6. Kết cấu luận văn
1.2.3. Các yếu tố nội tại doanh nghiệp
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp đến từ môi trƣờng trong nƣớc và quốc tế, các yếu tố nội tại của doanh nghiệp là những nhân tố quan trọng quyết định góp phần thúc đẩy ứng dụng chiến lƣợc xuất khẩu thân thiện với môi trƣờng. Chỉ khi doanh nghiệp nhận ra, thay đổi và chuyển mình hƣớng tới xuất khẩu thân thiện với môi trƣờng thì việc lên kế hoạch và triển khai chiến lƣợc mới thật sự đạt hiệu quả.
1.2.3.1 Hỗ trợ từ nhà quản lý doanh nghiệp
Một động lực chính thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu thân thiện với môi trƣờng là sự quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp về vấn đề môi trƣờng và phát triển bền vững (Banerjee và cộng sự (2003),
The relevent of the environmental factor in corporate strategies: An application to the consumer goods industry ). Điều này là do:
Thứ nhất, các nhà quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho việc thiết lập các mục tiêu, chính sách nhằm áp dụng đúng đắn các sáng kiến xanh trong
tổ chức cũng nhƣ tiếp cận chủ động hơn đối với các vấn đề sinh thái thƣờng liên quan đến đầu tƣ đáng kể vào cả tài nguyên và năng lực.
Thứ hai, các nhà quản trị doanh nghiệp nuôi dƣỡng các giá trị tổ chức tạo điều kiện cho các hành động nhƣ thu thập thông tin liên quan đến môi trƣờng từ thị trƣờng nƣớc ngoài, khuyến khích chẩn đoán chung về các vấn đề sinh thái giữa các nhân viên và đáp ứng hiệu quả nhu cầu thần học của ngƣời mua nƣớc ngoài.
Thứ ba, các nhà quản trị doanh nghiệp đƣa các yếu tố môi trƣờng quan trọng trong các quy trình kinh doanh chính nhƣ: phát triển sản phẩm mới, quy trình sản xuất, cảm nhận thị trƣờng,… để đạt đƣợc một tổ chức định hƣớng thị trƣờng.
Thứ tƣ, họ còn điều phối các sáng kiến môi trƣờng, ủng hộ các sáng kiến này bằng cách chỉ định đúng ngƣời để giám sát các hoạt động xanh của công ty, đào tạo nhân viên quan tâm đến các vấn đề môi trƣờng và thúc đẩy nhân viên có ý thức sinh thái hơn thông qua việc cung cấp các ƣu đãi.
Vai trò của các nhà quản lý trong các chiến lƣợc thân thiện với môi trƣờng thậm chí còn quan trọng hơn trên thị trƣờng quốc tế, chủ yếu là do sự đa dạng của môi trƣờng chính trị-pháp lý, công nghệ và văn hóa xã hội, cũng nhƣ khoảng cách địa lý và văn hóa kéo khác biệt giữa thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế. Sự thay đổi nhƣ vậy trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế đòi hỏi phải có sự tồn tại của các kỹ năng cho phép các nhà quản lý nắm bắt hiệu quả các cơ hội sản phầm xanh ở các thị trƣờng nƣớc ngoài khác nhau và điều chỉnh các chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu phù hợp.
1.2.3.2. Liên kết chuỗi của doanh nghiệp
Hiện nay, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong phát triển của ngành, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với những ngƣời trực tiếp sản xuất. Từ đó,
góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất theo hợp đồng nhằm tránh tình trạng "đƣợc mùa, mất giá".
Nếu không liên kết hình thành chuỗi giá trị, xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh. Những mối liên kết giữa các bên trong chuỗi góp phần đƣa hàng hoá ra thị trƣờng quốc tế, bao gồm liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau, giữa các tổ chức kinh tế với cơ sở sản xuất, hộ nông dân… nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, thƣơng hiệu, uy tín thị trƣờng.
Trong liên kết chuỗi giá trị, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất với việc doanh nghiệp làm đầu mối đóng vai trò chính đang đƣợc chứng minh là mô hình phù hợp trong sản xuất hiện đại. Trong chuỗi giá trị này, doanh nghiệp sẽ kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm tốt hơn. Khi quy hoạch vùng sản phẩm, doanh nghiệp, ngƣời dân sản xuất sẽ thuận lợi hơn khi ứng dụng khoa học công nghệ theo quy mô lớn, giúp tăng giá trị sản phẩm và nâng cao lợi nhuận. Do sự liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất, chuỗi giá trị không những đem lại hiệu quả kinh tế lớn mà nó còn góp phần vào việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần phát triển sản phẩm thân thiện với môi trƣờng..
1.2.3.3. Nguồn tài chính
Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là bộ phận chức năng có ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính và các mục tiêu chiến lƣợc tổng quát gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của doanh nghiệp liên quan đến nguồn tài chính, và khi các bộ phận khác hoạt động mang lại hiệu quả ra sao cũng đƣợc thể hiện qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Điều này nói
chung dẫn đến mối tƣơng tác trực tiếp giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực khác. Vì vậy, phân tích tài chính để tìm hiểu nguồn lực của doanh nghiệp để từ đó đƣa ra các kế hoạch phù hợp.
1.2.3.4. Văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng, duy trì văn hóa DN, coi văn hóa DN là cái cốt lõi, nền tảng phát triển. Văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi doanh nghiệp. Nếu thiếu nó, doanh nghiệp khó thể tồn tại và phát triển đƣợc trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay.
Văn hóa DN nên đƣợc hiểu là một vấn đề thực tiễn, là gốc rễ của mỗi DN thay vì coi đây nhƣ một vấn đề lý thuyết. Một DN nếu mất chiến lƣợc có thể làm lại, mất kỹ năng có thể đào tạo lại, mất nhân tài có thể tuyển dụng lại nhƣng mất văn hóa DN sẽ mất đi thƣơng hiệu vĩnh viễn.
Trong khuynh hƣớng xã hội ngày nay, các nguồn lực của một doanh nghiệp là con ngƣời mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Văn hoá của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở phong cách lãnh đạo của ngƣời lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Đối với các đối tác khi quan hệ với doanh nghiệp, ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty, họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó. Thông qua văn hóa doanh nghiệp, tu luyện các giá trị và chuẩn mực xanh giữa các nhân viên, nhƣ quản lý môi trƣờng, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững, rất quan trọng để thúc đẩy tƣ duy thân thiện với môi trƣờng trong công ty nói chung và bộ phận xuất khẩu nói riêng.
1.2.3.5. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Cho dù các quan niệm của hệ thống khoa học hoá có đúng đến mức nào đi chăng nữa cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con ngƣời làm việc có hiệu quả. Cho nên, khi phân tích tình hình nguồn nhân lực, doanh nghiệp nên chú ý đến các nội dung nhƣ: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề, và tƣ cách đạo đức của cán bộ nhân viên, các chính sách nhân sự của doanh nghiệp…