6. Kết cấu luận văn
2.2. Đánh giá các yếu tố thúc đẩy ứng dụng chiến lƣợc xuất khẩu theo định
theo định hƣớng thân thiện với môi trƣờng của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
2.2.1. Các yếu tố môi trƣờng nƣớc nhập khẩu 2.2.1.1. Sự cạnh tranh mạnh mẽ
nƣớc châu Á ( trong đó có Việt Nam) mà còn là mục tiêu của nhiều nƣớc trong các châu lục khác.Trong số các thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam thì Mỹ là thị trƣờng khá rộng lớn và giàu tiềm năng, chỉ đứng sau Nhật Bản. Nƣớc Mỹ với 280 triệu dân, thu nhập bình quân đầu ngƣời vào loại cao nhất thế giới, đời sống vật chất của ngƣời dân Mỹ ở mức rất cao nên nhu cầu về các loại thực phẩm là rất lớn cả về số lƣợng và chất lƣợng, trong đó đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản. Sức mua của ngƣời dân Mỹ lớn, giá cả ổn định, mặt hàng chất lƣợng càng cao, càng đắt giá thì lại càng dễ tiêu thụ. Mỹ cũng có một ngành thuỷ sản khá phát triển, tuy nhiên nó vẫn không đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngƣời dân về chủng loại và chất lƣợng ở một số mặt hàng thuỷ sản. Chính vì thế Mỹ vẫn phải nhập khẩu từ các nƣớc khác. Khi đời sống lên cao thì nhu cầu về các loại hải sản tăng lên mạnh mẽ. Các loại hải sản xuất hiện trên thị trƣờng với nhiều chủng loại khác nhau tạo nên sự phong phú và đa dạng. Có rất nhiều loại sản phẩm trên thị trƣờng đƣợc chế biến với công nghệ khác nhau mang những thƣơng hiệu khác nhau của rất nhiều hãng trong và ngoài nƣớc. Hơn nữa ngƣời dân Mỹ lại rất tự do trong việc lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng cho mình, họ có thể lựa chọn một sản phẩm trong hoặc ngoài nƣớc tuỳ ý miễn là đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ. Do đó rất nhiều các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nƣớc Mỹ đổ xô vào thị trƣờng tiêu thụ béo bở này tạo nên một môi trƣờng cạnh tranh khá căng thẳng. Việt Nam với những lợi thế riêng về chất lƣợng sản phẩm tự nhiên, hàng năm nƣớc ta vẫn xuất sang Mỹ một số lƣợng lớn sản phẩm thuỷ sản đƣợc chế biến dƣới nhiều hình thức khác nhau. Vào đƣợc thị trƣờng Mỹ tức là hàng hóa uy tín chất lƣợng cao, bởi vì phải đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn). Nhìn một cách tổng quát, Mỹ là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn và giàu tiềm năng của ngành xuất khẩu thuỷ sản.
Theo Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI), trong năm 2018 trung bình một ngƣời Mỹ tiêu thụ khoảng 4,6 pound tôm. Trong năm 2019 Mỹ nhập khẩu 700.065 tấn tôm.
Theo số liệu mới nhất của FAS.USDA (Cục Nông nghiệp nƣớc ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) năm 2019, Top 6 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ gồm Ấn Độ (chiếm thị phần 40,4% trong tổng giá trị nhập khẩu tôm vào Mỹ), Indonesia (18,8%), Ecuador (12,3%), Việt Nam (8,8%), Thái Lan (6%) và Trung Quốc (3%).
Số liệu thống kê của FAO (Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc) về nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trƣờng Mỹ cho thấy, Ấn Độ và Indonesia vẫn duy trì vị trí số 1 và 2 trên thị trƣờng Mỹ trong những năm tới. Thái Lan có xu hƣớng giảm xuất khẩu sang Mỹ. Việt Nam và Ecuador có xu hƣớng cạnh tranh ngang nhau, cạnh tranh vị trí thứ 3 trên thị trƣờng Mỹ.
Trên thị trƣờng Mỹ, tôm Ấn Độ có lợi thế về giá cạnh tranh hơn so với các nguồn cung còn lại. Ngành tôm của Indonesia về sản xuất ít bị dịch bệnh hơn các nƣớc khác.
Có thể thấy thị trƣờng Mỹ rất rộng lớn và đầy tiềm năng với dân số đông và mức thu nhập cao, cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng tôm cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên Việt Nam mới chỉ chiếm 8,8% thị phần tại đây, xếp thứ 4 sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Những nƣớc này có diện tích nuôi trồng lớn nên có lợi thế cạnh tranh về giá so với Việt Nam. Để cạnh tranh và chiếm lĩnh đƣợc nhiều thị phần hơn, chúng ta cần tăng quy mô, tăng năng suất sản xuất đi cùng với đó là kiểm soát chất lƣợng cũng nhƣ cắt giảm chi phí. Đây thực sự là một bài toán khó và cần những bƣớc đi đúng đắn cũng nhƣ thời gian. Vì vậy để tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh, sản phẩm xanh và thân thiện với môi trƣờng chính là một hƣớng đi để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trƣờng Mỹ.
2.2.1.2. Các quy định khắt khe về an toàn thực phẩm và nhãn xanh a. Quy định về an toàn thực phẩm
Hệ thống An toàn thực phẩm của Hoa kỳ dựa trên sự mạnh mẽ, linh hoạt, và khoa học, dựa trên luật pháp liên bang và tiểu bang và trách nhiệm pháp lý của ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn. Các cơ quan Liên bang, tiểu bang và chính quyền địa phƣơng Hoa kỳ có vai trò bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau về an toàn thực phẩm trong việc điều chỉnh thức ăn và các cơ sở chế biến thực phẩm.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, mỗi năm ƣớc tính có khoảng 48 triệu ngƣời Mỹ bị nhiễm bệnh liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm (tƣơng đƣơng bình quân cứ 6 ngƣời có 1 ngƣời bị nhiễm bệnh), trong đó khoảng 128.000 ngƣời phải nhập viện và 3.000 ca tử vong. Do đó, việc áp dụng và thực thi các giải pháp với các tiêu chuẩn an toàn về thực phẩm trong nƣớc cũng nhƣ nhập khẩu ở Mỹ rất quan trọng.
*Các tiêu chuẩn an toàn
Mỹ đặt ra các tiêu chuẩn về an toàn rất cao và áp dụng thống nhất đối với cả thực phẩm trong nƣớc và thực phẩm nhập khẩu.
Theo thống kê, khoảng 15% lƣợng cung ứng thực phẩm ở Hoa Kỳ là thực phẩm nhập khẩu, gồm 50% hoa quả tƣơi, 20% rau tƣơi và 80% hải sản. Do đó, Hoa Kỳ vừa có những chế tài mạnh, vừa có các biện pháp mang tính chất khuyến khích đối với các nhà nhập khẩu và nhà cung cấp thực phẩm nƣớc ngoài để buộc họ phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,…
Để đƣa thực phẩm vào thị trƣờng Mỹ, các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin trên nhãn mác về thành phần dinh dƣỡng, hàm lƣợng axit béo chuyển hoá (TFA), hàm lƣợng axít béo no (saturated) và cholesterol. Theo quy định của Luật FSMA (Luật Hiện đại hoá an toàn thực phẩm), cứ hai năm một lần, các doanh nghiệp nƣớc ngoài đang xuất hàng thực phẩm và đồ uống
vào thị trƣờng Mỹ phải đăng ký cơ sở sản xuất và ngƣời đại diện tại Mỹ với Cục quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) để đƣợc cấp mã số kinh doanh hợp lệ mới.
Cục Quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Mỹ là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về nhập khẩu thực phẩm, với những quy định chặt chẽ. Ngoài quy định của FDA, còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cục Nghề cá Mỹ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông, thủy sản.
*Đề cao tính minh bạch
Mỹ đề cao tính minh bạch và có thể truy xuất nguồn gốc của thực phẩm. Tính minh bạch đƣợc thể hiện rõ ở các quy định về ghi nhãn thực phẩm nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho ngƣời tiêu dùng. Pháp luật về an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ sử dụng ba phƣơng thức điều chỉnh: Cấm quảng cáo, ghi nhãn gian dối, sai sự thật; buộc công bố những thông tin cần thiết về sản phẩm trên nhãn hàng hóa.
Tính minh bạch còn thể hiện ở quy định của Cơ quan Thực phẩm và Dƣợc phẩm về việc thiết lập một cổng thông tin điện tử đăng tải thông tin về thực phẩm có nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Cơ quan nhà nƣớc, ngƣời tiêu dùng cũng có thể đăng tải thông tin, nhằm thúc đẩy việc trao đổi, cung cấp thông tin về thực phẩm không an toàn.
Tính truy xuất có thể truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm, nguyên liệu làm ra thực phẩm và nhanh chóng truy xuất, nhận diện khâu nào trong chuỗi cung ứng thực phẩm có vấn đề và kịp thời thu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trƣờng.
Luật pháp của Mỹ chuyển trọng tâm từ ứng phó sang tăng cƣờng biện pháp phòng ngừa rủi ro. Điều này thể hiện rõ qua các điểm mới của Luật An toàn thực phẩm hiện đại năm 2011.
Các cơ sở cung ứng thực phẩm phải lập và triển khai kế hoạch kiểm soát phòng ngừa, đánh giá rủi ro và đề ra các biện pháp hạn chế, khắc phục một cách cụ thể. Do đó, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có ý thức và trách nhiệm cao hơn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
Gần đây, Hoa Kỳ cho ra đời Luật FSMA, chuyển sang giám sát phòng ngừa rủi ro, nghĩa là doanh nghiệp phải tự nhận diện những mối nguy (có thể gây mất an toàn) trong quá trình sản xuất của mình. Làm thế nào kiểm soát (phòng ngừa, ngăn chặn) mối nguy đó và nếu không kiểm soát đƣợc, phải có giải pháp nào ngay.
Luật pháp Mỹ cũng quy định các biện pháp thực thi phải đa dạng, có sự phối hợp liên ngành, đa cấp giữa nhiều cơ quan trong chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phƣơng, giữa chính phủ trong nƣớc và chính phủ nƣớc ngoài, giữa khu vực công và khu vực tƣ.
Các biện pháp thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm bao gồm: 1). Biện pháp hành chính. Ở Mỹ, khi mở quán ăn hay kinh doanh một xe bán thực phẩm lƣu động, bạn phải học qua lớp tìm hiểu các quy định về VSATTP. 2). Biện pháp dân sự. Ngƣời bị thiệt hại do thực phẩm không an toàn có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. 3). Biện pháp hình sự (truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đến mức cấu thành tội phạm).
Trên thực tế, biện pháp hình sự hiếm khi đƣợc áp dụng, nhƣng đây vẫn là công cụ thực thi mạnh do hình phạt nghiêm khắc. Hình phạt có thể là một năm tù giam và phạt tiền 1.000 USD, mức phạt tiền có thể lên tới 250.000 USD nếu gây chết ngƣời.
*Quy định chung về ATTP:
- Tại Hoa Kỳ, Luật ban hành để đảm bảo sự an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm và thiết lập mức độ bảo vệ của quốc gia, thể hiện rõ sự phân chia quyền lực, dựa trên cơ sở khoa học và mang cách tiếp cận dựa trên rủi ro phòng ngừa.
- Một số luật và các quy định quan trọng liên quan đến ATTP thủy sản bao gồm: “bộ Luật liên bang CFR”, " Luật Liên bang về thực phẩm, dƣợc phẩm và mỹ phẩm", “Luật sửa đổi về An toàn thực phẩm” và gần đây là Đạo luật Nông trại (Farm Bill) ban hành năm 2014:
+ Bộ Luật liên bang CFR, mục 21 (Thuốc và thực phẩm): quy định cụ thể về kiểm soát ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của FDA.
+ Luật Liên bang Thực phẩm, Dƣợc phẩm và Mỹ phẩm (Federal Food, Drug, and Cosmetic Act- FFDCA): đƣợc quốc hội thông qua từ năm 1938, theo đó trao quyền cho FDA thực hiện giám sát ATTP, thuốc và mỹ phẩm. Luật đƣa ra các định nghĩa về thực phẩm, thuốc, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, thực phẩm biến đổi gen,…Luật cũng quy định các hành vi bị cấm và các hình thức xử phạt có liên quan.
+ Luật sửa đổi về An toàn thực phẩm (FDA Food Safety Modernization Act): tập trung vào các quy định về tăng cƣờng năng lực để ngăn ngừa các vấn đề về ATTP, tăng cƣờng năng lực để phát hiện và phản ứng đối với các vấn đề về ATTP, nâng cao chất lƣợng của thực phẩm nhập khẩu.
+ Đạo luật Nông trại (Farm Bill) năm 2014: Theo đạo luật này, chƣơng trình kiểm tra cá da trơn sẽ đƣợc chuyển từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dƣợc (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Theo quy định của USDA thì các nƣớc xuất khẩu cá da trơn (nhƣ Việt Nam) vào Hoa Kỳ sẽ phải đáp ứng yêu cầu phải về chƣơng trình giám sát ATTP trong quá trình nuôi cũng nhƣ
việc sản xuất và kiểm tra, chứng nhận lô hàng trƣớc khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Chƣơng trình/biện pháp giám sát tại công đoạn nuôi:
Hệ thống chƣơng trình giám sát đƣợc xây dựng và tổ chức triển khai hàng năm, giám sát tồn dƣ và vi sinh vật gây bệnh. Chỉ tiêu chỉ định phân tích căn cứ vào đánh giá rủi ro tùy theo loại sản phẩm và điều kiện thực tế sản xuất.
*Biện pháp kiểm soát đối với thủy sản nuôi nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Nhƣ vậy, với thủy sản nuôi của các nƣớc (nhƣ Việt Nam,…) xuất khẩu vào Hoa Kỳ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đối với cá da trơn: Phải có chƣơng trình giám sát ATTP trong quá trình nuôi; quá trình sản xuất phải đảm bảo ATTP; lô hàng xuất khẩu phải đƣợc kiểm tra, chứng nhận đạt yêu cầu trƣớc khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ; các lô hàng này cũng sẽ đƣợc kiểm tra theo quy định hiện hành khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
- Đối với sản phẩm thủy sản khác: Lô hàng xuất khẩu đƣợc kiểm tra, chứng nhận theo quy định hiện hành khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Quy định hiện hành của Hoa Kỳ (FDA) về kiểm tra lô hàng nhập khẩu cụ thể nhƣ sau: Từ năm 1974 đến nay, FDA áp dụng chính sách giữ hàng tự động (Automatic detention) đối với các thực phẩm nhập khẩu, cụ thể: Thay vì kiểm tra từng lô hàng khi nhập cảng, FDA sẽ dựa theo hồ sơ thông tin lƣu trữ “sổ đen” để tự động giữ hàng của một công ty, một sản phẩm nào đó của quốc gia đã từng bị cảnh báo trƣớc đó để kiểm tra. Với biện pháp này, FDA chuyển trách nhiệm chứng minh sản phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất nƣớc ngoài.
b. Quy định về nhãn xanh
Liên Minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (GAA: Global Aquaculture Alliance ) là tổ chức xây dựng tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về thủy sản nuôi, là một hiệp hội thƣơng mại phi lợi nhuận với mục tiêu sứ mệnh Hỗ trợ Thế giới thông qua hệ thống Nuôi thủy sản có trách nhiệm. Các tiêu chuẩn chứng nhận của GAA, đƣợc biết đến với tên Thực hành Nuôi Thủy sản tốt (BAP), hƣớng đến tất cả các thành phần cần thiết để thực hiện hoạt động nuôi Thủy sản theo phƣơng thức bền vững và có trách nhiệm. Các sản phẩm của các đơn vị đƣợc chứng nhận BAP đều có Logo BAP để phân biệt và nhận diện thƣơng hiệu đồng nhất trên toàn thế giới.
Các tiêu chuẩn chuẩn đƣợc xây dựng và đƣợc xem xét bởi Ủy Ban Giám sát tiêu chuẩn độc lập bao gồm các thành viên đến từ ngành thủy sản cũng nhƣ từ các cơ quan không thuộc ngành. Các tiêu chuẩn đƣợc công bố, lấy ý kiến rộng rãi và đƣợc xem xét trƣớc khi ban hành và thực hiện. Các đánh giá chứng nhận đƣợc thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận đƣợc công nhận theo ISO65 trên thế giới.
BAP là chữ viết tắt của Best Aquaculture Practices (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất) của tổ chức GAA.
Chƣơng trình chứng nhận BAP đƣợc thực hiện cho các lĩnh vực khác nhau: từ trại giống và nhà máy thức ăn đến trang trại và nhà máy chế biến.
Chứng nhận BAP tập trung chủ yếu vào các mảng trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội, sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và chƣơng trình truy xuất nguồn gốc tự nguyện đối với các cơ sở thủy sản. Đối tƣợng tham gia chứng nhận thành công sẽ đƣợc cấp nhãn chứng nhận BAP in trên bao bì sản phẩm, thể hiện sự cam kết của nhà sản xuất với khách hàng trong việc cung cấp thủy sản sạch và đƣợc khai thác bền vững.
Bên cạnh chứng chỉ BAP, một số tập đoàn phân phối lớn tại Mỹ cũng yêu cầu sản phẩm phải có thêm chứng chỉ ASC (Aquaculture Stewardship Council - Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản).
Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đƣợc thành lập vào năm