Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty giai đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 80 - 87)

2.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Bảng 2. 5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp giai đoạn 2018-2020

ĐVT: VNĐ

Nhận xét:

-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty trong ba năm 2018-2020 liên tục suy giảm cụ thể như sau: Năm 2018 tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty là 1.42% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ mang lại cho công ty 1,42 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2019 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty cũng không khả quan khi chỉ còn là 1,27 % nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu công ty thu về sẽ mang lại 1,27 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này vẫn giảm nhẹ 0,06 (ứng với tỷ lệ giảm 4,22%) so với 2018. Đến năm 2020 con số này giảm mạnh một cách chóng mặt do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hoạt động kinh doanh của công ty trở nên khó khăn giảm đến 1,54 (tức giảm 121,14%) so với năm 2019. Năm 2020 con số này chỉ đạt mức -0,29% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu công ty thu về sẽ làm mất đi 0,29 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy có thể thấy trong các năm từ 2018-2020 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Điều này cho thấy rõ công ty đang có dấu hiệu chi phí vượt tầm kiểm soát.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Trong 3 năm 2018-2020 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty có sự biến động cụ thể: ROA(2018) là 13,31%, ROA(2019) là 13,13%, ROA(2020) là -2,4%. Tức năm 2018 cứ công ty bỏ ra 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ thu lại được 13,31 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2019 con số này giảm đi 0,19 (tương đương giảm 1,4%) so với năm 2018, tại năm 2019 cứ công ty bỏ ra 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ thu lại được 13,13 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 công ty phải đối mặt với tình hình dịch bệnh căng thẳng làm cả nền kinh tế suy sụp vì vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công tỷ giảm 118,31% so với năm 2019. Năm 2020 cứ 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh công ty sẽ lỗ 2,4 đồng lợi nhuận sau thuế. Công ty vào năm 2020 với tình hình dịch bệnh căng thẳng đã dẫn đến tình trạng thua lỗ từ đó cũng cho thấy vào thời gian này công ty đã không sử dụng tốt khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Qua ba năm, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty năm 2018 là cao nhất. Mặt khác,tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty năm 2020 là thấp nhất bởi lợi nhuận sau thuế năm 2020 giảm rất mạnh, là thấp nhất trong ba năm, điều đó cho thấy vào năm 2020 với tình hình dịch bệnh căng thẳng đã dẫn đến tình trạng thua lỗ từ đó

cũng chứng tỏ vào thời gian này công ty đã không sử dụng tốt tài sản của doanh nghiệp dẫn đến không mang lại hiệu quả cho công ty.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Với tình hình nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh Covid càng khiến cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty trong các năm 2018- 2020 lại có chiều hướng giảm mạnh. Năm 2018 tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty là 58,17% tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp tạo ra được 58,17 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty là 57,74% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp thu về được 57,74 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy so với năm 2018 thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm 0,43 đồng (tương đương giảm 0,75%). Năm 2020 chỉ tiêu này giảm mạnh chỉ còn -12,03 % nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ mất 12,03 đồng lợi nhuận sau thuế. Ta có thể thấy so với năm 2019 con số này giảm đến 69,77 đồng (tương đương giảm 120,84%) so với năm 2019. Tóm lại, ROE của năm 2018 là cao nhất trong ba năm.

Biểu đồ 2. 5 Biểu đồ thể hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp của công ty giai đoạn 2018-2020.

- Tỷ suất LNST trên Doanh thu (ROS): ROS (2018) là 1.42; ROS (2019) là 1.37 (giảm 0.06 so với năm 2018); ROS (2020) là -0.28 (giảm 1.65 so với năm 2019). Chỉ số này cho ta thấy công ty các yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp không hiệu quả.

- Tỷ suất LNST trên tổng tài sản (ROA): ROA (2018) là 13.31; ROA (2019) là 13.13; ROA (2020) là -2. Năm 2019 thì chỉ tiêu này đã giảm nhẹ nhưng nhìn chung thì vẫn ổn. Công ty sở hữu một khối lượng TSCĐ rất lớn nhưng sử dụng kém hiệu quả ở năm 2020 dẫn đến kết quả kinh doanh bị suy giảm.

- Tỷ suất LNST trên vốn chủ sở hữu (ROE) : ROE (2018) là 58.17; ROE (2018) là 57.74 ; ROE (2018) là -12.03. Tương tự như vậy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2019 và năm 2020 ở mức rất thấp năm 2018, cho thấy khả năng sinh lời của Công ty ở mức thấp. Điều này cũng sẽ gây ra những khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư của Công ty.

Nhìn chung các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của công ty giai đoạn 2018-2020 đều có xu hướng giảm. Như vậy năm 2020 công ty hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, cần có biện pháp để cải thiện tình trạng này, cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao khả năng sinh lợi cho công ty trong thời gian tới.

-Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Năm 2018 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 24,03% tức trong kì kinh doanh bỏ ra 100 đồng chi phí đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra cho công ty 24.03 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2019 cũng 100 đồng chi phí đưa vào kinh doanh thì tạo ra 24,06 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0.03 đồng (ứng với tỷ lệ 0,12 %) so với 2018. Giai đoạn này công ty đã hoạt động kinh doanh khá hiệu quả. Đến năm 2020 chỉ số này lại giảm mạnh chỉ còn -4.01%, với 100 đồng chi phí đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gây thất thoát cho công ty 4,01 đồng lợi nhuận sau thuế tức giảm đi 28,07 đồng (tương đương giảm 116,66%) so với năm 2019.

Từ những số liệu trên ta có thể thấy rằng hiện nay công ty đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình do tình hình dịch bệnh phức tạp vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt sớm và nền kinh tế ngày càng đi vào những biến động khôn lường khiến cho doanh nghiệp chưa thực sự thích ứng kịp thời dẫn đến những tình trạng như trên.

2.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2. 6 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2018-2020

ĐVT: VNĐ

Nhận xét:

-Thu nhập bình quân

Ta thấy ở đây năm 2018 thu nhập bình quân của một công nhân viên là 63.584.539 đồng/người/năm. Sang năm 2019 chỉ tiêu này tăng đến 66.953.547 đồng/người/năm, tăng 3.369.009 đồng (ứng với tỷ lệ 5,30%). Đến năm 2020, thu nhập bình quân của một công nhân viên có sự giảm xuống đáng kể còn 58.898.948 đồng/người/năm, tức giảm đi 8.054.599 đồng (ứng với tỷ lệ 12.03%). Phân tích thu nhập bình quân của một công nhân viên để xác định sự đóng góp giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của người lao động trong công ty. Thu nhập bình quân tăng là dấu hiệu tốt công ty: khuyến khích cho việc tăng năng suất lao động, tạo điều kiện thúc đẩy lao động hăng say với công việc, gắn bó lâu dài với công ty và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Năm 2020 thu nhập bình quân của một nhân viên có có dấu hiệu giảm bởi doanh thu giảm, công ty giảm thời gian làm việc, các chế độ phúc lợi khác của nhân viên.

-Năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động bình quân đang có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2018 năng suất lao động bình quân cho một lao động là 2.681.581.524 đồng/người/năm, đến năm 2019 chỉ tiêu này tăng thêm 337.216.942 đồng (ứng với tỷ lệ 12.58%) so với năm 2018. Năm 2020, năng suất lao động bình quân giảm còn 2.094.880.626 đồng/người/năm, tức giảm 923.917.841 đồng (ứng với tỷ lệ 30.61%) so với 2019. Ta thấy năng suất lao động tăng nguyên nhân tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng lao động cụ thể tốc độ tăng doanh thu năm 2019 là 16,09% trong khi tốc độ tăng lao động là 3.13%, ngoài ra hoạt động tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh tăng cao nên doanh thu tăng theo, doanh thu tăng và số lượng lao động tăng thêm chỉ 1 người, từ các yếu tố trên làm cho năng suất lao động năm 2019 tăng. Năm 2020 tốc độ tăng doanh thu là -30.61 % còn tốc độ tăng lao động bằng 0 khiến cho năng suất lao động bình quân giảm mạnh.

-Doanh thu trên chi phí tiền lương

Tiền lương là yếu tố chi phí quan trọng chiếm tỉ trọng cao trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó thể hiện giá trị sức lao động của nhân viên đã bỏ ra. Cụ thể như sau, năm 2018 cứ 1 đồng công ty dùng để trả lương cho người lao động thì tạo ra được 42.17 đồng doanh thu. Năm 2019 cũng 1 đồng công ty dùng để trả lương

cho người lao động thì tạo ra được 45.09 đồng doanh thu, tăng 2.91 đồng (ứng với tỷ lệ 6.91%) so với 2018. Sang năm 2020, doanh thu trên chi phí tiền lương là 35,57 tức đã giảm so với năm 2019 là 9,52 đồng (ứng với tỷ lệ 21.12%). Doanh thu công ty biến động qua các năm cụ thể năm 2019 tăng 16.09% so với năm 2018, năm 2020 lại giảm 30.61% so với năm 2019. Bên cạnh đó thì chi phí tiền lương năm 2019 tăng 8.59% so với năm 2018, năm 2020 giảm 12.03% so với năm 2019. Ở đây ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí tiền lương. Kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng tiền lương của chi nhánh năm 2019 là hiệu quả nhất trong giai đoạn 2018- 2020. uả.

-Lợi nhuận bình quân trên một lao động

Trong 3 năm qua lợi nhuận bình quân trên một lao động cũng có sự chênh lệch cụ thể như sau: Năm 2018 lợi nhuận bình quân là 38.172.476 đồng, tức là trong kỳ bình quân một lao động tạo ra 38.172.476 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 bình quân một lao động tạo ra 41.234.274 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này tăng mạnh 3.061.797 đồng (ứng với tỷ lệ 8.02%) so với năm 2018. Đến năm 2020, lợi nhuận bình quân trên một lao động giảm mạnh xuống còn -6.004.773 đồng tức đã giảm đi 47.239.047 đồng (ứng với tỷ lệ giảm 114,56%), nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bị giảm mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)