*. Hiện trạng tuyên truyền về bảo vệ môi trường
Hoạt động tuyên truyền về vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai liên tục và sâu. Công tác tuyên truyền chủ yếu là đọc qua loa phát thanh.Kết quả điều tra hộ gia đình cho thấy chỉ có 45% biết có tuyên truyền qua loa và buổi họp nhân dân nhưng họ cũng không để ý, 55% còn lại không biết, có thể do bận công việc làm ăn nên họ không để ý đến.
Bảng 4.8: Hiện trạng thu gom Thôn Xóm Số người thu gom Tần suất thu gom Phí thu gom rác (nghìn đồng/người/tháng)
Văn Trai 12 02 3 lần/tuần0 04
3 2 2 lần /tuần 5
Yên Phú 45 22 1 lần/ngày1 lần/ngày 44
6 2 1 lần/ngày 4
(Nguồn: số liệu điều tra, 2014)
Hình thức thu gom: thu gom thủ công bằng xe bò tự chế.Toàn xã trước năm 2012 là có 6 tổ thu gom đặt ở 6 xóm. Tuy nhiêu, sau đó chỉ còn 5 tổ thu gom, 1 tổ ở xóm 1 thôn Văn Trai do không ai đứng lên thu gom và đa số người dân cũng muốn tự đổ ra bãi rác (do bãi rác cách xóm gần nhất là 80m).
Hình 4.5: Quá trình thu gom rác tại địa phương
Hiệu quả thu gom chỉ đạt 80%, còn lại 20% bị thất thoát trong quá trình vận chuyển, rơi xuống cống rãnh, do người dân không vứt vào thùng rác,…
*. Các biện pháp xử lý hiện tại áp dụng
thì hiện nay qua phỏng vấn cán bộ môi trường xã thì hàng tháng mới chỉ có biện pháp phun thuốc chống ruồi muỗi, khử mùi. Ngoài ra, theo kết quả đi thực địa còn có tình trạng đốt rác gây nên tình trạng ô nhiễm không khí mà đối tượng phải chịu sự ô nhiễm này chính là người dân và còn ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông.
- Tại gia đình:
Bảng 4.9: Các biện pháp xử lý rác trong hộ gia đình tại đại phương STT Biện pháp Mục đích xử
dụng
Loại rác xử lý được
Tỷ lệ hộ áp dụng
1 Nuôi giun Câu cá Rơm, lá cây 2,5%
2 Làm thức ăn cho chăn nuôi
Cung cấp thức
ăn cho chăn nuôi Đồ ăn thừa 55%
(Nguồn: điều tra hộ, 2014)
Từ bảng ta thấy, xã đã có những biện pháp xử lý rác hữu cơ sinh hoạt trong hộ gia đình, tuy nhiên, đây là những biện pháp mạng tính nhỏ lẻ, người dân mới chỉ sử dụng được một phần rác rất ít ( đồ ăn thừa, rơm, lá cây) trong toàn bộ lượng rác hữu cơ phát sinh (bã chè, hoa quả hỏng, vỏ hoa quả,...).Như vậy, hiệu quả xử lý của các biện pháp này là thấp.
*. Hỗ trợ từ các cấp chính quyền trong vấn đề quản lý RTSH trên đại bàn xã.
Hiện tại các cấp chính quyền thì đã có hỗ trợ về vấn đề quản lý RTSH. Năm 2010 đãcho xây dựng khu tập trung rác (1000 m2).Đối với người thu gom rác:mỗi đội thu gom hỗ trợ 1 xe trở rác,hỗ trợ 300 nghìn đồng/người/tháng, hỗ trợ BHYT. Bắt đầu từ ngày 1/7/2010 được nhà nước hỗ trợ tiền để thuê công ty Môi Trường Thăng Long kéo rác 3 ngày/lần lên khu xử lý sơn tây để xử lý, tuy nhiên lượng rác tồn dư còn khá lớn ước tính khoảng 1 tấn/ngày. Còn hỗ trợ người dân trong việc xử lý tại nguồn thì chưa có, Các biện pháp xử lý tại nguồn như tận dụng một phần rác hữu cơ để nuôi lợn, gà,… chỉ là tự phát, nhỏ lẻ.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì công tác quản lý và đặc biệt là xử lý RTSH hữu cơ trên địa bàn còn nhiều bất cập, yếu kém. Lượng RTSH tại hộ chiếm phần lớn, chủ yếu là rác hữu cơ, vì vậy, việc xử lý rác hữu cơ tại nguồn
phải đặt ưu tiên,các cấp chính quyền cần tăng cường hỗ trợ trong việc xử lý rác thải tại nguồn, học hỏi kinh nghiệm xử lý RTSH hữu cơ tại nguồn từ các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự đã có áp dụng biện pháp xử lý RTSH hữu cơ tại nguồn hiệu quả như xã Thanh Hà (Thanh Liêm, Hà Nam), xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội),….với các mô hình nuôi giun quế, ủ với chế phẩm vi sinh,…( ThS. Phan Thị Lan Hương, Chi cục bảo vệ môi Hà Nam, 2014) nhằm giúp giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, giảm những tác động từ ô nhiễm môi trường gây ra đối với sức khỏe người dân, giảm chi phí đầu tư từ ngân sách nhà nước. Việc hỗ trợ của các cấp chính quyền cộng thêm hành động làm gương sẽ giúp dân tin tưởng và hưởng ứng làm theo.