Xuất phát từ thực trạng trên nhằm tìm ra những biện pháp xử lý an toànhiệu quả, đơn giản, thân thiện với môi trường góp phần làm giảm ô nhiểmmôi trường do rác thải sinh hoạt phát sinh tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
XÃ VĂN PHÚ – THƯỜNG TÍN – HÀ NỘI
Người thực hiện : TRƯƠNG TRUNG HƯNG
Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG Địa điểm thực tập : UBND xã Văn Phú
Hà Nội – 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiên Các số liệu
sơ cấp và kết luận nghiên cứu trình bày trong khóa luận chưa từng được công
bố ở các nghiên cứu khác Các đoạn trích dẫn và số liệu thứ cấp sử dụng trongkhóa luận đều đươc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vihiểu biết của tôi
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày….tháng … năm 2014.
Sinh viên thực hiện.
Trương Trung Hưng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, côgiáo trong khoa Môi trường – Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã truyềnđạt cho tôinhững kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập ở trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị HươngGiang người đã gợi ý đề tài và tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thờigian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tậntình của UBND xã Văn Phú và sự giúp đỡ, ủng hộ của người dân trong xã.Xin
tỏ lòng biết ơn tới tất cả người dân và UBND xã Văn Phú
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đãđộng viên, ủng hộ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Hà nội, ngày… tháng….năm 2014
Sinh Viên
Trương Trung Hưng
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục các từ viết tắt ix
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài2 PHẦN II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cách tiếp cận mới trong vấn đề quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt 3 2.2 Các vấn đề chung 4 2.2.1 Nguồn gốc, thành phần rác thải sinh hoạt 4
2.2.2 Tình hình quản lý thải trên thế giới và ở Việt Nam 6
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng rác thải phát sinh 10
2.3 Các mô hình xử lý rác thải hữu cơ trong hộ gia đình trên thế giới và tại Việt Nam 12 2.3.1 Phương pháp sử dụng giun quế xử lý rác thải hữu cơ 12
2.3.2 Phương pháp sử dụng ấu trùng Ruồi Lính Đen 18
2.3.3 Phương pháp xử lý bằng biện pháp ủ vi sinh 23
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1 Đối tượng nghiên cứu 29
Trang 53.2 Phạm vi nghiên cứu 29
3.3 Nội dung nghiên cứu 29
3.4 Phương pháp nghiên cứu 29
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: 29
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: 30
3.4.3 Phương pháp dự báo lượng rác thải phát sinh 31
3.4.4 Phương pháp xây dựng mô hình thực nghiệm 31
3.4.5 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 31
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Văn Phú – Thường Tín – Hà Nội 32 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34
4.1.3 Đặc điểm đặc trưng của các hộ gia đình trên địa bàn 36
4.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại xã Văn Phú, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 37 4.2.1 Nguồn phát sinh RTSH 37
4.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt 39
4.2.3 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh 40
4.3 Dự báo lượng rác thải phát sinh của xã Văn Phú đến năm 2018 42 4.4 Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH trên địa bàn xã Văn Phú 43 4.4.1 Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH 43
4.4.2 Tác động đến môi trường và sức khỏe người dân do RTSH trên địa bàn xã 46
4.4.3 Nhận thức của người dân về RTSH và lợi ich của việc xử lý RTSH 47 4.5 Kết quả của các mô hình thí điểm xử lý RTSH hữu cơ tại hộ gia
đình 48
Trang 64.5.1 Các mô hình lựa chọn để thử nghiệm 48
4.5.2 Các yêu cầu kỹ thuật chung khi đưa các mô hình vào thử nghiệm .50
4.5.3 Kết quả thực hiện mô hình 53
4.6 Đề xuất các giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ cho các hộ gia đình trên địa bàn xã 56 4.6.1 Phương pháp ủ vi sinh 57
4.6.2 Phương pháp nuôi giun quế 58
4.6.3 Khả năng áp dụng của các giải pháp 59
PHẦN V KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60 5.2 Kiến nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 66
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần cơ lý của RTSH ở các nước 5
Bảng 2.2: Ước tính thành phần RTSH của các nước năm 2025 5
Bảng 2.3: Lượng rác thải phát sinh tại các vùng địa lý của Việt Nam đầu năm 2007 8
Bảng 2.4: CTR đô thị phát sinh các năm 2007-2010, và ước tính lượng phát sinh đến năm 2025 9
Bảng 2.5 : Các hình thức nuôi giun tại Việt Nam 16
Bảng 4.1: Dân số và lao động xã Văn Phú năm 2013 34
Bảng 4.2: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Văn Phú năm 2013 .35
Bảng 4.3: Đặc điểm hộ gia đình trên địa bàn xã 37
Bảng 4.4 Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã Văn Phú năm 2013 38
Bảng 4.5 Phân bố dân cư và lượng RTSH xã Văn Phú 40
Bảng 4.6: Dự báo dân số xã Văn Phú đến năm 2018 42
Bảng 4.7: dự báo lượng rác thải phát sinh của toàn xã Văn Phú đến năm 2018 43
Bảng 4.8: Hiện trạng thu gom 44
Bảng 4.9: Các biện pháp xử lý rác trong hộ gia đình tại đại phương 45
Bảng 4.10: Ưu, nhược điểm và hướng khắc phục nhược điểm 49
Bảng 4.11: Mô hình đề xuất và đặc điểm hộ áp dụng 50
Bảng 4.12: Yêu cầu kĩ thuật chung của các mô hình thử nghiệm 50
Bảng 4.13: Đánh gia các tiêu chí theo thang điểm 53
Bảng 4.14: SWOT của phương pháp ủ vi sinh 57
Bảng 4.15: Bảng SWOT của phương pháp nuôi giun quế 58
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý và xử lý chất thải
(Daniel Hoornweg và PerinazBhada – Tata, 2012) 3
Hình 2.2: Giun quế xử lý rác 12
Hình 2.3: Mô hình thùng ủ “worm farm” 17
Hình 2.4: Mô hình ủ bằng thùng gỗ 17
Hình 2.5: Ruồi lính đen và ấu trùng của chúng 18
Hình 2.6: Mô hình Biopod 20
Hình 2.7: Biopod Plus với nhiều thiết kế mới 21
Hình 2.8: Mô hình một “bug Barn” tự làm tại một gia đình được làm bằng gỗ dán 21
Hình 2.9: Mô hình “bug Barrack” tại hộ gia đình 22
Hình 2.10: Mô hình “Bug Blaster” tại gia đình 22
Hình 2.11: Thùng Biopod của dự án cấp nước và vệ sinh tỉnh Bình Định. .23
Hình 2.12: Quy trình kĩ thuật ủ vi sinh xử lý rác thải sinh hoạt 25
Hình 2.13: Mô hình thùng quay ủ rác hữu cơ 25
Hình 2.14: mô hình thùng quay tự thiết kế 26
Hình 2.15: Mô hình thùng ngang ủ rác đặt ngoài vườn 26
Hình 2.16: Phân loại xử lý rác thải tại hộ gia đình 27
Hình 2.17: Hố rác đi động tại các hộ dân 27
Hình 2.18: Hệ thống 2 hố xử lý rác tại một gia đình 28
Hình 4.1: Bản đồ vị trí địa lý xã Văn Phú – Thường Tín – Hà Nội 32
Hình 4.2: Tình hình tăng trưởng sản xuất toàn xã qua các năm và dự báo năm 2014 36
Hình 4.3: So sánh thành phần RTSH của thôn Yên Phú, thôn Văn Trai, xã Văn Phú và cả nước 39
Trang 9Hình 4.4: Biến động tổng lương RTSH ở 2 thôn Yên Phú và Thôn Văn
Trai, xã Văn Phú 41
Hình 4.5: Quá trình thu gom rác tại địa phương 44
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn tình hình xử lý rác của các hộ hiện tại 48
Hình 4.7: Sơ đồ nhện về đánh giá tính khả thi của các biện pháp 55
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 11PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ Quátrình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt
xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực Cho đến nay, nó không chỉ phát triển
ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở rộng ra các huyệnlân cận
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiệnđáng kể Mức sống của người dân tăng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cũngtăng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt Rácthải sinh hoạt trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng,… Khoảng 1/3 tổng lượng chấtthải sinh hoạt là chất thải hữu cơ có thể tái chế một cách dễ dàng Chất thảihữu cơ là một loại nguyên liệu thô có giá trị có thể được chế biến thành phân
ủ có chất lượng tốt nhất, đưa chất hữu cơ thiết yếu vào đất trồng Phân ủ đemlại sự phì nhiêu cho đất ,cải tạo cấu trúc của đất, giúp giữ nước đồng thời cònlàm cho đất tiêu úng tốt Nếu như loại chất thải này bị chôn lấp thì tiềm năngcủa chúng bị mất đi và các chất gây ô nhiễm này sẽ phát tán vào không khí,nguồn nước gây ô nhiễm môi trường
Văn Phú là một xã nằm ở phía tây bắc huyện Thường Tín, thành phố HàNội Xã có hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho việc trao đổi buônbán với các khu vực lân cận Xã giáp với 2 trường cao đẳng là cao đẳng SưPhạm Hà Tây và trường cao đẳng Truyền Hình, khoảng 2 năm trở lại đây sốlượng sinh viên vào trường ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu ăn, ở, tiêu dùngcũng tăng Dân số của xã chủ yếu làm nghề nông, nhưng có rất nhiều cácnghề phụ khác như: thêu, mộc, vàng mã, tranh sơn mài, nấu rượu, khảm trai,
Trang 12làm đậu phụ, … Nhờ đó, mức sống của người dân trong xã ngày càng cao.
Do đó, lượng rác sinh hoạt phát sinh tăng, môi trường càng có nguy cơ bị ônhiễm nặng
Xuất phát từ thực trạng trên nhằm tìm ra những biện pháp xử lý an toànhiệu quả, đơn giản, thân thiện với môi trường góp phần làm giảm ô nhiểmmôi trường do rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý rác thải hữu cơ tại hộ
gia đình trên địa bàn xã Văn Phú – Thường Tín – Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Điều tra thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Văn Phú – ThườngTín – Hà Nội
- Phân tích các thuận lợi và khó khăn của các mô hình xử lý rác thải hữu
cơ tiềm năng ở qui mô cấp hộ trong điều kiện thực tế địa bàn và đề xuất các
mô hình phù hợp nhằm giảm lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn
Trang 13PHẦN II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cách tiếp cận mới trong vấn đề quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt được coi là một nguồn tài nguyên có giá trị đángkể.Rác thải được tạo ra từ một lượng lớn các nguyên vật liệu đã được khaithác, tinh luyện và xử lý để tạo thành các sản phẩm tiêu dùng.Trong qua trìnhsản xuất và sử dụng, một lượng lớn rác thải được thải ra ở nhiều dạng khácnhau.Trong khi đó các nguồn tài nguyên đang cạn kiệt và việc tiêu hủy RTSHgặp nhiều khó khăn.Vì vậy, quản lý RTSH dự trên nguyên tắc giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế là giải pháp thiết thực cho công tác quản lý môi trường và sựcạn kiệt tài nguyên.(Hình 2.1)
Hình 2.1: Nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý và xử lý chất thải
(Daniel Hoornweg và PerinazBhada – Tata, 2012)
Trang 14phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm.
Tái chế: là yếu tố quan trọng trong việc giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên
và giảm đáng kể khối lượng CTRSH phải chôn lấp Tái chế bao gồm ba giaiđoạn: (1) Phân loại và thu gom; (2) Chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình tái sửdụng tái; (3) tái sử dụng và tái chế
Theo hình 2.1, chiều mũi tên đi lên là khuyến khích việc hạn chế, giảmthiểu sử dụng tại nguồn được ưu tiên nhất, là biện pháp quan trọng nhất trongcông tác quản lý RTSH Sau đó là thu gom và tái sử dụng, tái chế các vậtdụng như nhựa, kim loại, giấy, thủy tinh v.v Cuối cùng là thu hồi năng lượng
ở dạng nhiệt và khí sinh học và thải bỏ RTSH (Daniel Hoornweg vàPerinazBhada – Tata, 2012)
Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế không giống như các kỹ thuật quản lýchất thải khác, không chỉ tập trung vào mặt công nghệ mà còn tập trung vàocon người và có sự tham gia lớn của cộng đồng Thành phần của RTSH phụthuộc nhiều vào hành vi và ý thức của người dân Nếu con người nhận thứcđược vấn đề môi trường, biết tiết kiệm và hạn chế sử dụng, tái sử dụng, tái chế
và tận dụng tài nguyên RTSH thì giảm lượng rác thải ra môi trường Điều nàyvừa góp phần bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm tài nguyên
2.2 Các vấn đề chung.
2.2.1 Nguồn gốc, thành phần rác thải sinh hoạt.
- Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt:
Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt (RTSH) bao gồm: từ các khu dân
cư, các trung tâm thường mại, các viện nghiên cứu, cơ quan, các công trình côngcộng, các khu công nghiệp,… (Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn, 2008)
- Thành phần RTSH:
Thành phần lý, hóa học của RTSH rất khác nhau tùy thuộc vào từng địaphương, từng mùa khí hậu, điều kiện kinh tế vào thu nhập của từng quốc gia,
… ( Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn, 2008)
Bảng 2.1 Thành phần cơ lý của RTSH ở các nước
Trang 15Đơn vị: %
tinh
Kimloại khác
Các nước đang phát triển
Nguồn: Daniel Hoornweg và PerinazBhada – Tata, 2012
Qua bảng 2.1, theo Daniel Hoornweg và PerinazBhada – Tata, 2012, cácnước có nền kinh tế khác nhau, thành phần RTSH không giống nhau Khi mộtquốc gia có mức đô thị hóa cao và nền kinh tế phát triển mạnh thì việc tiêuthụ và sử dụng kim loại, các chất vô cơ nhiều, dẫn đến thành phần RTSH chủyếu là các chất vô cơ, các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp (28% trong tổng lượngRTSH phát sinh) Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, thành phần hữu
cơ trong RTSH là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 54-64% tổng lượng RTSH của cácnước này
Bảng 2.2: Ước tính thành phần RTSH của các nước năm
Các nước đang phát triển
Nguồn: Daniel Hoornweg và PerinazBhada – Tata, 2012
Bảng 2.2 cho thấy, Daniel Hoornweg và PerinazBhada – Tata, 2012 ướctính: đến năm 2025, tỷ lệ thành phần các chất trong CTSH của các quốc gia có
dự thay đổi không lớn Thành phần rác hữu cơ có xu hướng giảm, các thànhphần khác ( giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại,…) tăng Ở các nước chậm phát triển,
Trang 16thành phần rác hữu cơ (2012) chiếm 64% trong tổng lượng RTSH của các nướcnày giảm 2% còn 62% (2025) Thành phần rác hữu cơ ở các nước đang pháttriển giảm 4% , từ 54% - 59% (2012) giảm còn 50% - 55% (2025).
2.2.2 Tình hình quản lý thải trên thế giới và ở Việt Nam.
*.Tình hình quản lý rác thải trên thế giới.
Nhìn chung, lượng rác thải ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụthuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dânnước đó
- Vấn đề rác thải tại một số nước trên thế giới
Ở Nhật Bản, rác được phân thành 2 loại: rác cháy được và rác khôngcháy dược để riêng trong các túi có màu khác nhau Hàng ngày, khoảng 9h00”
họ đem túi đựng rác ra đặt cạnh cổng Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tôđến từng nhà đem các túi rác đó đi
Ở nước Anh,vào năm 2007 – 2008 Quốc hội Anh đã thông qua đạo luậtmới về thu thập và xử lý rác thải với nội dung nhằm hạn chế số lượng rác thảitrên mỗi đầu người dân Cụ thể theo đạo luật này các thùng thu gom rác sẽđược “máy tính hóa” để thống kê dữ liệu về số lượng rác, mỗi năm một lầnngười Anh sẽ nhận được thông tin cụ thể về số rác mình sẽ thải ra với sốlượng rác mình đã thải ra Với lượng rác thải vượt quá tiêu chuẩn quy địnhngười dân sẽ phải trả khoản tiền phạt tối đa là 1000 bảng anh, hệ thống nàyvừa vận hành nhưng các chuyên gia đã dự báo rằng tổng số tiền nộp phạt trênkhắp cả nước có thể lên tới gần 3 tỷ bảng Hiện tại số rác thải tại Anh mỗinăm tăng trung bình khoảng 3%
Tại Thụy Điển, hiện đang rất phổ biến các loại máy cỡ nhỏ chuyên sảnxuất phân bón từ rác thải sinh hoạt hữu cơ Kết quả điều tra cho thấy các giaiđoạn tại nước này chỉ phải trả một nửa số tiền đổ rác như thông thường Nếunhư biết cách phân loại đồng thời tái chế lại chúng để chở thành phân bón chovườn cây hay vườn rau của mình Chính vì nhờ biện pháp trên mà Thụy Điển
Trang 17đã tăng tỷ lệ rác thải được tái chế lên 49%, đồng thời giảm số lượng rác nóichung xuống tới 19%.(Trần Quang Ninh, 2007)
Trung Quốc là quốc gia đã vượt qua Mỹ và trở thành nước thải nhiều rácnhất thế giới, chiếm 70% tổng số rác thải của toàn khu vực Đông Á – TháiBình Dương.(TTXVN, 2012)
Dự báo khủng hoảng rác trong tương lai
Theo báo cáo toàn cầu về “Đánh gia toàn cầu về quản lý rác thải rắn”ngân hàng thế giới (WB) nhận định khối lượng rác thải ngày càng lớn của dân
cư và đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì biến đổi khí hậu và chiphí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt ởChâu Phi Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025 tổng khối lượng rác dân
cư thành thị sẽ là 2,2 tỷ tấn, tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay Những sốliệu này cần được nhìn nhận như một hồi chuông cảnh tỉnh về một cuộc khủnghoảng rác thải trong tương lai.(TTXVN, 2012)
*.Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối vớiphát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước Bên cạnh những lợi ích vềKT-XH, tốc độ đô thị hóa quá nhanh tạo sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suygiảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững, gia tăng lượngCTRSH
Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, nơi cótốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh, lượng CTR đô thị phát sinh tăng rấtnhanh và chiếm tỷ lệ lớn Chỉ tính riêng hai đô thị loại đặc biệt (Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh), lượng CTR đô thị phát sinh đã chiếm 45% lượngCTR đô thị phát sinh trên toàn quốc (Bộ TN&MT, 2011)
Chất thải rắn sinh hoạt không chỉ tăng ở đô thị mà cũng tăng mạnh ởvùng nông thôn Dân số Việt Nam nay phần lớn tập trung ở nông thôn, chiếm
Trang 18gần 70% Với tổng số dân 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn(2010), lượng rác thải phát sinh của người dân ở các vùng nông thôn khoảng0,3kg/người/ngày, ước tính lượng RTSH phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày.Tương đương với 6,6 triệu tấn/năm Theo số liệu mới nhất của Bộ Xây Dựng,tính đến tháng 7/2012, lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các khu dân cư nôngthôn ước tính khoảng 30.500 tấn/ngày (Bộ TN&MT,2011)
Bảng 2.3: Lượng rác thải phát sinh tại các vùng địa lý
của Việt Nam đầu năm 2007.
STT Đơn vị hành chính
Lượng RTSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày
Lượng CTRSH đô thị phát
sinh (tấn/ ngày) (tấn/năm)
Nguồn: Cục Bảo về môi trường, 2008
Công tác quản lý RTSH tại Việt Nam
Việc phân loại và thu gom CTR đô thị tại Việt Nam chưa đáp ứng đượcyêu cầu Cụ thể trong thời gian qua, hoạt động phân loại chất thải tại nguồnđược nhiều thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng áp dụngthử nghiệm và đã có những kết quả nhất định Đặc biệt dự án 3R hoạt độngnền tảng là phân loại rác tại nguồn tại Hà Nội do cơ quan phát triển quốc tế
Trang 19nhật bản (IICA) hỗ trợ triển khai trên địa bàn Hà Nội mạng lại kết quả tíchcực trong giai đoạn 2006-2010 Tại một số nơi sai khi người dân tiến hànhphân loại rác rại nguồn rác được thu gom và được đổ lẫn vào xe vận chuyển
để mang đến bãi chôn lấp chung, dẫn đến việc mục tiêu của chương trìnhphân loại rác tại nguồn không được thực hiện một cách triệt để Thêm vào đóngười dân chưa thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ thamgia vào công tác này chỉ khoảng 70% (Bộ TN&MT,2011)
Bảng 2.4: CTR đô thị phát sinh các năm 2007-2010, và
ước tính lượng phát sinh đến năm 2025
Rác thải ở các đô thị lớn cấp thành phố được URE-NCO (công ty TNHH
MT đô thị, là doanh nghiệp trực thuộc nhà nước) đảm nhiệm việc thu gom,vận chuyển và xử lý CTR đô thị CTRSH có tới 60-65% thành phần hữu cơsau khi được qua xử lý có thể tận dụng làm phân hữu cơ, nhưng hiện nay chưađược phân loại chất thải tại nguồn nên đây là một sự lãng phí rất lớn đối vớinguồn tài nguyên có thể tái sử dụng
Những thách thức Việt Nam sẽ phấn đấu đạt được
Việt Nam sẽ phấn đấu từ nay cho đến năm 2020 có đến 95% chất thải sẽđược thu gom Theo chiến lược đề ra đến năm 2015 ước tính khối lượng CTRphát sinh sẽ vào khoảng 35 triệu tấn Trong đó sẽ phấn đấu thu gom 80% Tỷ
Trang 20lệ CTR phải chôn lấp giảm chỉ còn 70% khối lượng được thu gom và 30%được tái chế Lượng rác thải được tái chế sẽ chiếm 60% ( khoảng 24 triệu tấnchất thải sẽ được tái chế) còn lại là chôn lấp Dự kiến giai đoạn 2009-2020 sẽ
có 17 chương trình, dự án được ưu tiên thực hiện chiến lược trong đó cóchương trình xây dựng luật sản xuất sạch hơn.(Bộ TN&MT,2009)
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng rác thải phát sinh.
Lượng rác thải phát sinh phụ thuộc vào: hoạt động giảm thiểu và táisinh chất thải tại nguồn, luật pháp và quan điểm của quần chúng, các yếu tốđịa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải,…
* Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn.
Việc giảm thiểu chất thải tại nguồn có thể được thực hiện qua các bướcthiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải nhỏ nhất, thểtích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian hữu dụng của sản phẩm dài nhất
Ví dụ:
Giảm thiểu đóng gói không cần thiết hoặc đóng gói quà thừa
Sử dụng ít nguyên liệu hơn
Tăng lượng vật liệu có thể tái sinh trong sản phẩm
Trang 21* Ảnh hưởng của luật pháp và quan điểm của quần chúng.
Cùng với chương trình giảm thiểu và tái sinh chất thải rắn tại nguồn,quan điểm của quần chúng và luật pháp cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượngchất thải sinh ra
Vai trò của quần chúng:
Khối lượng chất thải sinh ra sẽ giảm đáng kể nếu người dân sẵn lòngthay đổi ý muốn của họ, thay đổi cách sống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và giảm gánh nặng kinh tế liên quan đến quản lý CTR Để có thể thay đổiquan điểm của quần chúng cần thực hiện chương trình giáo dục cộng đồng
Có thể nói yếu tố con người quyết định đến việc giảm thiểu CTR tại nguồn.Cũng vì lý do đó mà việc giảm thiểu chất thải tại nguồn chỉ có thể thực hiệnđược hiệu quả khi tất cả mọi người trong cộng đồng hiểu được lợi ích củaviệc phân loại rác
Vai trò của luật pháp:
Có lẽ yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhất đến sự phát sinh của một số loạichất thải là quy định của địa phương về việc sử dụng các loại vật liệu đặc biệtnhất là các vật liệu đóng gói và chất thải sinh hoạt hằng ngày Cũng có thể ápdụng biện pháp như khuyến khích mua và bán vật liệu tái sinh bằng cáchgiảm giá bán từ 5 – 10%
* Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải.
Các yếu tố địa lý tự nhiên như vị trí, mùa trong năm, chu kỳ thu gom và đặcđiểm của khu vực có thể ảnh hưởng đến thành phần và lượng chất thải thu gom
Trang 22Mùa trong năm:
Khối lượng của một số thành phần chất thải rắn cũng bị ảnh hưởng bởicác mùa trong năm Ví dụ, khối lượng rác thực phẩm liên quan đến mùa trồngrau và trái cây Khối lượng rác vườn liên quan đến chu kì thay lá
Tần suất thu gom:
Nhìn chung nếu dịch vụ thu gom không bị hạn chế, chất thải rắn sẽ đượcthu gom nhiều hơn Tuy nhiên kết luận này không cho phép áp dụng để suyluận ra chất thải rắn sẽ nhiều hơn Ví dụ, nếu người chủ nhà hay một hộ giađình bị giới hạn một hoặc hai thùng chứa rác thì người chủ nhà chỉ có thểchứa giấy báo hay các vật liệu khác ít Còn khi dịch vụ thu gom không bị hạnchế thì người chủ nhà sẽ có xu hướng bỏ các vật liệu khác nhiều hơn
Đặc điểm khu vực:
Đặc điểm khu vực phục vụ có ảnh hưởng đến lượng chất thải rắn sinh ra
Ví dụ, lượng rác hữu cơ vườn sinh ra tính trên đầu người ở những vùng nôngthôn sẽ nhiều hơn khu vực đô thị Khu vực đô thị có xu hướng mua bán tiêudung các mặt hàng, dịch vụ nhiều hơn khu vực nông thôn dẫn đến phát sinhrác nhiều hơn.(Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn, 2008)
2.3 Các mô hình xử lý rác thải hữu cơ trong hộ gia đình trên thế giới và tại Việt Nam
2.3.1 Phương pháp sử dụng giun quế xử lý rác thải hữu cơ
Hình 2.2: Giun quế xử lý rác
Trang 23Giun quế tên khoa học là perionyx excavatus, chi Pheretima, họMegascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang Chúng thuộc nhóm giun ănphân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong
tự nhiêu ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp nhưmột số loại giun địa phương sống trong đất (Nguyễn Lân Hùng, 2011)
Khách sạn 5 sao Mount Nelson chứa hàng trăm thùng gỗ của trang trạinuôi giun Quế Tại đây, người ta cho chúng ăn rau và các thức ăn còn sót lại
từ những bàn tiệc thừa mứa, giải quyết vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường.Mary Murphy, trưởng dự án, cho biết: “Chúng giải quyết đến 70 % thức ănthừa và tuyệt nhiên không để lại mùi hôi thối gì cả” Hiện nay nhờ lũ giun,Mount Nelson tái tạo lại được khoảng 20 % số rác thải hữu cơ
Theo W.T.Mason ( Đại học Phlorida – Mỹ): Giun, nhất là giun tươi, làthức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, nhất là sản xuất con giống ba ba, rùa, lươn,tôm, cá Chình, đặc biệt là nuôi cá Tầm – Một loại cá quý để ăn và sản xuấtmòn trứng cá muối đắt tiền Nếu cho chúng ăn giun tươi hàng ngày bằng 10%
- 15% trọng lượng cơ thể sẽ tốt hơn bất cứ loại thức ăn nào khác, tốc độ sinhtrưởng sẽ tăng từ 15%-40%, năng suất trứng tăng lên 10% Nếu trộn 2-3% bộtgiun dùng để nuôi, năng suất sẽ tăng trên 30%, giá thành thức ăn giảm 40%-60%, đồng thời tăng sức sinh sản và kháng bệnh của tôm, cá Điều này rất có
ý nghĩa khi thức ăn chăn nuôi đắt đỏ như hiện nay (Trại giun quế PHT, 2008)
Trang 24 Tại Việt Nam
Việc nuôi giun đất để xử lý ô nhiễm môi trường đã được nhân dân ta ápdụng từ lâu Nghiên cứu nuôi giun: năm 1983 tiến sĩ nông hóa Nguyễn VănUyển, một Việt kiều ở Nhật đã giới thiệu trên đài truyền hình TP Hồ ChíMinh kỹ thuật nuôi giun đất để lấy đạm động vật Năm 1986, nghiên cứu nuôigiun sớm nhất ở Viêt Nam là phòng sinh học thực nghiệm, Đại học Sư phạm I
Hà Nội, nghiên cứu thành công việc thuần hóa giun quế, Perionyx excavatus,
có trong tự nhiên ở Việt Nam, thành vật nuôi Tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy,trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh
đã nhập giun quế về Việt Nam để nghiên cứu nhân giống từ năm 1995
Mới đây, Đề tài của nhóm sinh viên trường Đại học Kiến trúc Thànhphố Hồ Chí Minh mang tên “Thùng rác sinh học” sử dụng mô hình “ giun quế
xử lý rác thải hữu cơ” tạo thành phân hữu cơ đạt giải đặc biệt Holcim Prize2013.(Hoài Sa, 2013)
* Quy trình kỹ thuật cơ bản.
-Chuẩn bị chuồng nuôi:
Tùy theo khả năng và quy mô kinh doanh mà chúng ta làm chuồng trại
Có các phương thức như: Nuôi giun trong hố đất, nuôi trong thùng hộp vànuôi trong bể xây
-Chuẩn bị dụng cụ:
Cây chĩa 6 răng,Tấm che phủ, Thùng tưới, Gáo múc thức ăn
-Chuẩn bị thức ăn cho giun
Ủ RTSH hữu cơ hoặc phân gia súc, gia cầm hoặc hỗn hợp các loại
- Chuẩn bị giun giống
Giun sinh khối ( gồm cả giun cả môi trường sống cũ của giun), giunkhỏe mạnh, sinh sản nhanh
- Thả giun giống
Thả giống giun thường vào buổi sáng.Mật độ thả quyết định năng suất
Trang 25thu hoạch Mật độ thích hợp khoảng 5–12kg sinh khối / m2, tương đương 1,5
- 2 kg giun tinh / m2 (giun Quăn khoảng 5000 con / m2, giun Quế khoảng10.000 con / m2), mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu hoạch
- Che phủ luống giun:
Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối Hễ gặp ánh sáng làgiun rút sâu xuống dưới mặt luống Che phủ mặt luống là biện pháp tạo bóngtối cho giun lên mặt luống ăn thức ăn và giao phối sinh sản cả ngày lẫn đêm
- Giữ ẩm luống nuôi:
Muốn kiểm tra độ ẩm thích hợp, lấy một nắm thức ăn hay chất nền bópnhẹ, nếu ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa Nếu nước nhỏ giọt hoặc chảy thànhdòng là quá ẩm Khi quá ẩm điều chỉnh bằng cách giảm cho ăn đặc hơn
- Cho giun ăn và chăm sóc giun:
Sau khi thả giun giống được 1 - 2 ngày thì nên cho giun ăn Lượng thức
ăn mỗi lần khoảng 5 cm trên mặt luống Sau đó sẽ tiếp tục cho ăn khi thấytrên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ
- Nhân luống:
Thời gian đầu luống còn ít kén và giun chưa thích nghi được môi trườngmới, nên sau 2 tháng đầu thì số giống chúng ta mới được nhân đôi, những lầnsau chỉ 1 tháng (Trùn Quế PHT, 2013)
- Bảo vệ luống giun:
Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến, ếch,… phải tiêu diệtngay
- Thu hoạch giun:
Có nhiều cách thu hoạch giun tùy yêu cầu mà chọn cách phù hợp: gồm
có thu hoạch bằng tay, thu hoạch bằng phương pháp nhử mồi, phương phápthu hoạch bằng đe dọa.(Nguyễn Lân Hùng, 2011)
*.Các hình thức nuôi giun.
- Tại Việt Nam
Trang 26Bảng 2.5 : Các hình thức nuôi giun tại Việt Nam.
STT Phương pháp Quy mô Hình thức Ưu điểm Nhược điểm
đa diện tích đất trồng.
Mô hình sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như thùng gỗ, khay chậu, … kích thước vừa phải (0,2 – 0,4), được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc tận dụng không gian và đục lỗ thoát nước, chặn bằng bông gòn, lưới, …để ko bị thất thoát con giống.
Dễ thực hiện, có thể sử dụng lao động trong gia đình hoặc tận dung thời gian rảnh rỗi Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ.
Tốn thời gian, số lượng sản phẩm ít.
mở rộng
Các luống nuôi là ô đào sâu trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ,… bề ngang từ 1 – 2m,
độ sâu 30 – 40 cm, bảo đảm thoát nước và thông thoáng Mái che nên làm ở dạng cơ động dễ
di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần
Dễ thực hiện, số lượng giun lớn. Tốn diện tích, công
chăm sóc, mái che tạo không gian bí, nên khi vào trại sẽ
có mùi hơi khó chịu.
Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng
1 – 2m, chiều dài thường không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi.
Người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc
và thu hoạch sản phẩm Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàng tuần thì việc thu hoạch cũng khá
dễ dàng.
Cần diện tích lớn, chịu tác động mạnh của thời tiết.
Các khung (bồn) nuôi có thể xây dựng kiên cố trên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy mô.
Chủ động được điều kiện nuôi
Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao.
chi phí đầu
tư công nghệ tốn kém.
Nguồn: Trại giun quế PHT, 2008
Trang 27- Trên thế giới
Một số mô hình nuôi giun sử dụng thùng ủ và giun quế để sản xuất phânhữu cơ từ rác thải hữu cơ của gia đình
(Nguồn: Stuart McMillen)
Hình 2.3: Mô hình thùng ủ “worm farm”
Giun sẽ được để ở khay dưới của thùng, khi khay dưới hết thức ăn chúng
sẽ tự chui lên khay tiếp theo để ăn và để lại phân ở khay dưới Khay dưới cuốicùng là khay thu nước rỉ (Stuart McMillen, 2009)
Ưu, nhược điểm của mô hình:
khay.Tạo môi trường thuận lợi
cho giun sinh trưởng
Lượng phân bón thu được ít Môhình chưa thực hiện được chứcnăng thu hoạch giun thịt Mất nhiềuthời gian để giun tự tìm đến khaythức ăn mới, chỉ mới tận dụngđược khả năng tự đánh hơi thức ăncủa giun
(Nguồn: redwormcomposting)
Hình 2.4: Mô hình ủ bằng thùng gỗ
Trang 28Giun được chưa trong một thùng đặt ở vườn, rác hàng ngày được cho lêntrên bề mặt.(Bentley, 2012)
Ưu, nhược điểm:
Lượng phân, giun thu được nhiều
hơn; có thể tận dụng vật liệu có sẵn
do đó tích kiệm chi phí
Chỉ phù hợp với gia đình có nhiềudiện tích đất vườn, đất trống
2.3.2 Phương pháp sử dụng ấu trùng Ruồi Lính Đen.
Hình 2.5: Ruồi lính đen và ấu trùng của chúng
Ruồi lính đen tên khoa học là Hermetia Illucens, lớp Hexapoda, bộDiptera, họ Stratiomyidae thường xuất hiện ở những vùng nhiệt đới và rất cóích cho môi trường vì ruồi lính đen có thể biến đổi phân thành sinh khối của
ấu trùng, đồng thời làm giảm bã phân và hạn chế ruồi nhà (Sheppard &Newton, 2000) Ruồi lính đen có sẵn trong môi trường tự nhiên nước ta, contrưởng thành có màu đen, dài 12-20 mm (Lưu Hữu Mãnh và cộng sự, 2009)
Trang 29* Lịch sử phát triển trên thế giới
Nghiên cứu đầu tiên về ruồi lính đen và ấu trùng của chúng được thựchiện bởi 3 nhà nghiên cứu là Furman, Young and Catts vào năm 1959 Năm
1970 các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm kiếm nguồn thức ăn giárẻ hơn cho giacầm Ấu trùng là một phần trong chế độ ăn uống tự nhiên cho gia cầm và vàonăm 1973 các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nhiều loài ruồi khác nhau và ấutrùng của chúng, Hale kiểm tra ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia lllucens)
"Ruồi Lính Đen, Ấu trùng ruồi lính đen, một công cụ quản lý phân/ phụchồi tài nguyên" của G.L.Newton và cộng sự (2005) đã nghiên cứu mô hình
xử lý phân heo, gà và tái sử dụng nguồn nhộng thu được thành nguồn thức ăncho gà và mang lại hiệu quả kinh tế nhất định Kết quả thu được là trong quátrình nuôi 18 con lợn, nuôi đến khi bán, khối lượng phân tươi được ấu trủngruồi lính đen tiêu thụ đạt 56% Thành phần dinh dưỡng của ấu trùng đều tốt,trừ lipid hơi thấp 1 chút (28% so với tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi 32-36%),
có thể thấyấu trùng có thể sử dụng làm thức ăn cho hầu hết các vật nuôi Thuhồi được khoảng 25000$/một hộ gia đình chăn nuôi heo và gà/năm.(G.L.Newton và cộng sự, 2005)
- Một số nghiên cứu trong nước:
Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định hiện đang thí nghiệm môhình nuôi “ruồi lính đen” để phân hủy rác hữu cơ bằng thùng ủ rác vi sinh vật
ưa nhiệt tại một số hộ gia đình ở các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn vàTây Sơn năm 2011 Kết quả nuôi thử nghiệm tại các huyện tham gia Dự án,chỉ bằng phương pháp ăn vào và tiêu hóa, ấu trùng có thể làm giảm từ 80-90% lượng chất thải cùng bất kỳ các mầm bệnh nào.( Bùi Ngọc Cẩn, 2011)
Từ năm 2009 – 2013, trong nghiên cứu Bio-Conversion of Putrescent Wastecủa Dr Paul Olivier Ông đã thực hiện nhiều dự án tại Đà Lạt, Việt Nam Các dự
án nghiên cứu tiến hành sử dụng ấu trùng của ruồi lính đen để xử lý các loại chấtthải rắn sinh hoạt, chất thải thực phẩm là các loại rau, củ từ các chợ ở Đà Lạt
Năm 2011, Dr Paul Olivier và Todd Hyman đã thực hiện đề tài nghiên
cứu “Biến rác thành nguồn tài nguyên quý giá nhất: Sản xuất quy mô nhỏ
Trang 30thực phẩm, nhiên liệu, thức ăn và phân bón tại Việt Nam” Nghiên cứu sử
dụng ấu trùng ruồi lính đen và các công cụ được gọi là BioPod để xử lý chấtthải sinh hoạt, phân gia súc, và cả phân người để tạo nguồn thực phẩm ( là cáccon nhộng của ruồi lính đen) cho gia súc, gia cầm trong chăn nuôi Một số kếtquả đạt được là thành phần protein và chất béo của ấu trùng được xác định:protein 42% và chất béo 34% Khối lượng chất thải mà ấu trùng có thể xử lýđược trong vòng 24 giờ : 20kg (Paul Olivier và cộng sự, 2011)
Năm 2011 công ty TNHH Thuấn Hoa đã kết hợp với tập đoàn BBBJapan Cooperation của Nhật Bản để xây dựng hệ thống xử lý phân heo bằng
ấu trùng ruồi lính đen và thu hồi compost và thức ăn gia súc cho công ty vàđạt kết quả tốt.(Diệu Huyền - Phương Nga, 2013)
* Quy trình kĩ thuật cơ bản.
- Chuẩn bị dụng cụ: nhà lưới,thùng nuôi, bìa cattong được thiết kế đểthu trứng, dụng cụ ấp trứng (lon sắt, sô nhựa,…), thức ăn cho ấu trùng
- Thu hút ruồi lính đen mẹ đến đẻ trứng
- Một số mô hình trên thế giới:
Mô hình nuôi bằng thùng “biopod”:
(Nguồn: blacksoldierflyblog)
Hình 2.6: Mô hình Biopod.
Trang 31(Nguồn: blacksoldierflyblog)
Hình 2.7: Biopod Plus với nhiều thiết kế mới.
Ưu, nhược điểm của mô hình:
Kiểu dáng gọn, đẹp phù hợp với hầu hết các khu vực đô
thị; có tính di động cao, hệ thống thu bắt nhộng và thoát
nước rất tiện lợi; một biopod nhỏ cho một gia đình có thể xử
lý được 1tấn chất thải thực phẩm/năm; tiết kiệm diện tích
Chi phí mua cao
Mô hình “bug barn”:
(Nguồn: bsfl.wordpress)
Hình 2.8: Mô hình một “bug Barn” tự làm tại một gia đình được làm
bằng gỗ dán.
Trang 32Ưu, nhược điểm của mô hình:
Đơn giản, vận hành tốt, tận dụng
được các vật liệu có sẵn bị bỏ đi giá
thành cũng rẻ
Nếu mua nguyên liệu làm thì tốn kém,
di chuyển hơi khó khăn; tốn diệntích ;nếu làm nhỏ thì hiệu suất xử lýkhông cao
Mô hình “Bug Barrack”:
(Nguồn: photobucket)
Hình 2.9: Mô hình “bug Barrack” tại hộ gia đình.
Ưu, nhược điểm của mô hình:
Sử dụng được các gỗ, nhựa hỏng từ đó tiến kiệm chi
phí mua vật liệu; thu nhộng tốt hơn do có đường dốc
rộng
Chiếm diện tích lớn,khó di chuyển
- Tại Việt Nam:
Mô hình “Bug Blaster”:
(Nguồn: Agriviet)
Hình 2.10: Mô hình “Bug Blaster” tại gia đình.
Trang 33Ưu, nhược điểm của mô hình.
Tận dụng thùng, xô, can,…cũ,
hỏng để tạo mô hình nên tiết
kiệm chi phí, có thể di chuyển dễ
dàng
Thiết kế thô sơ, dễ bị tác động từ bênngoài ( thời tiết, thiên địch,…), với quy mônhỏ hiệu quả xử lý kém, số lượng nhộngthu được ít
Mô hình sử dụng thùng Biopod
(Nguồn: duancapnuocvavesinh.wordpress)
Hình 2.11: Thùng Biopod của dự án cấp nước và vệ sinh tỉnh Bình Định.
* Ưu, nhược điểm của mô hình:
Ưu điểm Nhược điểm
Gọn, tận dung
diện tích tốt,
chất liệu nhựa
nên bền
Chi phí mua cao, Nếu rác có độ ẩm cao thì sau thời gian dài
sẽ thoát nước không kịp, lớp bùn lỏng do ấu trùng tạo racũng làm nước khó thấm qua để thoát ra ngoài dẫn đến sâu
bò ra ngoài, hiệu quả đạt được không cao
2.3.3 Phương pháp xử lý bằng biện pháp ủ vi sinh.
Là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất hữu cơ dễ phân hủysinh học đến trạng thái ổn định dưới sự tác động và kiểm soát của con người,sản phẩm giống như mùn được gọi là compost Quá trình diễn ra như trongphân hủy tự nhiên, nhưng được tăng tốc bởi việc bổ sung thêm vi sinh vật vàđược tối ưu hóa về điều kiện môi trường cho hoạt động của vi sinh vật.(USDA, 2000)
Trang 34* Lịch sử phát triển
- Trên thế giới
Phân compost được Noble Hilter sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 vàđặt tên là Nitragin Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước như Mỹ (1986),Canada (1905), Anh (1910) và Thụy Điển (1914)
Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhizobium, do Beijernkphân lập năm 1888 và được Fred đặt tên vào năm 1989 dùng để bón cho cácloại cây trồng thích hợp, kể cả họ đậu Từ đó cho đến nay đã có nhiều côngtrình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc sản xuất phân bón trên nềnchất mang hữu cơ khác nhau.(Nhóm sinh viên, 2009)
Các kết quả từ Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn độ, …cũng cho thấy sửdụng phân compost có thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 đến 60kg nitơ/hecta đất, một năm có thể thay thế từ 1/3 đến 1/2 lượng phân bón hóa học.(LêChí Khanh, 1996)
Hiện nay đã có nhiều tài liệu viết về quá trình ủ compost và nhiều môhình công nghệ ủ compost quy mô lớn được phát triển trên thế giới
- Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, phân compost cố định đạm cho cây họ đậu ntragin, phâncompost phân giải lân phosphobacterin đã được nghiên cứu từ năm1960.Nhưng tới năm 1987 trong chương trình 52D - 01- 03 thì quy trình sảnxuất Nitragin trên nền chất mang than bùn mới hoàn thiện
Từ năm 1991, 10 đơn vị trong toàn quốc đã nghiên cứu phân compost cốđịnh đạm Ngoài nitragin cho cây họ đậu đỗ còn có mở rộng cho cây lúa vàcác cây họ đậu khác Hai đơn vị dẫn đầu trong công tác nghiên cứu và ứngdụng phân compost là: Viện Công nghệ Sing học (Trung tâm khoa học tựnhiên và công nghệ Quốc gia) và Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp ViệtNam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Trang 35* Quy trình kĩ thuật cơ bản.
Hình 2.12: Quy trình kĩ thuật ủ vi sinh xử lý rác thải sinh hoạt.
* Một số mô hình ủ.
- Trên thế giới:
Mô hình thùng phân xoay:
Bao gồm loại cho gia đình ở đô thị có diện tích đất trống hạn chế và loạicho gia đình có diện tích đất rộng
(Nguồn: compostbins)
Hình 2.13: Mô hình thùng quay ủ rác hữu cơ.
Ưu, nhược điểm của phương pháp:
Thiết kế đơn giản phù hợp với từng đặc
điểm gia đình, dễ di chuyển, hiệu quả xử lý
tốt
chi phí đầu tư ban đầu cao
Trang 36Nếu có thể tự chế từ các vật liệu có sẵn như thùng hỏng,gỗ thừa,… thì sẽtiết kiệm chi phí, sẽ tốn công hơn.
(Nguồn: compostbins)
Hình 2.14: mô hình thùng quay tự thiết kế.
Mô hình thùng ủ Compost
(Nguồn: nccommunitygardens)
Hình 2.15: Mô hình thùng ngang ủ rác đặt ngoài vườn.
Mô hình gồm nhiều ô chứa, số lượng ô chứa tùy thuộc vào diện tích bỏtrống, Lượng rác phát sinh hằng ngày của hộ gia đình
Ưu, nhược điểm của mô hình:
Có thể xử lý rác liên tục nhờ có hệ
thống các ô chứa; thiết kế dễ làm;
hoạt động tốt thoáng khí , nếu có phát
sinh nước rỉ sẽ thấm luôn xuống đất
Dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thờitiết mưa, nắng cần duy trì độ ẩm,nhiệt độ thích hợp cho ô ủ Chỉ phùhợp với những gia đình có vườn
- Tại Việt Nam:
Mô hình xử lý bằng thùng phi nhựa:
Người dân cần chuẩn bị 1 thùng phi 200 lít , xung quanh đục các lỗ nhỏđường kính 1,5 cm, bên dưới có một cánh cửa diện tích khoảng 20cm2 Rác
Trang 37thải sinh hoạt hữu cơ hàng ngày sẽ đổ vào thùng khoảng 30 – 50 cm thì tưới0,5 – 1 lit chế phẩm sinh học đã pha chế.
(Nguồn: baohungyen.vn)
Hình 2.16: Phân loại xử lý rác thải tại hộ gia đình
Ưu, nhược điểm của mô hình:
Chi phí đầu tư ít, thiết kế đơn giản,
bền, tiện di chuyển, tiết kiệm diện
tích Xử lý rác hiệu quả
Thiết kế thủ công nên hơi mất mỹquan Mất công để đào hố Sẽ phátmùi trong 1 -2 ngày đầu
(Nguồn: Báo Đất Mũi)
Hình 2.17: Hố rác đi động tại các hộ dân
Ưu nhược điểm của mô hình:
Trang 38Ưu điểm Nhược điểm
Chi phí đầu tư ít, đơn
giản, bền, tiện di chuyển,
tiết kiệm diện tích Xử lý
rác hiệu quả
Diện tích thiết kế cũng như số thùng phải phụthuộc vào diện tích đất trống, chỉ áp dụng đượcvới gia đình có đất vườn Thiết kế thủ công nênhơi mất mỹ quan Mất công để đào hố
Mô hình xây bể ủ xử lý rác tại hộ gia đình
(Nguồn: tuoitrehanhdongxanh)
Hình 2.18: Hệ thống 2 hố xử lý rác tại một gia đình.
Mô hình gồm 2 bể ủ và hệ thống thu nước rỉ rác Thiết kế 2 bể nhằmthay thế khi rác ở bể kia đã đầy
Ưu và nhược điểm của các mô hình:
Chi phí đầu tư ít,
thiết kế đơn giản,
bền
Tốn diện tích, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi hộ gia đình Thiết kế thủ công nên hơi mất mỹ quan
Trang 39PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Rác thải sinh hoạt hữu cơ phát sinh từ hộ gia đình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn xã Văn Phú – Thường Tín – Hà Nội
- Thời gian từ 1/1/2014 đến 30/4/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng được mục tiên của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu các nộidung sau:
- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Văn Phú – Thường Tín –
Hà Nội
- Thực trạng phát sinh và xử lý thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu
và dự báo trong tương lai
- Các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng khi áp dụng các mô hình xử lýrác thải sinh hoạt hưu cơ qui mô hộ gia đình
- Các giải pháp đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, xử lýRTSH hữu cơ qui mô hộ góp phần tận dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bàibáo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan tới đề tài, bao gồm:
+ Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã + Số liệu thống kê về lượng rác thải phát sinh trên địa bàn xã
+ Tham khảo sách, báo, các báo cáo, đề tài, internet,… đã được công bố
Trang 403.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
* Điều tra hộ gia đình bằng bảng hỏi
Quá trình điều tra hộ gia đình bằng bảng hỏi được tiến hành qua 2 giaiđoạn:
- Giai đoạn 1: Từ ngày 1/3 - 28/3/2014, tiến hành điều tra 40 hộ (40
phiếu) trên địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về phát sinh rác thảisinh hoạt, hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn Số liệu điều tra gồm: số lượng,thành phần rác thải sinh hoạt, biện pháp quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt
- Giai đoạn 2: Từ ngày 29/3 – 31/3/2014, tiến hành điều tra các hộ đã
có biện pháp áp dụng từ trước (5 phiếu) và đang áp dụng thí điểm các môhình (2 phiếu) xử lý RTSH qui mô nhỏ nhằm thu thập các thông tin liên quanđến mô hình như: thuận lợi, khó khăn khi áp dụng, khả năng đáp ứng của môhình trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, khả năng ủng hộ/chấp nhận củacộng đồng với các mô hình thí điểm
* Điều tra phỏng vấn sâu những người cung cấp thông tin quan trọng tại địa phương
Gồm cán bộ môi trường xã, công nhân vệ sinh môi trường và các đốitượng khác có liên quan nhằm thu thập các thông tin về tình hình quản lý rácthải sinh hoạt nói chung trên địa bàn xã
* Phương pháp cân đinh lượng rác thải
Thu mẫu và phân tích mẫu rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình: lấy mẫutheo thời gian, phân loại và xác định khối lượng Tiến hành với 40 hộ phátphiếu phỏng vấn và cân trong 13 ngày ( từ ngày 16/3 – 28/3/2014)
Dụng cụ: cân loại 5kg, bao tải, gang tay cao su, giấy, bút
* Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Nhằm thu thập các thông tin liên quan đến RTSH, các đặc điểm đặctrưng của hộ gia đình trên địa bàn xã