- Để học tốt môn tiếng việt, các em cần có những dụng cụ sau: + Sách tiếng Việt : Dùng trong hoạt động luyện đọc.. Mục tiêu * Kiến thức:Học sinh nhận biết cấu tạo và tên gọi của các nét
Trang 1Thứ ngày tháng năm 2010
Môn : Học vần Bài : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết các hoạt động và dụng cụ trong giờ học tiếng Việt.
- Biết sử dụng các dụng cụ học tập và làm quen vối các hoạt động học tập.
- Giáo dục học sinh thái độ học tập tích cực để học tốt môn tiếng Việt.
II Đồ dùng học tập
- Giáo viên: Sách tiếng Việt, bộ chữ học tiếng Việt, bảng cài.
- Học sinh: Sách tiếng Việt, bộ thực hành tiếng Việt, bảng con, vở tập viết, vở viết ô li.
III Các hoạt động học tập
1 Giới thiệu môn học
- Môn tiếng Việt giúp các em nhận biết âm chữ tiếng Việt, biết đọc chữ, viết chữ ghi
âm Từ đó giúp các em đọc thông viết thạo âm chữ tiếng Việt.
- Để học tốt môn tiếng việt, các em cần có những dụng cụ sau:
+ Sách tiếng Việt : Dùng trong hoạt động luyện đọc.
+ Vở tập viết: Dùng trong hoạt động luyện viết Vở viết mẫu các âm chữ trong mỗi bài học theo chương trình Ngoài ra cò có những tiết tập viết cuối tuần nhằm ôn tập
và luyện kĩ năng viết chữ cho các em Nhiệm vụ của các em là phải nắm vững cấu tạo
và qui trình chữ viết để viết đúng, đẹp như chữ mẫu.
+ Vở viết bài: Dùng để tập chép những âm, chữ, từ ngữ đã học trong mỗi bài học + Bảng : Dùng để luyện viết âm, chữ trong mỗi tiết dạy.
+ Bộ chữ học tiếng việt: Dùng để nhận diện âm, vân, ghép chữ học trong các tiết học Ngoài ra, chúng ta phải có bút chì, tẩy, thước kẻ để sử dụng trong giờ học.
2 Các hoạt động dạy - học
Tiết 1:
- Nhận diện âm chữ
- Phát âm, nhận diện âm, vần -> ghép vần-> đánh vần -> đọc chũ
- Luyện viết chữ ghi âm, vần: Viết bảng con.
Tiết 2:
- Luyện đọc
- Luyện viết vở tập viết
- Luyện nói theo chủ đề
* Hoạt động nối tiếp: Luyện đọc, luyện viết âm, vần, chữ đã học ở nhà Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Trang 2Thứ ngày tháng năm 2010
Môn : Học vần Bài : CÁC NÉT CƠ BẢN
I Mục tiêu
* Kiến thức:Học sinh nhận biết cấu tạo và tên gọi của các nét
* Kĩ năng: Viết đúng cấu tạo, vị trí, độ cao của các nét cơ bản
* Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, kiên nhẫn khi học tiếng Việt
II
Đồ dùng dạy - học :
Các nét mẫu
III
Các họa động dạy - học :
1 Giới thiệu:
Để viết đúng, viết đẹp các con chữ ghi âm, vần các em phải nhận biết được các nét
cơ bản và viết đúng viết đẹp các nét cơ bản.
Vậy, các nét cơ bản đó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học tiếng Việt hôm nay nhé: Bài học hôm nay của chúng là bài: Các nét cơ bản
2 Dạy - học bài mới:
a/- Nhận diện các nét cơ bản:
- Giáo viên đính lền lượt từng nét cơ bản lên bảng và giới thiệu:
+ Dây là nét thẳng ( nét sổ) / / -> Học sinh quan sát.
- Nét thẳng có cấu tạo như thế nào? -> Đọc tên nét
- Giáo viên viết nét thẳng trên bảng lớp:
- Các nét còn lại làm tương tự như trên
- Ta chia các nét có cấu tạo gần giống nhau vào một nhóm, ta có:
+ Nhóm 1 gồm các nét:
+ Nhóm 2 gồm các nét móc:
+ Nhóm 3 gồm các nét cong: c, , o
+ Nhóm 4 gồm các nét khuyết:
b/- Luyện đọc các nét:
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các nét ( cá nhân, nhóm,…)
- Giáo viên chỉ bảng theo thú tự và không theo thứ tự cho học sinh đọc.
c/ Luyện viết bảng con:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết lần lượt từng nét vào bảng con và yêu cầu học sinh đọc nét viết được.
- Viết các nét theo nhóm-> đọc các nét.
3 Củng cố:
- Hỏi tên bài
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh lại tên các nét
Trang 3- Yêu cầu học sinh đọc các nét theo từng nhóm
- Nhận xét tiết học
* Tiết 2
1 Luyện đọc:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên chỉ bảng, đọc tên các nét ( cá nhân)
- Hõc sinh nhận xét-> giáo viên nhận xét, cho điểm động viên học sinh
2 Luyện viết :
- Học sinh tập tô các nét trong vở tập viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết…
- Hướng dẫn học sinh tô từng nét chữ cẩn thận
- Quan sát học sinh viết, nhắc nhở kịp thời những em ngồi chưa đúng tư thế, cầm bút chưa đúng, chưa đẹp; cầm tay hướng dẫn những em chưa biết viết…
- Chấm điểm, nhận xét bài viết của học sinh.
3 Củng cố:
- Hỏi tên bài?-> Học sinh đọc lại các nét cơ bản
-Chuẩn bị bài : e
- Nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 2010
Môn : Học vần Tiết 1 Bài : e
I Mục tiêu: Giúp học sinh
- Kiến thức: Nhận biết được chữ và âm e
Trang 4- Kĩ năng: Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa Học sinh khá, giỏi nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong sách giáo khoa.
- Thái độ: Học sinh yêu thích -> tích cực khi học môn tiếng Việt.
II Đồ dùng dạy-học:
Bộ chữ học tiếng Việt, tranh minh họa
III Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( các nét cơ bản)
- Viết và đọc các nét cơ bản
- Giáo viên đọc cho học sinh viết các nét cơ bản vào bảng con.
- Nhận xét
2 Bài mới
a Giới thiệu bài
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình vẽ trong sách giáo khoa
+ Tranh 1 vẽ gì? Vẽ bé.
- Cô viết lên bảng chữ “ bé”
- Bé có gì? Có tranh vẽ con ngựa
- Con có thích vẽ tranh không? ( có) Đến lớp, các con sẽ được
học vẽ trong tiết học mỹ thuật Nếu chăm chỉ học vẽ, các con sẽ
vẽ được những bức tranh rất đẹp đấy.
- Tranh vẽ quả gì? ( quả me)
- Cô viết lên bảng chữ “ me”
- Bạn nào đã được ăn quả me ? Nó có vị như thế nào?
- Con có thích ăn quả me không? Vì sao?
- Tương tự với các tranh và các chữ “ ve, xe”
- Mỗi tranh tương ứng với một tên gọi mỗi tên gọi được ghi lại bằng một chữ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các chữ: bé, me, ve, xe Chỉ ra điểm giống nhau
ở các chữ trên ( e)
Trang 5- Giáo viên giới thiệu và viết lên bảng : e
- Gọi học sinh nhắc lại tên bài.
b Hoạt động 1: Nhận diện âm-chữ e.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo âm, chữ e.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm chữ e trong bộ chữ học tiếng Việt
- Chữ e có nét gì? ( nét thắt) Giới thiệu chữ e viết thường.
- Giáo viên giới thiệu và cho học sinh so sánh chữ e (in) và chữ e ( viết )
- Hướng dẫn học sinh phát âm -> Cô phát âm mẫu->Học sinh phát âm cá nhân, nhóm.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
c.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ e.
Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đẹp chữ e.
- Âm e được viết bằng chữ : e
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ e
- Chữ e có độ cao mấy dòng li? Điểm bắt đầu ở đâu? Vị trí chỗ thắt ở đâu? Điểm kết thúc ở đâu?
- Giáo viên vừa nói vừa viết cho học sinh quan sát.
- Học sinh viết chữ e vào bảng con-> Giáo viên qua sát, hướng dẫn, giúp các em viết chưa được, chưa đúng, chưa đẹp.
- Gọi học sinh đọc chữ vừa viết được -> Cho học sinh viết lại vài lần.
3 Củng cố, dặn dò:
- Hỏi âm vừa học.
- Chữ e được viết bằng nét gì? Độ cao mấy dòng li?
Trang 6- Tìm những tiếng có âm e ( Học sinh thi đua tìm tiếng) Giáo viên khen ngợi, động viên các em học tập
- Về viết nhiều lần chữ e vào bảng cho đẹp.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2 Bài : e
1 Kiểm tra bài cũ
- Hỏi âm vừa học.
- Chữ e được viết bằng nét gì? Độ cao mấy dòng li?
- Nhận xét
2 Bài mới: Luyện tập
a Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh nắm chắc khái niệm về âm, chữ e
- Giáo viên cho học sinh phát âm lại âm e ( cá nhân, nhóm, đồng thanh).
- Thi lấy chữ e trong bộ chữ học tiếng Việt.
- Chữ e có nét gì?
- Học sinh phát âm “e” ( hình thức nối tiếp-cá nhân)
b Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: Học sinh tô đúng, đẹp chữ e trong vở tập viết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Giáo viên tô mẫu chữ e, vừa tô vừa nêu lại quy trình.
- Học sinh tô từng chữ theo yêu cầu của cô.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa, rèn chữ viết cho học sinh.
- Chấm điểm -> nhận xét bài viết.
c Hoạt động 3: Luyện nói
Mục tiêu: Học sinh luyện nói theo chủ đề học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề nói-> Treo tranh cho học sinh quan sát.
- Tranh 1 vẽ gì? Các chú chim đang học.
Trang 7- Tranh 2 vẽ gì? Đàn ve đang học.
- Tranh 3 vẽ gì? Đàn gấu đang học.
- Tranh 4 vẽ gì? Các em học sinh đang học.
Như vậy, ai cũng có lớp học của mình Vì vậy, các con phải chăm chỉ đến lớp học tập, trước là học để biết chữ và biết tiếng Việt.
- Các con quan sát tranh 5 và cho cô biết các bạn nhỏ đang làm gì? ( đang học bài)
- Trong 3 bạn ấy, có bạn nào không học bài của mình không?
- Đi học là một công việc cần thiết và rất vui Ai cũng phải học tập chăm chỉ thì mới trở thành học sinh giỏi được Vậy, ở lớp mình ai thích đi học? Ai học tập chăm chỉ?
Ai muốn trở thành học sinh giỏi?
- Giáo dục học sinh chăm chỉ đến lớp, chăm chỉ học tập để trở thành học sinh giỏi.
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Giáo viên tổ chức cho 3 nhóm học sinh ( mỗi nhóm 3 em) thi tìm nhặt ra các con chữ e trong nhóm 10 con chữ và gắn lên bảng Thời gian 3 phút Nhóm nào nhặt được nhiều con chữ e thì thắng.
- Giáo viên khen ngợi, động viên, khuyến khích tạo không khí sôi nổi, vui nhộn trong giờ học.
3 Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài?
- Cho học sinh tìm chữ e trong một đoạn văn - giáo viên đính lên bảng, học lên chỉ và đọc âm e.
- Về viết và đọc chữ e nhiều lần.
- Chuẩn bị bài : b.
- Nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 2010
Môn : Học vần Tiết 1 Bài : b
Trang 8I Mục tiêu: Giúp học sinh
- Kiến thức: Nhận biết được chữ và âm b
- Kĩ năng: Đọc được: be Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa Học sinh khá, giỏi nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong sách giáo khoa.
- Thái độ: Học sinh yêu thích -> tích cực khi học môn tiếng Việt.
II Đồ dùng dạy-học:
Bộ chữ học tiếng Việt, tranh minh họa
III Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( e)
- Tìm các chữ có âm e trong các chữ: bé, ve, me, xe và trong văn bản.
- Viết và đọc : e
- Nhận xét
2 Bài mới
a Giới thiệu bài
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình vẽ trong sách giáo khoa
+ Tranh 1 vẽ gì? Vẽ bé.
- Cô viết lên bảng chữ “ bé”
- Chữ “ bé” có âm gì chúng ta đã học rồi? ( e)
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con một âm và chữ mới nữa Các con quan sát tranh và cho cô biết:
- Tranh vẽ gì? ( bé, bê, bóng, bà.)
- Mỗi tranh tương ứng với một tên gọi mỗi tên gọi được ghi lại bằng một chữ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các chữ: bé, bê, bóng, bà Chỉ ra điểm giống nhau ở các chữ trên ( b)
- Giáo viên giới thiệu và viết lên bảng :b
Trang 9- Gọi học sinh nhắc lại tên bài.
b Hoạt động 1: Nhận diện âm-chữ b.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo âm, chữ b.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm chữ b trong bộ chữ học tiếng Việt
- Chữ b có nét gì? ( nét thẳng, nét cong phải)-> Giới thiệu chữ b viết thường.
- Giáo viên giới thiệu và cho học sinh so sánh chữ b (in) và chữ b ( viết )
- Chữ b ( viết) có những nét nào? ( nét khuyết trên, nét thắt)
- Hướng dẫn học sinh phát âm -> Cô phát âm mẫu->Học sinh phát âm cá nhân, nhóm.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
c Hoạt động 2: Ghép chữ và phát âm.
Mục tiêu: Học sinh ghép được chữ be, đọc được tiếng be.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy chữ b để trên bảng con Lấy thêm âm e ghép vào bên phải chữ b Các con cho cô biết b ghép với e ta được tiếng gì? ( be)
be
- Tiếng be có âm nào đứng trước? (b); âm nào đứng sau? ( e) Tiếng không có dấu là tiếng có thanh ngang.
- Hướng dẫn học sinh phát âm tiếng “ be” ( cá nhân)
- Phân tích tiếng “ be”( tiếng “be” có âm “ bờ” đứng trước âm “e” đứng sau, thanh ngang).
- Hướng dẫn học sinh cách đánh vần ( bờ-e-be -> be)
- Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, đồng thanh)
d.Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ b.
Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đẹp chữ b, be
- Âm b được viết bằng chữ :b
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ b (viết)
- Chữ bcó độ cao mấy dòng li? ( nét khuyết 5 dòng li, nét thắt 2 dòng li) Điểm bắt đầu ở đâu? ( dòng kẻ thứ 2) Vị trí chỗ thắt ở đâu? ( dưới dòng kẻ thứ 3)
- Giáo viên vừa nói vừa viết cho học sinh quan sát.
- Học sinh viết chữ b vào bảng con-> Giáo viên quan sát, hướng dẫn, giúp các em viết chưa được, chưa đúng, chưa đẹp.
- Gọi học sinh đọc chữ vừa viết được -> Cho học sinh viết lại vài lần.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ “ be” ( lưu ý nét nối tư b sang e)
- Học sinh viết và đọc “ be” ( cá nhân)
- Giáo viên qua sát, hướng dẫn, giúp các em viết chưa được, chưa đúng, chưa đẹp.
3 Củng cố, dặn dò:
Trang 10- Hỏi âm vừa học.
- Chữ b được viết bằng nét gì? Độ cao mấy dòng li?
- Tìm những tiếng có âm b ( Học sinh thi đua tìm tiếng) Giáo viên khen ngợi, động viên các em học tập
- Về viết nhiều lần chữ b vào bảng cho đẹp.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2 Bài : b
1 Kiểm tra bài cũ
- Hỏi âm vừa học.
- Chữ b được viết bằng nét gì? Độ cao mấy dòng li?
- Nhận xét
2 Bài mới: Luyện tập
a Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh nắm chắc khái niệm về âm, chữ b
- Giáo viên cho học sinh phát âm lại âm b ( cá nhân, nhóm, đồng thanh).
- Thi lấy chữ b trong bộ chữ học tiếng Việt.
- Chữ b có nét gì?
- Học sinh phát âm “b” ( hình thức nối tiếp-cá nhân)
b Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: Học sinh tô đúng, đẹp chữ b trong vở tập viết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Giáo viên tô mẫu chữ b, vừa tô vừa nêu lại quy trình.
- Học sinh tô từng chữ theo yêu cầu của cô ( lưu ý điểm đặt bút và điểm dừng bút)
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa, rèn chữ viết cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tô “ be” ( lưu ý nét nối từ b sang e)
- Giáo viên tô mẫu, học sinh quan sát.
- Tô theo hiệu lệnh của cô.
Giáo viên quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa, rèn chữ viết cho học sinh.
- Chấm điểm -> nhận xét bài viết.
c Hoạt động 3: Luyện nói
Mục tiêu: Học sinh luyện nói theo chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân
- Giáo viên giới thiệu chủ đề nói-> Treo tranh cho học sinh quan sát.
Trang 11- Tranh 1 vẽ gì? Chim non đang học bài.
- Tranh 2 vẽ gì? Chú gấu đang tập viết chữ e.
- Tranh 3 vẽ gì? Chú voi đang cầm ngược sách Tại sao chú voi lại cầm ngược sách?
- Tranh 4 vẽ gì? em bé đang tập kẻ.
- Tranh 5 vẽ gì? Hai bạn nhỏ đang chơi xếp hình.
- Các tranh có gì giống nhau? ( mỗi người đều tập trung vào công việc của mình).
Như vậy, mỗi người đều tập trung vào công việc học của mình, không có ai học dùm mình được Vì vậy, các con phải chăm chỉ đến lớp học tập cho mình.
- Trong các tranh đó, có gì khác nhau? ( các con vật khác nhau, công việc khác nhau) Mỗi người có một công việc khác nhau, chỉ bản thân mình mới thực hiện tốt được công việc của mình Vì thế, các con phải chăm chỉ đến lớp, chăm chỉ học tập để hoàn thành nhiệm vụ của mình nhé!
* Trò chơi: Thi tìm chữ
- Giáo viên cắt 10 -> 12 bông hoa, trong mỗi bông hoa viết các chữ khác nhau, và công việc khác nhau, trong đó có 3 chữ b và gắn lên bảng.
- Gọi 3 học sinh lên bảng thi tìm xem ai nhanh tay hơn, ai tinh mắt hơn tìm ra những bông hoa có con chữ b Ban nào tìm nhanh nhất và được nhiều bông hoa có chữ b thì thắng.
- Giáo viên khen ngợi, động viên, khuyến khích tạo không khí sôi nổi, vui nhộn trong giờ học.
3 Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài?
- Cho học sinh tìm chữ b trong một đoạn văn - giáo viên đính lên bảng, học lên chỉ và đọc âm b.
- Về viết và đọc chữ b nhiều lần-> Chuẩn bị bài : thanh sắc ( dấu / )->- Nhận xét.
Trang 12Thứ ngày tháng năm 2010
Môn : Học vần Tiết 1 Bài : Dấu sắc
I Mục tiêu: Giúp học sinh
- Kiến thức: Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc
- Kĩ năng: Đọc được: bé Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa Học sinh khá, giỏi nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề sinh hoạt qua các bức tranh trong sách giáo khoa.
- Thái độ: Học sinh yêu thích, tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi của cá nhân và tập thể -> tích cực khi học môn tiếng Việt.
II Đồ dùng dạy-học:
Bộ chữ học tiếng Việt, tranh minh họa
III Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( b); chữ b con học tiếng gì ( be)
- Giáo viên đưa một số bảng con viết sẵn chữ b, chữ be.
- Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con : b, be Gọi học sinh đọc chữ viết được.
- Nhận xét
2 Bài mới
a Giới thiệu bài
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình vẽ trong sách giáo khoa
+ Tranh vẽ gì? Vẽ bé bế gấu -> Cô viết lên bảng chữ “ bé”
- Chữ “ bé” có âm gì chúng ta đã học rồi? ( b, e)
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con về thanh và dấu thanh trong tiếng việt Các con quan sát tranh và cho cô biết:
- Tranh vẽ gì nữa? ( cá, khế, lá chó.)