GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 53 - 66)

Chương 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

−Tại thị xã, hiện nay nên cho tổ chức phân loại chât thải rắn tại nguồn để có thể tiết kiệm được thời gian cũng như sức lực trong công tác làm giảm lượng rác thải ra môi trường và tận dụng triệt để các thành phần chất thải.

−Đầu tư mua sắm các trang thiết bị dùng để thu gom và vận chuyển chất thải rắn.

−Xây dựng quy trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn phù hợp với từng loại rác để từng bước nâng cao tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn. Đồng thời cũng nên hình thành nhiều mô hình thu gom rác tại các cụm dân cư hoặc các cơ quan trường học, xí nghiệp dể thực hiện tốt việc thu gom.

−Việc lựa chọn công nghệ và kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế tại khu vực thị xã Cao Lãnh trong thời điểm hiện nay và trong tương lai, cần phải phân tích đến nhiều khía cạnh, đặc biệt là các vấn đề về môi trường.

−Trong tương lai, nguồn chất thải rắn đưa đến khu xử lý bao gồm rác sinh hoạt, rác công nghiệp và bùn cặn. Để thuận lợi cho công tác xử lý, cần tách riêng các nguồn rác để xử lý từng loại riêng biệt.

Có thể phân loại chất thải rắn thu gom tại thị xã thành những nhóm chính sau:

1. Rác hữu cơ dễ phân hủy ( rác vườn, thực phẩm…). 2. Bao bì, nylon, nhựa.

3. Kim loại, lon thiếc, nhôm. 4. Giấy.

5. Thủy tinh.

6. Vật liệu dùng làm củi ( cành cây khô, gỗ, xơ dừa…). 7. Rác hữu cơ khó phân hủy và các phần còn lại.

Đối với chất thải rắn thuộc nhóm 1 ta cho vào hầm ủ làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn thuộc các nhóm 2, 3, 4, 5 thì để tái chế hoặc cho công nhân thu gom bán phế liệu để góp phần nâng mức thu nhập. Chất thải rắn thuộc nhóm 6 sẽ được phơi khô tại chỗ và làm vật liệu đốt cho gia đình vừa giảm chi phí lại tiết kiệm nhiên liệu đốt cho sinh họat gia đình. Chất thải rắn thuộc nhóm 7 được đưa vào bãi chứa hoặc đốt.

Việc lựa chọn công nghệ xử lý rác thích hợp ở khu vực thị xã Cao Lãnh được dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như sau :

a. Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về mặt môi trường

Công nghệ phải không được phát sinh ra chất thải thứ cấp có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường, tức là công nghệ xử lý rác phải đảm bảo xử lý triệt để và

thoả mãn những quy định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp sinh ra trong các quá trình làm việc :

- Nước rỉ rác - Khí thải - Mùi hôi

- Cặn bùn từ hệ thống xử lý nước rỉ rác

- Các thành phần trơ còn lại được tách riêng khi dùng công nghệ ủ rác làm phân.

- Hạn chế đến mức thấp nhất sự phát sinh các loại động vật gặm nhấm, mối, nhặng … gây bệnh.

b. Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về mặt kỹ thuật.

Tính khả thi về mặt kỹ thuật có thể được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như sau :

- Công nghệ xử lý được lựa chọn phải đảm bảo tính thích hợp với diễn biến về thành phần và tính chất rác thải trong khu vực trong bất kỳ điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn nào trong khu vực xử lý.

- Công nghệ xử lý phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương cũng như định hướng phát triển trong tương lai.

- Công nghệ xử lý phải đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị kèm theo, các cán bộ, nhân viên quản lý, vận hành phải làm chủ được công nghệ.

- Sản phẩm đầu ra của quá trình xử lý phải không gây tác hại tới môi trường và sức khoẻ con người.

- Công nghệ xử lý có chi phí đầu tư ở mức có thể chấp nhận được

- Chi phí vận hành không quá đắt để đảm bảo thời gian hoàn vốn chậm nhất, trong điều kiện mức phí dịch vụ thu gom xử lý rác được cộng đồng chấp nhận (khoảng 7000vnđ/hộ/tháng).

d. Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt xã hội - Không tạo ra sức ép về tâm lý đối với dân chúng địa phương.

- Phải hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tác hại đối với sức khoẻ công nhân trực tiếp vận hành hệ thống xử lý.

- Những yêu cầu về rác thải đầu vào không vượt quá khả năng của đại bộ phận dân cư trong khu vực.

Lựa chọn công nghệ xử lý rác sinh hoạt khu vực Thị xã Cao Lãnh

a. Các phương án về công nghệ xử lý rác sinh hoạt có khả năng áp dụng

Trên cơ sở nghiên cứu các công nghệ xử lý rác đang được áp dụng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới và đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, có 4 phương án sau đây được đề xuất để xử lý chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh: - Phương án 1 : Chôn lấp rác thải ở các ô chôn lấp hợp vệ sinh.

- Phương án 2 : Chế biến rác thải thành phân hữu cơ và chôn lấp các phần thừa còn lại.

- Phương án 3 : Thu hồi điện năng từ rác thải và chôn lấp những phần thừa còn lại.

- Phương án 4 : Đốt rác thải và chôn lấp phần thừa còn lại.

Mỗi phương án xử lý ở trên đều có những ưu khuyết điểm riêng. Các phương án này sẽ được xem xét, phân tích các ưu nhược điểm theo các khía cạnh khác nhau.

Bảng 5.1 :Một số những ưu khuyết điểm chính của các phương án được đề xuất.

Các phương án đề xuất

Ưu điểm Nhược điểm Tính phù hợp vượt trội Chôn lấp hợp

vệ sinh

- Chi phí đầu tư và vận hành thấp. - Kỹ thuật xây

dựng đơn giản, dễ thực hiện.

Đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn, khó kiểm soát vấn đề nước rỉ rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm Phù hợp với những khu vực có mặt bằng đủ rộng, mực nước ngầm thấp, khả năng tài chính hạn hẹp. Chế biến phân rác Tận dụng được nguồn rác thải để sản xuất ra phân bón phục vụ nông nghiệp, tiết kiệm đất đai cho việc chôn lấp chất thải về lâu dài

Đòi hỏi phải phân loại rác triệt để, chi phí đầu tư ban đầu và vận hành cao hơn phương án chôn lấp hợp vệ sinh, yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

Phù hợp với nguồn rác thải có nhiều thành phần hữu cơ, cho phép kết hợp xử lý cả phân hầm cầu và một số loại bùn cặn từ các hệ thống thoát nước đô thị.

Thu hồi điện năng

Tận dụng được nguồn chất thải rắn để sản xuất ra điện năng, phục vụ sản

Chi phí đầu tư và vận hành rất cao, yêu cầu kỹ thuật cao.

Phù hợp với nguồn chất thải rắn có giá trị riêng lớn.

xuất và sinh hoạt, tiết kiệm đất cho việc chôn lấp chất thải rắn về lâu dài. Đốt chất thải

rắn

Hạn chế đến mức thấp nhất các vấn đề môi trường liên quan đến nước rỉ rác, cho phép xử lý đồng thời nhiều loại chất thải rắncó nguồn gốc khác nhau, tiết kiệm đất cho việc chôn lấp chất thải rắn về lâu dài.

Chi phí đầu tư và vận hành cao, phải kiểm soát chặt chẽ các khí thải có chứa dioxin. Phù hợp với việc xử lý chất thải rắn công nghiệp, y tế có nhiều thành phần nguy hại.

b. So sánh khả năng đáp ứng của các phương án đối với một số yêu cầu như sau : • Về kỹ thuật

Bảng 5.2 :Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của 4 phương án được đề xuất. ST T Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Chế biến phân rác Thu hồi điện năng Đốt rác 01 Tính phù hợp với các điều kiện tự nhiên tại khu vực xử lý rác

3 4 2 2

cầu về mặt bằng

03 Tính phù hợp với các loại rác đưa tới khu vực xử lý 4 4 4 5 04 Tính chắc chắn về hiệu quả xử lý rác 2 4 5 5 05 Khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng 3 4 3 4 06 Khả năng đáp ứng yêu cầu về máy móc thiết bị sẵn có trong nước

4 3 1 2

07 Khả năng đáp ứng các yêu cầu trong việc thi công xây dựng công trình

3 4 1 2

08 Mức độ đòi hỏi bổ sung các nguyên phụ liệu, nhiên liệu và hoá chất. 1 4 3 2 09 Tính phức tạp trong việc vận hành và quản lý 1 3 5 4 10 Yêu cầu về cán bộ có trình độ chuyên môn 2 3 5 4 11 Khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm đầu ra. 2 4 4 0 12 Khả năng sẵn có các 4 3 2 2

giải pháp thay thế trong tình huống bất trắc

Tổng cộng 32 44 39 37

Trong đó:

0 : Không đáp ứng yêu cầu. 1 : Mức độ rất thấp.

2 : Mức độ thấp. 3 : Mức độ trung bình. 4 : Mức độ cao.

5 : Mức độ rát cao.

Qua bảng trên cho thấy về mặt kỹ thuật chọn phương pháp chế biên phân rác để xử lý chất thải rắn tại thị xã. Phương pháp này sau khi đánh giá đã tỏ ra vượt trội như đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm đầu ra, phù hợp khi xử lý các thành phần chất thải rắn, chắc chắn về hiệu quả xử lý…

• Về mặt môi trường :

Các phương pháp xử lý rác thải thường không tránh khỏi các vấn đề môi trường thứ cấp và trong một số trường hợp, các vấn đề môi trường thứ cấp nhiều khi lại nguy hiểm và nan giải hơn chính bản thân rác thải (ví dụ như nước rỉ rác, phát thải dioxin từ các lò đốt rác không đạt tiêu chuan kỹ thuật). Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, việc xử lý các chất thải thứ cấp là một yêu cầu không thể thiếu trong các công nghệ xử lý chất thải rắn.

Nhiều công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay đã chú trọng đến việc phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp để nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động môi trường từ các chất thải thứ cấp. Nếu được đầu tư đúng mức

và quản lý vận hành tốt, các chất thải thứ cấp không còn là vấn đề của công nghệ xử lý chất tảhi rắn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường của các hệ thống xử lý trong một số tình huống nhất định. Vì vậy, để làm căn cứ xét chọn công nghệ cho xử lý rác thải, các chỉ số đánh giá về mặt môi trường thường được xem xét ở tình huống xấu nhất.

Bảng 5.3 : Mức độ an toàn đối với môi trường của các phương án. ST T Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Chế biến phân rác Thu hồi điện năng Đốt rác 01 Liên quan đến ô nhiễm nước mặt 2 3 4 4 02 Liên quan đến ô nhiễm nước ngầm 2 3 4 4 03 Liên quan đến phát thải chất khí ô nhiễm 4 3 2 2

04 Liên quan đến mùi hôi 3 2 4 4 05 Liên quan đến các mầm bệnh 2 3 4 4 06 Liên quan đến các hiệu ứng phụ khi sử dụng chế phẩm sinh học 2 2 0 0 07 Cặn bùn phát sinh do việc xử lý nước 2 3 4 4

rác

08 Tro đáy lò đốt 0 0 2 2

09 Bụi thu hồi từ hệ thống lọc bụi khí thải (tro bay)

0 0 2 2

10 Sơ sợi còn lại sau khi ủ phân 3 3 0 0 11 Độ an toàn về cháy, nổ 2 3 3 3 Tổng cộng 22 25 29 29

Xét về mặt môi trường thì 2 phương pháp thu hồi điện năng và đốt rác an toàn hơn so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và phương pháp chế biến phân rác. Chính vì vậy mà khi xét về lâu dài, ta nên áp dụng phương pháp thu hồi điện năng và đốt chất thải rắn để xử lý chất thải rắn tại thị xã

Mức độ tác động về mặt xã hội khi tiến hành xử lý theo 4 phương án được đánh giá như ở bảng sau.

Bảng 5.4: Đánh giá về mức độ tác động xã hội của 4 phương án TT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Chế biến phân rác Thu hồi điện năng. Đốt rác. 01 Sự phản đối của dân

chúng địa phương

4 3 2 4

02 Sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

2 3 4 3

03 Độ an toàn đối với những người trực tiếp vận hành và quản lý công nghệ 2 2 2 3 04 Tín chấp nhận của cộng đồng về yêu cầu phân loại rác tại nguồn

3 2 3 3

Tổng cộng 11 10 11 13

Đánh giá về mức độ tác động xã hội thì phương pháp đốt chất thải rắn là ít gây tác động không tốt đối với cộng đồng. Tuy gặp sự phản đối cao của người dân địa phương nhưng bên cạnh đó phương pháp này cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, an toàn nhất so với 3 phương pháp còn lại đối với nhũng người trực tiếp vận hành và quản lý công nghệ.

Cả 4 phương pháp nêu trên đều có những ưu cũng như khuyết điểm riêng. Để có thể lựa chọn phương pháp nào thật sự phù hợp cho tình hình quản lý chất thải

rắn trên địa bàn thị xã hiện nay, ta cần đánh giá tổng thể cả 4 phương án xét trên cả 3 khía cạnh: kỹ thuật, môi trường và xã hội.

Bảng 5.5: Đánh giá chung về các phương án được đề xuất. Chôn lấp hợp

vệ sinh

Chế biến phân rác

Thu hồi điện năng. Đốt rác. Kỹ thuật 32 44 39 37 Môi trường 22 25 29 29 Xã hội 11 10 11 13 Tổng cộng 65 79 79 79

Kết quả thể hiện ở bảng trên cho thấy 3 phương pháp chế biến phân rác, thu hồi điện năng và đốt rác đều đáp ứng được những yêu cầu cao về kỹ thuật và môi trường. Với tình hình quản lý chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh như hiện nay thì trong tương lai, việc tiến hành xử lý chất thải rắn theo các phương pháp trên là hòan tòan có thể áp dụng được.

c. Lựa chọn phương án công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt khu vực thị xã Cao Lãnh

Dựa trên tình hình thực tế về hệ thống quản lý rác sinh hoạt tại các đô thị tại Việt Nam hiện nay, phương án chôn lấp hợp vệ sinh và phương án chế biến phân rác là các phương án được cân nhắc và lựa chọn. Các phương án đều có những ưu khuyết điểm riêng và việc thực hịên các phương án phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như: vốn đầu tư, mặt bằng khu xử lý, trình độ dân trí, khả năng chi trả của người dân và trình độ quản lý của cơ quan chức năng.

- Phương án chôn lấp hợp vệ sinh : Chôn lấp hợp vệ sinh hoàn toàn rác thải

sinh hoạt được xem là khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay do ít tốn kém và cũng là phương pháp phổ biến nhất hiên nay, mặt khác day là phương pháp phù hợp với mặt bằng chung của địa phương. Tuy nhiên, phương án này tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn, nếu xảy ra vấn đề ô nhiễm thì phản

ứng của người dân trong khu vực sẽ không thể lường trước được. Ngoài ra, quỹ đất trong khu vực cũng không cho phép mở rộng khu chôn lấp trong tương lai, việc tìm kiếm một khu vực để chôn lấp rác thải khác thay thế rất khó khăn. Diện tích đất cần thiết để chôn lấp hợp vệ sinh hoàn toàn rác thải sinh hoạt đến năm 2025 khoảng 42,58ha, trong đó có dự kiến khu xử lý chất thải công nghiệp. Sau năm 2025 cần di dời khu xử lý đi nơi khác vì khoảng cách ly vệ sinh không đạt yêu cần nếu cứ tiếp tục mở rộng các ô chôn lấp rác.

- Phương án chế biến phân rác : Chế biến rác thải thành phân hữu cơ và chôn

lấp phần rác còn lại. Về mặt quy hoạch thì phương án này phù hợp với xu thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w