Nguồn phát sinh RTSH

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn xã văn phú - thường tín - hà nội (Trang 47 - 48)

- Nguồn gốc phát sinh RTSH trên địa bàn xã chủ yếu là từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra còn từ các cơ quan, các chợ quán ăn, trường học,… Năm 2013 tổng lượng RTSH trên địa bàn xã là 3,75 tấn/ngày. Nguồn phát sinh RTSH của toàn xã được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã Văn Phú năm 2013.

Thôn Nguồn Khối lượng(tấn/ngày) Tỷ lệ(%)

Yên Phú

Hộ gia đình 1,60 42,67

Rác thải từ các chợ, quán ăn, đường. 0,35 9,33 Rác thải từ trường học, cơ quan hành

chính 0,12 3,20

Văn Trai

hộ gia đình 1,44 38,40

Rác thải từ các chợ, quán ăn, đường. 0,21 5,60 Rác thải từ trường học, cơ quan hành

chính 0,03 0,8

Tổng 3,75 100

(Nguồn: UBND xã Văn phú, 2013)

Từ bảng 4.4 cho thấy, rác thải từ hộ gia đìnhlà nguồn phát sinh RTSH chủ yếu trên địa bàn xã ( chiếm 81,07%). Thôn Yên phú chiếm tỷ lệ cao hơn thôn Văn Trai.

Rác thải từ các chợ, quán ăn, đường: xã Văn Phú có 2 thôn, thôn Yên Phú và thôn Văn Trai mỗi thôn có 1 chợ nhỏ chợ nằm giữa thôn , một chợ vừa nằm ở ngã tư đường 427 cũ đi qua địa phận xã ( chia địa phận 2 thôn) , thuận tiện buôn bán. Trong các thôn đều có các quan ăn hoạt động tương đối phát triển. Vì vậy, lượng rác này cũng chiếm tỷ lệ lớn (14,93%). Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, rau, củ, quả bị hỏng,…

Rác thải từ khu vực trường học, cơ quan hành chính chiếm tỷ lệ nhỏ nhất(4%)chủ yếu là giấy, bao bì plastic,…

Như vậy, việc xử lý được nguồn rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình là đã hạn chế được phần rác lớn nhất đem đổ ra bãi rác. Đặt ra yêu cầu lớn trong việc cần có những biện pháp xử lý hiệu quả phần rác này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn xã văn phú - thường tín - hà nội (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w