1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: Hướng dẫn giáo dục lối sống sinh thái cho học sinh tại trường Tiểu học Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

20 138 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 112,37 KB

Nội dung

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường đã là những vấn đề được thường xuyên đề cập trên các phương tiện truyền thông. Hơn thế nữa, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững được ưu tiên đưa vào hoạt động của các cấp chính phủ, doanh nghiệp, trường học, cộng đồng dân cư. Những nỗ lực này sẽ chỉ hiệu quả khi mỗi người hành động, thay đổi lối sống bền vững hơn từ cấp độ cá nhân để hướng tới phát triển bền vững hơn cho cộng đồng, hay được gọi là “lối sống sinh thái’’. Để đạt được điều đó, việc lồng ghép các kiến thức, kĩ năng và trải nghiệm về lối sống sinh thái vào chương trình dạy học cho học sinh là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với học sinh tiểu học, đối tượng đang trong giai đoạn dễ dàng tác động thay đổi nhân cách và hành vi. Điều này yêu cầu giáo viên phải có kiến thức, kĩ năng chuyên biệt trong lĩnh vực truyền thông môi trường, cụ thể là thực hành lối sống sinh thái để đạt được hiệu quả truyền thông. Trường Tiểu học Lê Lợi nằm trong phường Lê Lợi thị xã Sơn Tây, thuộc khu vực ngoại thành TP Hà Nội. Do đặc điểm về vị trí, việc tiếp cận với các vấn đề về môi trường hoặc truyền thông về môi trường còn hạn chế và chưa nhận thức cao về lồng ghép giáo dục môi trường. Ngoài ra, trường Tiểu học Lê Lợi là một trường trọng điểm của thị xã Sơn Tây, do vậy, trường được coi là đối tượng thử nghiệm để truyền thông và hướng dẫn cho các trường học khác trong khu vực. Với những lý do cụ thể trên, chúng tôi quyết định thực hiện chuyên đề “Hướng dẫn giáo dục lối sống sinh thái cho học sinh tại trường Tiểu học Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội”. 2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG Đối tượng truyền thông là học sinh lớp 3,4 và 5 của trường Tiểu học Lê Lợi. • Trình độ nhận thức cơ bản, 100% có thể đọc và viết thành thạo. • Dân tộc: Kinh. • Ngôn ngữ: Tiếng việt. 3. MỤC TIÊU Sau khóa học, học viên được nâng cao nhận thức về môi trường, sự tác động của lối sống cá nhân đến môi trường hiện nay, và thực hành việc thay đổi hành vi cá nhân trong sinh hoạt thường ngày. 3.1 Về kiến thức: + 80% đối tượng được truyền thông nhận thức được hiện trạng môi trường địa phương hiện nay. + 80% đối tượng được truyền thông chỉ ra được những vấn đề trong lối sống cá nhân hiện nay. + 90% đối tượng được truyền thông hiểu rõ kiến thức về lối sống sinh thái . 3.2 Về kỹ năng: + 90% đối tượng truyền thông biết cách thực hành lối sống sinh thái . + 70% đối tượng truyền thông tự đề xuất các cam kết trong thực hành lối sống sinh thái của cá nhân. 3.3 Về thái độ: + 100% đối tượng được truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua thực hành lối sống sinh thái. + 90% đối tượng được truyền thông có thái độ tích cực trong việc học hỏi, hào hứng trong các hoạt động tổ chức trong buổi truyền thông.

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên: Trần Mai Trang

Lớp: ĐH4QM2

Mã SV: 1411100811

Giảng viên hướng dẫn: ThS Bùi Thị Thu Trang

HÀ NỘI, 1/5/2017

Trang 2

MỤC LỤC

1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH 1

2 PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG 1

3 MỤC TIÊU 1

3.1 Về kiến thức: 1

3.2 Về kỹ năng: 2

3.3 Về thái độ: 2

4 KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG 2

4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn 2

4.2 Nội dung chương trình 3

4.3 Nội dung bài giảng 4

5 KINH PHÍ 5

5.1 Nguồn kinh phí 5

5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí 5

5.3 Tổng kinh phí thực hiện 5

PHỤ LỤC 6

Phụ lục 1: Dự toán kinh phí 6

Phụ lục 2 8

Trang 3

1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường đã là những vấn đề được thường xuyên đề cập trên các phương tiện truyền thông Hơn thế nữa, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững được ưu tiên đưa vào hoạt động của các cấp chính phủ, doanh nghiệp, trường học, cộng đồng dân cư Những nỗ lực này sẽ chỉ hiệu quả khi mỗi người hành động, thay đổi lối sống bền vững hơn từ cấp độ cá nhân để hướng tới phát triển bền vững hơn cho cộng đồng, hay được gọi là “lối sống sinh thái’’

Để đạt được điều đó, việc lồng ghép các kiến thức, kĩ năng và trải nghiệm về lối sống sinh thái vào chương trình dạy học cho học sinh là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với học sinh tiểu học, đối tượng đang trong giai đoạn dễ dàng tác động thay đổi nhân cách và hành vi Điều này yêu cầu giáo viên phải có kiến thức, kĩ năng chuyên biệt trong lĩnh vực truyền thông môi trường, cụ thể là thực hành lối sống sinh thái để đạt được hiệu quả truyền thông

Trường Tiểu học Lê Lợi nằm trong phường Lê Lợi - thị xã Sơn Tây, thuộc khu vực ngoại thành TP Hà Nội Do đặc điểm về vị trí, việc tiếp cận với các vấn đề về môi trường hoặc truyền thông về môi trường còn hạn chế và chưa nhận thức cao về lồng ghép giáo dục môi trường Ngoài ra, trường Tiểu học Lê Lợi là một trường trọng điểm của thị

xã Sơn Tây, do vậy, trường được coi là đối tượng thử nghiệm để truyền thông và hướng dẫn cho các trường học khác trong khu vực Với những lý do cụ thể trên, chúng tôi quyết

định thực hiện chuyên đề “Hướng dẫn giáo dục lối sống sinh thái cho học sinh tại trường Tiểu học Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội”.

Đối tượng truyền thông là học sinh lớp 3,4 và 5 của trường Tiểu học Lê Lợi

 Trình độ nhận thức cơ bản, 100% có thể đọc và viết thành thạo

 Dân tộc: Kinh

 Ngôn ngữ: Tiếng việt

Sau khóa học, học viên được nâng cao nhận thức về môi trường, sự tác động của lối sống cá nhân đến môi trường hiện nay, và thực hành việc thay đổi hành vi cá nhân trong sinh hoạt thường ngày

3.1 Về kiến thức:

+ 80% đối tượng được truyền thông nhận thức được hiện trạng môi trường địa phương hiện nay

Trang 4

+ 80% đối tượng được truyền thông chỉ ra được những vấn đề trong lối sống cá nhân hiện nay

+ 90% đối tượng được truyền thông hiểu rõ kiến thức về lối sống sinh thái

3.2 Về kỹ năng:

+ 90% đối tượng truyền thông biết cách thực hành lối sống sinh thái

+ 70% đối tượng truyền thông tự đề xuất các cam kết trong thực hành lối sống sinh thái của cá nhân

3.3 Về thái độ:

+ 100% đối tượng được truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua thực hành lối sống sinh thái

+ 90% đối tượng được truyền thông có thái độ tích cực trong việc học hỏi, hào hứng trong các hoạt động tổ chức trong buổi truyền thông

4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn

Đối với đối tượng là học sinh, để đảm bảo cho việc thực hành và người truyền thông dễ dàng trong truyền đạt, cần chia đối tượng truyền thông theo các lớp vào các buổi truyền thông khác nhau Tuy nhiên, nội dung kiến thức ở các lớp tương đương nhau Cụ thể, kế hoạch tổ chức tập huấn được thể hiện dưới bảng sau

Bảng 4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn

1

Lớp 1: Học sinh lớp 3

Thứ hai 15/05/2017

- Thứ tư 17/05/2017

40

Hội trường lớn trường

TH Lê Lợi

2

Lớp 2: Học sinh lớp 4

18/05/2017 – Thứ bảy 20/05/2017

40

Hội trường lớn trường

TH Lê Lợi

3 Lớp 3: Học

sinh lớp 5

Thứ hai 22/05/2017 – Thứ tư 24/05/2017 40

Hội trường lớn trường

TH Lê Lợi

4.2 Nội dung chương trình

Trang 5

Bảng 4.2 Nội dung chương trình

7h30 – 8h00 Ổn định tổ chức, phát tài liệu Giáo viên trường TH

Lê Lợi 8h00 – 8h05 Giới thiệu về lý do, mục đích

của chuyên đề

Giảng viên trường

ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 8h05 – 9h15 Chuyên đề tập huấn Giảng viên trường

ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 9h15 – 9h30 Nghỉ giải lao giữa giờ Giáo viên trường TH

Lê Lợi 9h30 – 10h30 Chuyên đề tập huấn Giảng viên trường

ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Lê Lợi 14h00 – 15h15 Chuyên đề tập huấn Giảng viên trường

ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 15h15 – 15h30 Nghỉ giải lao giữa giờ Giáo viên trường TH

Lê Lợi 15h30 – 16h15 Chuyên đề tập huấn Giảng viên trường

ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 16h15 – 16h30 Hỏi đáp, giải thích thắc mắc Giảng viên trường

ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

4.3 Nội dung bài giảng

Chuyên đề: Thực hành lối sống sinh thái cho học sinh

Bảng 4.3 Nội dung bài giảng STT Buổi học Nội dung Nội dung chi

tiết

Giảng viên Đơn vị công

tác

1 Ngày 1 Các vấn đề về Thực hành Th.S Bùi Khoa Môi

Trang 6

môi trường trong sinh hoạt hàng ngày

đánh giá “Dấu chân sinh thái”

cá nhân

Thị Thu Trang Trường -Trường Đại

học Tài Nguyên và Môi Trường

Hà Nội

2 Ngày 2 Thực hành lối

sống sinh thái

Vấn đề nước Th.S Bùi

Thị Thu Trang

Khoa Môi Trường -Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường

Hà Nội

3 Ngày 3 Thực hành lối

sống sinh thái và cam kết cá nhân

Vấn đề rác

Đề xuất kế hoạc thực hiện lối sống sinh thái

Th.S Bùi Thị Thu Trang

Khoa Môi Trường -Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường

Hà Nội

5 KINH PHÍ

5.1 Nguồn kinh phí

Do ngân sách nhà nước cung cấp được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường

từ Thị xã Sơn Tây

5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí

Trang 7

- Thông tư 139/2010/TT-BTC: Qui định về việc lập dự toán, quản lí và sử dụng kinh phí

từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước

- Thông tư 123/2009/TT-BTC: Qui định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp

- Thông tư 97/2010/TT-BTC: Qui định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

- Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP: Qui định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở

- Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN: Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, các dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

- Thông tư 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT: Hướng dẫn quản lí kinh phí sự nghiệp môi trường

5.3 Tổng kinh phí thực hiện

Tổng: 32,200,000 VNĐ

Ghi bằng chữ: Ba mươi hai triệu hai trăm nghìn đồng.

(Nội dung chi tiết xem phụ lục 1 đính kèm)

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dự toán kinh phí

ST

Đơn vị tính

Số lượn g

Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1,500,00 0

1,500,0

00

II Biên soạn tài liệu

5,000,0

00

Trang 8

Chuyên đề: Thực

hành lối sống sinh

thái cho học sinh

Chuyên đề

1

5,000,00 0

5,000,0

00

10,800,0

00

Chuyên đề: Thực

hành lối sống sinh

thái cho học sinh

(2 buổi/ngày/lớp)

Buổi/

ngày

18 600,000

10,800,0

00

Số ngày/lớp: 3ngaỳ Tổng số lớp: 3 lớp

2

Thuê thiết bị giảng

dạy: máy chiếu, âm

thanh, ánh sáng,…

Ngày

4

Nước uống cho

giảng viên, học viên,

ban tổ chức

Người

5

Photo tài liệu tập

1

Thuê xe đưa đón

giảng viên và mang

thiết bị trợ giảng

Chuyến

3

1,000,00

2

Chi phí khác: Bút dạ,

Trang 9

Phụ lục 2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH LỐI SỐNG SINH THÁI

Trang 10

HÀ NỘI, 1/5/2017

Chương I: TỔNG QUAN CHUNG

1.1 Khái niệm về lối sống sinh thái[1]

Hiện nay, chưa có 1 định nghĩa chính thức nào về lối sống sinh thái Khái niệm này thường được hiểu tương tự với “lối sống bền vững”, “lối sống xanh” Trong các tài liệu quốc tế, lối sống sinh thái, lối sống bền vững và lối sống xanh thường được hiểu ý nghĩa tương đồng và có thể thay thế nhau trong phần lớn trường hợp Đồng thời, khi nhắc đến lối sống sinh thái cá nhân, biểu hiện quan trọng của lối sống chính là cách con người tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ trong đời sống hàng ngày như sử dụng điện, nước, mua sắm, dịch vụ giáo dục giải trí…

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (United Nation Enviroment Program – UNEP) đưa ra định nghĩa “Lối sống bền vững là cách sống có được bởi có cơ sở hạ tầng, dịch vụ, sản phẩm hiệu quả và các hành động, lựa chọn cá nhân nhằm giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải, rác thải và ô nhiễm đồng thời thúc đẩy phát triển quá trình kinh tế xã hội công bằng cho tất cả, bảo tồn hệ thống hỗ trợ sự sống của Trái Đất nằm trong khả năng chịu đựng sinh thái của hành tinh”

Trong phạm vi nghiên cứu này, “lối sống sinh thái” được hiểu là cách sống, tập hợp các hoạt động sống hàng ngày của con người một cách cân bằng/lành mạnh và gần gũi với tự nhiên, trong đó có tính đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và hạn chế tối đa lượng phát thải ô nhiễm và rác vào môi trường, là cách sống thân thiện với môi trường nhưng đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống con người

1.2 Một số đặc điểm của lối sống sinh thái

 Là những hành động, những lựa chọn trong cuộc sống con ngừơi theo hướng giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và tác động tiêu cực đối với môi trường, hay nói cách khác là giảm thiểu “dấu chân sinh thái”

Trang 11

 Là khái niệm bao trùm mọi hoạt động sống của con người, từ mua sắm, tiêu dùng, đến học tập, giải trí…

 Có thể khai thác rất nhiều chủ đề nhỏ khi nói đến lối sống sinh thái, ví dụ: nước, năng lượng, rác thải, thực phẩm, giao thông, kiến trúc, du lịch, giải trí…

 Là chủ đề có thể đi từ cấp độ nhỏ nhất trong xã hội – cấp độ cá nhân, phát triển lên cấp độ nhóm, cấp độ cộng đồng, cấp độ quốc gia và toàn xã hội

1.3 Tình hình thực hiện lối sống xanh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kì 2011-2020, tầm nhìn

2050 đã đưa “lối sống xanh”, “lối sống hài hòa với môi trường” vào 2 trong số 17 nhóm giải pháp Tuy nhiên, thực hiện “lối sống xanh” và giáo dục “lối sống xanh” chưa được phổ biến “Sống Xanh” hiện được đưa vào giáo dục tại nhiều trường, nhưng mức độ và hiệu quả vẫn còn hạn chế Vấn đề đặt ra với những người làm công tác truyền thông là phải làm sao để hướng cho học sinh một tư duy và nhận thức “xanh” vững chắc

Trang 12

Chương II PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ TỔ CHỨC TẬP HUẤN VỀ LỐI

SỐNG SINH THÁI

Mô hình 3H: Head – Heart – Hand [1]

Mô hình 3H: Head – Heart – Hand là một phương pháp rất hiệu quả để tác động toàn diện lên nhóm đối tượng muốn hướng đến Mô hình này nhắm tới 3 hệ thống động lực chính của con người: suy nghĩ – cảm nhận – hành động

 Nhận thức

Chương trình này mời học viên nhìn nhận tương lai theo cách họ muốn Cách này khuyến khích người tham gia hành động để tiếp cận với tương lai đó

Gợi ý một số hình thức truyền đạt kiến thức

- Thuyết trình

- Tranh biện

- Đàm phán

- Thảo luận

- Chiếu clip

- Diễn kịch

Nội dung này được xây dựng để tạo ra động lực giúp người tham gia hứng thú với việc: (1) tham gia vào lối sống sinh thái và (2) thực hiện các hành vi, hành động mới Yếu

tố cảm xúc là rất quan trọng, bởi nếu không thấy được sự liên quan đến bản thân, hay không thấy rung động về cảm xúc, sẽ không có động lực mong muốn thực hiện Việc này thể hiện qua nhiều cách khác nhau Ví dụ: xem một đoạn clip hay và ý nghĩa, kết nối bản thân tham gia với vấn đề

Trang 13

Thực hành là một hoạt động rất quan trọng để giúp học viên tham gia vượt qua trở ngại và làm thử các hành vi, hành động mới để thấy chúng có phù hợp, thực tế với bản thân hay không

Chương III: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 3.1 Dấu chân sinh thái[1]

3.1.1 Khái niệm

Dấu chân sinh thái là một thước đo về nhu cầu diện tích đất và nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp cho nhu cầu trong cuộc sống của con người (thực phẩm, gỗ, năng lượng, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ CO2, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải) Con số này tính bằng đơn vị héc-ta toàn cầu và

có thể tính toán trên đơn vị cá nhân hay quốc gia, khu vực

3.1.2 Bảng đo dấu chân sinh thái

Nhà ở

1 Gia đình tôi ở trong một

căn hộ chật hẹp

+7

2 Gia đình tôi ở trong một

căn hộ chật hẹp

+12

3 Gia đình tôi ở trong một

căn hộ chật hẹp

+23

Điểm số phần nhà ở Hãy lấy số có được chia cho số người trong gia

Trang 14

đình để có số điểm trung bình

Năng lượng

1 Gia đình tôi sử dụng máy

điều hòa và quạt điện

+45

2 Gia đình tôi sử dụng năng

lượng điện sạch

+2

3 Gần như sử dụng năng

lượng điện và các nguồn

tự nhiên như dầu than khí gas

+75

4 Vào mùa đông tôi thường

mặc áo đủ ấm trong nhà, ban đêm đắp thêm chăn ấm

-5

5 Khi phòng có đủ ánh

sáng không bật đèn

-10

6 Tôi luôn tắt các thiết bị

điện khi không sử dung

-10

Điểm số cho phần Năng lượng

Giao thông

1 Cha mẹ chở tôi đi bằng ô

+75

2 Cha mẹ chở tôi đi bằng

xe máy

+45

3 Tôi sử dụng phương tiện +25

Trang 15

giao thông công cộng

4 Tôi đi bộ hoặc đạp xe +3

5 Tôi đã đi máy bay trong

kì nghỉ vừa qua

+85

6 Tôi đã đi tàu hỏa dưới

12h

+25

Điểm số cho phần giao

thông

Tiêu dùng nước và giấy

1 Tôi sử dụng bồn tắm

hằng ngày

+14

2 Tôi sử dụng bồn tắm

1-2lần/tuần

+2

3 Tôi sử dụng bồn vòi hoa

sen, xô, chậu để tắm hàng

ngày

+4

4 Tôi thỉnh thoảng dùng vòi

phun nước để rửa sân và

xe máy

+4

5 Tôi mượn sách ở thư viện -1

6 Nếu tôi thích đọc một

cuốn sách tôi sẽ mua

cuốn đó

+2

7 Đọc xong một tờ báo, tôi

vứt bỏ nó đi

+10

Điểm cho phần tiêu dùng

nước và giấy

Trang 16

Cộng điểm các phần trên chia cho 100, sẽ biết giá trị dấu chân sinh thái của bản thân Dấu chân sinh thái được đo bằng hecta (ha) có nghĩa là bao nhiêu ha đất dùng để đáp ứng nhu cầu của cá nhân

Dấu chân sinh thái của 1 người Mỹ là 12,2 ha đất

Dấu chân sinh thái của 1 người châu Âu là 5,1 ha đất

3.1.3 Hậu quả của vượt ngưỡng dấu chân sinh thái

Con người hiện nay khai thác và sử dụng tài nguyên nhiều hơn 50% so với 30 năm trước đây, vào mức trên 60 tỉ tấn nguyên liệu thô hàng năm Trên thực tế, hiện trạng tiêu dùng tăng với tốc độ nhanh đã và đang gây ra nhiều vấn đề Chúng không chỉ gây hại cho môi trường mà còn đe dọa đến chính sự tồn tại của con người trên hành tinh Khí hậu đang biến đổi, dự trữ nước ngọt, vựa cá và tài nguyên đều đang co lại, đất trồng trọt bị hủy hoại và nhiều loài động thực vật tuyệt chủng Trong đó, biến đổi khí hậu hay cụ thể hơn hiện tượng nóng lên toàn cầu là vấn đề nghiêm trọng hiện nay

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới vào các năm từ 2011-2014, các bằng chứng ngày càng rõ ràng, nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng 1,5oC (hiện nay là 0,8oC) vaò giữa thập kỉ này so với trước cách mạng công nghiệp đã chắc chắn xảy ra trong khí quyển Trái Đất và tác động của biến đổi khí hậu như các sự kiện thời tiết cực đoan là không thể tránh khỏi

0,8oC ấm lên toàn cầu có vẻ không lớn lắm, nhưng đã đủ để gây rất nhiều tác động tiêu cực như mực nước biển dâng, tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan, giảm đa dạng sinh học, thiệt hại về kinh tế

3.2 Vấn đề nước [2]

3.2.1 Tình hình sử dụng nước

Khoảng 70% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, nhưng chỉ có 1% lượng nước trong số đó có thể dùng cho ăn uống, giặt giũ và làm nước tưới Mỗi người tiêu thụ khoảng 300 lít nước mỗi ngày Và lượng nước ấy được phân chia tương đối như sau

Nước dùng để rửa chén bát – 20%

Nước cho vòi hoa sen và tắm – 20%

Nước cho bồn cầu – 20%

Nước cho giặt giũ – 15%

Nước thất thoát do vòi nước rò rỉ - 15%

Ngày đăng: 20/11/2019, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w