Mô hình công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật

25 2.9K 5
Mô hình công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển đòi hỏi tư duy của con người càng phải nhanh hơn, chính xác hơn. Nhưng không phải cá nhân nào cũng có thể tư duy nhanh và chính xác, dự đoán được sự vận động của hiện tượng, hơn nữa tư duy còn bị sai lệch, méo mó không đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng.Tư duy méo mó không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống. Nó có tác động và ảnh hưởng tới cuộc sống của chính cá nhân và cả những người thân quanh cá nhân ấy. Méo mó tư duy hay tư duy méo mó (hay nhận thức méo mó) biểu hiện với nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng tựu chung lại, nó vẫn có điềm chung là ảnh hưởng lên cách lý giải, nhìn nhận các sự vật hiện tượng trong cuộc sống một cách sai lệch, không phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật hiện tượng với bản chất vốn có của nó, hành động của cá nhân trước các hoạt động, quá trình vận động của cuộc sống

Mô hình công tác xã hội cá nhân Hà Nội , 3 /201 2 Bài BàiBài Bài thảo luận thảo luận thảo luận thảo luận Nội dung: Mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật 1 Mô hình CTXH Cá nhân MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT (Social work with children illegal) 2 Mô hình CTXH Cá nhân DANH SÁCH NHÓM 6 TT HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH GHI CHÚ 1 Phùng Văn Nam Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Hương Thành viên 3 Đỗ Thị Lâm Thành viên 4 Tạ Thị Nhung Thành viên 5 Vũ Thị Thanh Phương Thành viên 6 Ngô Thị Bích Phượng Thành viên 7 Nguyễn Thị Thanh Tâm Thành viên 3 Mô hình CTXH Cá nhân MỤC LỤC * Danh sách nhóm 2 MỤC LỤC 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4 II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1. Các khái niệm liên quan 5 1.1. Khái niệm trẻ em 5 1.2. Khái niệm trẻ vị thành niên 5 1.3. Khái niệm trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật 7 2. Đặc điểm của trẻ vị thành niên 7 3. Nhu cầu của trẻ vị thành niên 9 III. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM 10 1. Thực trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật 10 2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật 12 IV. MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT 16 1. Một số mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trên thế giới 16 * Đánh giá một số mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trên thế giới 18 2. Một số mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam 18 * Đánh giá một số mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật của Việt Nam 21 V. KẾT LUẬN 23 4 Mô hình CTXH Cá nhân I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước; giáo dục thế hệ trẻ nói chung, trẻ vị thành niên nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam tình trạng trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật ngày càng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng vụ việc lẫn hình thức phạm pháp. Theo số liệu thống kê của Việt Nam do Bộ Công an thực hiện thì chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm trước cả về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, trong số 4.985 đối tượng bị công an bắt và xử lý, có 1.235 đối tượng dưới 18 tuổi (chiếm 24,77%) Các vụ án không chỉ xuất hiện ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các xã, bản làng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hầu hết trẻ em vi phạm pháp luật tập trung ở lứa tuổi 16 - 18 tuổi. Phần lớn những đối tượng phạm tội lại hết sức dã man. Đáng chú ý là thanh, thiếu nhi phạm các tội như cướp của, cưỡng đoạt tài sản công dân, hiếp dâm, giết người, sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy ngày càng nhiều. Để hạn chế sự gia tăng tình trạng trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách; các cơ quan, tổ chức đã có nhiều mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, những mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hiện nay đang còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, việc đánh giá để đưa ra một mô hình công tác xã hội với trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật phù hợp trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên mà nhóm chúng tôi chọn đề tài “Mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp pháp luật” làm đề tài thảo luận để đưa ra đánh giá theo quan điểm của mình. Rất mong sự quan tâm, góp ý của cô giáo và các bạn! 5 Mô hình CTXH Cá nhân II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Các khái niệm liên quan 1.1. Khái niệm trẻ em Trẻ em là thế hệ tương lai của mỗi quốc gia, đề cập đến khái niệm trẻ em, mỗi quốc gia, tác giả đưa ra một khái niệm có sự khác nhau dựa vào quan niệm, cách tiếp cận cũng như phạm vi điều chỉnh của pháp luật. + Công ước quốc tế về quyền trẻ em xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn (http://vi.wikipedi a.org/wiki/Công_ước_về_Quyền_trẻ_em). + Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 sửa đổi tiếp tục quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi (Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, số 25/2004/QH11, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam). Tóm lại, dựa trên Công ước ước quốc tế về quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam, có thể hiểu: Trẻ em là những người dưới 16 tuổi. 1.2. Khái niệm trẻ vị thành niên Trẻ vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất, do vậy có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về trẻ vị thành niên. - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên (http://vi.wikipedia.org/wiki/vị_thành_niên). - Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi là độ tuổi vị thành niên (http://vi.wikipedia .org/wiki/vị_thành_niên). - Nhà tâm lý học Xô Viết Đ.B.Encônhin cho rằng: Lứa tuổi vị thành niên là từ 11 cho tới hết 15 (Vũ Dũng, Tâm lý học tuổi vị thành niên, Tạp chí Tâm lý học, số 4/1998, tr 17 - 21). - Theo Điều 18, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi (Bộ luật Dân sự, số 33/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam). 6 Mô hình CTXH Cá nhân Từ những khái niệm trên, theo chúng tôi, Trẻ em vị thành niên là những trẻ có độ tuổi từ 11 đến dưới 18 tuổi. 1.3. Khái niệm trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Hiện nay chưa có khái niệm trẻ vị thành niên vi phạm nhưng từ khái niệm trẻ vị thành niên nêu trên, có thể hiểu: Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là những trẻ từ 11 đến dưới 18 tuổi có các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có thể bị xử lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hoặc theo Bộ luật Hình sự phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự. - Theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính: Người chưa thành niên từ 14 đến 18 tuổi sẽ bị xử phạt hành chính vì các vi phạm hành chính có chủ ý, và người chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử phạt hành chính vì bất cứ các vi phạm hành chính nào mà họ gây ra (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, số 44/2002/PL-UBTVQH10, ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội). - Theo Bộ luật Hình sự: Người chưa thành niên từ 14 đến 16 chỉ phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự cho các tội hình sự rất nặng gây ra có chủ ý hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng. Người chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm với mọi vụ án mà họ gây ra. Mục đích chính của việc xử phạt hình sự người chưa thành niên vi phạm pháp luật là để giáo dục và giúp đỡ những người này sửa chữa lỗi lầm và phát triển lành mạnh và trở thành những công dân có ích (Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009, số 37/2009/QH12, ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam). 2. Đặc điểm trẻ vị thành niên Nhân cách của mỗi người được hình thành từ tuổi ấu thơ và định hình rõ nét ở tuổi vị thành niên. Tuổi vị thành niên hàm chứa trong mình nó rất nhiều những yếu tố vừa ghi nhận, vừa loại bỏ, vừa định dạng, vừa biến động trong nhận thức, tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của con người ở giai đoạn này, rồi trở thành khuôn mẫu nhân cách của chính con người đó trong cuộc đời sau này. Đặc 7 Mô hình CTXH Cá nhân điểm cơ bản của lứa tuổi vị thành niên có thể được xác định bởi những biến đổi thường xuyên, liên tục của ba mặt cơ bản: mặt thể chất; mặt tâm lý, tình cảm, nhận thức và sau đó là mặt hành vi, cụ thể là : - Về thể chất: Trẻ vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi mạnh mẽ nhất về thể chất. Trên bình diện y sinh học, nó là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khoẻ mạnh. Sự phát triển “kịch tính” của các cơ quan sinh dục dẫn đến sự thức tỉnh và các ham muốn tính dục, nhưng lại có những ràng buộc rất nghiêm ngặt chi phối các ứng xử tính dục của trẻ vị thành niên. Mặc dù chín muồi về chức năng sinh lý, trẻ vị thành niên vẫn được xem là trẻ em về mặt cảm xúc và xã hội. Trẻ thấy sợ hãi và bối rối vì những cảm nghĩ mới mẻ về giới tính này mà ngay bản thân (và cả các bậc cha mẹ) thường cho đó là “điều xấu xa”. Trẻ cần có cơ hội bày tỏ các cảm nghĩ đó và học cách làm sao kềm chế và chuyển hướng các ham muốn tính dục của mình. Đồng thời với sự tăng trưởng về giới tính là giai đoạn “nước rút” của sự tăng trưởng toàn thân. Trẻ vị thành niên dường như lớn lên từng ngày, trong thời kỳ dậy thì, trung bình mỗi em trai cao thêm chừng 20cm và em gái chừng 9cm (người Châu Âu) mà đỉnh điểm là từ 12 -13 tuổi đối với em gái và 14 - 15 tuổi đối với em trai. Trong giai đoạn này, cơ thể không chỉ lớn lên về chiều cao và cân nặng, mà còn cả về các kích thước khác như: đầu, ngực, mông, tay, chân. Tất cả các bộ phận cơ thể lại không lớn lên theo cùng một tốc độ, nên người vị thành niên trông có dáng ngượng nghịu và có phần không cân đối. - Về mặt tâm lý: Trẻ vị thành niên là lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm lý, với sự đa dạng và phức tạp trong tình cảm, tâm lý trầm tư, u uất, sự khép mình vào thế giới nội tâm hoặc muốn tự khẳng định mình, không muốn phụ thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại phim, ảnh bạo lực, văn hoá phẩm đồi trụy trên mạng Internet và ngoài xã hội. Do vậy, có thể nói rằng, lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự hình thành các giá trị đạo đức, lối sống và nhân cách của mỗi người. Để rồi, sau khi vuợt qua lứa tuổi này, con người có thể bước vào đời như những công dân tương lai với tất cả những gì được tạo dựng từ đó, những tốt và xấu, trắng và đen, những đúng đắn và sai lệch đan xen nhau, đấu tranh với nhau trong suốt quãng đường còn lại của đời người. 8 Mô hình CTXH Cá nhân - Về hành vi: Từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, trẻ vị thành niên cũng là nhóm tuổi có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi. Ở vào tuổi vị thành niên, người ta dễ dàng hành động mà không cần có sự cân nhắc, tính toán chín chắn. Trẻ vị thành niên có thể là những người vị tha, độ lượng, có thể hy sinh thân mình để làm những điều tốt đẹp, nhưng cũng có thể ngay sau đó lại bị lôi kéo vào những hành vi xấu mà không nhận biết được. Người ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, đánh nhau khi ở vào tuổi vị thành niên để rồi khi trưởng thành đã không thể dễ dàng từ bỏ những tệ nạn này. Ở nước ta, thực tế những năm thực hiện công cuộc đổi mới cho thấy, sự nâng cao bước đầu về đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là về mức sống đã khiến cho trẻ vị thành niên ở nước ta có những sự phát triển mạnh về thể chất. Nhìn chung, sức khoẻ, chiều cao, cân nặng của trẻ vị thành niên những năm gần đây đã tăng lên so với những thế hệ trước đó. Bên cạnh sự phát triển về thể chất, việc mở rộng các điều kiện học tập sinh hoạt, vui chơi giải trí, giao lưu văn hoá cũng khiến cho trẻ vị thành niên hiện nay đã có được những sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức, tình cảm, suy nghĩ và sức sáng tạo. Tuy nhiên, lớn lên trong hoàn cảnh đất nước phát triển, cha mẹ và xã hội phần nhiều đều tập trung vào những lo toan hàng ngày về kinh tế và đời sống, lại luôn phải sống và chứng kiến những mặt trái của cơ chế thị trường, những tệ nạn xã hội, nhóm vị thành niên đã sinh trưởng và lớn lên cùng với rất nhiều tâm tư, suy nghĩ. Tỷ lệ bỏ học hoặc không được học hành đến nơi đến chốn trong nhóm tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ khá cao. Số trẻ vị thành niên bỏ học hoặc không thể thi đỗ vào trung học hoặc đại học cũng đã khiến cho tỷ lệ những người không đi học ở nhóm vị thành niên cao hơn hẳn ở nhóm học sinh là trẻ em. Không có điều kiện để tiếp tục học tập ở tuổi vị thành niên, lại không thể kiếm được việc làm đã khiến cho các em dễ rơi vào các tệ nạn xã hội. 3. Nhu cầu của trẻ vị thành niên - Nhu cầu quan tâm, chăm sóc của gia đình Trẻ vị thành niên là lứa tuổi chịu nhiều tác động từ bên ngoài cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực, các em rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xã hội. 9 Mô hình CTXH Cá nhân Chính vì vậy trẻ rất cần tình thương yêu, quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị em… Gia đình là chỗ dựa vật chất và tinh thần, là sự an toàn tuyệt đối của trẻ, là cái nôi đầu tiên xã hội hoá trẻ em, từ đây các em học cách làm người, học cách “cho” và “nhận” tình thương yêu nhân loại, học cách gánh vác trách nhiệm của cha mẹ, anh chị… Những trẻ sống trong gia đình được sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị em sẽ có được sự phát triển tốt về nhân cách và ngược lại. Mối quan hệ sau này ở tuổi trưởng thành có thành công hay không là phụ thuộc nhiều vào chất lượng mối quan hệ trong gia đình của trẻ. - Nhu cầu học tập, vui chơi giải trí Nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của trẻ vị thành niên là nhu cầu giúp trẻ hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất. Đây là lứa tuổi có sự tập trung cao độ cho học tập, tiếp thu kiến thức, khoa học để làm hành trang cho cuộc sống sau này của các em, đặc biệt là những năm cuối của giai đoạn trẻ vị thành niên. Các em không những có nhu cầu học tập, tiếp thu những kiến thức văn hóa mà còn còn nhu cầu về những kiến thức về xã hội như: kiến thức về giới và giới tính, Mặt khác, các em cũng có nhu cầu rất lớn về các hoạt động vui chơi, giải trí những hoạt động này sẽ giúp các em trải nghiệm cuộc sống, tích luỹ những hiểu biết, kiến thức cho mai sau. - Nhu cầu được thừa nhận, tôn trọng Tuổi vị thành niên là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ nhỏ lên người lớn, cận kề trở thành người lớn, do vậy trẻ mong muốn được thừa nhận và tôn trọng những gì vốn có của trẻ như: thể chất, năng lực, khă năng thậm chí trẻ còn muốn người lớn phải thừa nhận trẻ đã lớn chứ không phải là những trẻ em như quan niệm của người lớn. Bởi vậy, việc thừa nhận những đặc điểm, tính cách dễ [...]... của trẻ - Tạo vi c làm cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật - Hầu hết ở các nước vi c ngăn ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật và tái vi phạm pháp luật được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của quốc gia, có hệ thống các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về vấn đề trên 2 Một số mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở Vi t Nam 2.1 Mô hình công tác xã hội với trẻ. .. hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong vi c tạo điều kiện, môi trường văn hoá giáo dục; trong vi c đấu tranh phòng, chống tội phạm ở trẻ vị thành niên IV MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT 1 Một số mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trên thế giới Như đã trình bày ở trên, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là vấn đề chung của nhiều nước... bảo vệ quyền lợi của trẻ và giải quyết các nguyên nhân gây ra Bên cạnh kế hoạch 4 điểm để giảm tỷ lệ tội phạm trẻ vị thành niên của Chính phủ, còn có một số biện pháp như: tư vấn vi c làm cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật * Đánh giá một số mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trên thế giới: Mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trên thế giới... mô hình công tác xã hội phù hợp với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở Vi t Nam: - Nâng cao chất lượng các mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hiện nay trong trại giam, trường giáo dưỡng thông qua vi c tăng cường các dịch vụ hiện nay còn thiếu và yếu như: đa dạng hóa học nghề và kết nối vi c làm cho các em, tham vấn, tư vấn Mỗi trường, trại cần có nhân vi n công tác xã. .. nhu cầu của các em do đội ngũ tư vấn, tham vấn vi n còn thiếu về chất lượng, hạn chế về chuyên môn, một số chưa được đào tạo bài bản, cơ sở vật chất còn thiếu 22 Mô hình CTXH Cá nhân 3 Quan điểm xây dựng mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở Vi t Nam hiện nay Xuất phát từ những mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trên thế giới và ở Vi t Nam, nhóm... trò của nhân vi n công tác xã hội trong trường học, bệnh vi n và cộng đồng vô cùng quan trọng đối với vi c ngăn ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Mỗi trẻ trong trường học, gia đình, cộng đồng đều có sự theo dõi, giám sát của nhân vi n công tác xã hội ở địa bàn đó - Thông tin về trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật được đảm bảo bí mật - Có tòa án dành cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật để bảo... động với sự tham gia của Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội cựu giáo chức Mục tiêu của mô hình này là nhằm giúp trẻ em ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ vị thành niên tham gia sinh hoạt xã hội để giáo dục đạo đức cho các em bằng lối sống gương mẫu của người lớn * Đánh giá một số mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật của Vi t Nam: - Ưu điểm: + Các mô hình hỗ trợ trẻ vị... và can thiệp sớm cần thiết để giúp trẻ em vi phạm pháp luật có những hành vi tích cực qua những trung tâm vui chơi giải trí của cộng đồng 1.2 Mô hình của Scotland - Có sự khác biệt trong vi c điều trị những trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật và những trẻ vị thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật - Nếu một trẻ em vi phạm pháp luật thì cơ quan điều tra sẽ cử 1 nhân vi n điều tra đi thu thập thông tin... các em đều được duy trì liên hệ với gia đình thông qua thư từ, điện thoại hay các cuộc thăm vi ng Vi c gắn vi c liên lạc điện thoại với gia đình với nỗ lực cải tạo của các em cũng là một biện pháp động vi n các em cố gắng cải tạo Ngoài sự liên hệ với gia đình, người thân, thỉnh thoảng các em còn được liên lạc với bạn bè cùng trang lứa của mình 2.2 Mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm. .. tác xã hội chuyên nghiệp để làm vi c với đối tượng này - Khuyến khích phát triển các mô hình hỗ trợ, giúp đỡ trẻ vị thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật, đã vi phạm pháp luật và tái hòa nhập cộng đồng tại cộng đồng như: câu lạc bộ bạn giúp bạn, câu lạc bộ xây dựng gia đình “5 không 3 sạch” liên quan đến trẻ em (không trẻ suy dinh dưỡng, không trẻ bỏ học, không trẻ vi phạm pháp luật, không trẻ nghiện . vi n 4 Tạ Thị Nhung Thành vi n 5 Vũ Thị Thanh Phương Thành vi n 6 Ngô Thị Bích Phượng Thành vi n 7 Nguyễn Thị Thanh Tâm Thành vi n 3 Mô hình CTXH Cá nhân MỤC LỤC * Danh sách. thành niên vi phạm pháp luật ở Vi t Nam 18 * Đánh giá một số mô hình công tác xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật của Vi t Nam 21 V. KẾT LUẬN 23 4 Mô hình CTXH Cá. thành niên vi phạm pháp luật để bảo vệ và thực hiện quyền của trẻ. - Tạo vi c làm cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. - Hầu hết ở các nước vi c ngăn ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan