Trong tất cả các phương pháp xử lý cũng như tiêu huỷ chất thải rắn thì chôn lấp là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Chất thải rắn được chôn tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân huỷ tự nhiên, bao gồm:
− Chất thải rắn gia đình.
− Chất thải rắn từ chợ, đường phố. − Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây. − Tro, củi, vải, đồ da.
− Chất thải rắn từ các công sở, nhà hàng ăn uống…
Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn phụ thuộc vào dân số khu vực, lượng chất thải rắn phát sinh, đặc điểm chất thải rắn…
Bảng 3.7 :Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn (TCVN 6696:2000). ST
T
Quy mô bãi chôn lấp Dân số (ngàn người) Lương chất thải rắn (tấn/năm) Diện tích bãi (ha) Thời hạn sử dụng (năm) 1 Loại nhỏ 5-10 20.000 5 <10 2 Loại vừa 100-350 65.000 10-30 10-30 3 Loại lớn 350-1000 200.000 30-50 30-50 4 Loại rất lớn >1000 >200.000 >50 >50 Vị trí bãi chôn lấp phải gần nơi sản sinh ra chất thải và phải có khoảng cách an toàn với vùng dân cư gần nhất, cách nguồn nước cấp sinh hoạt và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m. Ngoài ra còn phải đảm bảo một số khoảng cách khác để đảm bảo cho khu vực xung quanh.
Bảng 3.8 : Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp đến các công trình.
Công trình Khoảng cách tối thiểu (m)
Khu trung tâm đô thị 3.000
Sân bay, hải cảng 3.000
Khu công nghiệp 3.000
Đường giao thông, quốc lộ 500
Các công trình khai thác nước ngầm: Công suất lớn hơn 10.000 m3/ngày Công suất nhỏ hơn 10.000 m3/ngày Công suất nhỏ hơn 100 m3/ngày
>500 >100 >50
Các cụm dân cư ở miền núi 5.000