phần, phát xuất từ việc vào năm 1949, Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại cho thành lập cơ quan hành chính cấp Phần, với chức năng tương đương cấp Bộ năm 1945 Về sau, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng thường dùng danh xưng này cho đến tận khi sụp đổ vào năm 1975 Sắc lệnh số 143-A/TTP của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 23/10/1956 đã quy định gọi Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt tương ứng là Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần Tây Nguyên được Việt Nam Cộng hòa gọi là Cao nguyên Trung phần (trước đó gọi là Cao nguyên Miền Nam) Theo Sắc lệnh số 147-A/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 24/10/1956 thì Trung Phần gồm Cao nguyên Trung phần

và Trung nguyên Trung phần

Miền Trung được chia làm 3 tiểu vùng:

Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng

Trị và Thừa Thiên-Huế Thời nhà Nguyễn vùng này, không kể phủ Thừa Thiên còn được gọi

là Hữu Trực Kỳ

Nam Trung Bộ Việt Nam gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự bắc-nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng

Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận Thời nhà Nguyễn khu vực

này là Tả Trực Kỳ

Trang 32

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng Thời nhà Nguyễn khu vực này là Hoàng Triều Cương Thổ

Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được gọi chung là Duyên hải miền Trung Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung

So sánh với 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ thì Trung Bộ thể hiện rõ nét là một vùng đệm mang tính trung gian Nơi đây phần nào đã chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên là núi non, biển, sông ngòi, các đầm và đồng bằng, vào trong các thành tố văn hoá vùng Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng ven biển nói riêng Các làng nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, có hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau Điển hình

là các ngày lễ cúng đình của làng nghề nông nghiệp và đồng thời là lễ cúng cá ông của làng nghề đánh cá, phần do vùng Trung Bộ gồm có những tiểu đồng bằng nhỏ hẹp, bám sát vào các chân núi ven biển

Khí hậu quanh năm trong vùng không được thuận lợi và tính chất văn hoá vùng miền chịu sự chi phối mạnh của điều kiện tự nhiên vốn luôn khắc nghiệt này Tuy văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng biệt với các vùng khác, nhưng xuất phát từ hệ thống địa lý liền một dải, lại có mối quan hệ tương hỗ giữa các vùng miền trong lịch sử phát triển nên vừa có tính đặc trưng lại vừa tương đồng với nền văn hoá chính thể

4.1.6 Kinh tế

Đặc điểm chung

Trang 33

Kinh tế miền Trung với sự tập trung là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm, có nhiều lợi thế về vị trí chiến lược bao gồm nguồn nhân lực, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất,

8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây và những dự án hàng chục tỷ USD Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chưa phát huy được lợi thế kinh tế vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế nhưng chưa được quy hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao động sản xuất manh mún, tự phát Các cảng biển nước sâu Vũng Áng

- Sơn Dương (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Tiên Sa (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi) không được hoạt động hết công suất tối đa Các khu công nghiệp - chế xuất đang trong tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp trong và ngoài nước trú trọng và quan tâm đầu tư

Vùng kinh tế trọng điểm

Các khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung gồm 5 tỉnh (Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,) với tổng diện tích khoảng 27.884km2, dân số năm 2006 vào khoảng 6,2 triệu người và dự báo đến 2025 là 8,15 triệu người [8] Các khu vực kinh tế này không chỉ có vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng Là mặt tiền của tiểu vùng sông Mekong, từ đây có thể giao thương với các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và xa hơn là các nước Nam Á và vùng Tây Nam Trung Quốc qua các trục hành lang Đông - Tây, đường 9, đường

14, đường 24, đường 19

Năm 1994, Chính phủ phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và Khu công nghiệp Dung Quất đã ra đời vùng kinh tế trọng điểm kéo dài từ Liên Chiểu (Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi), hình thành trục phát triển công nghiệp và du lịch dọc theo vùng duyên hải từ Đà Nẵng đến Dung Quất cùng với chuỗi đô thị đang phát triển trải dài 558 km theo bờ biển, gồm Huế, Đà Nẵng, Hội

An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội Sau đó 2 năm (năm 1996) dự án cảng biển nước sâu và Khu công nghiệp thương mại - du lịch và dịch vụ Chân Mây ra đời dẫn đến sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm

ra đến Thừa Thiên - Huế Tiếp đến năm 2004, việc phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và Khu kinh tế Nhơn Hội dẫn đến sự mở rộng vùng kinh tế trọng điểm về phía Nam đến Bình Định

4.1.7 Du lịch

Trang 34

Từ năm 1993, khi cố đô Huế và tiếp đó là đô thị cổ Hội An, Mỹ Sơn, nhã nhạc cung đình Huế, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bànglần lượt được công nhận là di sản văn hóa thế giới đã tạo ra một dáng vẻ mới cho sự phát triển ngành du lịch miền Trung Nơi đây còn có trên 80 di tích lịch

sử, văn hóa đã được xếp hạng, nhiều bãi biển đẹp nhất Việt Nam và một số hệ sinh thái điển hình như đầm phá, vùng cát, san hô

Gắn với hành lang kinh tế Đông - Tây bởi các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Việt Nam - Lào gồm có cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), cửa khẩu Chalo (Quảng Bình), cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), cửa khẩu Đắc Ốc (Quảng Nam), cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum); Các bãi tắm, vịnh đẹp dọc biển miền Trung; Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản thiên nhiên phục vụ việc tham quan

- nghiên cứu (từ Phòng Nha đến Huế, Hội An, Mỹ Sơn…); Những thương hiệu ẩm thực miền Trung tập trung vào các món ăn Huế và đặc biệt là các món ăn đặc sản biển; Những trung tâm mua sắm, sản xuất hàng lưu niệm đáp ứng nhu cầu mua bán của du khách; Các lễ hội được nghiên cứu và mở rộng trong nhiều địa phương Chính là những điều kiện đã trở thành chuỗi sản phẩm du lịch thu hút sự phát triển kinh tế cho toàn vùng

Tổng nguồn vốn đầu tư cho kinh tế du lịch miền Trung và Tây Nguyên cho đến năm 2005 là 240,6 triệu USD và cho giai đoạn đầu tư phát triển tiếp theo từ năm 2006 đến năm 2010là 1.131 triệu USD

Du lịch miền Trung, du khách sẽ có cơ hội tận hưởng những bãi biển tuyệt đẹp như bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Mỹ Khê, Cà

Ná, Cửa Đại, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) còn được tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ, Forbes chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) là 2 trong số 3 vịnh biển của Việt Nam được kết nạp vào CLB các vịnh biển đẹp nhất thế giới Vịnh biển còn lại là vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) nằm ở miền bắc Việt Nam Du lịch sông nước là một trong những nét quyến

rũ của miền Trung, du khách có thể xuôi theo dòng sông Hương, ngắm cảnh sắc đẹp và tĩnh lặng như tranh thủy mặc Phố cổ Hội An - một trong 10 điểm dừng chân tuyệt vời nhất châu Á do tạp chí Smart Travel Asia bình chọn Một địa điểm lý tưởng du lịch miền Trung nữa là Đại nội kinh thành Huế, đặc biệt sinh động với cảnh sắc Đại nội trong ánh đèn đêm Ngành du lịch miền Trung mang cả sự hiện đại và năng động, kết hợp trong đó là những nét văn hóa truyền thống dân gian, dân tộc

Trang 35

4.1.8 Danh lam thắng cảnh

Khu vực duyên hải miền Trung

 Bãi biển Sầm Sơn: Thuộc thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Bãi biển Sầm Sơn do người Pháp khai thác từ năm 1906 và đã nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát của Ðông Dương

 Bãi biển Cửa Lò: Thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp ở Việt Nam, nằm giữa quần thể du lịch - văn hóa của xứ Nghệ

 Ngã ba Đồng Lộc: Nằm ở giao điểm của tỉnh lộ số 5 và quốc lộ 15, thuộc địa phận huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Trong những năm chiến tranh, ngã ba Ðồng Lộc là cửa ngõ giao thông từ miền Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh

 Thiên Cầm: Nằm ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh Từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã cho xây dựng Thiên Cầm thành một khu nghỉ mát

 Phong Nha - Kẻ Bàng (di sản thiên nhiên thế giới): Thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Đây là một phần của khu vực núi đá vôi cổ nhất ở châu Á được tạo lập từ hơn 400 triệu năm trước Năm 2003, Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới Di sản thế giới thứ năm của Việt Nam

 Địa đạo Vịnh Mốc: Thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Địa đạo Vịnh Mốc được đào trong vòng 2 năm Hệ thống đường hầm có tổng chiều dài gần 2 km, chia thành 3 tầng Địa đạo được thiết kế như một làng dưới mặt đất với 94 căn hộ gia đình, có giếng nước ngọt, hội trường, nhà hộ sinh, phòng phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm

 Kinh thành Huế: Nằm ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế Tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới

 Bảo tàng điêu khắc Chămpa: Xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam Bảo tàng điêu khắc Chàm xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chămpa

 Ngũ Hành Sơn: Thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng Ngũ Hành Sơn gồm

có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây

 Di sản văn hóa Mỹ Sơn: Thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa Những đền thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva, là Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa

Trang 36

 Phố cổ Hội An: Là mẫu tiêu biểu về một cảng thị truyền thống Đông Nam Á trong giai đoạn thế kỷ XV - XVI i

 Vịnh Văn Phong: Thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km về phía bắc Vịnh Văn Phong được Hiệp hội Biển thế giới công nhận là một trong bốn vịnh có vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay

 Bãi biển Đại Lãnh Bãi: Thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang khoảng 80 km Là một trong những bãi biển có vẻ đẹp thiên nhiên bậc nhất

 Khu bảo tồn biển Hòn Mun: Nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

 Tháp Bà Pô Nagar: Nằm bên cửa sông Cái và quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang

 Mũi Né: Là tên một làng chài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 20 Km Mũi Né có nhiều bãi biển nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành

Khu vực cao nguyên miền Trung

 Hồ Xuân Hương: Nằm tại trung tâm thành phố Đà Lạt Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, là nữ sĩ thơ Nôm Hồ Xuân Hương người Việt Nam thế kỷ thứ XIX

 Thung lũng Tình yêu: Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5 km về phía bắc

 Ga Đà Lạt: Tuyến đường sắt nối Đà Lạt với Tháp Chàm (Tourcham), khánh thành năm 1938

và được đánh giá là nhà ga đẹp nhất Đông Dương lúc bấy giờ

 Thiền viện Trúc Lâm: Tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng, thuộc phường 3 thành phố Ðà Lạt Chùa do hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng từ đầu thập niên 90

 Biển hồ Tơ Nưng: Nằm ở xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Biển hồ Tơ Nưng nguyên là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu năm

 Nhà mồ Tây Nguyên: Tồn tại ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên Nhà mồ Tây Nguyên được xây cất theo phong tục tang lễ, có trang trí nhiều tượng gỗ

4.2 Địa hình Karst

4.2.1 Karst và hang động

Trang 37

4.2.1.1 Karst là gì?

Karst là một cảnh quan riêng biệt bao hàm tổng thể các dạng địa hình, các yếu tố thủy văn độc đáo và các quá trình tạo ra chúng, chủ yếu là sự hòa tan của nước trên mặt và nước ngầm đối với các loại đá có nhiều khe nứt, lỗ hổng, có thể hòa tan được như đá vôi, dolomit, cẩm thạch

Các dạng địa hình karst xói mòn chủ yếu gồm: karren (đá tai mèo hoặc ngọn đá, rãnh đá), phễu, hang động, các mạch nước, thung lũng, dòng sông ngầm, các đồi núi sót… Các dạng địa hình tích tụ (thạch nhũ) trong hang động chủ yếu là chuông đá, măng đá, cột đá

Thuật ngữ “Karst” – có nguồn gốc từ vùng Balkan Karst được dùng để phản ánh đặc điểm chất vùng Karst thuộc Croatia gần bờ biển của Biển Adriatic Một số nghiên cứu sớm nhất về karst đã được tiến hành trong khu vực Balkan Krast trong tiếng Đức nghĩa là “đá”

Các vùng karst chiếm khoảng 20% bề mặt trái đất Karst là một trong những vùng giầu tài nguyên, hấp dẫn và đa dạng nhất của thế giới bao gồm nguồn cung cấp nước, mỏ đá vôi và khoáng chất…

Ở Việt Nam, đá vôi (địa hình karst) chiếm gần 20% diện tích lãnh thổ phần đất liền, tức là khoảng 60.000 km2 Đá vôi tập trung hầu hết ở miền Bắc

4.2.1.2 Sự hình thành hang động karst

Trong tự nhiên, axit cacbonic được tạo ra khi nước mưa rơi qua bầu khí quyển mang một lượng nhỏ CO2 Khi nước mưa đi qua đất (nước dưới đất), hấp thụ thêm CO2 sẽ có tính a xit mạnh hơn, dễ dàng hòa tan canxit (loại khoáng chất chủ yếu trong đá vôi) mang đi theo dòng chảy Theo thời gian, đá dọc khe nứt (hoặc lỗ rỗng) dần bị hòa tan mở rộng và kết nối lại với nhau để tạo ra các khoảng trống lớn hơn Các dòng chảy mở rộng khoảng trống này thường xảy ra tại hoặc ngay dưới gương nước ngầm, nơi nước lưu thông theo chiều ngang (tương ứng với mực xâm thực cơ sở địa phương) Khi các khoảng trống mở rộng đủ lớn, con người có thể đi qua được gọi là “hang động”

4.1.2.3 Sự hình thành trầm tích hang động (chuông đá, măng đá, cột đá)

Trang 38

4.1.2.3.1 Chuông đá: Dung dịch bicacbonat chảy theo các khe nứt xuống tới trần hang thường

còn lại rất ít, chảy theo kiểu nhỏ giọt.Các giọt nước treo trên trần hang, trước khi rơi xuống đáy hang CO2 bị mất vào không khí (sự khử khí CO2) và một lượng nhỏ cacbonat canxi được kết tủa thành tinh thể canxit

Ca2+ + 2HCO3− → CaCO3 + H2O + CO2

Bằng cách này, lượng CaCO3 ngày nhiều thêm, hình thành khối canxit treo lơ lửng trên nóc hang Đó là chuông đá.Chuông đá có thể có kích thước lớn, chiều dài tới mấy mét Nếu cắt ngang chuông đá sẽ thấy cấu trúc phân lớp đồng tâm (giống thân cây gỗ) Điều đó chứng tỏ chúng được tăng kích thước bằng cách tích tụ dần từng lớp Trong một số trường hợp chuông đá

có cấu tạo hình ống, ở giữa rỗng

4.1.2.3.2 Măng đá: cũng có cấu tạo giống chuông đá nhưng mọc cao dần lên từ đáy hang Các

măng đá đều nằm trên cùng đường thẳng đứng với chuông đá tương ứng do chúng được thành

tạo bằng canxit kết tủa từ những giọt nước rơi từ chuông đá xuống

4.1.2.3.3 Cột đá: hình thành khi chông đá và măng đá phát triển kết nối lại với nhau Quá trình

hòa tan (xói mòn) hình thành hang động và quá trình tích tụ trầm tích trong hang động

4.2.2 Tầm quan trọng của karst và hang động

Khu vực karst là một trong những cảnh quan đa dạng nhất của Trái đất với một nguồn tài nguyên trên và dưới mặt đất phong phú Dưới đây mô tả sơ bộ tầm quan trọng của tài nguyên karst và hang động

4.2.2.1 Tài nguyên nước ngầm

Theo UNESCO “nước ngầm trong ở vùng karst là nguồn nước uống quan trọng nhất cũng như

an toàn nhất” Người ta ước tính rằng nước ngầm karst hiện cung cấp khoảng 25% lượng nước uống của thế giới Tỷ lệ này sẽ gia tăng trong tương lai do nguồn nước khu vực phi karst bị ô nhiễm

4.2.2.2 Tài nguyên khoáng sản

Trang 39

Các nguồn tài nguyên khoáng sản phổ biến nhất được khai thác từ khu vực karst là đá vôi, đolomit, cẩm thạch phục vụ cho xây dựng Một số khu vực karst và hang động cổ có các mỏ quặng có giá trị kinh tế như chì, kẽm, nhôm, phốtphorit

4.2.2.3 Hồ sơ về cổ khí hậu, cổ môi trường

Trầm tích hang động là kho lưu trữ tự nhiên chi tiết nhất về về lịch sử khí hậu và môi trường Trái Đất trong quá khứ Biến đổi khí hậu và môi trường (dao động nhiệt độ khu vực, khí trong khí quyển, lượng mưa), thời kỳ băng hà, biến đổi mực nước biển, động đất, chuyển động kiến tạo, phun trào núi lửa v.v được ghi lại trong các lớp tăng trưởng của các trầm tích hang động qua hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu năm

Các hệ thống karst có tác dụng như các bồn CO2 tự nhiên, do đó giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu

4.2.2.4 Khảo cổ học và Văn hóa

Karst và hang động có giá trị văn hóa và lịch sử cao Từ buổi sơ khai, hang động đã là nơi con người trú ẩn để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và các loài thú dữ Nhiều hang động là các địa điểm khảo cổ vĩ đại, nơi mà các vật liệu chế tác mỏng manh của người tiền sử được bảo tồn Những vật liệu dễ vỡ và mong manh như đồ bằng đất sét, hạt giống, dấu chân và các bức tranh tinh tế là những ví dụ về những cổ vật quý hiếm trong hang động

4.2.2.5 Đa dạng sinh học

Karst và hang động là những tài nguyên vô cùng quý giá, lưu trữ một loạt ổ sinh thái độc đáo Bên cạnh sự đa dạng vô cùng phong phú của thực vật và động vật, bao gồm các loài đặc hữu được tìm thấy ở các khu vực karst, hang động cũng là môi trường sống vi sinh vật độc đáo Tiếp tục nghiên cứu các loài mới và các cộng đồng vi sinh vật hang động có thể phát hiện ra các chất mới hữu ích cho mục đích y tế

4.2.2.6 Du lịch, giải trí

Khu vực Karst cung cấp ba loại hình du lịch, giải trí chính: các hang động phục vụ thăm quan, các hang động hoang dã, và các khu vực danh lam thắng cảnh

Trang 40

Hầu như tất cả các quốc gia có các karst đều có các chương trình du lịch thăm quan hang động Trên thế giới, có khoảng 250 triệu người hàng năm mua vé tham quan hang động Có khoảng

100 triệu người trực tiếp hoặc gián tiếp thu nhập từ hoạt động karst và hang động

4.2.3 Tính dễ tổn thương của karst và hang động

Karst và hang động là những môi trường vô cùng mong manh nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động nhân sinh, chủ yếu liên quan đến yếu tố địa mạo, thủy văn và hệ sinh thái riêng biệt

4.2.3.1 Khai thác khoáng sản, đá trang trí

Trong vùng karst nhất là các vùng thấp, các khối karst sót có thể bị mất do hoạt động khai thác

đá của con người phục vụ cho xây dựng Một số nơi thạch nhũ trong hang bị đập phá cho mục đích trang trang trí khác nhau

4.2.3.2 Hoạt động nông nghiệp

Đốt phá rừng, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp sẽ làm mất thảm thực vật bảo vệ, lớp đất mỏng trên địa hình karst sẽ bị xói mòn làm mất dần cảnh quan karst Canh tác nông nghiệp có thể gây ô nhiễm nguồn nước karst, nhất là những nơi không có lớp đất phủ đủ dày có tác dụng như một tầng chắn lọc tự nhiên Một khi nước mặt ở đó bị nhiễm bẩn thì lập tức nước ngầm cũng

bị ô nhiễm

4.2.3.3 Hoạt động du lịch, tín ngưỡng

Phát triển du lịch không bền vững cũng làm suy giảm hệ sinh thái karst Ví dụ trang trí hệ thống đèn chiếu sáng quá mức trong hang động sẽ làm suy thoái thạch nhũ Một số cửa hang có thể bị lấp hoặc tạo mới, ảnh hưởng tiêu cực tới các loài chim, dơi và các sinh vật khác

Hoạt động tín ngưỡng hoặc du lịch thiếu ý thức cũng có thể đe dọa các loài động thực vật, nhất là những loài sống ở chân núi

4.2.3.4 Bảo vệ môi trường karst và hang động

Ngày đăng: 28/03/2018, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w