Trên cơ sở đã phân tích ở trên: Hiệu quả HĐKD = Kết quả thu được – Nguồn lực đầu vào = Doanh thu – Chi phí. Vì vậy, để tăng hiệu quả HĐKD của công ty thì cần phải tác động đến hai yếu tố “doanh thu’’ và ‘‘chi phí’’. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Lương Thực Nam Trung Bộ chi nhánh
Khánh Hòa giai đoạn 2018-2020, để đáp ứng nhu cầu tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty như sau:
3.2.1 Giải pháp 1: Tiết kiệm chi phí kinh doanh
*Lý do đưa giải pháp:
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển vững mạnh, bên cạnh việc cần môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng thì chính mỗi doanh nghiệp cần đề ra các giải pháp trong việc cắt giảm chi phí. Chi phí kinh doanh là yếu tố lớn nhất quyết định đến lợi nhuận và giá thành sản phẩm, đồng thời việc cắt giảm chi phí có thể làm giảm được giá thành sản phẩm, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận. Vấn đề tiết kiệm chi phí là một giải pháp tối ưu trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại chi phí kinh doanh của công ty Cổ phần Lương Thực Nam Trung Bộ chi nhánh Khánh Hòa đang còn ở mức rất cao.
*Giải pháp:
Đây là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Để quản lý chi phí một cách hợp lí và chặt chẽ, công ty cần thực hiện như sau:
- Một là, xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Bất kỳ DN nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của DN.
- Hai là, xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Mấu chốt của vấn đề là phân biệt các loại chi phí đóng góp vào sự tăng trưởng lợi nhuận và những chi phí có thể cắt giảm để chuyển phần tiết kiệm được sang những khu vực tăng trưởng, sinh lời của hoạt động kinh doanh.
- Ba là, sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững. Mạnh tay tiết kiệm những khoản chi phí hoạt động cơ bản nhưng vẫn dành ra một khoản tiền lớn để đầu tư cho tiếp thị, giao dịch với đối tác và đổi mới quản lý, kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao. Để làm được điều này, Ban quản trị cấp cao cần công bố những mục tiêu cơ bản và mang tính thách thức cao nhất để toàn thể DN hiểu rõ nhu cầu cần áp dụng một phương thức cắt giảm chi phí mới. DN chỉ có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận như mong muốn bằng việc cắt
giảm chi phí nhưng đồng thời vẫn gia tăng doanh số bán hàng, qua đó tạo ra một mối liên kết giữa hai nhiệm vụ quan trọng này.
-Bốn là, thường xuyên rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể. Một mặt, DN cần đặt ra những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn để động viên các nhà quản lý cắt giảm những chi phí khác nhau nhằm phục vụ tăng trưởng, nhưng mặt khác cũng cần xác định rõ bao nhiêu phần trăm trong số lợi nhuận thu được từ việc cắt giảm chi phí và bao nhiêu phần trăm có được từ những nỗ lực cải thiện, phát triển kinh doanh khác.
- Năm là, việc cắt giảm các chi phí nhưng vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng phải có sự thích hợp giữa những chỉ đạo “từ trên xuống dưới” và các đề xuất “từ dưới lên trên”. Giám đốc đóng vai trò xây dựng những trọng điểm và mục tiêu quản lý chi phí, còn các nhân viên cấp dưới là người thực thi những nhiệm vụ được đặt ra, trực tiếp xử lý các chi tiết kinh doanh, tìm ra những chi phí tốt và chi phí xấu; đồng thời, đánh giá các mặt lợi hại của việc cắt giảm các chi phí do các nhà quản lý cấp cao đề ra.
- Ngoài ra, công ty cần lựa chọn nhà cung cấp tốt, giá cả phù hợp, chất lượng bảo đảm, địa điểm mua hàng thuận tiện. Bên cạnh đó, công ty cần quan tâm đến công tác kiểm soát chi phí ẩn phát sinh do lỗi trong các hoạt động từ đầu vào, sản xuất, đến đầu ra. Cụ thể như: Chi phí ẩn bao gồm phế phẩm, hàng bị trả lại, sản phẩm thu hồi sau khi đã bán ra thị trường, tồn kho, thất thoát tài sản, thời gian chết, vi phạm pháp luật, sử dụng không hết công suất, nguồn nguyên liệu không phù hợp, cung cấp hàng không đúng thời điểm… Bởi chi phí ẩn không dừng lại ở việc làm tăng giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh trong ngắn hạn, mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu của DN trong tương lai. Công ty cần tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả các chi phí khác như chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí văn phòng phẩm ..., xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Hạn chế tối đa thiệt hại do tài sản, thiết bị hỏng hóc gây ra sẽ hạn chế được chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp.
- Cuối cùng, đầu tư, chú trọng vào an toàn lao động, tăng các biện pháp an toàn và phòng chống tai nạn lao động trước hết sẽ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Việc tiết kiệm và cắt giảm chi phí sẽ giúp cho công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần làm tăng doanh thu và tối ưu hóa được lợi nhuận. Việc tiết kiệm chi phí sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong những thời điểm khó khăn như dịch bệnh hiện nay và tạo tiềm lực sẵn sàng cho bước tăng tốc trong kỳ tiếp theo.
3.2.2 Giải pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động Marketing, mở rộng thị trường tiêu thụvà tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
*Lý do đưa giải pháp:
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là miền Trung, tuy nhiên công ty cần khai thác triệt để khu vực miền Bắc và miền Nam để tăng doanh thu cũng như sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Như chúng ta đã biết lĩnh vực cung cấp lương thực thực phẩm nói riêng thì có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này, ngay cả các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Hiện nay, có những đối thủ trực tiếp và đó là những Công ty lớn- có uy tín trên thị trường trong tỉnh nói riêng, các siêu thị, các chợ, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ,…vì thế để duy trì sự phát triển thì Công ty cần phải tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
*Giải pháp:
Đẩy mạnh hoạt động Marketing là một vấn đề khá quen thuộc đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt và có hiệu quả, bởi Marketing vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu hiện tại của khách hàng để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất.Xây dựng chiến lược Marketing hợp lý, cần xác định được sản phẩm chính, khách hàng và thị trường mục tiêu, tiềm năng.
-Chính sách sản phẩm: Đẩy mạnh các sản phẩm đang là điểm mạnh của công ty, nâng cao doanh số của những mặt hàng mang lại doanh thu cao. Có kế hoạch thu mua kịp thời, đúng tiêu chuẩn chất lượng, nguồn cung ứng ổn định. Đẩy mạnh tiêu thụ đối với những sản phẩm quan trọng, thực hiện việc thanh toán dễ dàng cho khách hàng như thanh toán nhanh, trả góp, nợ ngắn hạn. Đối với những sản phẩm có doanh thu thấp hoặc số lượng bán không đáng kể mà bỏ chi phí ra tương đương với các sản phẩm còn lại thi công ty có hai hướng sau:
+ Tiếp tục duy trì sản xuất để tạo thị trường đối với các sản phẩm mới và người tiêu dùng chưa quen.
+ Đối với sản phẩm truyền thống nhưng có số lượng đơn đặt hàng ít, doanh thu thấp công ty có thể thay thế bàn mặt hàng khác có tính cạnh tranh cao hơn.
-Chính sách giá bán: Để khuyến khích các nhóm khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty, cần có chính sách chiết khấu bán hàng hợp lý trên nguyên tắc tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ chiết khấu càng cao.
-Chính sách phân phối: Phát triển kênh phân phối gián tiếp một cấp đối với các thị trường lân cận như Phú Yên, Bình Định,…Để triển khai thực hiện chính sách phân phối này công ty cần triển khai: Nhân viên phụ trách từng khu vực. Sử dụng kênh phân phối 1 cấp.
-Chính sách truyền thông - cổ động: Để thực hiện mục tiêu này công ty cần phối hợp sử dụng các công cụ truyền thông - cổ động linh hoạt bao gồm: Quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp.
+Quảng cáo: để truyền thông điệp quảng cáo tốt nhất đến khách hàng là hệ thống màn hình đã được các cửa hàng, tận dụng các công cụ truyền thông để chia sẻ hình ảnh, video về công ty, sản phẩm. Ngoài các phương thức truyền thông trên báo chí, công ty cần thực hiện chương trình quảng cáo toàn diện trên truyền hình nhằm quảng bá thương hiệu.
+Phát huy triệt để vai trò của Internet trong hoạt động xúc tiến bán hàng. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp những thông tin mới nhất về các hoạt động có liên quan.
+Marketing trực tiếp: Có thể in ấn và sử dụng catalogue, leaflet gửi cho khách hàng, hệ thống phân phối hoặc thông qua hình thức email mỗi khi có sản phẩm mới hoặc sự thay đổi về giá..
+Khuyến mãi, chiết khấu là những hình thức kích thích nhu cầu mua hàng và phát triển các sản phẩm mới.
+Sự kiện và trải nghiệm: Tham gia vào các hoạt động hội chợ để giới thiệu về Công ty cũng như chất lượng các sản phẩm.
+Bán hàng cá nhân: Hình thức này áp dụng tại cửa hàng của công ty, với mục tiêu là quảng bá về sản phẩm của công ty thông qua lượng khách du lịch địa phương.
-Cuối cùng, thường xuyên nghiên cứu và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ để từ đó công ty đề ra các phương hướng thích hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
* Dự kiến kết quả mang lại:
Thị trường tiêu thụ công ty được mở rộng sẽ tăng lượng khách hàng điều đó sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận công ty tăng lên, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
3.2.3 Giải pháp 3: Cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của côngty ty
*Lý do đưa ra giải pháp:
Hiện tại tình hình tài chính của công ty chưa lành mạnh, sự chênh lệch cao giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ, vốn vay nợ của công ty chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục tăng qua các năm. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cả ba năm đều thấp hơn vốn vay nợ chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính công ty không cao.
*Nội dung giải pháp:
Tăng cường khả năng huy động vốn, giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn, tăng nguồn vốn chủ sở hữu công ty, và sử dụng nguồn vốn công ty một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, tăng lượng tiền mặt. Việc thu hồi nợ nếu được tiến hành có hiệu quả sẽ làm lượng tiền công ty tăng lên nhằm nâng cao khả năng thanh toán tức thời, giúp công ty ứng phó tốt hơn với các khoản nợ đến hạn.
*Dự kiến kết quả mang lại:
Công ty phải tính toán hợp lý giữa tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu sẽ giúp công ty sẽ chủ động trước những tình huống bất ngờ. Tạo được uy tín trên thị trường, góp phần nâng cao khả năng thanh toán, công ty có khả năng tự chủ về mặt tài chính cao để thực hiện các hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư.
3.2.4 Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
*Lý do đưa ra giải pháp:
Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi quốc gia, trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội, công bằng và phát triển bền vững. Tuy là công ty đã và đang hoạt động rất hiệu quả về nguồn nhân lực nhưng cũng cần phải tiếp tục nâng cao và phát huy hiệu quả sử dụng đó.
*Nội dung giải pháp:
-Hoàn thiện phân công, bố trí lao động, áp dụng các hình thức tổ chức lao động hợp lý:
+Công ty nên thường xuyên tổ chức các cuộc sát hạch, kiểm tra trình độ của cán bộ công nhân viên nhằm phát hiện ra những người kém năng lực, không phù hợp với công việc được giao. Từ đó có các quyết định thuyên chuyển công tác hoặc thôi việc kịp thời.
+Công ty cần bố trí, sắp xếp số nhân viên ở phòng kinh doanh tăng lên hàng năm điều đó giúp cho có nhiều nhân viên đi tìm hiểu thị trường ở nhiều nơi, nhiều lúc nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty góp phần giới thiệu thương hiệu công ty đến tận tay người tiêu dùng.
+Cần đào tạo nhiều nhân viên marketing hơn nữa để làm việc trong lĩnh vực thị trường cũng như xúc tiến thương mại.
- Tạo động lực khuyến khích lao động:
+Về tiền lương: Công ty nên xem xét mức lương cho nhân viên. Công ty phải có hình thức trả lương cho phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời công tác tổ chức tiền lương phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân. Công ty nên áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm ở cả khâu bán hàng và tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy lòng hăng say, nhiệt tình với công việc của đội ngũ nhân viên.
+ Về tiền thưởng: Trong những năm sắp tới, công ty cần đẩy mạnh doanh số bán ra, giảm chi phí lưu thông, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng thu nhập cho công ty từ đó trích một khoản tiền vào quỹ khen thưởng phúc lợi của Công ty. Việc khen thưởng này dựa vào năng lực làm việc của nhân viên thông qua kết quả kinh doanh. Mặc khác, công ty cũng nên có hình phạt nghiêm minh khi cán bộ công nhân viên vi phạm công việc được giao. Việc thực hiện chế độ thưởng phạt sẽ giúp cho công nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả công việc vì thế sẽ cao hơn.
-Kích thích về tinh thần:
+Tạo bầu không khí làm việc lành mạnh thoải mái, tránh kéo dài thời gian lao động gây căng thẳng cho người lao động.
+Tổ chức các buổi họp mặt trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kiến thức, thảo luận về kế hoạch công việc sắp tới… nhằm nâng cao tầm hiểu biết đồng thời gây cho người lao động hứng thú làm việc tăng năng suất lao động.
+Cần khen thưởng, biểu dương một số gương lao động giỏi trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty để mọi người noi gương.
+Cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các buổi dã ngoại, nghỉ ngơi cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và con em họ để họ thêm yêu mến công ty, hăng say làm việc. +Hoàn thiện chế độ trợ cấp và bảo hộ lao động. Nhằm góp phần nâng cao đời sống cũng như quan tâm hơn nữa đến cuộc sống của cán bộ công nhân viên, ngoài các