1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Báo cáo thực tập tour miền tây “ LÀNG CHIẾU ĐỊNH YÊN – LÀNG HOA SADEC – LÀNG ĐÓNG XUỒNG GHE BÀ ĐÀI ”

22 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 6,96 MB

Nội dung

bài tiểu luận thể hiện sự trải nghiệm, cảm nhận của bản thân về làng hoa sadec, làng ghe bà đài, và làng chiếu định yên. Thông qua đó bài tiểu luận thể hiện chi tiết phương thức trồng hoa cung cấp cho cả nước của thị xã sadec, thể hiện công cuộ đóng thuyền ghe cụ thể nổi tiếng ở làng bà đài và đặc sắc hơn là nghề làm chiếu định yên với quy trình làm và sự cực khổ, tâm huyết của người dân nơi đây.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN

Nghành: HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Khóa: 2013 - 2014

VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

I LỜI CẢM ƠN VÀ LỜI DẪN -3

II LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI -4

A LÀNG CHIẾU ĐỊNH YÊN -5

1 Sơ lược về làng chiếu -5

2 Quy trình và đặc điểm -6

B LÀNG HOA SADEC - 9

1 Sơ lược về làng hoa Sadec -9

2 QUY TRÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM -11

C LÀNG ĐÓNG XUỒNG GHE BÀ ĐÀI. -17

1 Sơ lược về làng đóng xuồng ghe Bà Đài -17

2 Quy trình và đặc điểm -18

III LỜI KẾT -21

Trang 3

I. LỜI CẢM ƠN VÀ LỜI DẪN

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”

Thông qua bài báo cáo, điều đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện cho tôi theo học trường này Tiếp đó, tôi xin cảm

ơn quý thầy cô khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhất để cho tôi hoàn thành môn học thực hành tuyến điểm du lịch 1 – tour miền tây 6 ngày 5 đêm Và sau cùng là lời cảm ơn sâu sắc của tôi gửi đến thầy chủ nhiệm Nguyễn Hữu Tín và 2 anh hướng dẫn viên đã tận tình chỉ dạy cho tôi những kiến thức bổ ích phục vụ cho nghành nghề hướng dẫn của tôi trong tương lai Và “Samuel Johnson” cũng từng nói:

“ Ích lợi của việc đi là để điều chỉnh trí tưởng tượng với thực tế, và thay vì ngồi hình dung

ra mọi chuyện, cứ đi để xem nó thực sự thế nào ”

~ Samuel Johnson ~

Thông qua chuyến đi này, chúng tôi được tiếp xúc, tìm hiểu về phong tục tập quán, truyền thống và bản sắc nghệ thuật của mảnh đất Đồng bằng sông cửu long Vượt qua một chặng đường dài chúng tôi tận mắt ngắm nhìn cảnh núi rừng bao la, những chiếc ghe, xuồng mộc mạc, những con người chấc phát,những dòng sông Cùng toàn cảnh lao động hăng say của người dân nơi đây

Vì vậy mà tất cả những gì mà chuyến đi này mang lại đã làm cho chúng tôi cố gắng học tập hơn nữa để trở thành những hướng dẫn viên Du lịch tương lai - với đầy đủ kiến thức, năng lực, sáng tạo để giữ gìn và phát triển tiềm năng của nền Du lịch Việt Nam

Khi viết bản báo cáo thực tập sau chuyến đi này, chúng tôi đã cố gắng hết mình để viết thật nhiều, thật sinh động và xúc tích về những miền đất mà chúng tôi đã được đặt chân tới Nhưng thời gian và kiến thức có hạn Do vậy chúng tôi xin được viết tên những hiểu biết nhỏ bé và những thực tế được chứng kiến, chiêm nghiệm Do vậy bản báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế

Trang 4

II LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“ Đi một ngày đàng học một sàn khôn ”

Chuyến đi thực tập vừa qua đã đưa tôi thoát khỏi nơi sầm uất, ồn ào của chốn đô thị để trở về nơi trầm lặng, êm dịu của miền sông nước Đồng Bằng sông Cửu Long Dường như, vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng miển đã ăn sâu vào trong tâm hồn tôi Từ văn hóa, lịch sử, con người v.v đã hòa quyện vào nhau làm nên nét đặc trưng vô cùng phong phú của miền sông nước Tất cả những kiến thức đó như ăn sâu vào trong tâm trí tôi làm cho tôi them yêu nghề, yêu quê hương đất nước

Từ những trải nghiệm đó tôi như chợt bừng tỉnh nhận ra rằng nghề hướng dẫn không chỉ đơn thuần là một nghề phục vụ mà nó còn là “một đại sứ văn hóa” nhằm truyền đạt lại cho hàng lớp người về vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vẻ hào hùng của lịch sử và những đặc trưng riêng biệt bởi

sự kết hợp giữa nghi thức ,phong tục, kiến trúc v.v của quê hương đất nước, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi tiếng gọi vang vọng mỗi khi xa nhà

Có lẽ những hình ảnh thân thương của 1 phần vẻ đẹp của đất nước như đi sâu vào tâm hồn tôi

“ Đồng bằng sông cửu long ” một vùng đất mới mẻ với bao điều kì thú như mở ra trong tôi như một sự mở mang kiến thức Thông qua đó, tôi như thêm yêu nghề, một nghề cực khổ, gian nan nhưng lại mang đầy niềm kiêu hãnh của một vị “ đại sứ ” trao lại cho mọi người những gì là tinh hoa nhất, đẹp đẽ nhất của vùng đất Đồng bằng sông cửu long nói riêng và nước Việt Nam nói chung

Sau tất cả những gì tôi cảm nhận trong chuyến đi thì đọng lại trong tôi là sự tỉ mỉ của các thợ thủ công, sự yêu nghề của những người dân nơi đây, sự vất vả của người thợ khi tạo ra sản phẩm

mà chúng ta dùng Và đó cũng chính là đề tài tôi muốn gửi đến mọi người với tựa đề “ Các làng

nghề truyền thống của tỉnh Đồng Tháp”.

Trang 5

A LÀNG CHIẾU ĐỊNH YÊN

1. Sơ lược về làng chiếu

Trôi dần theo năm tháng, bài vọng cổ “ tình anh bán chiếu” đã đi vào lòng người và trở nên bất

hủ Quả thật, soạn giả Viễn Châu đã vô cùng khéo léo khi chọn chiếc chiếu đơn sơ mộc mạc đậm chất quê hương để làm chất liệu cho bài vọng cổ của mình Chiếc chiếu không chỉ là vật dụng thân thuộc gắn liền với con người miền sông nước Nam Bộ mà nó còn là nhân chứng cho những vui buồn trong cuộc sống Có lẽ cũng vì thế mà khi nhắc đến hình ảnh chiếc chiếu ở miền tây, người ta không thể không nhớ đến cái tên Định Yên của tỉnh Đồng Tháp Đây chính là thương hiệu có trên trăm năm của làng chiếu nơi đây

Có thể nói, chiếu là sản phẩm thủ công luôn gắn liền với đời sống người dân Việt Mọi người dùng chiếu để nằm, ngồi, để khi nhà có lễ lộc, dùng ở nơi thờ phượng, nơi có lễ hội đình đám Những chiếc chiếu đẹp nhất thường dùng để trải ra cho những người cao tuổi, những người có chức sắc ngồi Theo thời gian, chiếc chiếu dần dần phát triển, lên ngôi trở thành chất liệu cho nhiều nghành hàng khác như thủ công mĩ nghệ, trang trí nội thất, đồ gia dụng Điều đặc biệt nhất, đôi chiếu đã trở thành biểu tượng cho hôn nhân từ đời xưa Mua chiếu phải mua thành đôi, ngụ ý

có đôi, có cặp, bền chặt, sắc son

Nghề làm chiếu ở Định Yên đã tồn tại hơn trăm năm nhưng không mấy ai biết nó có tự bao giờ Theo sử sách, người có công trong nghề làm chiếu là ông Phạm Đôn Lễ, một vị quan thời Tiền Lê ở làng Hới tỉnh Thái Bình Ông đã sang Quảng Tây, Trung Quốc học nghề cũng như kỹ thuật làm chiếu Sau đó với kỹ thuật của ông mang về đã giúp cho người dân có thể dệt chiếu đẹp hơn xưa Và trôi dần theo các cuộc khai hoang, lập nghiệp từ đàng ngoài vào đàng trong, nghề làm chiếu cũng từ đó mà dần hình thành trong Nam

Trang 6

Với tính chất và đặc thù của miền sông nước, dường như mẹ thiên nhiên đã ưu đãi nơi đây mộtnguồn tài nguyên to lớn vô cùng phong phú Những nguyên liệu làm chiếu như cây lát, bố… có ở khắp mọi nơi và dần được các người dân trồng để phục vụ cho nghề đan chiếu Và từ đó theo dần năm tháng mà nghề truyền nghề, từ đời cha để lại tiếp tục truyền cho các thế hệ sau mà ngày nay làng chiếu Định Yên đã tồn tại và phát triển hơn trăm năm

Có thể nói đây là một nét đẹp vô cùng quý báu của người Việt, biết gìn giữ nghề truyền thống cha ông để lại và cũng qua đó cho ta thấy được nhiệt huyết, lòng yêu nghề chịu thương chịu khó của người dân nơi đây Và cũng thông qua hình ảnh chiếc chiếu đã phần nào nói lên sự tỉ mỉ, khéoléo của con người Việt Nam

và công đoạn thủ công vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay

Trước đây, những cánh đồng lát bạt ngàn dùng làm nguyên liệu dệt chiếu thường được trồng ngay tại Định Yên Ngày đó vào mùa thu hoạch lát cả vùng như vào hội, tấp nập, vui nhộn Tuy nhiên, do chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nên những cánh đồng lúa dần thanh cho những cánh đồng lát Dù những cánh đồng lát ngày xưa không còn nữa nhưng nơi đây lại trở thành bến lát tấpnập ghe xuồng của các thương hồ tứ xứ đến buôn bán lát Thông thường các thương hồ đến từ Vĩnh long, Trà Vinh đến để buôn bán lát

Trang 7

Để có được những chiếc chiếu thành phẩm tinh xảo và đẹp đẽ phải trải qua nhiều công đoạn như chọn lát, nhuộm màu, phơi, thiết kế hoa văn, dệt, bẻ vành, viền Bước đầu người thợ chọn lát tốt Sau đó để chiếc chiếu thêm bắt mắt người thợ tiến hành công đoạn nhuộm lát Màu nhuộm từ trước đến nay vẫn là 3 màu cơ bản xanh – đỏ - vàng, những màu được xem là sẽ mang lại may mắn và hưng thịnh cho gia chủ Ngày nay người ta cải biến để lát có thêm màu như đen, tím,…., nhưng những màu sắc cũ vẫn được ưa chuộng hơn cả Trước khi nhuộm lát, người thợ bắt nước cho sôi rồi cho bột màu vào và khuấy đều Khi bỏ bột màu người thợ thường ưu tiên màu vàng trước vì màu vàng không dính chảo và không đen màu Tiếp đó người thợ mới nhuộm các bó lát màu đỏ và xanh hoặc các màu khác Và những màu nhuộm về sau do có một chút màu vàng đã làm cho cọng lát thêm độ bóng, thêm bắt mắt hơn rồi đem phơi nắng cho mau khô

Trang 8

Sau khi có được những bó lát tươi rói đẹp đẽ đầy màu sắc, người thợ sẽ tiến hành công đoạn dệt chiếu Bắt đầu dệt chiếu người ta dùng dây mắc lên thành từng hàng theo chiều dài chiếc chiếu

để làm khuôn, những sợi đó dân gian gọi là những sợi trân Trước đây, sợi trân được làm từ dây

bố vì loại dây này có đặc điểm rất dai và bền chắc Cây bố là một loại cây ngập nước mà trước đây mọc tràn bờ kênh Sau đó người thợ đem về phơi nắng cho khô rồi xé sợi thành mảnh như tơ

và được kì công nối lại thành từng mối nối sao cho kín nút, chắc dây Ngày nay người dân Định Yên sử dụng dây chỉ thay cho dây bố trong quá trình dệt chiếu Sợi chỉ mảnh hơn, giá thành rẽ lại

dễ tìm dần dần thay cho dây bố có giá thành cao và nguồn hàng khang hiếm

Khi có được khuôn người thợ bắt đầu công đoạn dệt chiếu Công đoạn dệt gồm có 2 người làm, 1 người dệt và 1 người chùi lát Hai người này phải phối hợp nhịp nhàng và ăn ý Sau khi dệt xong, chiếu sẽ được may bìa cho chắc chắn rồi đưa ra chợ bán hay đợi thương lái đến tận nơi thu mua

Trang 9

Làng chiếu Định Yên không chỉ nổi tiếng về chất lượng dệt chiếu mà còn nổi tiếng về mô hìnhhọp chợ độc đáo:

“ Ai về làng chiếu Định Yên Chợ ma là nét rất riêng Lấp Vò ”

Chợ có tên là “chợ ma” vì chợ chỉ họp vào ban đêm Nguyên nhân chợ chiếu Định Yên chỉ họp vào ban đêm là vì ban ngày người thợ phải dệt chiếu và các thương lái cũng phải đi bán Mặt khác, người dân Định Yên phải họp chợ thầm lặng như vậy là để tránh sưu cao thuế nặng của các địa chủ và lệ làng Cứ thế nếp sống sinh hoạt chợ đêm đã ăn sâu vào tâm hồn người dân làng chiếu

Vả khi màn đêm buôn xuống, người dân Định Yên sẽ vác bó chiếu trên vai, tay cầm bó đuốc hay ngọn đèn dầu xuống chợ buôn bán Không khí của chợ nhộn nhịp nhưng không quá huyên náo, ồn ào Điểm khác biệt của chợ chiếu Định Yên là người mua thì tìm một chỗ ngồi, người bán thì ôm chiếu đi qua đi lại rao bán, nói giá

Trôi dần theo năm tháng, cùng với sự đổi thay của nền kinh tế thị trường, ngôi chợ ma ngày nào chỉ còn lại trong những ký ức của người dân nơi đây Tuy chợ ma không còn nữa nhưng nó vẫn là một nét văn hóa tươi đẹp của người dân xứ Định

Ngày nay khoa học tiếp cận các máy dệt chiếu dần thay cho các thợ dệt thủ công và cho ra năng suất cao hơn tăng thu nhập cho người dân hơn Tuy nhiên, nghề thủ công vẫn còn được lưu giữ cho mai sau Và khi nhắc đến nghề dệt chiếu người ta không thể không nhớ tới Định Yên, mộtngôi làng thủ công hơn trăm năm

Trang 10

Theo lời cha ông ngày xưa, cái tên “ Sadec ” được lấy từ tiếng khơ me có nghĩa là chợ sắt và xưa kia nơi đây đã tồn tại một chợ chuyên bán đồ sắt Còn tên “ Tân Quy ” theo nghĩa hán việt phải chăng là nơi đất mới, dân cư quy thuận về đây lập làng, lập nghiệp Điển tích này có thể xuất hiện từ sau chiến thắng oanh liệt Rạch gầm – Xoài mút năm 1785 của người anh hùng áo vải Quang Trung cho đến khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 Khi đó, người dân quay về đất tổ sau những lần ra trận chống giặt hoặc ly tán tha hương sau 2 lần quân xiêm sang phá phách năm 1772,

1784 Ngày nay cái tên Tân Quy Đông không những thành máu thịt mà còn là một chặng dài lịch

sử máu và hoa

Sách xưa, trong Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán và Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có những câu miêu tả về vùng đất này rằng: “ Nơi đây tui chốn lâm tuyền mà gần nơi thành thị, kẻ muốn nhàn tĩnh thì đến bến sông phía Bắc bơi thuyền qua Tiền Giang mà tắm gộigió trăng Người ưa phồn hoa thì đến bến sông phía Nam chèo thuyền xuống sông Sadec mà dạo chơi thành thị Có ruộng cày thì làm nông phu cũng được, có sông sâu thì làm ngư phủ cũng nên,

đủ cả lạc thú đáng gọi là một cù lao có cảnh trí mĩ mãn khác thường.” Cù lao Tân Quy Đông phía Đông và phía Bắc có dòng sông tiền trong xanh, phía Nam là sông Sadec , ba mặt giáp sông nên đất cao ráo không bị nước ngập kéo dài, rất thuận lợi cho việc ươm trồng các giống hoa kiểng Và

Trang 11

thiên thời, địa lợi cho vùng đất này thích hợp cho người dân Tân Quy Đông phát triển nghề cha truyền con nối mấy trăm năm trồng hoa và cây kiểng.

Từ những điều kiện thuận lợi đó dần dần người ta biết đến cái tên Tân Quy Đông như là một

xứ sở của muôn loài “ kỳ hoa dị thảo ” Là một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam với hơn 1200 hộ, trên 4000 lao động tham gia làng nghề, với khoảng 1500 chủng loại phong phú

và đa dạng làm cho hoa kiểng ở Tân Quy Đông không chỉ nổi tiếng trong vùng mà trong tỉnh thành, ngoài nước

Khi cánh én bay về báo hiệu mùa xuân đến, cũng là lúc làng hoa kiển Tân Quy Đông như bướcvào hội Từng đoàn xe tải, ghe xuồng tấp nập đổ về đưa các loài hoa kiểng hối hả theo nhau chảy

về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn để khoe sắc, khoe hương trong những ngày tết cổ truyển của dân tộc Chúng ta có thể thấy nơi đây có đủ các loài hoa kiểng quý hiếm, có những cây

có tuổi thọ hang trăm năm và có những loại cây rất bình dị, gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân lao động như sung, si, mai, khế, cau cùm rụm… và qua bàn tay khéo léo, tài hoa, sự cần mẫn, kết hợp với một tâm hồn nghệ sĩ đã trở thành những cây kiểng quý có hình dáng đẹp, lạ

Nơi đây, ngôi làng có 4 mùa xuân, bất cứ tháng nào trong năm, chúng ta cũng đều có thể ngắmthỏa thích cả một rừng hoa với đủ màu sắc, hương thơm Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ 50 giống hoa hồng như hông nhung đỏ thắm mượt mà, hồng Mec-sai màu trắng, hồng Mac-ca-ra màu cam, hồng Phot-ti-n, hồng Cơ-lê-ô-bat màu hồng phấn,… Hoa kiểng Tân Quy Đông không chỉ khoe màu sắc, hương thơm cho đời mà hoa kiểng còn dùng để trang trí nội thất, cơ qua, công sở, công trình văn hóa, nhà ở tạo cảnh quan cho công viên,… Ngoải ra, một số loài còn có dược tính dung

để chữa bệnh cho con người như cây Trinh nữ hoàng cung, Ngũ gia bì, Đỗ Trọng,…

Khách sành điệu trong nghệ thuật chơi hoa kiểng khá quen thuộc với địa danh Tân Quy Đông – một làng quê hiền hòa, nằm nép mình bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió có nhiều phù sa, đón ánh nắng mặt trời Phù sa song Tiền là nguồn sữa mẹ, cùng bàn tay và tâm hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân đã ươm mầm, nuôi dưỡng và tạo dáng cho nhiều loài hoa kiểng nơi đây có giá trị như một tác phẩm nghệ thuật góp phần tô đẹp cho đời

Trang 12

Làng hoa kiểng Tân Quy Đông được hình thành từ rất sớm, ban đầu là vùng đất mới do đó nhân dân đi khai hoang để có đất canh tác Vì vậy, quá trình khai hoang đó phát hiện những cây

có dáng đứng đẹp, nhân dân đã đem về để trong nhà mình trồng ở trước sân chăm sóc và tạo dáng,ban đầu là như vậy Sau đó, những người xung quanh đến thưởng ngoạn và hỏi nài chia mua Việcmua bán chỉ diễn ra ở trong cù lao Tân Quy Đông Ban đầu là thú chơi tại nhà chưa phải là hàng hóa, đó là kiểng Lúc đầu người dân trồng kiểng sau mới trồng thêm bông Vậy bông có sau kiểng,bông cũng như kiểng ban đầu cũng chỉ là sự thưởng ngoạn của người dân trong làng

Theo tác giả Lê Kim Hoàng thì trong những năm 1930 – 1945, có khoảng chừng chục nhà ở Rạch Dầu, Thông Lưu, Ngã Ba hằng năm đến Tết chở bông sang bán ở chợ Sadec, hoặc xuống Vĩnh Long, qua Cần Thơ, lên Long Xuyên, Châu Đốc Gia đình ông Võ Văn Phu, Trần Văn Dậu,

… và một số gia đình khác đã mở đầu cho nghề trồng bông ở Tân Quy Đông Buổi đầu là từ phong trào chơi kiểng, ông Bảy Nhạn và một số ông khác có ý chọn một số bông của địa phương,rồi bông của các nơi đem về trồng trước sân, trong vườn để khi chúng có bông cho vui mắt, nhất

là các loại có bông đúng vào dịp tết thì cáng quý, vì nó sẽ làm cho nhà cửa sáng sủa, tươi vui trong những ngày tết Dần dần, các nhà khác cũng làm theo ông vì thấy bông trồng ở đây cũng không khó lắm Khi số lượng nhà trồng bông đáng kể, những ngày rằm, ba mươi những người đi chùa đã sang đây để hỏi mua những thứ bông cần thiết như vạn thọ, cúc, … Ban đầu, những nhà này không bán nhưng dần dần thấy khách là người ở chợ, họ buôn bán có tiền, vì vậy sự buôn bánkhông có gì là đáng ngại Nhu cầu có bông kiểng chưng trong ba ngày tết là nhu cầu cần thiết.Vì vậy, các nhà trồng bông ở Rạch Dầu, Ngã Ba đã đáp ứng nhu cầu đó

Ngoài ra, nhân dân ta có tín ngưỡng dân gian thờ cúng lâu đời Cái để thờ cúng là nhan đèn và bông Lúc đầu là bông vạn thọ, bông trang và dần dần về sau này có nhiều loại hoa khác nữa với màu sắc rực rỡ hơn như hạnh, sứ Thái Lan và các loại khác Từ đó, người dân Tân Quy Đông đã gửi tất cả tâm hồn của mình vào từng gốc cây, luống đất, âm thầm chất chứa và ngày nay đã hình thành nơi đây một làng hoa muôn sắc, muôn màu Ít ai nghĩ rằng nghề trồng hoa lại hình thành từ một câu chuyện thú vị như vậy

Ngày đăng: 24/09/2016, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w