1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

69 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 641,5 KB

Nội dung

3.1.3.2 Các tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt Tính chất hóa học của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựachọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu.. Trước kh

Trang 1

Chương 1 : MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chất thải rắn đã xuất hiện từ rất lâu, có nguồn gốc chủ yếu từ việc con ngườivà động vật khai thác các nguồn tài nguyên trên Trái đất nhằm phục vụ cho đờisống của mình và thải ra các chất thải ở dạng rắn Từ thời xa xưa, khi chưa có sựbùng nổ của dân số và sự hình thành của các đô thị, siêu đô thị… thì chất thải rắnthật sự không ảnh hưởng lớn đến môi trường Khi đó, diện tích đất đai còn rộnglớn, khả năng tiếp nhận và tự làm sạch của thiên nhiên cao, cho phép một khốilượng chất thải rắn lớn được thải vào mà không làm tổn hại đến môi trường Ngàynay, lối sống tập trung được hình thành và sự ra đời của các đô thị, thành phố thìchất thải rắn trở thành mối quan tâm không chỉ của cá nhân mà là của cả cộngđồng Khối lượng thải ngày càng lớn, thành phần ngày càng phức tạp hơn, khảnăng phân huỷ chậm cũng như sự tích tụ càng cao thì chất thải rắn càng gây ranhững ảnh hưởng không tốt cho môi trường sống của chúng ta

Vấn đề quản lý cũng như xử lý có hiệu quả chất thải rắn đang là vấn đề nhứcnhối đối với các thành phố lớn và những nơi có mật độ dân cư cao Hiện tại, ởhầu hết các tỉnh thành, công tác quản lý chất thải rắn hầu như vẫn chưa đượcquan tâm đúng mức gây nên những tác động không tốt đến chất lượng môi trườngvà sức khoẻ cộng đồng

Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thịxã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp nhằm cải thiện môi trường trong khu vực và giảmáp lực do chất thải rắn gây ra mang một ý nghĩa nhất định

Trang 2

1.2 MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục đích, nội dung nghiên cứu

1.2.1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, thu thập số liệu tại thị xã Cao Lãnh kết hợp với nhữngtài liệu có sẵn trong những nghiên cứu trước đây tại Đồng Tháp, luận văn tậptrung giải quyết những mục tiêu chính:

 Nắm bắt được hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thảirắn

 Đưa ra một số biện pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnhthuộc tỉnh Đồng Tháp

1.2.1.2 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu về điều kiện phát sinh, khối lượng phát sinh chất thải rắn tại vùngnghiên cứu, nội dung của luận văn bao gồm:

 Hiện trạng tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại thị xãCao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp

 Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lýchất thải rắn trên địa bàn thị xã

 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi trong việc quản lý chất thải rắntại thị xã trong tương lai

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1 Phương pháp luận

Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ( đất, nước, khôngkhí…) chính là do quản lý chất thải rắn không hợp lý Khối lượng chất thải rắntrong các đô thị ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triểncủa kinh tế – xã hội…Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến

Trang 3

hàng loạt hậu quả tiêu cực: làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; nhiễmkhuẩn đối với môi trường xung quanh, môi trường sống.

Hiện nay, công tác quản lý chất thải rắn bắt đầu nhận được sự quan tâm củacộng đồng Việc nghiên cứu về thành phần, tính chất của chất thải rắn tại thị xãCao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm từ đó đềxuất các giải pháp nhằm giảm thiểu và quản lý một cách có hiệu quả hơn

1.2.2.2 Phương pháp thực hiện

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tàigồm có:

Khảo sát các số liệu cần thiết cho việc thực hiện đề tài tại một số cơ quan: SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, phòng Quản lý Môi trường tỉnh ĐồngTháp, Chi cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp

Thu thập số liệu về:

 Điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, địa giới hành chính,địa hình, khí hậu…), đặc điểm kinh tế ( tăng trường kinh tế, cơ cấu kinhtế ), vấn đề văn hoá - xã hội, dân số, giáo dục – đào tạo…của thị xã CaoLãnh

 Tình hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại địa bàn thị xã CaoLãnh

 Thống kê và xử lý số liệu: số liệu được xử lý và thống kê thành các bảng

 Tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá: từ các số liệu thu thập được, tiếnhành tổng hợp, đánh giá và so sánh với TCVN 6696:2000 : Chất thải rắn– bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường

Trên cơ sở các kết quả khảo sát, thu thập và xử lý được sẽ tiến hành đề xuấtcác giải pháp nhằm quản lý, xử lý chất thải rắn sinh họat cho địa bàn nghiên cứu

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trang 4

Đề tài được tiến hành trên đối tượng là chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã CaoLãnh – tỉnh Đồng Tháp.

Chương 2 :TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

2.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Đồng Tháp thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tự nhiênkhoảng 339.000 ha Phía Đông giáp Tiền Giang, phía Tây giáp An Giang, phíaNam giáp Cần Thơ, phía Bắc giáp Long An và phía Tây Bắc giáp Campuchia.Tòan tỉnh được chia làm 2 vùng:

 Vùng phía Bắc sông Tiền bao gồm: thị xã Cao Lãnh và các huyên TânHồng, Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh

 Vùng phía Nam sông Tiền bao gồm: thị xã Sa Đéc và các huyện Lấp Vò,Lai Vung, Châu Thành

2.1.1.1 Địa hình

Địa hình khu vực thị xã Cao Lãnh có nhiều sông, rạch Khu vực trung tâm vàcác khu dân cư hiện hữu có cao độ trung bình từ +2,1m đến 2,6m Các khu vựccòn lại chủ yếu là khu vực nhà vườn, đất nông nghiệp, cao độ trung bình từ +1,5mđến 1,9m

2.1.1.2 Khí hậu – thuỷ văn

Trang 5

 Nhiệt độ

Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2005

nămNhiệt

độ

(t0C)

24 26 27 29 28 28 26 27 27 27 27 25 27,2

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005

Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình các năm (từ năm 2000 – 2005)

Nhiệt độ

trung bình

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005

Kết quả ở trên cho thấy sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong nămkhông lớn, chỉ vào khỏang 2 – 3oC và nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng27,3oC, đây là khoảng nhiệt độ cho phép đảm bảo tốc độ phân huỷ rác hữu cơ khátốt và ổn định

 Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí hàng năm tại thị xã nói riêng và tòan tỉnh Đồng Tháp nóichung là không có sự chênh lệch nhiều

Trang 6

Bảng 2.3: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2005

nămĐộ

ẩm(%

)

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005

Diễn biến về độ ẩm không khí trung bình tháng trong những năm gần đâyđược thể hiện ở bảng sau :

Bảng 2.4: Độ ẩm trung bình các năm (từ năm 2000 – 2005)

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005

 Chế độ mưa

Chế độ mưa ở khu vực thị xã Cao Lãnh cũng như các tỉnh đồng bằng sông CửuLong phân làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúcvào cuối tháng 11 Lượng mưa trung bình ở mức 1500mm/năm, trong đó lượngmưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm

Bảng 2.5: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2005

66

142

256

173

224

384

151

98,8

1497

Trang 7

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005

Lượng mưa trung bình trong một số năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:Bảng 2.6: Lượng mưa trung bình các năm (từ năm 2000 – 2005)

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005

Nhìn chung, chế độ mưa tại khu vực phía Nam nói chung và khu vực tỉnhĐồng Tháp nói riêng không có lợi cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lýrác Lượng mưa lớn và tập trung vào một số tháng gây ra rất nhiều khó khăn choquá trình thi công, quản lý các bãi chôn lấp rác, nếu không có biện pháp xử lýhữu hiệu sẽ gây ra ô nhiễm môi trường trong khu vực

 Lượng bốc hơi

Lượng nước bốc hơi trung bình là 3mm đến 5mm/ngày, lượng nước bốc hơi tậptrung vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 6 Tổng lượng nước bốc hơi cả nămtuơng đối cao, vào khoảng 1600mm/năm, lớn hơn lượng mưa trung bình cả năm

 Bức xạ mặt trời

Do nằm ở vĩ độ thấp, vị trí mặt trời luôn cao và ít thay đổi qua các tháng trongnăm nên chế độ bức xạ nơi đây phong phú và ổn định

 Chế độ thuỷ văn các sông rạch trong vùng

Khu vực thị xã Cao Lãnh nói riêng và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nóichung chịu ảnh hưởng của sông Mê Kông từ thượng nguồn Vào mùa mưa, trừkhu vực dân cư có cao độ san nền tương đối cao hoặc nằm trong các đê bao, tất cảdiện tích còn lại đều bị ngập Ngòai ra, các sông, kênh rạch nối ( thông ) với nhauthành một hệ thống nên có mối quan hệ chặt chẽ về mặt thủy văn

Trang 8

Chế độ thuỷ văn của khu vực không thuận lợi cho quá trình xử lý rác, đặc biệtkhi xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp

Mực nước cao nhất trên sông tiền tại trạm thủy văn Cao Lãnh được thể hiện ởbảng sau:

Bảng 2.7: Mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm thuỷ văn Cao Lãnh

Nguồn : Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đồng Tháp

2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI

Nói chung, Đồng Tháp là tỉnh các tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao so vớicác tỉnh miền Tây Nam Bộ, trong đó thị xã Cao Lãnh giữ vai trò động lực trongquá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua và cảtrong những năm tới

2.2.1 Dân số và lao động

Theo thống kê, đến năm 2002 toàn thị xã Cao Lãnh có 146 964 người Trongđó dân số thành thị 70 543 người, nông thôn 76 422 người Theo quy hoạch chungđến năm 2010 dân số thị xã khoảng 180 000 người, tỷ lệ tăng dân số là2,7người/năm

Đến năm 2020, dân số thị xã vào khoảng 230 000 người, tỷ lệ tăng dân số là1,8% Ngoài ra hằng năm trên địa bàn thị xã có khoảng 15 000 khách vãng laihằng năm Trung bình mỗi khách vãng lai lưu trú 2 ngày/năm, như vậy nếu quyđổi, lượng rác khách du lịch này tương đương với 100 người dân địa phương Đểđơn giản, giả thiết rằng số lượng khách du lịch tăng theo tỷ lệ tăng dân số khu vực

Trang 9

Bảng 2.8: Dự kiến dân số thị xã Cao Lãnh

2.2.1 Kinh tế và cơ sở hạ tầng

2.2.1.1 Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Trong giai đoạn 1991 – 2005, thị xã Cao Lãnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP) khá cao, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng chung của tòan tỉnh

Sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăngdần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông lâm, ngư nghiệp

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây được thể hiện trongbảng sau:

Bảng 2.9 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Cao Lãnh (2000 – 2005)

Chung Nông, lâm ngư nghiệp Cộng nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Trang 10

Trong những năm gần đây trên địa bàn thị xã đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinhtế quan trọng, số cơ sơ sản xuất công nghiệp cũng như số lao động làm việc trongcác cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều

Bảng 2.10 : Số cơ sở và số lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Cao Lãnh

Thị xã Cao Lãnh

- Số lao động (người) 6.335 6.617 6.900 8.096 8.097 8.613

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp

Theo quy hoạch cung đã được điều chỉnh, dự kiến đến năm 2010 thị xã CaoLãnh có khoảng 150ha đất công nghiệp và đến năm 2020 con số này là 330ha

2.2.1.2 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện phát triển kinh tế – xãhội nhanh và ổn định Trong những năm gần đây, thị xã Cao Lãnh đã cố gắng đểphát triển cơ sở hạ tầng, với sự đầu tư của tỉnh đã phát triển hệ thống giao thông

cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn, tuynhiên do nguồn vốn ngân sách có hạn nên vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản còn ít.Tình hình cơ sở hạ tầng có liên quan đến việc thu gom và vận chuyển rác thảiđược khái quát như sau :

a Giao thông

Giao tông đường bộ:

Hiện nay trong khu vực nghiên cứu có tuyến Quốc lộ 30, Tỉnh lộ 847 chạy qualà tuyến giao thông huyết mạch giữa các đô thị Ngoài tuyến đường Quốc lộ, Tỉnhlộ, trong các khu vực trung tâm đô thị hệ thống đường giao thông tương đối hoànchỉnh Các khu vực còn lại đường giao thông chưa phát triển

Trang 11

Theo quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh, dự kiến sẽ xây dựng các côngtrình giao thông sau :

 Xây dựng cầu Cao Lãnh và đoạn đường Hồ Chí Minh từ ngã 3 Sở

Tư pháp đến cầu Cao Lãnh

 Xây dựng tuyến đường Lý Thường Kiệt nối dài (từ đường Nguyễn Huệ tớiđường Hồ Chí Minh)

 Cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Lầu và quốc lộ 30 (từ đường 30/4đến hết ranh thị xã)

 Nâng cấp Tỉnh lộ 847 (Đường Hồ Chí Minh)

Giao thông đường thủy:

Khu vực thị xã Cao Lãnh có hệ thống sông rạch phong phú như sông Tiền,sông Cao Lãnh, Sông Đình Trung, kênh chợ Cao Lãnh, kênh Đường Thét… Đâylà điều kiện rất thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ, giảm mật độphương tiện giao thông trên đường bộ

b Cấp điện:

Trong tương lai thị xã Cao Lãnh sẽ đầu tư, cải tạo hệ thống điện để đáp ứngnhu cầu ngày càng cao trong nhân dân

 Nâng dung lượng trạm 110KV Cao Lãnh lên thành 2x40MVA

 Xây dựng trạm 110/22KV cho khu công nghiệp Trần Quốc Toản,dung lượng 1x40MVA

 Cải tạo 64km đường dây trung thế trên không hiện hữu

 Xây dựng mới 12,1km tuyến cáp ngầm 22KV

 Cải tạo lại các trạm hạ thế hiện hữu

Trang 12

 Xây mới các trạm hạ thế 22/0,4KV cho phụ tải dân dụng và côngcộng dịch vụ với tổng dung lượng là 35 500KVA

Cuộc sống, sinh hoạt của người dân nơi đây đơn giản, tính cách phóng khoángthẳn thắn, mến khách… mang những nét đặc trưng riêng của miền đồng bằng sôngnước

Tại thị xã, hoạt động văn hóa dân gian phát triển cũng khá phong phú, đadạng, các di sản văn hóa truyền thống, di tích lịch sử được gìn giữ, bảo tồn nhưlăng cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Trang 13

Bảng 2.11 : Số cơ sở và giường bệnh hiện nay tại thị xã Cao Lãnh.

Tổng số

BV đakhoa

Phòngkhám khuvực

Nhà điềudưỡng

Trạm y tếphường,xã

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp

Dự kiến trong tương lai tiếp tục duy trì thực hiện các chương ttrình y tế quốcgia, nâng cao sức khỏe cho người dân, giảm tỷ lệ true em dưới 5 tuổi bị suy dinhdưỡng Đẩy mạnh các họat động về truyền thông dân số và kế họach hóa gia đìnhnhằm làm giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm

2.2.1.5 Giáo dục

Giáo dục là mục tiêu hàng đầu, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sựphát triển kinh tế – xã hội của thị xã Chính vì vậy, mà chất lượng giáo dục ngàycàng được nâng cao với đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa Trên địa bàn thị xãhiện nay không còn những lớp học ca 3, hòan thành phổ cập tiểu học, xóa mù chữvà tong bước triển khai thực hiện phổ cập trung học cơ sở

Do thuận lợi về mặt hành chính nên tại đây hình thành hệ thống các trườngđào tạo bao gồm: các trường dạy nghề, trung tâm ngọai ngữ, tin hoc…, các trườngChính trị, Cao đẳng cộng đồng… thu hút một lượng lớn người theo học hàng năm.Trong tương lai, thị xã có kế họach tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho cácngành học theo hướng hiện đại và tiên tiến Dự kiến đến 2010 sẽ hòan chỉnh thiết

bị kỹ thuật hiện đại cho các trường cấp 2 và 3 trong thị xã

Trang 14

Chương 3 : CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI

3.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống.Hệ thống quản lý chất thải rắn được trình bày như sau:

Nguồn phát sinh chất

Trang 15

Sơ đồ 3.1: mối quan hệ trong hệ thống quản lý chất thải rắn.

3.1.1 Định nghĩa chất thải rắn

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong cáchoạt động kinh tế – xã hội của mình Trong đó, quan trọng nhất là các loại chấtthải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống

Định nghĩa về chất thải rắn sinh hoạt (chất thải rắn): Chất thải rắn là tất cả

các chất thải thông thường có dạng rắn (không phải ở dạng lỏng hay khí) đượcphát sinh từ các hoạt động của con người và được con người thải bỏ, loại ra khỏinơi sinh sống và làm việc của họ do chúng không còn cần thiết cho con ngườihoặc do con người không muốn có chúng nữa

Vì vậy, chất thải rắn có thể hiểu là bao gồm những chất thải không đồng nhấttừ các khu dân cư và các chất thải đồng nhất từ các khu vực công nghiệp, nôngnghiệp, được thải bỏ từ tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ thương mại, côngsở, văn phòng và sinh hoạt của con người

Hiện nay, phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh đang là phương pháp được ápdụng phổ biến do những ưu điểm về mặt kinh tế cũng như đơn giản về kỹ thuật.Ngay cả các nhà máy được xây dựng với mục đích xử lý và tái sử dụng các loạichất thải rắn thì vẫn phải cần đến các bãi chôn lấp để chứa tro và các chất thảikhông thể tái sinh được hoặc không còn giá trị để tái sử dụng

3.1.2 Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn

3.1.2.1 Nguồn phát sinh

Các chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theonhiều cách khác nhau, bao gồm:

 Khu dân cư (thực phẩm, tro, chất thải khác…)

 Khu thương mại ( thực phẩm, tro, xà bần, chất thải độc hại…)

 Khu đô thị

Trang 16

 Khu công nghiệp (thực phẩm, tro, xà bần, chất thải độc hại…)

 Khu công cộng

 Nhà máy xử lý nước và nước thải

 Khu nông nghiệp

Bảng 3.1 : Nguồn phát sinh và các dạng chất thải rắn đô thịSTT Nguồn thải Hoạt động hoặc nơi phátsinh chất thải Dạng chất thải

1 Chất thải sinhhoạt Từ các căn hộ gia đình,khu chung cư và nhà cao

3 Chất thải khucông sở Từ các văn phòng, trườnghọc, bệnh viện, cửa hàng

tạp hóa

Thực phẩm, rác rưởi, tro,chất thải xây dựng và cácdạng chất thải khác

4 Chất thải quétđường Đường phố

Thực phẩm, rác rưởi, tro,chất thải xây dựng, cácdạng chất thải đặc trưngkhác, đôi khi có chất thảinguy hại

5 Chất thải làmvườn Công viên, khu giải trí Thực phẩm, cành cây, cỏ…

6 Chất thải xâydựng Từ các khu đô thị, khudân cư, tái định cư… Gạch, đá, cát, xà bần, gỗ,bao bì, giấy và plastics, hóa

chất, sắt…

7

Chất thải từ

các hệ thống

xử lý nước và

thoát nước đô

thị

Nhà máy xử lý nước vànước thải, hệ thống cốngrãnh thoát nước đô thị

Bùn cống, bùn dư từ hệthống xử lý nước và nướcthải

9 Chất thảicông nghiệp Từ các nhà máy, các khuvực có hoạt động công

nghiệp

Chất thải nguy hại, chấtthải đặc biệt, hóa chất, tro,kim loại…

Trang 17

STT Nguồn thải Hoạt động hoặc nơi phátsinh chất thải Dạng chất thải

10 Chất thảinông nghiệp Từ các khu vực canh tácnông nghiệp, chăn nuôi…

Thực phẩm hư, các chấtthải nông nghiệp, rác rưởi,chất thải nguy hại

3.1.2.1 Thành phần

Ở nước ta, tốc độ phát sinh chất thải rắn tuỳ thuộc vào tong loại đô thị vàthường dao động trong khoảng từ 0,3 – 0,8 kg/người/ngày Hiệu suất thu gom đạtkhoảng 40% - 67% ở những thành phố lớn và 20% - 40% tại các đô thị nhỏ.Thành phần chất thải rắn rất đa dạng và tuỳ thuộc vào từng địa phương, điều kiệnkinh tế cũng như một số yếu tố khác

Bảng 3.2 :Thành phần phân loại của chất thải rắn

Hợp phần % trọng lượng Độ ẩm (%) Trọng lượng riêng

(kg/m3)Khoảng

giá trị

Trungbình

Khoảnggiá trị

Trungbình

Khoảnggiá trị

Trungbình

Trang 18

3.1.3 Tính chất của chất thải rắn

3.1.3.1 Tính chất lý học của chất thải rắn sinh hoạt

a Khối lượng riêng

Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng chất thải rắn trên một đơn vịthể tích, tính bằng kg/m3 Khối lương riêng của chất thải rắn sinh hoạt rất khácnhau tùy theo phương pháp lưu trữ như:

 Để tự nhiên, không chứa trong thùng

 Chứa trong thùng và không nén

 Chứa trong thùng và nén

Vì vậy, số liệu về khối lượng riêng của chất thải rắn chỉ có ý nghĩa khi đượcghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng

Ngoài ra, khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt cũng rất khác nhau tùytheo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ… Do đó, khi chọn giá trị củakhối lượng riêng cần phải xem xét những yếu tố này để giảm bớt sai số kéo theocho các phép tính toán Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt lấy từ các xeép rác thường dao động trong khoảng từ 200kg/m3 đến 500kg/m3 và giá trị đặctrưng là khoảng 297kg/m3

b Độ ẩm

Độ ẩm của chất thải rắn được xác định bằng cách tính tỷ lệ giữa trọng lượngcủa nước trên trọng lượng tươi hoặc khô của chất thải Độ ẩm tươi của rác đượcbiểu diễn bằng phần trăm trọng lượng ướt của mẫu, còn độ ẩm khô được biểudiển bằng phần trăm trọng lượng khô của mẫu

Độ ẩm = a  a b 100 (%) Trong đó:

- a: trọng lượng ban đầu của mẫu, (kg)

- b: trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở 105 0 C, (kg).

Trang 19

Bảng 3.3 : Số liệu thường thấy về độ ẩm của chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Thành phần

Độ ẩm (%)

Thành phần

Độ ẩm (%)Dao

động

Trungbình

Daođộng

TrungbìnhThực phẩm

706521021060

GỗThủy tinhĐồ hộpKim loại màuKim loại đenBụi, tro, gạchRác sinh hoạt

15-401-42-42-42-66-1215-40

202323820

c Kích thước và sự phân bố kích thước

Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong chất thải rắnđóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu hồi phế liệu, nhất là khi sử dụngphương pháp cơ học như sàng quay và các thiết bị phân loại nhờ từ tính Kíchthước của các thành phần chất thải có thể được biểu diễn theo một trong nhữngphương trình tính toán sau:

Trang 20

d Khả năng tích ẩm

Khả năng tích ẩm của chất thải rắn là tổng lượng ẩm mà chất thải rắn có thểtích trữ được Đây là thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượngnước rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp Phần nước dư thừa vượt quá khả năng tích trữcủa chất thải rắn sẽ thoát ra ngoài thành nước rò rỉ Khả năng tích ẩm thay đổitheo điều kiện nén ép và trạng thái phân hủy của chất thải Khả năng tích ẩm củachất thải rắn trong trường hợp không nén có thể dao động từ 50% -60%

3.1.3.2 Các tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt

Tính chất hóa học của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựachọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu Trước khi sử dụng chất thải rắn làmnhiên liệu cần phải xác định các đặc tính sau:

 Tính chất cơ bản của rác thải

 Điểm nóng chảy

 Thành phần các nguyên tố

 Năng lượng chứa trong chất thải rắn

Đối với chất thải thực phẩm hoặc các loại chất thải khác có thành phần chủyếu là hữu cơ được dùng làm phân compost hoặc thức ăn gia súc, thì ngoài nhữngyếu tố chính ta cần xác định thêm thành phần các nguyên tố vi lượng

a Những tính chất cơ bản

Những tính chất cơ bản cần xác định đối với thành phần cháy được trong chấtthải rắn bao gồm:

- Độ ẩm (phần mất đi sau khi sấy ở 1050C)

- Thành phần các chất bay hơi (phần khối lượng mất đi sau khi nung chấtthải ở 9050C trong tủ nung kín)

- Thành phần cacbon cố định (thành phần cháy được còn lại sau khi thải cácchất có thể bay hơi)

- Tro (thành phần khối lượng còn lại sau khi đốt trong là nung hở)

Trang 21

b Điểm nóng chảy của tro

Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt cháychất thải Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ tro từ quá trình đốt chất thảirắn sinh hoạt thường dao động từ 1.1000C - 1.2000C

c Thành phần các nguyên tố cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt

Các nguyên tố cơ bản trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt gồm: cacbon(C), hydro (H), oxy (O), nitơ (N), lưu huỳnh (s) và tro; ngoài ra, còn có cácnguyên tố thuộc nhóm halogen Việc xác định chính xác các nguyên tố có mặttrong chất thải rất quan trọng nhằm xác định xem loại chất nào phù hợp với điềukiện xử lý nào (làm compost, đốt, chôn lấp…)

d Năng lượng chứa trong các thành phần chất thải rắn

Năng lượng và phần chất trơ có trong chất thải rắn trình bày trong bảng 1.5

Bảng 3.4 : Năng lượng và phần chất trơ có trong chất thải rắn từ khu dân cưThành phần Phần chất trơ (1) (%) Năng lượng (2) (kJ/kg)

Khoảng daođộng

Đặc trưng Khoảng dao động Đặc

Trang 22

(2): theo thành phần thu gom được

(3): năng lượng có từ lớp phủ, nhãn hiệu và những vật liệu đính kèm

e Chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng

Thành phần hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt thường được sử dụng làmnguyên liệu sản xuất các sản phẩm nhờ quá trình chuyển hóa sinh học như:compost, methane, ethanol,… Vì vậy, thành phần dinh dưỡng và nguyên tố vilượng sẵn có trong chất thải rắn sinh hoạt đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảodinh dưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu cầu của sản phẩm sau quá trình chuyểnhóa sinh học

Trang 23

Bảng 3.5 : Các thành phần hữu cơ cần thiết cho quá trình chuyển hóa sinh họcThành phần Đơn vị Nguyên liệu cung cấp (tính theo khối lượng khô)

Giấy inbáo

Giấy côngsở

Rác vườn Rác thực

Trang 24

3.1.3.3 Tính chất sinh học của chất thải rắn đô thị

Đặc tính sinh học quan trọng nhất thành phần chất hữu cơ có trong rác thải làhầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành khí,chất rắn hữu cơ trơ và các chất vô vơ Ngoài ra, còn có sự sinh mùi và ruồi nhặngtrong quá trình thối rữa các chất hữu cơ (rác thực phẩm) Ngoài nhựa, cao su và

da, các thành phần dễ chuyển hóa sinh học trong chất thải bao gồm:

1) Những chất tan được trong nước như: đường, tinh bột, amino acid và cácacid hữu cơ khác

2) Hemicellulose lá sản phẩm ngưng tụ của C5H10O5 và C6H12O6

3) Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose và C6H12O

4) Mỡ, dầu và sáp là những ester của rượu và acid mạch dài

5) Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm methoxyl(-OCH3)

6) Lignocellulose

7) Protein

a Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ

Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ có trong rác thải đượcđánh giá bởi hàm lượng chất rắn bay hơi (Violate Solid-VS), được xác định bằngcách nung ở nhiệt độ 5500C Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khảnăng phân hủy sinh học của chất hữu cơ thường không chính xác vì một số thànhphần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học (chẳng hạnnhư giấy in báo và giấy kiếng) Ngoài ra, có thể sử dụng hàm lượng lignin cótrong các chất thải để xác định chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học theophương trình sau:

Trang 25

BF = 0,83 - 0,028LCTrong đó:

BF: phần có khả năng phân hủy sinh học biểu diễn dưới dạng VS

LC: hàm lượng lignin có trong VS tính theo khối lượng khô

0,83 & 0,028: hằng số thực nghiệm

Khả năng phân hủy sinh học của các hợp chất co trong chất thải rắn tính theohàm lượng lignin được trình bày trong bảng 3.6

Bảng 3.6 : Thành phần các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học tính theo

hàm lượng ligninThành phần VS (% của chất

thải rắn tổng cộng

Trang 26

c Sự sinh sản ruồi nhặng

Ơû những vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như nước ta hoặc những nơi cótiết hè ấm áp thì sự sinh sản ruồi nhặng ở khu vực chứa chất thải là vấn đề rấtđáng quan tâm Quá trình phát triển từ trứng thành ruồi thường không quá 2 tuầnkể từ ngày đẻ trứng Chu kì phát triển của ruồi ở khu dân cư có thể biểu diễn nhưsau:

- Trứng phát triển: 8 -12 giờ

- Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ

- Giai đoạn thứ 2 của ấu trùng: 24 giờ

- Giai đoạn thứ 3 của ấu trùng: 3 ngày

- Giai đoạn nhộng: 4 - 5 ngày

Tổng cộng: 9 - 11 ngày

3.1.4 Thu gom chất thải rắn

Thu gom chất thải rắn là quá trình thu nhặt chất thải rắn từ các hộ dân, côngsở hay từ những điểm thu gom, chất lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyểntiếp, trung chuyển hay chôn lấp Thu gom chất thải rắn đóng vai trò quan trọngtrong hệ thống quản lý chất thải rắn Một quy trình thu gom hiệu quả và hợp lý sẽgiúp thu gom hết chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của chất thảiđến môi trường trong quá trình bốc xếp và vận chuyển, đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi cho các công đoạn xử lý sau này

Trong công đoạn thu gom, việc vạch tuyến là khâu quan trọng nên cần lưu ýđến các vấn đề:

 Thời gian lưu trữ tối đa của chất thải

 Chu kỳ thu gom của chất thải

 Phương thức thu gom của mỗi loại chất thải

Trang 27

3.1.5 Trạm trung chuyển

Thiết lập trạm trung chuyển nhằm mục tiêu tối ưu hoá bài toán kinh tế vậnchuyển và từ trạm trung chuyển chất thải rắn sẽ dễ dàng được vận chuyển đếnbãi chôn lấp hoặc nhà máy

Tuỳ theo phương pháp đổ đầy chất thải vào các xe vận chuyển mà trạm trungchuyển được chia làm 3 loại:

 Trạm trung chuyển trực tiếp: chất thải rắn được đổ trực tiếp từ xe thu gomvà xe hoặc thùng chứa để chuyển đến khu xử lý Phương pháp này đơngiản, vốn đầu tư xây dựng thấp nhưng lại có nhược điểm là xe vận chuyểnkhông sử dụng hết công suất, không có quá trình thu hồi cũng như tái sửdụng nguyên liệu

 Trạm trung chuyển kết hợp chứa tạm: chất thải rắn sau khi được thu gomđược đổ trong hố chứa rác, sau đó xúc lên xe vận chuyển và chuyển đếnkhu xử lý Hố chứa được thiết kế để chứa được lượng chất thải rắn sinh ratrong vòng 1 – 3 ngày Phương pháp này đơn giản, vốn đầu tư thấp vàhiệu quả vận chuyển tăng nhưng nhược điểm là phải đặt thêm các hốchứa

 Trạm trung chuyển kết hợp phân loại rác: đây là phương pháp kết hợp cả

2 phương pháp trên Tại trạm trung chuyển, chất thải rắn được phân loạiđể thu hồi những thành phần có khả năng tái sử dụng và không tái sửdụng được theo phương pháp xử lý Phần có khả năng tái sử dụng sẽ đượclưu chứa trong kho theo từng thành phần Phần chất thải rắn không thể táisử dụng được chất lên xe vận chuyển đến khu xử lý Phương pháp này có

ưu điểm là có thể tăng hiệu quả vận chuyển và thu được lợi nhuận từ việcbán phế liệu nhưng có nhược điểm là tốn diện tích kho chứa và chi phícho việc phân loại

Trang 28

3.1.6 Chôn lấp và tiêu huỷ

Trong tất cả các phương pháp xử lý cũng như tiêu huỷ chất thải rắn thì chônlấp là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất Chất thải rắn được chôn tại bãichôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năngphân huỷ tự nhiên, bao gồm:

 Chất thải rắn gia đình

 Chất thải rắn từ chợ, đường phố

 Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây

 Tro, củi, vải, đồ da

 Chất thải rắn từ các công sở, nhà hàng ăn uống…

Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn phụ thuộc vào dân số khu vực, lượng chấtthải rắn phát sinh, đặc điểm chất thải rắn…

Bảng 3.7 :Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn (TCVN 6696:2000)

năm)

Diện tích bãi(ha)

Thời hạn sửdụng (năm)

4 Loại rất lớn >1000 >200.000 >50 >50

Vị trí bãi chôn lấp phải gần nơi sản sinh ra chất thải và phải có khoảng cách

an toàn với vùng dân cư gần nhất, cách nguồn nước cấp sinh hoạt và nguồn nướcsử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m Ngoài

ra còn phải đảm bảo một số khoảng cách khác để đảm bảo cho khu vực xungquanh

Trang 29

Bảng 3.8 : Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp đến các công

trình

Công trình Khoảng cách tối thiểu (m)

Các công trình khai thác nước ngầm:

Công suất lớn hơn 10.000 m3/ngày

Công suất nhỏ hơn 10.000 m3/ngày

Công suất nhỏ hơn 100 m3/ngày

>500

>100

>50

3.1.7 Ủ sinh học:

Quá trình ủ sinh học là một phương pháp truyền thống và được áp dụng rộng rãitại các nước đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam Phương pháp này cho ra sản phẩm cuối cùng không chứa vi sinh vật gây bệnh và không có mùi Vì vậy mà giải pháp xử lý chất thải rắn bằng cách cho lên men hiếu khí nhằm sản xuất phân bón hữu cơ tổng hợp mang lại nhiều ưu điểm như:

 Loại trừ được 50% lượng chất thải rắn sinh họat bao gồm các chất hữu cơ và cũng chính là thành phần gây ra ô nhiễm môi trường

 Sử dụng lại phần lớn các chất hữu cơ có trong thành phần chất thải rắn đểlàm phân bón phục vụ cho nông nghiệp

 Cách vận hành đơn giản và bảo trì, cách kiểm soát lại dễ dàng

 Giá thành tương đối thấp

Trang 30

3.1.8 Tái chế và tái sử dụng

Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng đểchế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh họat và sảnxuất

Hoạt động thu hồi năng lượng xảy ra chủ yếu từ quá trình đốt và quá trình ủsinh học

Bảng 3.9 : Các phương pháp xử lý trung gian

 Giảm khối lượng

 Thu hồi năng lượng(nhiệt và điện)

 Giũ ổn định các chất độc hại trong

 Đốt chất thải rắn

 Đốt chất thải rắn có tái chế nhiệt

 Đốt chất thải rắn có hệ thống nungchảy để giảm thể tích

 Đốt khí có hêh thống nung chảy

 Tạo nguồn năng lượng mới từ chấtthải

 Chế biến phân Compost; cắt nhỏ vàphân loại

Một số vật liệu có thể tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt :

a Lon nhôm

So với các thành phần chất thải có khả năng tái chế như: giấy, thủy tinh, nhựathì lon nhôm là loại chất thải được tái chế thành công nhất Điều này được giảithích là do nguyên liệu sản xuất giấy, thủy tinh và nhựa khá nhiều và rẻ tiền.Trong khi đó quặng nhôm phải được nhập từ nước ngoài nên chi phí cao và tốnthời gian chờ đợi Hơn nữa, các nhà máy nhôm nhận thấy rằng nguồn nguyên liệucó sẵn trong nước thuận tiện hơn Tái chế nhôm mang lại nhiều lợi ích kinh tế do:

Trang 31

1) Việc tái chế dựa vào nguồn nguyên liệu ổn định trong nước;

2) Năng lượng cần thiết để sản xuất 1 lon nhôm từ tái chế ít hơn so với từnhôm nguyên chất 5%;

3) Lon nhôm được tái chế là loại nguyên liệu đồng nhất, có thành phần xácđịnh biết trước và hầu như không có tạp chất;

4) Việc tái chế lon nhôm cho phép các nhà máy sản xuất lon nhôm cạnh tranhvới các nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh và kim loại;

5) Lon nhôm được tái chế phải là loại lon nhôm không bị nhiễm bẩn bởi đất,cát và các chất thải thực phẩm;

b Giấy và carton

Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong thành phần của chất thải rắn sinhhoạt Do đó, việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhờgiảm lượng chất thải rắn đổ về bãi chôn lấp, tái sử dụng nguồn lợi có sẵn, giảmtác động đến rừng do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy và giảm năng lượng tiêuthụ cần thiết để sản xuất giấy

Các nhà máy giấy thường tái chế lại các sản phẩm bị hỏng và phế liệu từ cácnhà máy sản xuất sản phẩm giấy vì phế liệu được biết rõ thành phần và thường làgiấy chưa in nên có thể thay thế nguyên liệu sản xuất giấy trực tiếp Các loạigiấy có thể tái chế bao gồm:

1) Giấy báo: Giấy báo tẩy mực dùng để sản xuất ấn phẩm mới, giấy vệ sinhvà giấy chất lượng cao Phần còn lại hầu như được sử dụng để sản xuấtthùng carton và các sản phẩm xây dựng như: carton xốp, trần nhà, váchngăn, …

2) Thùng carton hỏng: Giấy carton là một trong những nguồn giấy phế liệuriêng biệt để tái chế Nguồn phát sinh giấy carton đáng kể nhất là từ siêuthị và từ các cửa hàng bán lẻ Thùng carton được ép thành kiện và chuyển

Trang 32

đến cơ sở tái chế làm vật liệu cho lớp đáy hoặc lớp giữa của các dạng bao

bì carton

3) Giấy chất lượng cao: Giấy chất lượng cao bao gồm giấy in, giấy trắng, giấymàu từ sách (giấy viết, bản đánh máy và giấy tờ tài chính khác), gáy sáchhay phần giấy phế liệu cắt sén từ sách, giấy vẽ tranh Các loại giấy này cóthể thay thế trực tiếp bột gỗ hoặc có thể tẩy mực để sản xuất giấy vệ sinhhoặc các loại giấy chất lượng cao khác

4) Giấy hỗn hợp: Giấy hỗn hợp bao gồm giấy báo, tạp chí và nhiều loại giấykhác Giấy hỗn hợp được dùng để sản xuất thùng carton và các sản phẩmép khác

5) Thị trường tiêu thụ giấy phế liệu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi nền kinh tếchung của khu vực vì phần lớn giấy chất lượng thấp được sử dụng để sảnxuất các sản phẩm xây dựng và thùng chứa hàng tiêu dùng Các nhà máytái sử dụng giấy phế liệu yêu cầu giấy không nhiễm bẩn các thành phầnkhác như: cát, đất, kim loại, thủy tinh, chất thải thực phẩm, … Một số cơ sởbắt buộc phải phân loại giấy riêng: giấy in laser với các loại giấy in khác

vì mực in laser không thể tẩy sạch được Bên cạnh đó, giấy phải được đóngép thành kiện để giảm thể tích

c Nhựa

Ngày nay các sản phẩm nhựa rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì chúngcó khả năng thay thế các sản phẩm chế tạo từ kim loại, thủy tinh và giấy Do đặctính nhẹ nên chi phí vận chuyển các sản phẩm nhựa luôn rẻ hơn so với kim loạivà thủy tinh Sản phẩm nhựa lại có thêm sự đa dạng về kích thước, hình dạng vàtính năng nên được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Cùng với sự pháttriển của các mặt hàng tiêu dùng bằng nhựa thì phế thải, đặc biệt là nylon ngàycàng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt Vì vậy nếuthu hồi và tái chế lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể diện tích bãi chôn lấp

Trang 33

Hầu hết các nhà sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa hiện nay đều ký hiệusản phẩm của họ theo số thứ tự từ 1 đến 7, đặc trưng cho hầu hết các loại nhựasản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại và tái chế

Bảng 3.10 : Ký hiệu, phân loại và nguồn sử dụng nhựa

1-PETE Polyethylene tephathlate Chai nước giải khát, bao bì thực

phẩm2-HDPE High-destiny polyethylene Chai sữa, bình đựng xà phòng,

túi sách3-PVC Vinyl/polyvinyl chloride Hộp đựng thức ăn trong gia đình,

ống dẫn, …4-LDPE Low-destiny polyethulene Bao bì nylon, tấm trải bằng

nhựa,…

5-PP Polypropylene Thùng, sọt, hộp, rổ, …

7-Loại khác Các loại nhựa khác Tất cả các sản phẩm nhựa khác

Nguồn: Giáo trình môn Quản lý chất thải rắn sinh hoạt – ĐH Văn Lang

1) PETE: được tái chế đầu tiên để sản xuất các loại sợi polyester dùng trong sảnxuất túi ngủ, gối, chăn và quần áo mùa đông Về sau, PETE còn được sử dụng đểchế tạo thảm, các sản phẩm đúc, băng chuyền, bao bì thực phẩm và các sản phẩmkhác

2) HDPE: đặc tính của HDPE thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào sản phẩm cần chếtạo Tính chất của HDPE dạng hạt phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu ban đầu.HDPE tái chế thường dùng để chế tạo các loại khăn phủ, túi chứa hàng hóa, ốngdẫn, thùng chứa nước và đồ chơi trẻ em

3) PVC: được sử dụng rộng rãi làm bao bì thực phẩm, dây điện, chất cách điệnvà ống nước Mặc dù PVC là loại nhựa có chất lượng cao hầu như không cần phatrông phụ gia, hiện nay rất ít các phế liệu PVC được tái chế vì chi phí thu gom vàphân loại khá cao Các sản phẩm từ nhựa PVC tái chế bao gồm bao bì hàng tiêudùng, màn cửa, tấm lót xe tải, thảm trải phòng thí nghiệm, tấm lót sàn nhà, lọhoa, đồ chơi trẻ em, ống nước, …

Trang 34

4) LDPE: các loại bao bì này được phân loại bằng tay, tách các tạp chất bẩn vàtái chế Tuy nhiên, một trong những khó khăn là mực in trên bao bì cũ khôngtương thích với màu của các hạt nhựa tái chế Do đó giải pháp thích hợp là dùngnhựa tái chế để sản xuất các sản phẩm có màu sậm.

5) PP: thường được dùng để sản xuất pin ôtô, nắp thùng chứa, nhãn hiệu của mộtchai lọ và một phần nhỏ để sản xuất bao bì thực phẩm Nhãn và nắp chai PPthường được tái chế cùng với các sản phẩm từ nhực PE Phần lớn PP được dùngđể chế tạo các đồ dùng để ngoài trời Các nhà máy sản xuất pin cũng thu hồi PPđể sản xuất pin mới

6) PS: các sản phẩm của PS bao gồm bao bì thực phẩm, đĩa, khay đựng thịt, lyuống nước, bao bì đóng gói sản phẩm, đồ dùng nhà bếp, … PS tái chế được dùngđể sản xuất văn phòng phẩm, khay thức ăn, chất cách điện và đồ chơi

7) Các loại nhựa khác: các nhà sản xuất sử dụng nhựa hỗn hợp để tái chế thànhloại hạt nhựa dùng để sản xuất các mặt hàng không yêu cầu khắt khe về đặc tínhnhựa sử dụng như bàn ghế ngoài sân, … Vì không cần phân loại riêng phế liệunhựa nên các nhà sản xuất dễ dàng thu mua được loại phế liệu này với chi phíthấp Tuy nhiên, phế liệu PETE phải được tách riêng hỗn hợp nhựa này vì chúngcó nhiệt độ nóng chảy cao hơn các loại nhựa khác

d Thủy tinh

Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếmkhoảng 0 - 0,4%; trong đó, chủ yếu là mảnh chai Các loại chai lọ nguyên hầunhư đã được bán cho những người thu mua phế liệu Lợi ích của việc thu hồi vàtái chế thủy tinh bao gồm: tái sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, giảmdiện tích bãi chôn lấp Ngoài ra, thủy tinh còn là nguồn nguyên liệu sạch để làm

compost (nguồn: Giáo trình học môn Quản lý chất thải rắn sinh hoạt TS Nguyễn Trung Việt) và là thành phần làm tăng chất lượng nhiên liệu sản xuất từ chất thải.

Ngày đăng: 18/07/2014, 09:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình các năm (từ năm 2000 – 2005) - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.2 Nhiệt độ trung bình các năm (từ năm 2000 – 2005) (Trang 5)
Bảng 2.5: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2005 - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.5 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2005 (Trang 6)
Bảng 2.4: Độ ẩm trung bình các năm (từ năm 2000 – 2005) - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.4 Độ ẩm trung bình các năm (từ năm 2000 – 2005) (Trang 6)
Bảng 2.3: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2005 - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.3 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2005 (Trang 6)
Bảng 2.6: Lượng mưa trung bình các năm (từ năm 2000 – 2005) - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.6 Lượng mưa trung bình các năm (từ năm 2000 – 2005) (Trang 7)
Bảng 2.8: Dự kiến dân số thị xã Cao Lãnh - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.8 Dự kiến dân số thị xã Cao Lãnh (Trang 9)
Bảng 2.9 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Cao Lãnh (2000 – 2005) - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.9 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Cao Lãnh (2000 – 2005) (Trang 9)
Bảng 2.10  : Số cơ sở và số lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Cao  Lãnh. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.10 : Số cơ sở và số lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Cao Lãnh (Trang 10)
Bảng 2.11 : Số cơ sở và giường bệnh hiện nay tại thị xã Cao Lãnh. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.11 Số cơ sở và giường bệnh hiện nay tại thị xã Cao Lãnh (Trang 13)
Bảng  3.1 : Nguồn phát sinh và các dạng chất thải rắn đô thị STT Nguồn thải Hoạt động hoặc nơi phát - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
ng 3.1 : Nguồn phát sinh và các dạng chất thải rắn đô thị STT Nguồn thải Hoạt động hoặc nơi phát (Trang 16)
Bảng  3.2  :Thành phần phân loại của chất thải rắn. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
ng 3.2 :Thành phần phân loại của chất thải rắn (Trang 17)
Bảng 3.3 : Số liệu thường thấy về độ ẩm của chất thải rắn sinh hoạt đô thị - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 3.3 Số liệu thường thấy về độ ẩm của chất thải rắn sinh hoạt đô thị (Trang 19)
Bảng 3.5 : Các thành phần hữu cơ cần thiết cho quá trình chuyển hóa sinh học Thành phần ẹụn vũ Nguyên liệu cung cấp (tính theo khối lượng khô) - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 3.5 Các thành phần hữu cơ cần thiết cho quá trình chuyển hóa sinh học Thành phần ẹụn vũ Nguyên liệu cung cấp (tính theo khối lượng khô) (Trang 23)
Bảng 3.6 : Thành phần các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học tính theo  hàm lượng lignin - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 3.6 Thành phần các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học tính theo hàm lượng lignin (Trang 25)
Bảng 3.9 : Các phương pháp xử lý trung gian - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bảng 3.9 Các phương pháp xử lý trung gian (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w