Châp hành viên và Thừa phát có mối liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau. Cụ thể:
+ Thừa phát lại hỗ trợ cơ quan thi hành án nói chung và Chấp hành viên nói riêng trong việc tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự: Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
+ Thừa phát lại hỗ trợ Chấp hành viên thông qua kết quả xác minh điều kiện thi hành án làm cơ sở để Chấp hành viên tổ chức thi hành bản án.
Sau khi có cơ sở kết quả xác minh thì "Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án".
+ Hay Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự có thể xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
Đây là sự hỗ trợ hợp lý bởi sẽ giúp, giảm tải công việc cho Chấp hành viên, hạn chế tình trạng án tồn đọng kéo dài không được thi hành.
Phần 2. Những điểm bất cập của pháp luật thi hành án dân sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên và Thừa phát lại
1. Chấp hành viên
Với những đề cập ở trên về nhiệm vụ và quyền hạn của Chấp hành viên có thể thấy so với pháp lệnh thi hành án dân sự những năm 1989,1993,2004 đã có sự thay đổi cũng như tiến bộ rõ ràng.
Xã hội phát triển mạnh mẽ cùng với đó dưới sự tác động mạnh mẽ của yếu tố kinh tế, xã hội đã gia tăng khá nhiều những vụ án về dân sự. Số lượng vụ việc mà cơ quan thi hành án cần giải quyết ngày một lớn, giá trị về tài sản cũng ngày một tăng lên, nội dung tính chất vụ việc cũng căng thẳng hơn,... bên cạnh những chuyển biến tích cực thì vẫn còn những tiêu cực mà có thể nói phần nào là hạn chế về nhiệm vụ và quyền hạn của Chấp hành viên.