Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 28 - 29)

Tại mỗi quốc gia đều có một cơ chế chính trị nhất định, gắn với nó là cơ chế quản lý và các chính sách của bộ máy Nhà nước đặt lên quốc gia đó. Sự ảnh hưởng của nhân tố này vô cùng lớn, mang tính bao quát không những tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp qua sự quản lý gián tiếp của Nhà nước.

Môi trường pháp lý là tổng hợp các quy định pháp luật liên quan đến một lĩnh vực bất kỳ mà chủ thể thực hiện lĩnh vực đó có các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ đồng thời cũng có các nghĩa vụ kèm theo. Hiện nay chưa có một định nào định nghĩa cụ thể về cụm từ môi trường pháp lý là gì? Nhưng trên thực tế chúng ta lại sử dụng thuật ngữ này rất nhiều. Môi trường là tập hợp các yếu tố có mối liên kết chặt

chẽ với nhau khi thực hiện một hoạt động bất kỳ. Pháp lý chính là những lý lẽ, lẽ phải được quy định trong các quy phạm pháp luật.

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật,... Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi" để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cả doanh nghiệp. Sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp lao vào con đường làm ăn bất chính, trốn thuế, sản xuất hàng giả hàng nhái cũng như gian lận, vi phạm pháp luật, làm cho môi trường kinh doanh không còn lành mạnh. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế và làm xói mòn đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 28 - 29)