Hình 2.5: Ruồi lính đen và ấu trùng của chúng
Ruồi lính đen tên khoa học là Hermetia Illucens, lớp Hexapoda, bộ
Diptera, họ Stratiomyidae thường xuất hiện ở những vùng nhiệt đới và rất có ích cho môi trường vì ruồi lính đen có thể biến đổi phân thành sinh khối của ấu trùng, đồng thời làm giảm bã phân và hạn chế ruồi nhà (Sheppard & Newton, 2000). Ruồi lính đen có sẵn trong môi trường tự nhiên nước ta, con trưởng thành có màu đen, dài 12-20 mm. (Lưu Hữu
*. Lịch sử phát triển trên thế giới
Nghiên cứu đầu tiên về ruồi lính đen và ấu trùng của chúng được thực hiện bởi 3 nhà nghiên cứu là Furman, Young and Catts vào năm 1959. Năm 1970 các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm kiếm nguồn thức ăn giárẻ hơn cho gia cầm. Ấu trùng là một phần trong chế độ ăn uống tự nhiên cho gia cầm và vào năm 1973 các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nhiều loài ruồi khác nhau và ấu trùng của chúng, Hale kiểm tra ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia lllucens) .
"Ruồi Lính Đen, Ấu trùng ruồi lính đen, một công cụ quản lý phân/ phục hồi tài nguyên" của G.L.Newton và cộng sự (2005) đã nghiên cứu mô hình xử lý phân heo, gà và tái sử dụng nguồn nhộng thu được thành nguồn thức ăn cho gà và mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Kết quả thu được là trong quá trình nuôi 18 con lợn, nuôi đến khi bán, khối lượng phân tươi được ấu trủng ruồi lính đen tiêu thụ đạt 56%. Thành phần dinh dưỡng của ấu trùng đều tốt, trừ lipid hơi thấp 1 chút (28% so với tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi 32-36%), có thể thấyấu trùng có thể sử dụng làm thức ăn cho hầu hết các vật nuôi. Thu hồi được khoảng 25000$/một hộ gia đình chăn nuôi heo và gà/năm. (G.L.Newton và cộng sự, 2005)
- Một số nghiên cứu trong nước:
Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định hiện đang thí nghiệm mô hình nuôi “ruồi lính đen” để phân hủy rác hữu cơ bằng thùng ủ rác vi sinh vật ưa nhiệt tại một số hộ gia đình ở các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn năm 2011 .Kết quả nuôi thử nghiệm tại các huyện tham gia Dự án, chỉ bằng phương pháp ăn vào và tiêu hóa, ấu trùng có thể làm giảm từ 80- 90% lượng chất thải cùng bất kỳ các mầm bệnh nào.( Bùi Ngọc Cẩn, 2011)
Từ năm 2009 – 2013, trong nghiên cứu Bio-Conversion of Putrescent Waste của Dr. Paul Olivier. Ông đã thực hiện nhiều dự án tại Đà Lạt, Việt Nam. Các dự án nghiên cứu tiến hành sử dụng ấu trùng của ruồi lính đen để xử lý các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải thực phẩm là các loại rau, củ từ các chợ ở Đà Lạt.
Năm 2011, Dr Paul Olivier và Todd Hyman đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Biến rác thành nguồn tài nguyên quý giá nhất: Sản xuất quy mô nhỏ
thực phẩm, nhiên liệu, thức ăn và phân bón tại Việt Nam”. Nghiên cứu sử
dụng ấu trùng ruồi lính đen và các công cụ được gọi là BioPod để xử lý chất thải sinh hoạt, phân gia súc, và cả phân người để tạo nguồn thực phẩm ( là các con nhộng của ruồi lính đen) cho gia súc, gia cầm trong chăn nuôi. Một số kết quả đạt được là thành phần protein và chất béo của ấu trùng được xác định: protein 42% và chất béo 34%. Khối lượng chất thải mà ấu trùng có thể xử lý được trong vòng 24 giờ : 20kg. (Paul Olivier và cộng sự, 2011)
Năm 2011 công ty TNHH Thuấn Hoa đã kết hợp với tập đoàn BBB Japan Cooperation của Nhật Bản để xây dựng hệ thống xử lý phân heo bằng ấu trùng ruồi lính đen và thu hồi compost và thức ăn gia súc cho công ty và đạt kết quả tốt.(Diệu Huyền - Phương Nga, 2013)
*. Quy trình kĩ thuật cơ bản.
- Chuẩn bị dụng cụ: nhà lưới,thùng nuôi, bìa cattong được thiết kế để thu trứng, dụng cụ ấp trứng (lon sắt, sô nhựa,…), thức ăn cho ấu trùng.
- Thu hút ruồi lính đen mẹ đến đẻ trứng - Ấp trứng.
- Cho ấu trùng vào hệ thống nuôi đã có sẵn thức ăn cho chúng. - Chăm sóc
- Thu nhộng và phân nhộng
*. Các mô hình.
- Một số mô hình trên thế giới:
Mô hình nuôi bằng thùng “biopod”:
(Nguồn: blacksoldierflyblog)
(Nguồn: blacksoldierflyblog)
Hình 2.7: Biopod Plus với nhiều thiết kế mới.
Ưu, nhược điểm của mô hình:
Ưu điểm Nhược điểm
Kiểu dáng gọn, đẹp phù hợp với hầu hết các khu vực đô thị; có tính di động cao, hệ thống thu bắt nhộng và thoát nước rất tiện lợi; một biopod nhỏ cho một gia đình có thể xử lý được 1tấn chất thải thực phẩm/năm; tiết kiệm diện tích.
Chi phí mua cao.
Mô hình “bug barn”:
(Nguồn: bsfl.wordpress)
Hình 2.8: Mô hình một “bug Barn” tự làm tại một gia đình được làm bằng gỗ dán.
Ưu, nhược điểm của mô hình:
Ưu điểm Nhược điểm
Đơn giản, vận hành tốt, tận dụng được các vật liệu có sẵn bị bỏ đi giá thành cũng rẻ.
Nếu mua nguyên liệu làm thì tốn kém, di chuyển hơi khó khăn; tốn diện tích ;nếu làm nhỏ thì hiệu suất xử lý không cao.
Mô hình “Bug Barrack”:
(Nguồn: photobucket)
Hình 2.9: Mô hình “bug Barrack” tại hộ gia đình.
Ưu, nhược điểm của mô hình:
Ưu điểm Nhược điểm
Sử dụng được các gỗ, nhựa hỏng từ đó tiến kiệm chi phí mua vật liệu; thu nhộng tốt hơn do có đường dốc rộng.
Chiếm diện tích lớn, khó di chuyển.
- Tại Việt Nam:
Mô hình “Bug Blaster”:
(Nguồn: Agriviet)
Ưu, nhược điểm của mô hình.
Ưu điểm Nhược điểm
Tận dụng thùng, xô, can,…cũ, hỏng để tạo mô hình nên tiết kiệm chi phí, có thể di chuyển dễ dàng.
Thiết kế thô sơ, dễ bị tác động từ bên ngoài ( thời tiết, thiên địch,…), với quy mô nhỏ hiệu quả xử lý kém, số lượng nhộng thu được ít.
Mô hình sử dụng thùng Biopod
(Nguồn: duancapnuocvavesinh.wordpress)
Hình 2.11: Thùng Biopod của dự án cấp nước và vệ sinh tỉnh Bình Định.
*. Ưu, nhược điểm của mô hình:
Ưu điểm Nhược điểm
Gọn, tận dung diện tích tốt, chất liệu nhựa nên bền.
Chi phí mua cao, Nếu rác có độ ẩm cao thì sau thời gian dài sẽ thoát nước không kịp, lớp bùn lỏng do ấu trùng tạo ra cũng làm nước khó thấm qua để thoát ra ngoài dẫn đến sâu bò ra ngoài, hiệu quả đạt được không cao.