*. Đánh giá qua bảng SWOT
Bảng 4.15 bảng SWOT của phương pháp nuôi giun quế
Điểm mạnh Điểm yếu
- Thiết kế đơn gian, tận dụng những
đồ dùng không dùng đến trong gia đình.
- Phù hợp với phong tục tập quan của địa phương
- Sản phẩm không gây hại cho sức khỏe con người, đồng thời làm phân bón tốt cho cây trồng và thức ăn cho lợn, gà.
- Chỉ cần mua giun 1 lần, sau đó sẽ tăng theo cấp số nhân.
- Hiệu quả xử lý chưa được nhanh
trong giai đoạn đầu mới nuôi.
- Giun không ăn được chất thải cứng như: vỏ trứng, vỏ cây, thịt,…
- Cần bỏ công chăm sóc.
- Giun rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Tránh cho các loại chất tẩy rửa vào, thức ăn cần ủ trước khi cho ăn. - Vẫn còn hơi mùi hôi khi mở thùng giun để cho thức ăn mới vào.
Cơ hội Thách thức
- Mô hình xử lý rác hữu cơ này có thể nhân rộng toàn xã, tiến đến nhân rộng cho các xã xung quanh cùng thực hiện.
- Sẽ là phương pháp sản xuất phân bón và thức ăn cho chăn nuôi rẻ tiền trong tương lai.
- Phải mất thời gian dài mới phát huy
hiệu quả của phương pháp. Trong tương lai các phương pháp xử lý nhanh, hiệu quả sẽ được ưu tiên áp dụng.
- Sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. - Mô hình thiết kế thủ công nên dễ làm mất mỹ quan.
*. Giải pháp đề xuất nhằm khắc phục khó khăn của biện pháp khi thực hiện
- Sự ủng hộ người dân là quan trọng nhất trong việc triển khai biện pháp. Cần đi sâu của công tác tuyên truyền trên địa bàn, không chỉ tuyền truyền qua loa đài, phát tờ rơi, qua một vài cuộc họp mà cần đến từng gia đình để vận động.
- Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền. Các cấp chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ các hộ thực hiện biện pháp như: hỗ trợ 1 phần chi phí mua giun quế, dụng cụ đối với hộ chưa có, kĩ thuật nuôi.
mỹ quan và giảm tối đa ảnh hưởng của lượng mùi còn phát sinh.
- Cần mở rộng diện tích nuôi nếu rác thải phát sinh tăng hoặc có hướng nuôi giun làm thức ăn chính cho chăn nuôi và phân giun làm phân bón cây.