Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 36)

*Hệ số nợ Hệ số nợ =

Chỉ tiêu này cho thấy tỷ lệ giữa nợ phải trả của doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn từ đó cho biết khả năng tài chính cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao, doanh nghiệp vay nhiều vốn ngân hàng, cơ cấu nguồn vốn không bền vững khi có sự chênh lệch giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cao.

*Hệ số tài trợ:

Tài sản ngắn hạnHàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Tiền và tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Lợi nhuận trước thuếCP lãi vay CP lãi vay

Nợ phải trả Tổng nguồn vốn

TSLĐ&ĐTNH Tổng tài sản Hệ số tài trợ =

Hệ số này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm là vốn góp của chủ sở hữu. Hệ số này càng cao càng thể hiện khả năng đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp.

*Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn=

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng đầu tư vào tài sản thì có bao nhiêu đồng được sử dụng để đầu tư vào tài sản dài hạn. Để nhận xét về hệ số này cần xem xét đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc thù riêng của ngành.

*Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn=

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng đầu tư vào tài sản thì có bao nhiêu đồng được sử dụng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Để nhận xét về hệ số này cần xem xét đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc thù riêng của ngành.

1.4.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.

*Sức sản xuất của vốn kinh doanh (VKD):

Sức sản xuất của VKD =

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn được sử dụng vào SXKD tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp; chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp càng cao, mang lại nhiều doanh thu và ngược lại. *Sức sinh lời của VKD:

Sức sinh lời của VKD =

DTT VKD bình quân LNST VKD bình quân TSCD&ĐTDH Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn sử dụng vào vào SXKD mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế; chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp càng cao, tạo ra nhiều lợi nhuận và ngược lại.

1.4.4.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

*Hiệu suất sử dụng vốn cố định (VCĐ): Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu; chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp càng cao, mang lại nhiều doanh thu và ngược lại.

*Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Hiệu quả sử dụng VCĐ =

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế; chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp càng cao, tạo ra nhiều lợi nhuận và ngược lại.

*Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế; chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp càng cao, tạo ra nhiều lợi nhuận và ngược lại.

*Hiệu quả sử dụng TSCĐ: Hiệu quả sử dụng TSCĐ =

Chỉ tiêu này nói lên rằng bình quân một đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.4.4.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu: *Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân

Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân

Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ

Lợi nhuận sau thuế Nguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều

*Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động: Tỷ suất sinh lời của VLĐ =

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

*Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động =

Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, nó cho biết vốn lưu động được quay mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

*Thời gian một vòng luân chuyển

Thời gian một vòng luân chuyển =

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.

“*Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.”

Hiệu quả sử dụng VLĐ =

*Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển VLĐ= 360

Số vòng quay VLĐ Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân

Lợi nhuận sau thuế VLĐ bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần

Tài sản lưu động bình quân trong kỳ

Thời gian một kỳ phân tích Số vòng luân chuyển VLĐ

Đây là số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.

1.4.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Việc đánh giá chi phí có được sử dụng hiệu quả hay không thể hiện qua các chỉ tiêu sau:”

*Hiệu quả sử dụng chi phí =

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng chi phí bỏ ra trong năm thì thu được bao nhiêu đồng DTT. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Chỉ tiêu > 1: Doanh nghiệp kinh doanh có lãi, doanh thu lớn hơn chi phí

Chỉ tiêu < 1: Doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, doanh thu có thể bằng hoặc thấp hơn chi phí

*Tỷ suất lợi nhuận chi phí=

Chỉ tiêu này có nghĩa là với một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Chỉ tiêu > 1: Doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

Chỉ tiêu < 1: Doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.

1.4.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội

Bên cạnh doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả về tài chính, công ty cần chú trọng đến hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, thể hiện qua các tiêu chí sau:

-Mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp thông qua việc nộp thuế. Các doanh nghiệp khi hoạt động phải có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước thông qua việc nghiêm chỉnh đóng các loại thuế: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu,…

- Số lượng lao động được sử dụng năng suất lao động thu nhập bình quân lao động như thế nào. Nếu như các chỉ tiêu này tăng cao thì doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả.

-Tạo việc làm cho người lao động giúp nâng cao chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh trong kinh tế - xã hội: Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, tỷ lệ

LNST Tổng chi phí

DTT Tổng chi phí

thất nghiệp còn phổ biến và kỹ thuật còn nhiều yếu kém. Vì thế, để tạo thêm việc làm cho người lao động, giúp đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu thì doanh nghiệp phải nỗ lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất để thu hút đông đảo nguồn nhân lực.

- Nâng cao mức sống cho người dân cũng giúp nâng cao chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh trong kinh tế - xã hội: Không chỉ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động mà doanh nghiệp còn phải hoạt động, làm ăn hiệu quả để nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp phải thể hiện rõ bằng các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội cao, gia tăng đầu tư xã hội,...

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC NAM TRUNG BỘ CHI NHÁNH KHÁNH HÒA 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Lương Thực Nam Trung Bộ chi nhánh Khánh Hòa.

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Lương Thực Nam Trung Bộ chinhánh Khánh Hòa nhánh Khánh Hòa

Hình 2. 1 Công ty Cổ phần Lương thực Nam Trung Bộ

- Tên công ty: Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Lương Thực Nam Trung Bộ Tại Khánh Hòa.

- Tên giao dịch quốc tế: THE SOUTHERN Central Food Toint Stock Company – Khanh Hoa Branch

- Địa chỉ: 36-38 Lê Thánh Tôn, Phường Tân Lập, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. - Mã số thuế: 4500243128-002

- Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh Khánh Hoà - Ngày cấp giấy phép: 05-08-2005.

- Chủ sở hữu: Đậu Công Nghị

- Ngày bắt đầu hoạt động: 01/07/2005 (Đã hoạt động 16 năm) - Ngày nhận TK: 03/08/2005

- Điện thoại: 0583510184 - Fax: 0583510183

- Email: luongthuckhanhhoa@yahoo.com - Website: ntbFood@vnm.vn

- Vốn ban đầu của chi nhánh là: 1 tỷ đồng - Hệ thống các ngân hàng giao dịch:

+ Ngân hàng Công Thương Khánh Hòa

+ Ngân hàng phát triển nhà nhà Đồng Bằng Sông Cửu long. + Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Ngân hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa - Ngành nghề kinh doanh: mua bán gạo, sữa, cà phê và các mặt hàng thực phẩm. - Loại hình kinh tế: Công ty cổ phần Nhà nước.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty được thành lập năm 1989 với tên gọi Chi nhánh Lương Thực Khánh Hòa dưới sự quản lý của Sở Nông Nghiệp Khánh Hòa nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực và nông sản trong Tỉnh.

Ngày 16/01/1993 theo quyết định số 79/QĐ-UB của chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, công ty do UBND tỉnh Khánh Hòa trực tiếp quản lí.

Ngày 15/01/1995 công ty được Tổng công ty lương thực miền Nam tiếp nhận theo quyết định số 78/TCLD-QD.

Ngày 15/01/2004 công ty được sáp nhập và trở thành một chi nhánh của công ty lương thực Bình Thuận theo quyết định số 76/GĐ/BNN-TCCB ngày 13/03/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.

Ngày 08/07/2005 theo quyết định số 05/QĐHQT Công ty đã đổi tên thành Công ty Cổ phần lương thực Nam Trung Bộ chi nhánh Khánh Hòa. Theo đó, Công ty là một đơn vị kinh doanh độc lập, được thành lập theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần lương thực Nam Trung Bộ.

-Quá trình phát triển của doanh nghiệp:

Trong những năm đầu thành lập, cơ sở vật chất của công ty còn nhiều thiếu thốn, kỹ thuật chuyên môn và công tác quản lý chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên công ty đã nỗ lực, cố gắng đáp ứng những sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Sau hơn 20 năm hoạt động kinh doanh công ty đã và đang không ngừng trên đà phát triển với phương châm luôn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng một cách đầy đủ nhất. Hiện nay, chi nhánh đã dần cải thiện về vật chất cũng như những vướng mắc khó khăn mà công ty đã gặp phải trong thời gian qua. Công ty đã sáng tạo và phát triển theo nhiều phương thức để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành. Trình độ quản lý chuyên môn của Công ty ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó sự sáng tạo, năng động, nhiệt huyết của đội ngũ nhân viên trong công ty giúp cho công ty hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đề ra và tạo ra chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hiện nay cùng với xu hướng phát triển của thị trường, công ty đã linh hoạt và nhạy bén trong việc thay đổi các chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với xu hướng và nhu cầu của khách hàng để quy mô của công ty ngày càng được mở rộng tìm được chỗ đứng cho riêng mình tại Khánh Hòa.Hiện nay ngoài gạo thì các sản phẩm chủ đạo của công ty là các sản phẩm của Vinamilk. Ngoài ra, công ty còn đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng, mở rộng ngành kinh doanh ra thêm một số sản phẩm như cà phê, mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống thường ngày.

Để nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên thị trường cũng như đối với đối thủ cạnh tranh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, công ty đã đề xuất hướng đi mới cho việc kinh doanh bằng cách mở thêm một cửa hàng nhỏ để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu khách hàng. Công ty cũng đã và đang tìm kiếm thêm nhiều vị trí thuận lợi cho việc mở rộng thị trường kinh doanh cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động

2.1.3.1 Chức năng

-Thu thập thông tin thị trường về tình hình lương thực nông sản hàng công nghệ thực phẩm tại khu vực tỉnh Khánh Hòa.

-Thu mua và tiêu thụ lương thực, nông sản và các loại sản phẩm công nghệ sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu thị trường.”

-Tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về các mặt hàng và công nghệ thực phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh.”

-Bên cạnh đó việc thành lập chi nhánh công ty đã đáp ứng một phần nào đó nhu cầu người tiêu dùng trong khu vực, giải quyết việc làm cho người dân tại địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội.”

2.1.3.2 Nhiệm vụ:

- Tổ chức thu mua đa dạng các mặt hàng lương thực, nông sản và công nghệ thực phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng và chủng loại có nguồn gốc rõ ràng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.

- Hoạt động kinh doanh theo đúng lĩnh vực trong giấy phép kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp do nhà nước ban hành.

- Liên minh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa để có được nguồn hàng ổn định.

- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm một cách nghiêm ngặt, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”

- Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bù đắp được chi phí và có lợi nhuận để tái kinh doanh và mở rộng thị trường, giải quyết thỏa đáng, hài hòa lợi ích tập thể và cá nhân trong quản lý điều hành kinh doanh.”

- Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho toàn thể nhân viên, tạo điều kiện việc làm tốt nhất cho họ phát triển và phát huy hết khả năng của mình.”

2.1.3.3 Lĩnh vực hoạt động

Kinh doanh, mua bán, phân phối các sản phẩm Vinamilk, cà phê, gạo. Tổ chức thu mua các mặt hàng lương thực, nông sản và công nghệ thực phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng và chủng loại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty

Cùng với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty đã hoàn thiện bộ

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 36)