Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 90 - 105)

Bảng 2. 8 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty giai đoạn 2018- 2020

ĐVT: VNĐ

Vốn lưu động là số tiền ứng trước từ tài sản lưu động nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được thực hiện thường xuyên. Do đặc điểm ngành kinh doanh đa dạng các mặt hàng nên vốn lưu động chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn của công ty Cổ phần Lương Thực Nam Trung Bộ chi nhánh Khánh Hòa, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta sẽ thấy được tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty như thế nào.

Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong giai đoạn 2018-2020 được thể hiện trong Bảng 2.8

Nhận xét:

- Số vòng quay vốn lưu động

Số vòng luân chuyển VLĐ của công ty có xu hướng giảm qua các năm là: Năm 2018 là 9,99 vòng, năm 2019 là 9,98 vòng và năm 2020 là 8,93 vòng. Như vậy số vòng luân chuyển VLĐ năm 2019 giảm đi 0,01 so với năm 2018 (tương ứng với giảm 0.1%). Năm 2020 thì số vòng luân chuyển VLĐ lại tiếp tục giảm so với năm 2019 là 1,05 vòng (tương ứng với giảm 10,52%). Qua đó ta thấy số vòng luân chuyển VLĐ của công ty qua các năm còn thấp, đặt ra cho công ty là cần phải tăng hơn nửa số vòng luân chuyển VLĐ để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

-Kỳ luân chuyển VLĐ

Kỳ luân chuyển VLĐ năm 2018 là 36,05 ngày sang năm 2019 thì số ngày luân chuyển một vòng quay VLĐ tăng đến 36,09 ngày do số vòng luân chuyển VLĐ của công ty năm 2019 giảm đi so với năm 2018 nên số ngày thu hồi VLĐ tăng lên. Đây là một dấu hiệu không tốt cho công ty như vậy để thu hồi vốn lưu động trong năm thì công ty cần 37 ngày. Sang năm 2020 kỳ luân chuyển VLĐ lại tiếp tục tăng đến 40,3 ngày so với năm 2019 tức tăng lên 4,21 ngày (tương ứng với tăng 11,67%). Đây là một dấu hiệu không tốt cho công ty vì để thu hồi vốn lưu động trong năm thì công ty lại phải cần 41 ngày.

-Hệ số đảm nhiệm VLĐ

Hệ số đảm nhiệm VLĐ công ty qua các năm như sau năm 2018 và năm 2019 là 0,1; năm 2020 là 0,11. Năm 2018 hệ số đảm nhiệm là 0,1 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ tạo ra cho công ty 0,1 đồng doanh thu. Đến năm 2019 vẫn là 0,1 không có sự thay đổi so với năm 2018. Đến năm 2020 hệ số

đảm nhiệm của công ty là 0,11 tức đã tăng thêm 0,01(ứng với tỷ lệ 10%) so với năm 2019. Nghĩa là trong năm 2020, với 1 đồng vốn lưu động thì sẽ tạo ra cho công ty 0,11 đồng doanh thu cho công ty.

-Hiệu quả sử dụng VLĐ

Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2018 và năm 2019 là 0,14, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh thì mang lại cho công ty 0.14 đồng lợi nhuận sau thuế, không có sự chênh lệch giữa hai năm. Đến năm 2020, hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty là -0,03 nghĩa là cứ 1 đồng VLĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì làm mất đi của công ty 0,03 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhiều so với năm 2019 là 0,17 đồng (tương ứng với giảm 121,43%). Như vậy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2018 và 2019 là tương đối ổn. Công ty cần có các biện pháp nhiều hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng VLĐ hơn.

Tóm lại: Qua phân tích trên cho thấy công ty sử dụng vốn cố định, vốn lưu động có mang lại hiệu quả, tuy nhiên việc sử dụng vốn lưu động mang lại hiệu quả chưa cao. Công ty cần có những nỗ lực hơn nữa trong công tác sử dụng vốn lưu động.

2.2.2.5 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính doanh nghiệp

Bảng 2. 9 Cơ cấu tài chính công ty giai đoạn 2018- 2020

ĐVT: VNĐ

Biểu đồ 2.6 Biểu đồ thể hiện hệ số nợ và hệ số tài trợ của công ty giai đoạn 2018-2020.

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhận xét: - Hệ số nợ

Hệ số nợ của công ty từ năm 2018-2020 ở mức rất cao và biến động mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2018 hệ số nợ công ty là 0,78. Đến năm 2019 hệ số nợ công ty có xu hướng giảm nhẹ còn 0,76. Tuy rằng hệ số nợ công ty năm 2019 có giảm xuống nhưng vẫn còn ở ngưỡng rất cao. Năm 2020, hệ số nợ công ty là 0.86, tăng thêm 0.1 tức tăng 13,01% so với năm 2019. Hệ số nợ của công ty luôn duy trì ở mức cao trên 60% điều này gây nên nhiều gánh nặng về tài chính cho Công ty, có thể dẫn đến việc mất khả năng thanh toán cho Công ty. Từ đó cho thấy việc sử dụng nợ của công ty chưa tốt. Điều này cho thấy trong tổng nguồn vốn công ty phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đi vay, mặc khác hệ số nợ cao cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty càng giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn nữa, các ngân hàng, chủ nợ thường không hài lòng với hệ số nợ cao, vì khi đó họ sợ rằng công ty có khả năng trả nợ thấp, rủi ro sẽ cao.

- Hệ số tài trợ

Hệ số tài trợ công ty có xu hướng giảm qua trong giai đoạn 2018-2020. Trong ba năm 2018, 2019, 2020 hệ số tài trợ của công ty lần lượt là 0,22; 0,24 và 0,14. Chỉ số

số tài trợ của công ty là 0,22, sang năm 2019 hệ số này tăng nhẹ lên 0,24 tức tăng 9,17% . Đến năm 2020 hệ số tài trợ lại giảm mạnh còn 0,14 tức giảm 41,78% so với 2019. Tương đồng với hệ số nợ, hệ số tài trợ của Công ty ở mức thấp. Điều này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính bằng vốn chủ sở hữu của Công ty thấp.

Qua phân tích ta thấy công ty bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, hệ số tài trợ của công ty là chưa tốt. Công ty cần phải tính toán để cân bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Tình hình tài chính công ty chưa ổn định.

Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện tỷ suất đầu tư TSNH và TSDH của công ty giai đoạn 2018-2020.

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhận xét:

- Tỷ suất đầu tư vào TSNH

Tỷ suất đầu tư vào TSNH của công ty trong các năm lần lượt là năm 2018 là 0,95; năm 2019 là 0,97; năm 2020 là 0,88. Năm 2019, tỷ suất đầu tư vào TSNH của công ty tăng nhẹ 0,02 (ứng với tỷ lệ 2,13%) so với năm 2018. Đến năm 2020, con số này chỉ còn 0,88 tức đã giảm đi 0,09 (ứng với tỷ lệ giảm 9,45%) so với năm 2020. Do đặc thù kinh doanh của công ty nên đa số toàn bộ nguồn vốn tự có đều được sử dụng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

-Tỷ suất đầu tư vào TSDH

Về tỷ suất đầu tư vào TSDH của công ty biến động qua các năm, cụ thể năm 2018 là 0,05; năm 2019 là 0,03; năm 2020 là 0,12. Năm 2019, tỷ suất đầu tư vào TSDH giảm đi 0.02 (ứng với tỷ lệ giảm 2,13%) so với năm 2018. Riêng năm 2020, tỷ suất đầu tư vào TSDH tăng đến 0,12 tức đã tăng thêm 0,09 (ứng với tỷ lệ 348,47%).

 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Bảng 2. 10 Khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2018-2020

Biểu đồ 2.8 Biểu đồ về khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2018-2020.

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhận xét: Từ bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán ta có một vài nhận xét sau:

- Hệ số thanh toán hiện hành:

Qua phân tích ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty ba năm đều lớn hơn 1, đây là một biểu hiện tốt và chúng ta có thể khẳng định tình hình tài chính công ty đang ổn định. Khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2018 hệ số thanh toán hiện hành là 1,28, điều này có nghĩa là một đồng nợ phải trả được bảo đảm bằng 1,28 đồng tài sản. Sang năm 2019, thì hệ số thanh toán hiện hành là 1,31 có nghĩa là 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo 1,31 đồng tài sản, tăng 0,03 đồng (ứng với tỷ lệ 2,62%) so với năm 2018. Đến năm 2020 hệ số thanh toán hiện hành giảm chỉ còn là 1,16 tức giảm 0,15 (ứng với tỷ lệ giảm 11,44%) so với 2019. Như vậy, qua kết quả đánh giá ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty luôn lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Nhưng hệ số thanh toán hiện hành sẽ đạt mức lý tưởng nếu lớn hơn 2 bởi 1 đồng nợ nếu được đảm bảo bởi 2 đồng tài sản thì công ty mới duy trì và tồn tại tốt.

- Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh biến động qua các năm. Năm 2018 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0.83<1, năm 2019 là 0,89 > 1, năm 2020 là 0,56 <1. Cụ thể năm 2018 hệ

được đảm bảo bằng 0,83 đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại trừ hàng tồn kho.Đến năm 2019 thì 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 0,89 đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại trừ hàng tồn kho, so với năm 2018 thì năm 2019 tăng 0,06 đồng (ứng với tỷ lệ 6,78%). Sang năm 2020 thì hệ số thanh toán nhanh giảm chỉ còn 0,56, tức giảm 0,33 đồng (ứng với tỷ lệ giảm 37,28 %) so với 2019. Ta thấy trong 3 năm khả năng thanh toán nhanh đều thấp hơn 1, đó là điều không tốt cho công ty.Như vậy ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty còn thấp, hệ số này chỉ tốt khi nó dao động quanh 1. Công ty cần chú trọng đến công tác quản lý hàng tồn kho, để hàng tồn kho đến mức thấp nhất.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn

Trong ba năm hệ số thanh toán ngắn hạn đều có sự biến động. Năm 2018 hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 1,22. Điều này có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,22 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ, chỉ tiêu này lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty khá tốt. Sang năm 2019 thì một đồng nợ ngắn hạn thì có 1,28 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ, chỉ tiêu này tăng 0,06 đồng (tức tăng 4,91%) so với 2018. Đến năm 2020 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,02 đồng tài sản ngắn hạn , tức đã giảm đi 0,26 đồng (ứng với tỷ lệ giảm 20,36%) so với 2019. Như vậy, qua kết quả ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn công ty khá tốt, đều lớn hơn 1, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Hệ số thanh toán lãi vay

Cụ thể năm 2018, hệ số thanh toán lãi vay của công ty là 5,13; con số này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bởi 5,13 đồng lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay. Sang năm 2019, con số này tăng mạnh đạt 6,93, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bằng 6,93 đồng lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay, tức là chỉ tiêu này đã tăng 1,81 đồng (ứng với tỷ lệ 35,28%) so với 2018. Đến năm 2020 hệ số thanh toán lãi vay giảm xuống chỉ còn -2,21 đồng (tương ứng với giảm 131,89%) so với 2019, qua đó công ty chưa sử dụng vốn vay hiệu quả trong giai đoạn này. Qua phân tích trên công ty có khả năng thanh toán tất cả các chi phí lãi vay ở giai đoạn 2018-2019. Riêng năm 2020 thì khả năng thanh toán tất cả các chi phí lãi vay là rất khó khăn, như vậy trong những năm tới công ty cần tăng khả năng thanh toán lãi vay luôn lớn hơn 1 để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.

- Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời của công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2018-2020. Cụ thể năm 2018, hệ số thanh toán tức thời công ty là 0,16, con số này có ý nghĩa cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,16 đồng tiền mặt. Đến năm 2019, hệ số thanh toán tức thời tăng nhẹ thành 0,17, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,17 đồng tiền mặt. Năm 2019 hệ số thanh toán tức thời đạt 0,17, tức tăng 0,01 đồng (ứng với tỷ lệ 6,25%) so với 2018. Sang năm 2020, hệ số thanh toán tức thời giảm mạnh chỉ còn 0,08, tức giảm đi 0,09 (ứng với tỷ lệ giảm 52,94%) so với năm 2019. Qua kết quả phân tích cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của công ty trong các năm vừa qua là rất thấp, công ty dường như không có khả năng thanh toán các khoản nợ tức thời, công ty cần có những biện pháp điều chỉnh lượng tiền mặt phù hợp.

Tóm lại, tình hình tài chính công ty khá ổn, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Hầu hết các khả năng thanh toán của công ty đều ở mức an toàn. Chỉ có khả năng thanh toán hiện hành và lãi vay là ở mức khả quan, các khả năng thanh toán còn lại đều ở mức báo động, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời còn ở mức thấp. Công ty cần có những biện pháp để cải thiện tình hình tài chính để trở nên hiệu quả hơn.

2.2.2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí.

Bảng 2.11 Các chỉ số về hiệu quả sử dụng chi phí của công ty giai đoạn 2018-2020

ĐVT: VNĐ

Nhận xét:

-Tổng chi phí

Tổng chi phí của doanh nghiệp có sự biến động trong giai đoạn 2018-2020. Cụ thể năm 2018, tổng chi phí của doanh nghiệp năm 2018 là 5.083.938.234 đồng. Sang năm 2019, tổng chi phí là 5.654.912.809 đồng, tăng lên 570.974.575đồng (tương đương tăng 11,23%) so với năm 2018. Năm 2020, tổng chi phí là 4.942.069.506 đồng giảm đi 712.843.303 đồng (tương đương giảm 12,61%) so với năm 2019. Xu hướng trên là hợp lý bởi khi doanh thu giảm thì chi phí giảm doanh thu tăng thì chi phí tăng. Tuy nhiên, ta cần xem tốc độ tăng, giảm của chi phí có lớn hơn tốc độ tăng, giảm của doanh thu không.

-Tỷ suất lợi nhuận chi phí

Năm 2018, tỷ suất lợi nhuận chi phí của công ty là 0,24% nghĩa là với 1 đồng chi phí tạo ra 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2019, với 1 đồng chi phí tạo ra 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, tỷ suất sinh lời của chi phí năm 2019 và 2018 không có gì thay đổi. Đến năm 2020 thì tỷ suất sinh lời của chi phí giảm mạnh chỉ còn là -0,04% nghĩa là với 1 đồng chi phí làm mất đi của doanh nghiệp 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm đi 0,28 (tức giảm với tỷ lệ 116,66 %) so với năm 2019. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã không sử dụng hiệu quả chi phí ở năm 2020, đây là một xu hướng không tốt đối với doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp cần có những kế hoạch sửa đổi sử dụng hiệu quả hơn chi phí hơn trong tương lai.

-Hiệu quả sử dụng chi phí

Năm 2018, hiệu quả sử dụng chi phí của công ty là 16,88% nghĩa là cứ 1 đồng chi phí tạo ra 16,88 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2019, cứ mỗi đồng chi phí tạo ra 17,62 đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của chi phí năm 2019 đã tăng 0,74 so với năm 2018 tức là tăng với tỷ lệ là 4,38%. Sức sản xuất của chi phí năm 2019 tăng được xem là dấu hiệu tốt của doanh nghiệp. Nhưng sang năm 2020, mỗi đồng chi phí chỉ tạo ra 13,99 đồng doanh thu thuần, giảm đi 3,63 (ứng với tỷ lệ giảm là 20,60%) so với năm 2019, vì thế sức sản xuất của chi phí năm 2020 đã giảm so với năm 2019.

2.2.2.7 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội

Tạo công ăn việc làm và đời sống ổn định cho người lao động

- Công ty luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động, quan tâm đến đời sống

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)