Lựa chọn công nghệ xử lý rác y tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 67 - 69)

Đối với rác thải y tế cần đảm bảo tỷ lệ thu gom đạt 100% tại các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, các phòng khám tư nhân…Khi thiêu hủy phải sử dụng lò đốt rác chuyên dùng và công nghệ đốt rác đảm bảo khí thải không gây ô nhiễm môi trường. Rác y tế là loại rác vô cùng độc hại, trước mắt cần kiểm soát lượng CTR của các phòng khám tư nhân và chấm dứt ngay việc thu gom rác y tế chung với rác sinh họat và cùng đổ chung một chỗ tại bãi rác.

5.4 GIẢI PHÁP GIÁO DỤC

−Xây dựng mô hình quản lý, thu gom và xử lý rác thải theo hướng xã hội hóa theo từng điều kiện cụ thể.

−Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài…

−Lồng ghép các tiêu chí về việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong việc cấp xét một số danh hiệu thi đua. Ban đầu có thể thí điểm ở một số nơi như phường 1 hoặc phường 2, sau đó từng bước nhân rộng ra trên địa bàn tòan thị xã.

−Tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường, kêu gọi quần chúng tham gia với sự hỗ trợ của Đòan, hội

−Đưa nội dung giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học vào chương trình giảng dạy tại các bậc học nhằm giáo dục ngay từ nhỏ ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh.

−Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ, từng bước xây dựng thí điểm mô hình lồng ghép truyền thông môi trường cho cộng đồng.

−Đối với khu vực ngọai ô của thị xã nên có những biện pháp thiết thực hơn hướng dẫn cụ thể cho người dân thu gom và xử lý sơ bộ các lọai bao bì chứa hóa chất sau khi đã sử dụng hoặc trực tiếp đặt các thùng thu gom chất thải rắn tại khu vực canh tác.

−Phản ánh kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để ngăn chặn kịp thời và tổ chức tuyên dương, khen thưởng những gương điển hình trong công tác này trên các phương tiệ thông tin đại chúng để mọi người noi theo.

Chương 6 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các loại chất thải rắn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm mức độ ô nhiễm tại thị xã Cao Lãnh. Hiện nay, tại thị xã lượng chất thải rắn được thu gom khoảng 35% chất thải rắn phát sinh (22tấn/ngày), còn lại được thải bỏ tuỳ tiện ra môi trường. Các loại chất thải rắn chưa được phân loại cũng như kiểm soát một cách chặt chẽ mà hậu quả tất yếu là sẽ xảy ra nhiều sự cố môi trường tác động xấu đến con người từ nguồn thải này.

Các biện pháp khả thi để xử lý chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh được đề xuất bao gồm : chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến phân rác, thu hồi điện năng và đốt rác. Trong đó, qua tiến hành so sánh hiệu quả cũng như khả năng áp dụng của 4 phương pháp trên, bước đầu nên triển khai thực hiện phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh cho chất thải rắn tại thị xã.

Để đáp ứng được yêu cầu về quản lý chất thải rắn trong thời gian tới, thị xã cầnquan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ quản lý của mình, cung như phải tăng cường đầu tư các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w