Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một trong những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này.. Chất liệu đá là một trong những chất liệu
Trang 1 Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi
Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi
Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ
Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất Năm 2011 dân số thành phố tăng
lên 7.521.138 người Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người
Trang 2 Lịch sử hình thành
Vào khoảng thế kỷ thứ 5, Sài Gòn Gia Định là vị trí của hai nước nằm sát cạnh nhau:
Thù Nại và Bà Lị Thời gian sau cả hai nước này đều bị nước Phù Nam kiêm tính và đặt
kinh đô ở Vyâdhapura Qua thế kỷ thứ 6 đến lượt nước Phù Nam lại bị thôn tính do Tiểu
vương Kambuja ra đời, gọi là nước Chân Lạp hay Cao Miên.Triều đình Chân Lạp thuở
đó với bộ máy nhà nước khá quy củ Phần đất có hai khu vực rõ rệt, miền khô lục Chân Lạp và miền trũng úng Thủy Chân Lạp Miền khô nằm trên phía Bắc Còn phần đất bên dưới nằm ở phía Nam, thuộc hạ lưu sông Mê Kông (Cửu Long) vốn là miền trũng úng, thuộc loại hiểm địa, bị hoang phế từ lâu đời
Thế kỷ thứ 14 nước Chân Lạp bị quân Mã Lai áp đảo dày xéo, buộc phải thần phục.Về
sau bị Xiêm đặt ách thống trị Khoảng thời gian này đã có chiến tranh biên giới Xiêm La
và Chân Lạp rất quyết liệt khiến quân lính cả hai bên sợ hãi tìm cách đào ngũ nhập vào số các sắc dân Mã, Việt, Chăm, Chân Lạp cùng nhau chạy loạn Một vài toán liều mạng chạy xuống vùng biển Thủy Chân Lạp, vào rừng sâu ẩn náu
Đầu thế kỷ 17 vua Chân Lạp là Chey Choetha II đã xin cưới một công nương nhà Đại
Việt, con gái vua Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên (1617-1635) Mục đích của Chân Lạp muốn dựa thế lực nhà Nguyễn hòng chống lại Xiêm La (tức Thái Lan) Còn mục đích của Đại Việt muốn nhân cơ hội lấy tình thân thông gia, giữ ôn hòa lân bang và để đặt bước khai hoang
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé) Cuối năm 1679 chúa Nguyễn
cho phép các đoàn người Minh của Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa và của Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho-là những đất chúa Nguyễn thực tế xem như là do mình quản trị, cũng là những vùng đã có lưu dân Việt Nam khai hoang lập ấp từ đầu thế kỷ 17
Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Cảnh vào "kinh lý"
miền Nam Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ ngày nay
Năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà
Tây Sơn tàn sát phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé), chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau thành phố Chợ Lớn
Năm 1861, sau khi chiếm được thành Gia Định, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn.1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc
Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2
tại khu Bến Nghé cũ, đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp: Ville de
Cholon) tại khu vực Sài Gòn cũ Từ đó tên gọi Sài Gòn chính thức dùng để chỉ vùng đất
Trang 3Bến Nghé, và tên Chợ Lớn để chỉ vùng Sài Gòn cũ Sau năm 1956, tên gọi Sài Gòn được
- Khí hậu
Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô mát, nhiệt độ cao vừa mưa ít) Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, vào mùa mưa Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông,
- Thủy văn
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km².Sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố.Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km Sông Sài Gòn rộng khoảng 225 m đến 370
m, độ sâu tới 20 m Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái
Điều kiện kinh tế - xã hội
- Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam
Trang 4Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng.Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng
- Văn hóa
Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng về văn hóa Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn
Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam
Á được khách du lịch quốc tế ưa thích (Theo Trip Advisor - website du lịch lớn nhất thế giới và là website uy tín được đánh giá bởi các chuyên gia du lịch hàng đầu và khách du lịch trên toàn thế giới)
Theo số liệu thống kê trong năm 2013, tổng lượng khách quốc tế đến TP.HCM ước đạt 4.109.000 lượt, tăng 8,1% so với năm 2012, đạt 100,2% chỉ tiêu kế hoạch, chiếm 55% tổng lượng du khách quốc tế đến Việt Nam (ước đạt 7.400.000 lượt, tăng 9% so với cùng kỳ)
Phát huy vai trò chủ động của ngành, ngành Du lịch TP Hồ Chí Minh đã luôn chú trọng tăng cường mối quan hệ phối hợp với các Sở - ngành - địa phương để tận dụng tối đa các lợi thế tiềm năng, tập trung thực hiện một số mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm Đó là xây
dựng và nâng cao hình ảnh “Thành phố Hồ Chí Minh – Điểm đến thân thiên, hấp dẫn,
an toàn”
Trang 5 Đặc sản
Ốc
Chắc có lẽ không nơi đâu quán ốc, các món ốc lại đa dạng và tuyệt vời như ở Sài Gòn
Từ ốc móng tay, óc hương, ốc nhung, sò long, sò huyết, sò điệp, hàu… cho đến ốc giấm,
ốc vú nàng, ốc ngựa… đều xuất hiện trong menu của các quán
Các con đường ốc phải kể đến như Thành Thái (Q.10), Vĩnh Khánh (Q.4), khu bờ kè… với giá từ 30.000 đồng/phần
Cơm tấm ngon ở Sài Gòn rất nhiều như ở Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận), cơm tấm khuya chợ Tân Định, An Dương Vương (Q.5), và một số hệ thống như Thuận Kiều, Mộc… với giá từ 25.000 đồng/phần
Hủ tiếu/hủ tíu
Ẩm thực Sài Gòn mang trong mình một danh sách dài các loại hủ tíu: hủ tíu Sa Đéc, hủ
tíu Mỹ Tho, hủ tíu bò viên, hủ tíu Tàu Được ưa thích và phổ biến nhất là hủ tíu Nam Vang và “hủ tíu gõ”
Hủ tíu Nam Vang, có nguồn gốc từ Campuchia nhưng được chế biến theo phong vị Hoa, biến đổi phù hợp với Sài Gòn Các quán hủ tíu Nam Vang nổi tiếng ở Sài Gòn tọa lạc trên đường Kỳ Đồng, Võ Văn Tần, Nguyễn Thượng Hiền (Q.3)… với giá từ 50.000 đồng/tô Còn hủ tíu gõ có giá bình dân hơn, chỉ từ 10.000 đồng/tô
Bò bía, gỏi cuốn
Bò bía và gỏi cuốn tương đối giống nhau về hình dáng nhưng nguyên liệu thì có sai khác.Bò bía có nhân cuốn là củ sắn luộc, lạp xưởng, tôm khô, salad Nó được dùng chung với tương đen xay, bỏ chút ớt, đồ chua, đậu phọng, hành phi, tạo ra mùi vị khá đặc biệt Trong khi đó, gỏi cuốn có đầy đủ rau sống, rau thơm, bún, tôm, thịt ba chỉ, dễ ăn và thân thiện hơn bò bía Nước chấm gỏi cuốn là điểm thu hút và thể hiện “đẳng cấp” của từng quán
Trang 6Lẩu
Người Sài Gòn ăn lẩu quanh năm và đó luôn là món được chọn trong các buổi họp mặt hay tiệc tùng Sài Gòn có đủ loại lẩu: mắm, cá, lẩu Thái, lẩu nấm… Mỗi loại lẩu có hương, vị khác nhau song đều mang đến những trải nghiệm thú vị, nhất là lẩu cá kèo và lẩu dê
Lẩu cá kèo mang hương vị miền Nam đặc trưng và hương thơm khó quên Cá kèo chín,
ăn cả con, thịt có vị ngọt bùi, thấm thêm vị chua chua chát chát của lá dang, chấm thêm
vị mặn của nước mắm ớt tươi cay nồng, thỉnh thoảng nghe đắng ở đầu lưỡi vì mật cá mới tròn vị Lẩu cá kèo ngon ở Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thị Diệu, Sư Thiện Chiếu (Q.3).Ngoài ra, còn có lẩu dê Trương Ðịnh, Nguyễn Công Trứ ((Q.1), quán ở góc Ngô Quyền - Lý Thái Tổ (Q.10)
2 Biểu tượng du lịch TP.HCM
Vibrant Hochiminh City đượchình thành từ Vitality dựa trên quy trình sáng tạo của
Cowan do các giám đốc sáng tạo đến từ Australia khởi xướng, dựa trên kết quả của quy trình: Sáng tạo Định vị > Khảo sát >Thẩm định khách quan như đã nêu Vibrant là ngôn ngữ hình tượng, có tác động và quan hệ mật thiết đến ngôn ngữ thiết kế và ngôn ngữ giao
tiếp ở mức độ chuẩn xác và nổi bật hơn so với „Vitality’ là ngôn từ mang tính nội tại và
nêu bật giá trị cốt lõi và hơi thiếu tính truyền thông Về mặt ý nghĩa, Vibrant là một tính
từ, có vai trò nêu bật và quảng bá tốt hơn là một danh từ (Vitality), với ý nghĩa có phần thiên về hình ảnh
Thành phố Hồ Chí Minh – Sức sống rực rỡ
Về mặt ngôn ngữ Vibrant cómột phần ý nghĩa „sắc màu rực rỡ‟ và rất dễ tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc tế Tuy nhiên đối với người Việt Nam giá trị nội tại của thành phố Hồ Chí Minh không phải là sự hào nhoáng bên ngoài như lần đầu gặp gỡ, mà thực chất là là sức sống rực rỡ bắt nguồn từ bản sắc của Người Việt Nam, đây là nơi hội tụ các giá trị của Người Việt trong tiến trình mở mang bờ cõi, trong dòng chảy của lịch sử và trong thời đại Hội nhập quốc tế
Sức sống rực rỡ của thành phố Hồ Chí Minhlàm lay động cảm xúc, sự hứng khởi vàcảm
xúc của du khách… nó có thể biến „du khách‟ trở thành bạn hữu, bằng nụ cười thân thiện; bằng những món ăn; bằng nụ cười; đường phố nhộn nhịp; sự hào sảng mang hơi hướng văn hoá Nam Bộ… bằng sự suy tư sâu lắng trong những di tích và bảo tàng… bằng sự sôi
động với nhiều cơ hội giao thương…và bằng cả trái tim nhân hậu của lòng mến khách…
Phân tích ý tưởng và ý nghĩa thiết kế Logo
Trang 7Thiết kế bao gồm các yếu tố: Dòng chảy của sắc màu: thể hiện ý nghĩa từ Vitality cho
đến Vibrand – rực rỡ, thể hiện sức sống và dòng chảy hốihả cùng sắc màu rực rỡ của văn hoá và cuộc sống thành phố; Bến nhà rồng: con thuyền của dòng lịch sử từ quá trình khai
mở đến giai đoạn lịch sử đánh dấu bước khởi đầu của cách mạng Nguyễn Ái Quốc, cho đến biểu trưng của một thành phố như dáng một con tàu vươn ra biển lớn; Dòng chữ Vibrant (thay cho Vitality) đa sắc màu: phản ánh đặc trưng đa-văn-hoá, tính chất quốc tế của văn hoá và con người thành phố Hồ Chí Minh, vừa hiện đại vừa thân thiện và gần gũi
3 Nhà thờ Đức Bà
Giới thiệu chung:Là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh Đây
là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một trong những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này
Vị trí:Tọa lạc số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh,
nằm sừng sững tại trung tâm của thành phố, nơi giao nhau của bốn con đường, nằm trên thế đất cao, nhà thờ có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, thu hút ánh nhìn, sự quan tâm của tất cả mọi người khi đi qua khu vực này Không những thế, theo một câu chuyện kể lại rằng vị trí mà nhà thờ tọa lạc hiện nay chính là nơi mà rồng nhã ngọc theo tư tưởng của Tổng thống Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ, với đầu rồng là Dinh Thống Nhất (nơi Tổng thống ở) và đuôi rồng là hồ Con Rùa ngày nay
Tên gọi: Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn ( tên chính thức: Vương cung Thánh đường
chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội) gọi tắt là nhà thờ Đức Bà
Lịch sử hình thành:
Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho
người Công giáo trong đoàn quân viễn chinh Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường
Số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế) Đây vốn là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ
hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ
Vì ngôi nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một nhà thờ khác bằng gỗ bên bờ "Kinh
Trang 8Lớn" (còn gọi là kinh Charner, địa điểm là trụ sở Tòa Tạp Tụng thời Việt Nam Cộng hòa) Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức
trong phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ, về sau cải thành trường học Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong
Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biến pha trộn nét phong cách kiến trúc
Nhà thờ Nhà Nước vì nó do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6
chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam
Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, giờ đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý Ngày 15 tháng 2
năm 1959, bức tượng được chở qua Việt Nam và tới Sài Gòn Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, đã làm phép bức tượng này vào buổi
Trang 9chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959 Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà
Ngày 5 tháng 12 năm 1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong
Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường (basilique) Từ đó,
tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn Giá trị:
1/ Kiến trúc:
Thánh đường:
+ Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nằm quay mặt về hướng Đông Về mặt tự nhiên, đây là
hướng mặt trời mọc tỏa những ánh nắng ban mai đầu tiên, chiếu sáng cả không gian nhà
thờ Về mặt tôn giáo, nó mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt về sự phục sinh của Chúa
Kitô – một điển tích trong Kinh Thánh Chúa sẽ sống lại và Ngài sẽ đến trong vinh quang, mang theo ánh sáng phục sinh để xua tan đi bóng đêm tội lỗi nhằm cứu vớt con người khỏi những mê đắm, lầm than Hơn thế nữa, hướng Đông cũng chính là để hướng những người giáo dân về thánh địa Giêrusalem – đền thờ thiêng liêng của những người theo đạo Kitô giáo
+ Từ trên cao nhìn xuống, nhà thờ mang hình ảnh của cây thập tự - nơi mà Đấng Cứu
Thế của người Kitô giáo đã bị đóng đinhvà chịu chết khổ hình để cứu chuộc tội lỗi nhân loại
+ Nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng
Sài Gòn – Gia Định lúc bấy giờ
+ Móng của thánh đường được thiết kế rất đặc biệt , chịu được tải trọng gấp 10 lần
toàn bộ kiến trúc nhà thờ nằm bên trên
+ Sự kết hợp giữa nét kiến trúc Roman cải biến và kiến trúc Gothic
Bên ngoài:
Với mái vòm hình vòng cong tròn theo phong cách kiến trúc Roman, toàn bộ không
gian cũng như công trình của thánh đường được kéo lên cao Qua đó, nó thể hiện được niềm tin tôn giáo mãnh liệt về sự ngự trị của Chúa ở trên cao
Trang 10Vòm cửa bằng đá với những cột trụ to, cao mang đậm phong cách kiến trúc Gothic đã
để lại những ấn tượng sâu đậm cho du khách đến tham quan
Trên trán tường cửa chính của nhà thờ có hàng chữ La tinh dược khắc lên nghĩa là Thiên
Chúa tối cao đã ban cho Đức Trinh nữ Maria đƣợc ơn vô nhiễm nguyên tộivà hai câu đối
bằng tiếng Hoa trên trán tường cửa vào bên phải với ý nghĩa: “Nhà thờ Thiên Chúa đầy
ân đức – Thánh mẫu vô nhiễm nguyên tội”.Những dòng chữ ấy cũng thể hiện cho việc
nhà thờ đã nhận thần tín của Đức Maria (vô nhiễm nguyên tội) làm bổ mạng
Bên trong:
Bên trong thánh đường là một không gian thật thoáng đãng với thiết kế một lòng chính, hai lòng phụ và hai dãy nhà nguyện Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93 m, chiều
ngang nơi rộng nhất là 35 m, chiều cao của vòm mái là 21 m với sức chứa có thể đạt tới
là 1200 người phục vụ cho mục đích tôn giáo
Thánh đường với hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên 6 chiếc tượng trưng cho
12 vị Thánh Tông đồ, nó thể hiện một sự cân đối, hài hòa và đẹp mắt cho công trình
kiến trúc này Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ cùng các bệ thờ và tượng Thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo Chất liệu đá là một trong những chất liệu phổ biến của văn hóa kiến trúc phương Tây
Những nhà nguyện đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của các giáo dân (những người theo đạo Công giáo) bởi lẽ đây chính là nơi mà họ có thể giải
bày những tâm tư thầm kín của họ, những lỗi lầm mà họ đã phạm để mong nhận được sự tha thứ của Chúa qua việc giải tội của các linh mục – là những người đại diện cho Chúa ở trần gian này
Bàn thờ nơi Cung Thánh được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình 6 vị thiên
thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm 3 ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả Thánh tích Trong các thánh đường, bàn thờ là nơi quan trọng nhất, nơi
mà các vị linh mục cử hành Thánh lễ và hướng tâm hồn các giáo dân về với Chúa Hiện nay, nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn có hai bàn thờ được đặt song song với nhau; một bàn thờ cẩm thạch nguyên khối được dựng từ trước và nay chỉ còn được sử dụng để phục
vụ cho việc thờ tự, một bàn thờ đá được dựng sau này để tiện cho việc cử hành Thánh lễ, đem những nghi thức, lời giảng, câu kinh đến gần hơn với cộng đoàn dân Chúa
Trên tường thánh đường được trang trí nổi bật 56 cửa kính do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất, mô tả các nhân vật hay sự kiện trong Thánh Kinh; 31 bông
Trang 11hồng tròn , 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp
Tất cả đều tuân thủ theo thức Roman và Gothic, tôn nghiêm và trang nhã
Những bông hồng tròn được khắc trên các cột trụ trong thánh đường là một nét hoa văn
vô cùng độc đáo mang đậm kiến trúc Gothic đồng thời nó mang một ý nghĩa tôn giáo vô cùng quan trọng, gắn liền với hình ảnh Đức Trinh nữ Maria – là Mẹ Thiên Chúa
Đứng từ bàn thờ chính của nhà thờ nhìn về phần trên cao phía cửa chính, chúng ta sẽ nhìn thấy một bức tường gỗ lớn Đó là nơi được gọi là “gác đàn” và bức tường gỗ ấy chính là
cây đàn organ ống – một trong hai cây đàn cổ nhất nước ta hiện nay, theo linh mục
Vương Sĩ Tuấn Cây đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn
Bộ chuông độc đáo với âm thanh mô phỏng 7 nốt nhạc được chế tạo tại Pháp và
mang qua Sài Gòn năm 1879 đã tạo ra một nét thú vị, hấp dẫn níu chân biết bao du khách Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 4.184 kg, chuông la nặng 5.931 kg và đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới
Tiếng chuông nhà thờ mang một ý nghĩa rất riêng Đó không chỉ là tiếng chuông để
báo hiệu cho các giáo dân về giờ lễ đã đến, cũng không chỉ là tiếng chuông quy tụ cộng đoàn dân Chúa cùng nhau về tham dự một sự kiện trọng đại nơi thánh đường Mà đó còn
là tiếng chuông tỉnh thức, tiếng chuông mời gọi, tiếng chuông lòng vang vọng nhắc nhở mỗi người về sự cầu nguyện không ngừng và hướng tâm hồn lên tới Chúa
Đồng hồ khổng lồ:
Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được chế
tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn
1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch
Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác.Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy
có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ
Trang 12con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe
Tương Đức Mẹ Hòa Bình:
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình)
Tượng do nhà điêu khắc G Ciocchetti thực hiện năm 1959., làm bằng đá cẩm thạch
trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn
Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ
Latinh nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH - CẦU CHO CHÚNG TÔI - 17.02.1959
Nhà thờ còn là nơi để giáo dục đức tin cho mọi người, hướng con người vào những
điều thiện, việc bác ái và khuyên răn con người tránh xa tội lỗi, là nơi ươm mầm cho các gia đình nhỏ sống tốt đời đẹp đạo
Một điều đáng quý nơi nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đó chính là sự thu hút mọi tầng lớp không phân biệt tuổi tác, tín ngưỡng đến và cầu xin Đức Mẹ ban cho họ sự bình an và
Trang 13Với những điều kiện sẵn có : tọa lạc tại trung tâm của thành phố, là công trình kiến trúc
đặc sắc và công trình tôn giáo quy mô lớn, nhà thờ Đức Bà – biểu tượng của sự hội nhập văn hóa – xứng đáng là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút
nhiều khách du lịch nhất tại TP.HCM
Được xếp vào danh sách 100 điểm thú vị cùa TP.HCM do Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch TP.HCM phối hợp với hiệp hội Du lịch TP.HCM và công ty cổ phần thương mại Doanh Nhân Việt – VEC tổ chức, luôn nằm trong những tour tham quan cho du
khách trong và ngoài nước đến với nơi đây, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một phần không thể thiếu cho sự phát triển du lịch của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung
*Thời gian tham quan :
Trang 14Theo kiến trúc chung, bên ngoài các nhà thờ Công giáo luôn có một cây thánh giá đặt nơi cao và dễ thấy nhất; bên trong ít nhất phải gồm hai gian chính: gian cung thánh (trung tâm là cây thánh giá) và gian giáo dân (có hoặc không có ghế quỳ)
Nhà thờ công giáo gồm có những thành phần sau:
Nhà thờ chính: là nơi diễn ra các nghi lễ thờ phượng: thánh lễ hàng ngày, cầu nguyện,
chầu Thánh Thể, thực hiện các bí tích
Cung Thánh: là nơi linh mục chủ tế thực hiện các nghi lễ Cung thánh thường ở vị trí trang trọng và cao hơn để giáo dân có thể theo dõi thánh lễ Phía trên có treo Thánh giá, phía dưới Thánh giá có Nhà tạm (nơi cất giữ Thánh Thể) và một quyển Kinh Thánh (sách thật hoặc hình ảnh, tượng) Trên cung thánh còn có bàn thánh
và bục giảng
Phần dành cho giáo dân dự thánh lễ, có các hàng ghế ngồi, quỳ
Xung quanh nội thất nhà thờ chính luôn có 14 chặng Đàng Thánh giá, là tranh hay tượng mô tả lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu
Ngoài ra, trên Cung Thánh còn có thêm tượng và bàn thờ Đức Mẹ Maria (bên trái khi nhìn từ ngoài vào trong), Thánh Giuse (bên phải khi nhìn từ ngoài vào trong) Mặt tiền bắt buộc phải có tượng Thánh bổn mạng cho nhà thờ (mỗi nhà thờ chỉ có duy nhất một thánh bổn mạng) hay các Thánh tử đạo liên quan đến nhà thờ hay địa phương
Tháp chuông: có thể cùng một kiến trúc với nhà thờ chính hoặc là một kiến trúc độc lập
Thường hạng mục này là cao nhất trong công trình, trên đó có Thánh giá.Nhà thờ đổ chuông để báo giờ lễ cho giáo dân hoặc trong các dịp lễ quan trọng
Các thành phần phụ trợ (có thể có hoặc không):
Đài Đức Mẹ
Hang đá
Trang 15 Nhà xứ là nơi các linh mục và tu sĩ ở và làm việc
Ngoài ra có thể có các công trình khác như phòng học giáo lý, Nhà hài cốt (nơi đặt các hủ tro cốt người chết), nhà sách
2/ Kiến trúc Roman
* Kiến trúc Roman là phong cách kiến trúc của các vùng Trung và Tây Âu vào khoảng
thế kỷ 11 và thế kỷ 12 Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha khi các thành phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ
Đặc điểm của kiến trúc Roman:
Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantine, do một số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây
Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương
Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến
Kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa
đi và cửa sổ kích thước nhỏ
Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh
Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang
Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc
Trang 163/ Kiến trúc Gothic
* Kiến trúc Gothic ra đời sau thời kì kiến trúc Roman, bắt đầu phát triển từ nửa sau thời
Trung cổ ở Tây Âu Khoảng năm 1200 sau Công Nguyên, dân châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Gothic Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung cổ này là trong khi kiến trúc Roman theo kiểu vòm cong tròn thi kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn Kiến trúc Gothic có cửa sổ nhiều hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn kiến trúc Roman
Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân dụng Nhiều mẫu kiến trúc nhà thờ còn lại đến ngày nay mà trong số chúng, ngay những công trình nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng phần vì không có 2 công trình kiến trúc Gothic nào lại giống hệt nhau Rất nhiều những công trình lớn là những kiệt tác kiến trúc vô giá được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới
Thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothic từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp Châu
Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và trường đại học cho đến tận thế kỷ 20
Đặc điểm của kiến trúc Gothic:
Thường có chiều cao lớn từ 38-42 mét, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa
sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12 mét
Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng
Các cửa sổ Hoa Hồng rất lớn và giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc
Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc cũng như kính màu được sử dụng rộng rãi
Kiểu mặt bằng cơ bản là kiểu mặt bằng chữ thập Latinh, mặt đứng ở phía Tây có cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất; ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ nửa đường tròn
Trang 17 Hình thức bên ngoài phản ánh trung thực hình thức kết cấu bên trong
Công trình cao lớn, đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với tỷ xích của con người
Cảm giác về chiều cao của nhà thờ Gothic là do chiều cao thật của nó quyết định
và một phần nữa là do ảo giác quyết định, ảo giác này là do cột cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên
4/ Vương cung Thánh đường
Vương cung thánh đường: là những nhà thờ tính cách cổ kính, tầm quan trọng
trong lịch sử , có kỷ niệm đẹp hoặc biến cố tôn giáo quan trọng được Tòa Thánh Vatican phong tặng
Đại vương cung thánh đường (Major Basilica): danh hiệu dành cho bốn vương cung
thánh đường nổi tiếng ở Vatican gồm Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô (là một nhà thờ chính tòa), Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (là một nhà thờ), Vương cung thánh đường Đức Bà Cả (là một đền thờ) và Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (là một thánh địa)
Tiểu vương cung Thánh đường (Minor Basilica): danh hiệu dành cho bất kỳ ngôi thánh
đường hay thánh địa quan trọng nào khác tại Rôma hay khắp nơi trên thế giới, do chính giáo hoàng ban tặng Khi một nhà thờ đã được nâng lên danh hiệu tiểu vương cung thánh đường thì được Tòa Thánh trao cho hai biểu trưng của giáo hoàng: một là cái chuông
(tintinnabulum) dùng để báo tin khi giáo hoàng hay người thay mặt giáo hoàng đến, hai là
cái dù bằng lụa có hai màu vàng, đỏ (conopaeum) dùng để che cho giáo hoàng
Nhà thờ chính tòa: là nhà thờ chính của một giáo phận, nơi đặt ngai tòa của giám
mục giáo phận ấy
*Các vương cung Thánh đường tại Việt Nam
Nhà thờ Kẻ Sở (Dôme de Sở Kiện) là một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng Giáo
phận Hà Nội, tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam
Đây là một trong những nhà thờ cổ kính và to lớn nhất của tổng giáo phận này, từng đóng
vai trò như một nhà thờ chính tòa giáo phận từ năm 1882 đến 1936.Tên "Sở Kiện" là
Trang 18ghép từ tên của làng Sở (hay Ninh Phú) phía đông chuyên làm ruộng và làng Kiện (hay
Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi
Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang (tên khác: Nhà thờ La Vang) là một nhà
thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị, Việt Nam Đây là một trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam.1894 mới khởi công và hoàn tất vào năm 1901
Tiểu Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Phú Nhai nằm trên địa phận xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là một trong những công trình tôn giáo
nổi tiếng nhất của Giáo phận Bùi Chu, được bao bọc bởi hai con sông Hồng và sông Đáy
xây dựng từ năm 1881 trên một diện tích khá rộng lớn, khánh thành năm 1933 Đây được
coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc kiểu Gothic hùng vĩ Theo tài liệu lịch sử, làng Ninh Cường của Bùi Chu được đón nhận Ðạo Thiên chúa sớm nhất Bùi Chu là cái nôi đầu tiên khởi sinh Công giáo ở Việt Nam
5/ So sánh với nhà thờ Đức Bà Paris
Nếu như nhà thờ Đức Bà Paris tọa lạc trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine)
của Paris thì nhà thờ Đức Bà Sài Gòn lại tọa lạc ở trung tâm thành phố
Toàn bộ nhà thờ từ mái đến tường là một màu đỏ gạch nung chứ không còn là màu trắng
của đá như nhà thờ Đức Bà Paris.Đặc điểm của loại gạch nung và ngói này là để trần, không tô trát, gữ nguyên màu từ ngày xây dựng đến nay và không hề đóng rêu mốc Đây
là loại gạch được đặt làm tại Marseille (Pháp), được người Pháp sử dụng để phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở miền Nam Việt Nam, cụ thể là ở TP.HCM
Một hệ thống ống dẫn nước được thiết kế vô cùng độc đáo và tinh tế nhằm hạn chế
những ảnh hưởng của nước mưa vào lớp gạch phía bên ngoài nhà thờ tạo nên một sức hút
vô cùng mạnh mẽ và một nét rất riêng cho những ai đặt chân đến với nơi đây
6/ 14 chặng đàng Thánh giá
Trang 19Chặng thứ nhất - Chúa Giêsu chịu xét xử
Chặng thứ hai - Chúa Giêsu vác Thập giá
Chặng thứ ba - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
Chặng thứ bốn - Đức Mẹ gặp Chúa Giêsu vác Thập giá
Chặng thứ năm - Ông Simon vác đỡ Thập giá Chúa
Chặng thứ sáu - Bà Verônica trao khăn cho Chúa Giêsu lau mặt
Chặng thứ bảy - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
Chặng thứ tám - Chúa Giêsu an ủi các phụ nữ Giêrusalem
Chặng thứ chín - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
Chặng thứ mười - Quân dữ lột áo Chúa Giêsu
Chặng thứ mười một - Chúa Giêsu chịu đóng đinh
Chặng thứ mười hai - Chúa Giêsu chết trên Thập giá
Chặng thứ mười ba - Hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi Thập giá
Chặng thứ mười bốn - Táng xác Chúa Giêsu trong mộ đá
4 Hội trường Thống Nhất
Giới thiệu chung: Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, dinh đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt
Vị trí: 135 Nam Kỳ khởi nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam
Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)
Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)
Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)
Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh)
Trang 20Tên gọi: Trước đây là dinh Norodom, ngày nay còn gọi là dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất
Lich sử hình thành:
Ngày 23.2.1868, Thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đã đặt viên đá đầu tiên trên khoảng đất rộng 12ha tại trung tâm thành phố Sài Gòn để xây dựng dinh toàn quyền Đông Dương, với chủ ý phô trương uy thế chính quyền thực dân ở Châu Á
Dinh được đặt tên là Dinh Norodom và được thiết kế theo phong cách cổ điển mang
chút lãng mạn tân Baroc Chi phí xây dựng dinh đã “ngốn” 1/4 ngân sách thuộc địa.Dinh hoàn thành vào năm 1871
Từ tháng 3 đến tháng 9.1945, dinh trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt
Nam
Sau khi Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ,
Dinh Norodom lại trở thành trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam
Ngày 7.9.1954, dinh được bàn giao cho chính quyền Ngô Đình Diệm Ngô Đình Diệm đã
đổi tên dinh thành Dinh Độc Lập Từ đó, Dinh Độc Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Đình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị Ngô Đình Diệm đã duy trì chế
độ độc tài gia đình trị, dồn dân vào ấp chiến lược, thi hành Luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, không những gây phẫn uất trong nhân dân mà còn gây ra sự bất bình trong nội các chính quyền Sài Gòn
Ngày 27.2.1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn
Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh Do không thể khôi phục lại, Ngô Đình Diệm đã cho xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ, nhưng vẫn giữ tên gọi Dinh Độc Lập Dinh được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - người Việt Nam đầu tiên đoạt Giải "Khôi nguyên
La Mã" (Pháp)
Dinh được khởi công ngày 1.7.1962.Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình
Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 2.11.1963 Do vậy, ngày khánh thành 31.10.1966 người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Văn Thiệu cũng là người có thời gian sống ở dinh thự này lâu nhất (từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21.4.1975)
Từ đó, Dinh Độc Lập là cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn, là nơi chứng kiến sự
can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam
Tháng 11.1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam - Bắc đã diễn ra
Trang 21tại đây Sau hội nghị này, dinh được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất hay Dinh Thống Nhất Năm 1976, dinh được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Dinh Độc Lập
Giá trị:
1/ Kiến trúc và trưng bày
Khi thiết kế, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình,
nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc, kết hợp hài hoà với nghệ thuật kiến trúc hiện đại
Toàn thể bình diện của dinh làm thành hình chữ "Cát", có nghĩa là tốt lành, may
mắn Vẻ đẹp kiến trúc của dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh tầng 2
Đi vào bên trong dinh, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng.Sân
trước của dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m.Màu xanh của thảm cỏ tạo
ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái ngay khi bước qua cổng
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt Trong hồ
thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam Dinh có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), với 4 khu nhà:
* Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, nằm ở vị trí trung tâm
của khu đất Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Khu này có 3 tầng, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng.Mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng
* Khu nhà 2 tầngphía đường Nguyễn Du, hiện nay là nơi làm việc của Ban Giám đốc
Hội trường Thống Nhất
* Khu nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du - Huyền Trân Công Chúa, trước 1975
là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Độc lập Sau 1975 là nơi ở của đại đội 1 trung đoàn cảnh vệ 180.Hiện nay khu này đã được cải tạo thành khu nhà khách của Văn phòng Chính phủ
* Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Thị Minh Khai,
trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái máy bay cho Nguyễn Văn Thiệu và của bộ phận chăm sóc vườn cây Hiện đã được cải tạo thành khu nhà nghỉ trưa
và bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân viên Hội trường Thống Nhất
2/ Lịch sử
Trang 22Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10 giờ 45 phút ngày 30.4.1975 xe tăng mang
số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập; tiếp đó, xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh 11 giờ 30 phút cùng ngày, trung úy Bùi Quang Thận - Đại đội trưởng chỉ huy xe 843 - đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc
Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà là Dương
Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng
3/ Du lịch:
Hội trường Thống Nhất là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan.Ngày nay, dinh đón khoảng 500.000 du khách mỗi năm
Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 25/6/1976 của
Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Tháng 8/2009, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định ngày 12 tháng 8 năm 2009 xếp hạng Di tích lịch sử
Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt
* Thời gian tham quan:
+ Sinh viên: 15.000đ/người/lần
+ Học sinh (từ 6 tuổi đến 17 tuổi): 3.000đ/người/lần
* Đối với khách đoàn từ 20 người trở lên:
+ Người lớn: 20.000đ/người/lần
+ Sinh viên: 10.000đ/người/lần
+ Học sinh (từ 6 tuổi đến 17 tuổi): 2.000đ/người/lần
Kiến thức mở rộng:
Trang 23- Trình diễn hình ảnh và âm nhạc tại Hội trường Thống Nhất là sự kiện đặc biệt nhất trong chuỗi sự kiện khép lại năm Pháp tại Việt Nam, kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Pháp - Việt Lần đầu tiên, toàn bộ mặt tiền của dinh thự nổi tiếng này sẽ biến
thành một màn hình khổng lồ, chuyển tải một kịch bản du ngoạn dài 15 phút ấn tượng do các kỹ sư, nghệ sĩ hình ảnh của Allumeurs d'Images (Pháp) thực hiện với phần âm nhạc
"sống" của nhà sáng tác - nhạc sĩ izOrel (Tây Ban Nha) và nhạc sĩ - ca sĩ Lê Cát Trọng
Lý (VN).Đây là lần đầu tiên các nghệ sĩ Pháp thực hiện màn trình diễn này tại VN nói riêng và châu Á nói chung sau rất nhiều màn trình diễn ấn tượng, đầy ma thuật tại các địa điểm, toàn kiến trúc nổi tiếng của châu Âu
- 11-2-2014, tại Dinh Thống Nhất TPHCM, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO tôn vinh, trao bằng di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
- Ông Lê Tôn Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTT TPHCM, nêu một thực trạng mà không
phải ai cũng nhận thấy: Tình trạng nhà cao tầng đang có xu hướng che lấp không gian, cảnh quan di tích Dinh Độc Lập
- Tác nhân ảnh hưởng đến Dinh Độc Lập, theo PGS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện Môi trường và Tài nguyên - ĐH Quốc gia TPHCM, là sự gia tăng rác thải do lượng du khách ngày càng tăng; sự tồn tại của khu vực chuẩn bị phân bón chăm sóc cây cảnh
- Còn GS-TS Ngô Đức Thịnh chỉ ra một nghịch lý tồn tại lâu nay: Một mặt người ta thừa nhận Dinh Độc Lập như một di tích lịch sử văn hóa để bảo tồn và phát huy; mặt khác, đây lại là nơi diễn ra các cuộc hội họp “Hai hoạt động này nhiều khi đối chọi nhau, cuối cùng bao giờ cái chức năng di tích lịch sử văn hóa cũng lép vế và bị thua thiệt” - ông Thịnh nói
5 Bưu điện TP.HCM
Giới thiệu chung: Là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ
Chí Minh
Vị trí:Tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1 Với vị thế đắc địa – nằm
giữa quảng trường ở trung tâm thành phố, đối diện là nhà thờ Đức Bà với tháp chuông cao vút, hai bên là những tòa nhà cao tầng hiện đại như Diamond Plaza – sự kết hợp hài hòa này đã biến nơi đây thành một địa điểm vừa mang nét đẹp cổ kính lại vừa tràn ngập hơi thở của cuộc sống hiện đại Không những thế, công trình kiến trúc tương tác sinh động đẹp mắt cho tâm điểm của thành phố
Tên gọi: còn gọi là Bưu điện trung tâm Sài Gòn
Lịch sử hình thành
Trang 24Được biết đến như là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của TP.HCM nhưng ít ai biết được rằng công trình kiến trúc này đã tồn tại hơn 120 năm
Ðể thiết lập hệ thống thông tin liên lạc ngay sau khi chiếm thành Gia Ðịnh, ngày
11-11-1860, Pháp đã cho khởi công xây dựng Nhà dây thép Sài Gòn, ngay vị trí trung tâm thành phố Kiến trúc sư thiết kế tòa nhà này là Guy-xtáp Ép-phen, một kiến trúc sư danh
tiếng đã thiết kế Tháp Eiffel, tượng Nữ thần Tự do, cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền Ông Nguyễn Văn Trung đã trở thành người Việt Nam đầu tiên là Giám đốc Sở dây thép Sài Gòn
Ngày 13-1-1863, Nhà dây thép Sài Gòn chính thức khánh thành, đồng thời phát hành
"con cò" (người Sài Gòn xưa gọi con tem là con cò), đây là con tem đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam "Con cò" Ðông Dương in hình con Phượng Hoàng, biểu tượng của Vua Na-pô-lê-ông Ðệ Tam, có giá từ 0,1 đến 4 phờ-răng
Năm 1864, những lá thư đầu tiên có dán "con cò" đã được gửi từ Sài Gòn ra thế giới Vào ngày 22-3-1888, đường dây thép (điện tín) dài 2.000 km, xuyên Bắc Nam, nối Sài Gòn - Quy Nhơn - Ðà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội đã được thông suốt Ðến năm 1889, thêm một đường dây điện báo nối Sài Gòn - Băng Cốc (Thái-lan), chuyên phục vụ giới thương gia buôn bán, khai thác thuộc địa
Chưa khai thác được bao lâu, bưu điện đã bị quá tải và năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được cho khởi công xây dựng lại theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Vin-lơ-đi-ơ (người Pháp).Năm 1891, trụ sở mới (như ngày nay ta thấy) chính thức khánh thành
Bắt đầu từ ngày 1-7-1894, những máy điện thoại đầu tiên của người dân Sài Gòn xuất hiện, liên lạc qua tổng đài Nhà dây thép, và hệ thống thông tin liên lạc này được khai thác, nâng cấp liên tục cho đến tận ngày nay
Giá trị
1/ Kiến trúc
Tòa nhà vẫn giữa nguyên được nét giá trị đặc sắc trong lối kiến trúc chiết trung – một
phong cách kiến trúc hài hòa kết hợp Đông – Tây
- Điều đó được thể hiện qua nét kiến trúc chủ đạo Gothic với mái vòm cong và những cột trụ cao kèm theo những đường nét hoa văn trang trí đầy ấn tượng, hình ảnh của vị
thần Hy Lạp Hexmex – con của thần Zeus, là vị thần thông tin liên lạc được chạm khắc tinh tế với hình ảnh đôi cánh và lá thư ngay trên vòm cung trước cửa bưu điện và những
nét kiến trúc ảnh hưởng của văn hóa Khmer Nam Bộ, đặc biệt là tư tưởng Phật giáo thể
Trang 25hiện trên mái của tòa nhà như hình ảnh của rắn thần Nagar, của những tòa sen đầy sinh động
- Tòa nhà dược thiết kế hình chữ T nổi bật với sự bố cục cân đối của các công trình
mang tính thẩm mỹ cao Mặt tiền có kết cấu hình khối với những nét hoa văn trang trí sang trọng và ấn tượng cùng các vòm cung phía trên các cửa Trên vòng cung phía trước bưu điện có đặt chiếc đồng hồ lớn Đây là chiếc đồng hồ vô cùng đặc biệt bởi vì cách hoạt động của nó không giống như những chiếc đồng hồ khác: nó chạy theo phút chứ không chạy theo giây Mặt tiền của tòa nhà còn được trang trí theo từng ô hình chữ nhật
có đắp hình nam nữ đội vòng nguyệt quế cùng những bảng tên một số danh nhân Pháp phát minh ra ngành điện tín và ngành điện như Laplace, Voltaire, Arage, Những đường viền trang trí là các chuỗi hoa văn chạy ngang làm cho tòa nhà thêm sang trọng Kiến trúc này trên tòa nhà vẫn còn được lưu giữ cho đến nay
- Nhìn từ mặt trước tiền sảnh của tòa nhà, cách đây 15 năm, Bưu điện Thành phố cho xây dựng thêm hai tượng đài là tượng đài Chiến sỹ Giao bưu – Thông tin thời kỳ kháng chiến (bên trái) và tượng đài Bưu điện thời kỳ phát triển hiện đại (bên phải) Đây là
công trình chào mừng kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698 – 1998) nhằm trang điểm thêm cho sự lung linh, tráng lệ của tòa nhà
- Lối vào tòa nhà được thiết kế với ba cổng sắt rộng mở, đặt trên thềm đá có nhiều
bậc tạo một cảm giác thoải mái và mới lạ Bên trong tòa nhà được thiết kế hệ thống vòm cung.Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía.Vòm cung dài được chịu lực bởi hai hàng trụ sắt hai bên.Các điểm tiếp nối giữa trụ và kèo sắt được thiết kế công phu, chạm khắc thành những chi tiết có hoa văn đẹp Với hệ thống vòm cung này, tòa nhà nói chung và khu vực đại sảnh nói riêng trở nên cao, rộng rãi và thoáng mát, dễ đón nhận ánh sáng tự nhiên, thích hợp với một nơi thường có nhiều người ra vào Hai bên tường cao nơi khu vực tiền sảnh của toà nhà còn được trang trí bằng hai bản đồ lịch sử của Sài Gòn: “Saigon et ses environs 1892” và “Lignes télegraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936”cho chúng ta biết con dường thông tin liên lạc lúc bấy giờ
- Ngày nay, xung quanh tòa nhà chính còn có thêm một số công trình kiến trúc làm kho tàng, lắp đặt những máy móc, thiết bị bưu điện truyền tin hiện đại
2/ Thương mại
Bưu điện là một cơ quan hành chính, là một trung tâm thương mại quan trọng của thành phố với hơn 170 bưu cục trên địa bàn và 35 quầy phục vụ khách hàng Bưu điện đóng một vai trò quan trọng trong việc đón nhận những khách hàng đến giao dịch, phục vụ các dịch vụ bưu chính và các hình thức liên lạc khác.Trước khi điện thoại di động và internet phát triển rộng rãi như ngày nay, người ta vẫn đến đây để sử dụng điện thoại, internet, fax
Trang 26công cộng, bây giờ thậm chí nhiều người vẫn còn có thói quen này.Đây được xem là bưu điện lớn nhất và nhộn nhịp nhất trong nước
gỡ những vị khách nước ngoài, cùng nhau tham gia những họat động tình nguyện, xung kích vì cộng đồng
“Vạn hoa dịch vụ Hội tụ điểm đến”
*Thời gian mở cửa:
Trang 27những giá trị truyền thống nơi bưu điện này đó không ai khác chính là bác Dương Văn
Ngộ - người được mệnh danh là “ người viết thư xuyên thế kỷ”
Ông sinh năm 1930, năm 17 tuổi, ông là học sinh Trường Pétrus Ký và là nhân viên tập
sự của Bưu điện Sài Gòn Năm 22 tuổi, ông là nhân viên văn thư chính thức với chức danh "Tư vấn thủ tục gửi thư" Với vốn tiếng Pháp phong phú, năm 1965 ông học thêm tiếng Anh và làm việc ở đây cho đến ngày về hưu
Sau khi về hưu, bưu điện ưu ái dành cho ông một góc nhỏ với cái bàn trên đặt vài ba cuốn
từ điển và cái bảng đề chữ "Nơi chỉ dẫn và viết giúp" Hồi ấy, không có máy tính, máy fax, in-tơ-nét, điện thoại gọi đi quốc tế cũng hạn chế Người dân gửi thư đi nước ngoài phải viết thư tay Ông chăm chú ngồi nghe từng người cần giúp trải cõi lòng, rồi chấp bút viết giùm thư cho họ với tiền công "khá mềm", cả tiếng Việt lẫn tiếng Tây Ông cần mẫn
đi về hằng ngày, không nghỉ bao giờ, dù là lễ, Tết hay chủ nhật Suốt bao nhiêu năm chấp bút cho các "nỗi niềm, tâm tư tình cảm", hình ảnh ông già nhỏ nhắn, hiền từ, ngồi cặm cụi nắn nót từng con chữ đã đi vào lòng người Sài Gòn Tính sơ sơ, ông đã tiếp hơn 700 nghìn khách hàng và đã viết hơn 31 nghìn lá thư, gửi đi khắp bốn phương trời
Ông là người Sài Gòn cuối cùng viết thư thuê bằng tay và duy nhất được nhận danh hiệu
"Người viết thư thuê lâu năm nhất Việt Nam" do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam
công nhận Và còn là hướng dẫn viên đầy nhiệt huyết cho khách du lịch về lịch sử, kiến trúc của tòa nhà bưu điện này
6 Trụ sở ủy ban nhân dân thành phố
Giới thiệu chung : Trụ sở ủy ban nhân dân Thành phố là một trong những công trình
kiến trúc cổ kính nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí: số 86 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, nằm ngay ở đầu đại
lộ Nguyễn Huệ
Tên gọi:Ủy ban thị xã (đô thành) do một xã trưởng Tây đứng đầu, nên khi xây dinh này xong, người Sài Gòn gọi là dinh Xã Tây Thời kỳ thuộc chính quyền Sài Gòn, một chức
Ðô trưởng được đặt ra để trông coi thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn mà trụ sở đặt tại đây,
nên dinh này được đổi tên là tòa Ðô Chính
Sau ngày giải phóng 30/04/1975, tòa nhà này được dùng làm trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử hình thành:
Trang 28Sau khi chiếm được một số tỉnh của Nam Kỳ, người Pháp tổ chức một hội đồng thị xã để cai trị nhưng chưa có trụ sở chính thức, phải đi thuê Đến năm 1871, chính quyến Pháp mới bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một nhà làm việc chính thức cho Hội đồng thị xã Khu kinh lấp (tức đường Nguyễn Huệ hiện nay) đã được lưu ý đầu tiên, nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề đổ móng xây nền vì nơi đây là vùng đất bùn Nhiều phương án được đưa
ra nhưng vẫn không đạt được sự thống nhất, khiến dự án kéo dài trong nhiều năm
Được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardè thiết kế, tòa nhà
này có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt Đến
thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Saigon, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô Từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
Kiến trúc: Công trình được thiết kế theo dạng lầu chuông đúc cao theo kiểu kiến trúc
phổ biến ở miền Bắc nước Pháp Giữa mặt tiền có trang trí đắp nổi hình ảnh một người phụ nữ cường tráng tiêu biểu cho nước Pháp cùng một hình đứa trẻ đang chế ngự thú dữ Sau này hai lầu chuông ở hai bên, mang phong cách pha trộn hai văn hóa Ý và Pháp thời
kỳ Phục Hưng, được xây thêm vào và trang trí bằng hai bức đắp nổi hai bên tiêu biểu cho nước Pháp cầm gươm đi chinh phục thuộc địa Phía trước công trình là một bãi cỏ rộng
có ghế đá và bồn kèn - nơi ban nhạc của hải quân Pháp thường trình diễn cho công chúng xem trong những dịp lễ trang trọng
7.Nhà hát lớn thành phố
Giới thiệu chung: Nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu
diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịchcủa thành phố này
Tên gọi: Nhà hát lớn Thành Phố Hồ Chí Minh, hay thường được biết đến với tên
gọi Nhà hát Thành Phố
Vị trí: Nằm trên đường Công trường Lam Sơn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử hình thành: Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp đã mời
một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để mua vui cho lính viễn chinh Pháp Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy Sư Đề Đốc tại Công trường Đồng Hồ Sau
đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay Năm 1898, Nhà hát
Trang 29lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh
thành
Kiến trúc: Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest
Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc "flamboyant" của
thời Đệ tam cộng hòa Pháp Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh
và ánh sáng Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua
Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích.Theo Phong cách
Đế Quốc.Mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi (giống như Tòa Thị chính), nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm.Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niêm 300 thành lập TP HCM, chính quyền đương thời phục hồi chức năng
cũ là nhà hát thành phố cũng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát Tổng kinh phí trùng tu phục chế vào khoảng 25 tỉ đồng thời giá bấy giờ
8 Bảo tàng lịch sử Việt Nam – chi nhánh TP.HCM
Tên gọi
1928, có tên là bảo tàng Blanchard de la Brosse
1945, Bảo tàng Gia Định
1956, viện bảo tàng quốc gia Việt Nam
1975, bảo tàng lịch sử thành phố HCM Sau đổi thành bảo tàng lịch sử Việt Nam TP.HCM như ngày nay
Trang 30Năm 1898,chính quyền thực dân thành lập Phái đoàn Khảo cổ thường trực tại Đông Dương (Mission Archéologique Permanente en Indochine) đóng trụ sở tại Hà Nội, năm
1900 tổ chức này được đổi thành Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d‟Extrême-Orient) với quyền hạn quản lý toàn bộ các cơ quan văn hóa do người Pháp thành lập ở Đông Dương Trước đó vào năm 1883, khi Ủy ban Canh Nông và Kỹ nghệ Nam Kỳ không được chính quyền thực dân cấp kinh phí hoạt động nữa, những người trong tổ chức này tuyên bố tự giải thể và chuyển thành tổ chức tư nhân với tên mới là hội Nghiên cứu Đông Dương (Socíete des Etudes Indochinoises)
Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương (là một số tiền lớn lúc bấy giờ)
Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dươngđã tổ chức một cuộc họp bất thường, và cuối cùng đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng, với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong Sau khi hoàn tất công việc trên, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số di vật của Holbé vừa mua được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có, Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội (chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng)
Thuận theo đề nghị, ngày 28 tháng 11 năm 1927, Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ
Năm 1945, sau khi Cách Mạng tháng 8 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi tên Bảo tàng Blanchard de la Brosse thành Gia Định Bảo tàng viện, nhưng thực
ra chính quyền Cách Mạng chưa nắm quyền kiểm soát Bảo tàng
Từ năm 1948 Vương Hồng Sển đã vào làm việc tại Bảo tàng, đến năm 1954 khi cử Vương Hồng Sển làm Quyền Giám thủ, chế độ Sài gòn mới thực sự quản lý Bảo tàng, Bảo tàng không còn trực thuộc hội Nghiên cứu Đông Dương cũng như không còn các nhân viên người Pháp nữa
Năm 1956, chính quyền Sài gòn đổi tên Bảo tàng Blanchard de la Brosse thành viện Bảo tàng Quốc Gia Việt Nam (Sài Gòn)
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp thu nguyên vẹn Sau đó, vào ngày 26 tháng 8 năm 1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là
Trang 31Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay
có 2 nóc mái lợp ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau
Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc
sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu rồng trang trí ở các góc mái Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa
2/ Giá trị của Bảo tàng
- Giới thiệu đến du khách lịch sử của loài người ở Việt Nam
- Giới thiệu và gìn giữ các di vật của các triều đại phong kiến ở Việt Nam
-Tổ chức nghiên cứu, học tập cho sinh viên, học viên cao học, các chuyên gia trong ngành khảo cổ, lịch sử và du lịch,…
- Bảo vệ, gìn giữ các cổ vật
* Trưng bày
Trang 32Hiện bảo tàng có hơn 32.000 hiện vật rất có giá trị về lịc sử, văn hoá Và hơn 25.000 tài liệu, sách báo có giá trị cho nghiên cứu và học tập trong các chuyên ngảnh: lịch sử, khảo
Người lớn Việt Nam: 2000 đồng/ người
Trẻ em Việt Nam: 1000 đồng / người
Người nước ngoài: 15.000 đồng/ người
Trẻ em nước ngoài: 15.000 đồng/ 2 người
Kiến trúc
Mang đậm nét kiến trúc cổ Việt Nam, đền có bình đồ vuông, diện tích nội thất tọa lạc trên một khu đất khoảng 1.360m2, nhìn về hướng Bắc lệch Tây Nền của đền có ba cấp, cao toàn bộ 3,27m tượng trưng Tam Tài (Thiên, Địa, Nhân), nhỏ dần khi lên cao tạo thế vững chắc của khối nhà với cấp nền 1 cạnh dài 27,22m; cấp nền 2 cạnh dài 19,44m;
Trang 33cấp nền 3 cạnh dài 14,4m Tuy nhiên nền của Đền không được đổ đất bằng mà lại đúc bê tông tạo thành tầng hầm mà mặt dựng phía sau được bố trí cửa ra vào có song sắt
Mặt tiền của Đền đối diện với Bảo tàng Lịch sử qua trục đường Lê Duẩn, cả hai tạo thành một cụm kiến trúc phương Đông đăng đối, hài hòa Đền có ba lối vào rộng 8,65 – 8,75m trước mặt và hai bên Lối vào hai bên bố trí một vườn hoa nhỏ ở giữa nghiêng theo các bậc thềm nhằm phân biệt với lối vào mặt tiền thông thoáng Mỗi lối vào là những bậc thềm dẫn lên theo 3 cấp nền: Cấp nền 1 gồm 13 bậc thềm, hai bên có đôi rồng chân bốn móng theo mô típ rồng thời Nguyễn dẫn lên; cấp nền 2 gồm5bậc; cấp nền 3 gồm 1 bậc vào tới cửa Biên các lối đi được xây tường bao cao 1m, dày 0,3m, trang trí gạch thông gió ô vuông chồng nhau và ô tròn bông mai, giảnhư thành, quách làm tôn vẻ
uy nghi của nơi thờ tự
Toàn bộ tòa nhà cao 9m được chịu lực bởi 12 cột gỗ sao và hệ thống rường, kèo bằng gỗ xen kẽ cột gạch, tường gạch chắc chắn, mái lợp ngói âm – dương Do bình
đồ vuông nên Đền có kiến trúc bốn cạnh tương tự nhau nhưng các chức năng cửa chính, cửa hai bên và hậu cung được phân chia rõ
Ngoại thất Đền gồm hai phần kiến trúc dưới gạch, trên gỗ, vươn lên cao với hai tầng mái kiểu trùng thiềm điệp ốc, phòng chống mưa tạt, đảm bảo quanh năm sáng sủa thoáng mát do các khe lá gió tầng trên vừa lấy ánh sáng vừa lấy gió trời Đặc biệt, từ bậc cửa lên tầng mái 1 ở độ cao khoảng hơn 3 m có thêm một khung mái nhô ra che chiếu nghỉ được bốn cột xi măng chống đỡ tạo thành tiền sảnh ở ba mặt: trước và hai bên, còn mặt sau được xây bít, biến thành hậu cung Hai đầu đao của khung mái này trang trí hồi văn hóa phụng: có tất cả tám con phụng đang trong tư thế ngẩng đầu Trên bốn đầu đao của khung mái 1 là họa tiết dây lá hóa phụng chạy suốt chiều dài uốn lượn trong tư thế đầu quay ngược chầu vào Đền Giữa tầng mái 1 và mái nóc là khe lá gió bằng gỗ cao 1,50
m trang trí ba ô tròn chữ “Thọ” sơn đỏ trong khung vuông màu vàng bốn góc chạm hoa
lá, hai bên chữ “Thọ” là băng hồi văn chữ 卍 “Vạn” dọc theo tạo thành câu chúc tụng
“Vạn Thọ Vạn Vạn Thọ…” Mái nóc là một hình tứ diện được vuốt bằng các đường cong mềm mại, bốn phía có đầu đao vút cao với tượng rồng uốn lượn Đỉnh Đền là ngọn tháp
có bốn phần dưới là quả cầu có hình nan quạt ở bán cầu dưới, đoạn trên hai tầng là búp hoa vươn thẳng lên không trung
Có chín cửa vào chia đều theo ba hướng: mỗi cửa gồm bốn cánh bằng gỗ trang trí chia ô, chạm thủng, chạm nổi, sơn son thếp vàng hoa lá mây cách điệu phía xa nhìn tựa như những bình hoa Mi cửa chạm lộng hoa văn hình học và chữ Hán: Phúc – Lộc - Thọ
Trang 34Trong nội thất: trần nhà chia chín ô chạm ngoài vuông trong tròn tượng trưng trời
và đất trang trí đề tài rồng, phượng Các khe lá gió giữa các cột cũng được chạm thủng, chạm nổi, sơn son thếp vàng, hồi văn chữ “Vạn”, ô tròn chữ “Thọ” giống như ngoại thất, phía dưới là bức chạm hoa lá, cuối cùng là rèm tam quan gỗ chạm “Lưỡng Long triều nhật” , “Phụng”, “Dơi” , “Mai”, “Lan”, “Cúc”, “Trúc” Tường giáp mái trang trí các ô tranh tường chữ nhật cẩn gạch chủ yếu màu xanh đề tài “Hoa lá”, “Tứ thời”, “Lỗ bộ”, mỗi cạnh năm ô đối xứng trái – phải, trước – sau nhằm làm dịu độ vàng chói của các đồ sơn son thếp vàng
Trưng bày
Đền thờ thể hiện như nơi ngự triều được bố trí trang nghiêm, từ cửa chính vào có
đủ lỗ bộ, chiêng, trống, tàn, lọng…ở hai bên, chừa khu vực giữa làm nơi chiêm bái, hành
lễ Trước bàn thờ chính là ba lớp bàn hương án: lớp ngoài là kệ tam sơn trưng bày 18kg đất và 18lít nước do nhân dân tỉnh Phú Thọ tặng năm 2000, với ý nghĩa đất Tổ luôn hiện diện trong lòng Thành phố lớn nhất phương Nam Lớp giữa cũng một kệ tam sơn trên có bình hoa, đĩa quả tử, hai bên là đôi hạc chầu, lớp trong là bàn gỗ chạm rồng trên có lư nhang bằng đồng, chân đèn, bình hoa
Chính điện có câu đối lòng mo trên hai cột chính và ba bàn thờ, sau chính điện là hậu cung có cửa ra vào.Cặp liễn lòng mo chữ Việt nền đỏ nhũ vàng ở hai cột chính trình bày kiểu viên tự (chữ trong vòng tròn) với nội dung:
“Nắng mưa thế miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vẫn bền lâu
Con cháu còn tôn tổ hãy còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi”
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2013, đền Hùng được hiến tặng thêm 2 câu liễn tiếng Việt lòng mo phương tự (chữ trong ô vuông) cũng trên nền đỏ nhũ vàng Hai câu liễn được đặt tại hai cột chính gần cửa ra vào tạo với 2 câu bên trong thành tứ trụ:
“Văn Lang khởi thủy Việt Nam trường tồn”
Cả hai cặp liễn đều được chạm phía trên đầu là con dơi trên mình khắc chữ Hán (Thọ) trong vòng tròn ngậm câu đối với ý nghĩa phúc thọ từ trời ban xuống, cuối câu đối chạm giỏ trái cây lựu đào- chữ 卍 (Vạn) thể hiện ý nghĩa con cháu đầy đàn, tồn tại bền lâu
Trang 35Cả hai nhằm khẳng định công đức dựng nước to lớn tựa như đất trời (chữ tròn, chữ vuông) của các vua Hùng và sức sống mạnh mẽ vô tận của dân tộc Việt Nam Ý nghĩa của chữ hình tròn, hình vuông trên hai cặp đối liễn còn nói lên mong ước đất nước toàn vẹn của dân tộc Việt Nam
Đền được bố trí ba bàn thờ chính gồm bàn thờ giữa và hai bàn thờ hai bên Bàn thờ giữa lớn nhất có ba thần chủ viết bằng chữ Hán được tàn vàng và lọng tía che:
· Thần chủ giữa: “Việt Nam Quốc Tổ Tiên Đế Hùng Vương Ngọc Bệ Hạ” – thờ Quốc Tổ Hùng Vương
· Thần chủ bên trái: “Việt Nam Lương Thần Danh Tướng Linh Vị” – thờ những bề tôi trung nghĩa và tướng giỏi
· Thần chủ bên phải: “Việt Nam Bách Tính Tiên Tổ Linh Vị” – thờ Tổ Tiên Trăm họ Việt Nam
Bàn thờ hai bên nhỏ hơn, thần chủ của hai bàn thờ này để trống ngụ ý thờ vọng các thế hệ tiền bối của nhân dân Việt Nam
Các bàn thờ đều làm bằng gỗ quý chạm trổ “Tứ linh”, sơn son thếp vàng Trên các bàn thờ có đầy đủ “lục sự” theo tục lệ thờ cúng cổ truyền Việt Nam: bình hoa, chân đèn,
lư hương, đĩa quả tử, đài thờ và các chung rượu
Trong Đền còn có một chiếc kiệu rồng sơn son thếp vàng, dùng khi có những buổi
lễ long trọng cần di dời thần chủ
Để khách thăm đền có thêm ý niệm về đất Tổ và các Vua Hùng, đền trưng bày hộp hình di tích Đền Hùng ở Phú Thọ giới thiệu cảnh quan hùng vĩ của núi Ngũ Lĩnh - vùng đất thiêng nơi Vua Hùng ngự trị và hai chiếc trống đồng nổi tiếng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ –
di sản văn hóa độc đáo của người Việt cổ thời Hùng Vương – cách nay khoảng 2 500 năm được phục chế lại
Phía ngoài Đền được bố trí cảnh quan phù hợp nơi tôn nghiêm: đường vào Đền hai bên có hàng sứ đỏ – trắng do Tổng thống Philippines trồng lưu niệm khoảng những năm 1930; hai chiếc đỉnh đồng: “Đỉnh Cao” và “ Đỉnh Anh” đúc khoảng đầu thế kỷ 20 phỏng theo Cửu Đỉnh Huế – đặt ở hai bên bậc thang mặt tiền đền, nhìn về phương Bắc khẳng định cho sự bền vững của đất nước, các góc Đền trồng cây si cổ thụ rậm rạp tượng trưng cho gốc rễ sâu xa của toàn dân tộc Bên phải Đền đặt tượng voi bằng đồng do vua Thái Lan tặng nhân chuyến thăm Sài Gòn của ông ngày 14/4/1930
Lễ hội
Trang 36Đền Hùng đã được chọn làm nơi tổ chức lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch của Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ sau ngày giải phóng đến năm 2009 Từ năm 2009, việc tổ chức Lễ Giỗ Tổ cấp Thành phố được Thành Ủy và Ủy ban Nhân dân – TP.HCM chuyển về Đền thờ Vua Hùng mới xây dựng tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (Quận 9) và Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại đây được giao cho UBND Quận 1 phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tổ chức
Quan hệ hợp tác quốc tế với các vườn động thực vật và các tổ chức khoa học ngày một phát triển.Chương trình trao đổi động vật với các vườn thú đã làm cho bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thêm phong phú Nhiều loài động vật mới lạ xuất hiện
tại Việt Nam như: Hà mã (Hippopotamus amphibius), Hà mã lùn (Choeropsis
liberiensis), Báo Nam Mỹ (Panthera onca), Đà Điểu châu Phi (Struthio camelus), Hồng
Hạc (Phoenicopterus ruper ruper), Đười ươi (Pongo pygmaeue), Hươu cao cổ (Giraffa
camelopardalis) v v
Đến với Thảo Cầm Viên Sài Gòn là đến với thiên nhiên rộng mở, để thưởng thức bầu không khí trong lành với tiếng vượn hú, chim muông, cây tươi, hoa đẹp
Thảo Cầm Viên trong tương lai
Thành phố đã chỉ đạo việc quy hoạch xây dựng một vườn động thực vật mới với diện tích gần 487 ha để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố tại xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km với mục tiêu:
Trang 37- Xây dựng khu trưng bày thú mô hình hoang dã lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam
- Nhân giống và bảo tồn các loài động thực vật quí hiếm
- Giáo dục bảo tồn và bảo vệ môi trường sống
- Nghiên cứu về động thực vật
- Xây dựng khu vui chơi giải trí, văn hóa, giáo dục hàng đầu Việt Nam
- Giải quyết trên 1000 lao động
- Thu hút trên 2 triệu khách/năm
Với các hạng mục dự kiến:
1 Khu vực trưng bày thú mô hình hoang dã
2 Vườn thú mở
3 Khu trưng bày thú đêm mô hình hoang dã
4 Các cảnh quan thiên nhiên đặc trưng trên thế giới
5 Vườn bướm, vườn sưu tập thực vật
6 Trung tâm nghiên cứu động thực vật
7 Bảo tàng thiên nhiên
8 Trung tâm giáo dục bảo tồn
9 Khu biểu diễn thú ngày và đêm
10 Khu picnic dã ngoại, khách sạn, resort, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…
Chức năng và nhiệm vụ của thảo cầm viên
Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng
mà vai trò của nó còn bao gồm với các chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thảo Cầm Viên là giáo dục công dân về việc bảo tồn sinh vật và môi trường.Việc nuôi các loài động vật đặc hữu, các loài có nguy cơ
bị tuyệt chủng tại Thảo Cầm Viên rất cần thiết cho việc bảo tồn cũng như mục tiêu giải trí và giáo dục.Việc giới thiệu cho công chúng, sinh viên, học sinh, các loài động vật đặc
Trang 38hữu hay các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng có một ý nghĩa rất lớn.Vì qua đó Thảo Cầm Viên có thể thực hiện được chức năng giáo dục, phổ biến các kiến thức về bảo tồn đối với mọi người
* Thời gian mở cửa
Từ 7h00 – 18h00 các ngày trong tuần
- Tòa nhà do kiến trúc sư người Pháp - Foulhoux vẽ kiểu và thiết kế, được xây dựng năm
1890 theo kiểu cổ điển - phục hưng: mặt tiền của tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông Mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản vật trong nước Vì thế ở hai bên cửa chính có hai tượng
nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp và các phù điêu trang trí đắp nổi đều lấy biểu tượng thần thoại Hi Lạp cùng với cây cỏ và thú vật vùng nhiệt đới Nhưng khi xây xong, tòa nhà trở thành tư dinh Thống đốc Nam kỳ Henri Eloi Danel
- Chỉ trong năm 1945, tòa nhà đã năm lần thay đổi chủ nhân Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc Yoshio Minoda (người Nhật) chiếm dinh này Tháng 7 năm
đó, phát xít Nhật mới giao dinh này cho chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim Viên Khâm sai Nam bộ Nguyễn Văn Sâm ở chẳng bao lâu thì ngày 25-8-1945, lực lượng cách mạng hạ cờ quẻ ly kéo cờ đỏ sao vàng và từ đây tòa nhà trở thành trụ sở của Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam bộ Ngày 10 -9 -1945, Trung tá B W Roe (phái bộ quân sự Anh) ngang ngược chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân
Ngày thường Thứ 7, CN, Lễ Người lớn ( cao
Trang 39dân Nam bộ phải dời về dinh Đốc lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ hí Minh)
- Sau khi chiếm lại Sài Gòn, từ ngày 23-5-1947, Pháp giao dinh này cho Lê Văn Hoạch làm trụ sở chính phủ Nam kỳ tự trị và sau đó chuyển cho Trần Văn Hữu làm dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ hiến) Nam phần (từ 2-6-1948)
- Sau hiệp định Genève 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách Ngày 27-2-1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây Hai mươi tháng sau, ngày 1-11-1963, quân đội Sài Gòn làm đảo chính, Ngô Đình Diệm bị lật đổ Năm 1966, dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được làm trụ sở của Tối cao Pháp viện Sau ngày 30-4-1975 ít lâu, Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12-8-1978, đến ngày 13-12-1999 được đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay
Giá trị:
Hầm bí mật trong dinh Gia Long:
Ngày 27 – 2 – 1962 dinh Norodom bị lực lượng đảo chính ném bom, tổng thống Ngô Đình Diệm dời về dinh Quốc khách trên đường Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng) và cho xây dựng hầm bí mật trong dinh
Theo hồ sơ lưu trữ, hầm được xây dựng từ tháng 5-1962 đến tháng 10 -1963 với tổng kinh phí 12.514.114 đồng theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
Hầm cao 2,2 m, đúc bằng xi măng cốt sắt (170 kg sắt/ 1m3 bê tông) rất kiên cố, tường dày 1 m với 6 cửa bằng sắt, đóng mở bằng bánh lái như tàu thủy Hầm có hai cầu thang xuống, trong hầm có 6 phòng, tổng diện tích 1392,3 m2 gồm: phòng khách có diện tích 12,8 m2đặt chiếc bàn tròn, một cái ghế bành, một chiếc tràng kỷ Phòng vệ sinh rộng 12,8 m2.Phòng máy đèn: 13 m2
Phòng để vật dụng linh tinh: 2,25 m2 Phòng Ngô Đình Nhu và phòng Ngô Đình Diệm rộng 17 m2 có lắp hệ thống thông tin liên lạc gồm: một bình ắc quy, radio lớn, radio xách tay, một máy thu phát tín hiệu RCA Hầm có hai lối ra hướng đường Lê Thánh Tôn và có sáu lỗ thông gió, hai lỗ thoát nước bẩn, không có đường thông ra ngoài
Kiến trúc:
Do kiến trúc sư người Pháp - Alfred Foulhoux thiết kế, được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890 theo phong cách kiến trúc gothique với phần mái lại mang dáng dấp Á Đông Hình thể tổng quát tòa nhà, với các cột trụ lớn nhỏ ở mặt tiền gợi dáng kiến trúc cổ của bảo tàng danh tiếng Louvre Paris do kiến trúc sư Claude Perrault thiết kế năm 1670 dưới triều hoàng đế Louis XIV, với hai hàng cột trụ chắn ngay hai bên cổng ra vào Tiếc thay cổng này được sửa đổi năm 1943 bằng cách xây dựng một mái hiên
Bức tượng bán thân ở giữa mặt tiền tam giác, biểu hiện cho nền Cộng hòa Pháp với vẻ nghiêm trang bằng mặt nạ cau có (có thể là đầu con Sứa) và dịu dàng bằng những kiểu chạm trổ ở mỗi bên, tượng trưng cho thế giới quyến rũ như: cành dương liểu, hình tràng hoa, lá bao xung quanh, rắn khoanh tròn, đóng khung bằng con gà và chim cú (ngày và đêm) ở hai góc mặt tiền, một vòng hào quang phía sau đầu tượng bán thân
ví như mặt trời nhân hậu
Trang 40Những trang cảnh chạm trổ khác tương đối nhiều, hợp với các tháo móc kiến trúc đa điệu của tòa nhà Những kiểu vẽ hình học (đĩa) thể hiện cho động vật và thảo mộc tô đậm nền trụ ngạch mặt tiền
Một khuôn mặt trẻ với mái tóc xỏa hình cánh chim, đeo xâu chuổi ngọc tạo vẻ cầu kỳ cho các trụ cột lớn giống thần Thương mại Ba Tư xưa Hermès - Mercure, vì mục đích ban đầu tòa nhà này là bảo tàng Thương mại, ta còn thấy biểu hiện của vị Thần và mũi thuyền
tô điểm cho đầu cột phía Tây - nam dinh
Những chi tiết chạm trổ trên mái nhà kiểu tây phương dọc theo tầng lầu tượng trưng cho động vật và thảo mộc của một cảnh vật lưỡng thể đó là những con thằn lằn và chim cao cẳng chuyển động bằng cách uống cong hoặc xòe cánh Các hình vẽ tưởng tượng không làm giảm đi vẻ oai nghiêm tổng thể gợi cho ta cảnh đầm lầy Nam bộ
Trưng bày:
Nội dung trưng bày gồm 9 phần cố định
1 Phòng “Thiên nhiên – khảo cổ”:
Giới thiệu vị trí địa lý, địa chất, khoáng sản, địa hình, khí hậu, động, thực vật, hệ thống sông ngòi, đời sống của cư dân cổ cách đây 3000 – 2000 năm với những công cụ lao động: rìu đá, cuốc đá, trang sức, đồ minh khí, hình thức mai táng tìm được ở các di tích khảo cổ Bến Đò, di tích Gò Sao, Rỏng Bàng, Gò Cát, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, Giồng Am, các di tích trong nội thành của thành phố Hồ Chí Minh
2 Phòng “Địa lý - hành chính Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh”:
Với sưu tập bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, hiện vật phòng trưng bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh về mặt địa lý, hành chính Từ một đô thị được quy hoạch cho 50.000 dân đến hiện nay thành phố có trên 6 triệu dân Các bản đồ cổ lập nên từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVII, cho thấy mạng sông rạch là yếu tố cơ bản của cấu trúc thành phố Hiện nay, hệ thống sông rạch
ấy được thay thế bằng những đại lộ (đường Hàm Nghi, Nguyễn Huệ…)
3 Phòng “Thương cảng, Thương mại - dịch vụ”:
Với hơn 527 hiện vật, 36 ảnh và 10 bản đồ, bảng trích phòng trưng bày "Thương cảng - thương mại dịch vụ Sài gòn - thành phố Hồ Chí Minh" giới thiệu khái quát về vai trò trung tâm kinh tế của Sài Gòn đối với khu vực phía Nam nói riêng
và cả nước nói chung qua các vấn đề: Hệ thống cảng Sài Gòn,chợ Bến Thành và những chợ xưa, cửa hàng chạp phô của người Hoa xưa, các hiện vật đo lường xưa nay, hệ thống giao thông: với các bến xe, ga tàu hỏa, sân bay
4 Phòng "Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp" :
Giới thiệu một số nghề thủ công truyền thống và đôi nét về công nghiệp tại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Với gần 300 hiện vật, hình ảnh trưng bày về các nghề gốm, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề dệt, nghề chạm khắc gỗ Một số cơ sở công nghiệp đầu tiên của thành phố những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các khu công nghiệp tập trung giai đoạn 1954 - 1975, các khu công nghệ cao hiện nay
5 Phòng "Văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh":