6. Kết cấu luận văn
3.3.2. Giải pháp đáp ứng và phát triển thị trƣờng xuất khẩu theo định hƣớng thân
định hƣớng thân thiện với môi trƣờng
Xuất khẩu là hoạt động cơ bản trong ngoại thƣơng, mang lại nhiều giá trị cho mỗi quốc gia xuất khẩu. Chủ thể tham gia vào các quan hệ trao đổi buôn bán quốc tế rất đa dạng, bao gồm các công ty, doanh nghiệp ở nhiều quốc gia,nhiều khu vực khác nhau. Xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng văn hoá, chính trị xã hội,….
Nhu cầu mong muốn của khách hàng nƣớc ngoài cũng rất khác biệt so với các khách hàng trong nƣớc. Việc nắm bắt các nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp xác định nên sản xuất các sản phẩm gì, sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai?
Marketing xuất khẩu là hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp xác định đƣợc khách hàng của mình là ai? Nhu cầu mong muốn của họ là gì? Kì vọng của họ vào các sản phẩm đó là gì?
Để trả lời các câu hỏi này các doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu Marketing để tìm hiểu các thông tin cần thiết từ phía khách hàng, bằng nhiều phƣơng tiện thu thập thông tin khác nhau, tổ chức sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tổ chức phân phối sản phẩm từ trong nƣớc ra nƣớc ngoài.
Marketing xuất khẩu là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng là ngƣời tiêu dùng ở các quốc gia khác. Marketing xuất khẩu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hƣớng theo thị trƣờng, lấy khách hàng làm điều kiện tiên quyết cho mọi quyết định kinh doanh.
thật sự chƣa đƣợc chú trọng và chƣa hoạt động một cách chuyên nghiệp. Tuy là một tập đoàn đƣợc vinh danh là 1 trong 20 công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới nhƣng hoạt động marketing của Minh Phú lại chƣa đƣợc đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó, thị trƣờng nội địa vẫn chƣa đƣợc Minh Phú quan tâm đúng mức, doanh số của thị trƣờng nội địa chỉ chiếm khoảng 0,18% tổng doanh thu hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Vì thế, tuy ngƣời tiêu dùng biết Minh Phú là một tập đoàn đã vƣơn ra toàn cầu nhƣng ngƣời tiêu dùng khó có thể tìm đƣợc sản phẩm của Minh Phú tại các địa chỉ mua sắm trong nƣớc.
* Thứ nhất: Nhóm giải pháp về sản phẩm
Ngày nay, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng đã đang và sẽ chiếm lĩnh thị trƣờng, vì vậy sản phẩm vừa cần đạt đƣợc chất lƣợng vừa đảm bảo từ khâu sản xuất tới tiêu thụ cũng đạt đƣợc tiêu chí xanh.
Đối với thị trƣờng Mỹ, họ tăng cƣờng kiểm soát thông qua các tiêu chuẩn nhƣ: HACCP, GMP, BAP, an toàn vệ sinh thực phẩm… trong sản xuất và chế biến mặt hàng tôm khi đƣa vào thị trƣờng Mỹ. Đặc biệt, đối với sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, cần có chứng nhận tôm sinh thái/ hữu cơ nhƣ: Naturland, Selva shrimp, chứng nhận hữu cơ USDA,… Minh Phú cần liên tục kiểm soát hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn và hoàn thiện việc xác nhận đạt các chứng chỉ sinh thái hữu cơ.
Tập trung phát triển sản phẩm tôm sinh thái có lợi thế rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh của Công ty. Đối với những sản phẩm không còn khả năng cạnh tranh hoặc cạnh tranh kém thì công ty cần xem xét loại bỏ khỏi danh mục kinh doanh, đồng thời nghiên cứu triển khai các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.
Phấn đấu mở rộng diện tích ao nuôi, gia tăng công suất nhà máy cung cấp thức ăn, kháng sinh,… để cải thiện nguồn nguyên liệu đầu vào đạt 50- 70% nhu cầu của Tập đoàn.
Đầu tƣ mạnh vào khoa học công nghệ để nghiên cứu gia hóa và chọn dòng tôm bố mẹ tạo ra đƣợc những giống tôm có đặc tính di truyền tốt.
Nghiên cứu và xây dựng các mô hình nuôi tiên tiến đạt năng suất cao, giá thành nuôi thấp đồng thời đảm bảo đƣợc tính an toàn sinh học bền vững để việc nuôi tôm ngày càng bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Bao bì, nhãn mác thân thiện với môi trƣờng cũng là yếu tố quan trọng. Cụ thể, bao bì đạt chuẩn FSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản lý Rừng)– nghĩa là nguyên liệu gỗ làm bao bì đƣợc lấy từ nguồn rừng đƣợc quản lý nghiêm ngặt về khai thác đi kèm duy trì và trồng mới. Vì thế những bao bì này đƣợc đánh giá thân thiện môi trƣờng hơn các loại khác.
Liên kết với các đơn vị sản xuất bao bì đạt chuẩn FSC để đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, hình thành một hệ thống nhà máy vệ tinh xung quanh nhà máy Minh Phú – Hậu Giang để cung cấp cho các nhà máy chế biến của Tập đoàn.
Sản phẩm tốt cũng phải đi kèm với dịch vụ tốt. Phục vụ khách hàng tốt sẽ tạo ra giá trị vô hình giúp nâng cao giá trị và hình ảnh của Minh Phú trong tâm trí khách hàng.
Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu tốt trƣớc tiên đi từ chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, thêm vào đó cần đẩy mạnh hình ảnh của doanh nghiệp trong công chúng qua các hoạt động quảng bá và quan hệ công chúng về sản phẩm thân thiện với môi trƣờng.
* Thứ hai: Nhóm giải pháp về chi phí và giá bán
Minh Phú định giá sản phẩm thân thiện với môi trƣờng tại thị trƣờng Mỹ chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố đầu vào. Để khắc phục tình trạng này, cần:
Triển khai cải tiến các phƣơng pháp nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án mở rộng, áp dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất.
Triển khai rộng rãi mô hình nuôi tôm siêu thâm canh với công nghệ 3 Sạch giúp ích tích cực trong tiết giảm chi phí nguyên liệu.
Triển khai đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất tôm giống bố mẹ, nguyên liệu thức ăn cho tôm,… tiến tới tự chủ về nguồn nguyên liệu để giảm chi phí nguyên liệu đầu vào.
Nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động trầm trọng hiện nay, Minh Phú cần ứng dụng AI trên diện rộng cho các vùng tự nuôi và nhà máy chế biến nhằm tiết giảm chi phí nhân công và tăng năng suất nuôi trồng và chế biến. Vì hiện tại, AI mới đang đƣợc thử nghiệm tại các vùng tự nuôi.
Phần lao động dôi dƣ từ các vùng nuôi sẽ đƣợc chuyển sang các nhà máy chế biến, đáp ứng nhu cầu gia tăng công suất chế biến. AI ứng dụng vào các dây chuyền chế biến sẽ giúp giảm thời gian ở các khâu phân loại tôm, tính toán các nguyên liệu kèm theo và lên kế hoạch sản xuất.
Nghiên cứu thật chính xác yếu tố giá thi trƣờng và giá bán của các đối thủ để có thể xác định giá bán cạnh tranh cho sản phẩm thân thiện với môi trƣờng của công ty thật phù hợp.
Nghiên cứu để nắm đƣợc cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty trên nhiều mặt nhƣ chất lƣợng, mức độ đảm bảo những thỏa thuận về thực hiện hợp đồng, các dịch vụ trƣớc và sau bán,… để xác định chính xác hơn giá bán.
* Thứ ba: Giải pháp mạng lƣới kênh phân phối
Minh Phú có đại diện thƣơng mại tại Mỹ là Công ty Mseafood sẽ làm thủ tục nhập hàng, đóng thuế và chuyển hàng đến nơi tiêu thụ.
Minh Phú nên hợp tác với các nhà phân phối thủy hải sản trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Với mạng lƣới phân phối rộng khắp của họ, có thể kết nối sản phẩm của Minh Phú đến nhiều thị trƣờng khác trên nƣớc Mỹ.
dụng cơ hội để nắm bắt các thông tin có liên quan nhƣ: thời vụ khai thác thủy sản, giá cả thủy sản, hƣớng phát triển, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của ngƣời dân,… qua đó có thể lựa chọn đối tác giao dịch, tăng lƣợng hàng xuất khẩu.
Ƣu tiên việc bán hàng theo phƣơng thức trả chậm để tăng lợi nhuận cho công ty.
Liên doanh liên kết sản xuất và xuất khẩu thủy sản với các đơn vị nhập khẩu Mỹ để xây dựng mô hình kinh doanh – phân phối hiệu quả nhất nhằm ổn định khách hàng.
Tiếp tục khảo sát, mở rộng mạng lƣới phân phối tại Mỹ
Thực hiện tốt chiến lƣợc phân phối ở cả thị trƣờng nội địa và xuất khẩu sẽ khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm còn tồn tại trong phân phối và lƣu thông sản phẩm hiện nay của Công ty.
* Thứ tƣ: Giải pháp xúc tiến thƣơng mại
- Chính sách quảng cáo: Hệ thống chiêu thị do Phòng kinh doanh đảm nhiệm các vấn đề tìm hiểu nhu cầu khách hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ với các đối tác, việc quảng bá hình ảnh Công ty, tiếp thị sản phẩm, gồm các hình thức sau:
+ Xây dựng các chƣơng trình quảng cáo phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng qua các phƣơng tiện: tivi, báo, đài, tạp chí, bảng quảng cáo, internet,…
+ Tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại trong và ngoài nƣớc; + Tham gia các hội chợ chuyên ngành thuỷ sản trong, ngoài nƣớc: Hội chợ Thủy sản Boston (Mỹ ), Hội chợ Thủy sản bờ Tây (Mỹ), Hội chợ Vietfish (Vietnam),…
+ Chào hàng qua email; tổ chức các hoạt động du lịch kinh doanh kết hợp việc nghiên cứu thị trƣờng và chào hàng tới các nhà phân phối, chế biến tại thị trƣờng Mỹ.
+ Mời những đoàn khách du lịch từ Mỹ khi tới Việt Nam đến tham quan các cơ sở sản xuất và chế biến sản phẩm của Việt Nam, tham quan những điểm du lịch sông nƣớc, biển cũng nhƣ giới thiệu các món ăn đƣợc chế biến từ thủy hải sản.
Minh phú cần đặc biệt quan tâm chú trọng tới công tác marketing, xây dựng một hệ thống chiêu thị phát triển mạnh mẽ nhằm duy trì và mở rộng thêm thị trƣờng mới.
Thực hiện đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng qua báo đài, mạng Internet và sự giới thiệu của các doanh nghiệp trong ngành và bạn hàng.
Công ty cần thành lập bộ phận Marketing tách riêng, hoạt động độc lập, tránh nhiệm phụ thuộc nhiều vào Phòng Kế hoạch - Thị trƣờng, cần có sự nghiên cứu thống nhất, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện.
Thiết lập thông tin Marketing: thu thập và khai thác thông tin về những biến động giá cả thị trƣờng thủy sản, sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm, sự thay đổi chính sách của các đối thủ cạnh tranh để kịp thời đƣa ra các đối sách.
Tăng cƣờng tiếp cận, phân tích thông tin về những thay đổi trong chính sách của Nhà nƣớc, thông tin về chiều sâu thị trƣờng nhƣ các hàng rào phi thuế quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch từ đó tiến hành xử lý và nhận định thông tin.
Chính sách khuyến mại: Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình khuyến mại cho các đơn hàng lớn với các đối tác chiến lƣợc, theo các giai đoạn cụ thể.
Tặng quà lƣu niệm cho khách hàng vào mỗi dịp lễ, tết hay ngày kỷ niệm của công ty đối tác