Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 29 - 31)

Theo (Tuệ Thi, 2018) thi nhận định “Môi trường kinh tế là tập hợp nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng và theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.”

Môi trường kinh tế là nhân tố tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách vĩ mô... tác động tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực hay khu vực kinh tế từ đó tác động đến doanh nghiệp thuộc vùng, ngành kinh tế đó. Môi trường kinh tế tốt sẽ tạo ra sự dự báo tốt để doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn các hoạt động đầu tư của mình.

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các yếu tố kinh tế nổi bật mà các doanh nghiệp thường quan tâm, chú trọng đó là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Kinh tế phát triển nhanh phản ánh tốc độ phát triển cao của thị trường do đó sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh. Việc kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, lạm phát tăng cao hay tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm phản ánh sức mua của thị trường sa sút. Trong bối cảnh này hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn và ngược lại.

- Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế: Là một yếu tố thuộc chính sách tiền tệ. Lãi suất cao hay thấp đều ảnh hưởng đến kinh doanh và nhu cầu thị trường. Lãi suất cao làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại lãi suất giảm có thể coi là biện pháp kích cầu tiêu dùng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Hệ thống thuế và mức thuế: cũng là một yếu tố kinh tế mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm. Thuế là một phần chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy chính sách thuế thấp ưu đãi sẽ có lợi cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Thuế cao sẽ bất lợi cho kinh doanh. Thuế suất bất ổn định sẽ gây khó khăn cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.

- Lạm phát là một biến số của kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát cao khiến sức mua của đồng tiền bị giảm sút nghiêm trọng dẫn tới nguy cơ của doanh nghiệp không đảm bảo được hoàn vốn kinh doanh lúc này các doanh nghiệp thường thu hẹp quy mô kinh doanh, giảm nhiệt độ hoạt động nhằm hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát. Nếu các doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh và tình hình tài chính không ổn định. Tuy nhiên nếu lạm phát ở mức độ vừa phải có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

Hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp đang chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố của môi trường kinh tế, chúng tác động mạnh mẽ đến khả năng nắm bắt hoặc làm biến mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hóa đồng thời cũng trực tiếp tác động đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình quân đầu người, các chính sách kinh tế và cơ cấu chi tiêu, sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)