Thực trạng thực hiện chính sách đảm bảo ATTP tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luanvan_LeCongThuan attp (Trang 36 - 55)

2.2.1. Tình hình xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hóa chính sách ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và quận Hải Châu.

Với các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội đặc thù, quận Hải Châu xác định rõ việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận là nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng, có ý nghĩa thiết thực tác động trực tiếp đến đời sống xã hội của quận. Với mục tiêu hết sức cụ thể là nhằm cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn về ATTP đến từng người dân, hộ gia đình góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn, từ đó nâng cao sức khỏe, chất lượng sống của nhân dân, đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu an sinh xã hội quận, đồng thời phục tốt nhu cầu về thực phẩm an toàn, chất lượng của khách du lịch trong và ngoài nước.

Quận Hải Châu trực thuộc thành phố Đà Nẵng nên các quy định chung của thành phố về đảm bảo ATTP được áp dụng trực tiếp trên địa bàn quận, vì vậy, nội dung này sẽ đề cập chủ yếu đến việc cụ thể hóa chính sách ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Việc xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hóa chính sách ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn. Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng chấp hành nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đảm bảo ATTP, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP của các cơ quan chức năng ban hành quy định chung cho cả nước, trong đó đặc biệt tuân thủ văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực ATTP đó là Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

Song song với đó, để đảm bảo chính sách ATTP chung của cả nước phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của thành phố Đà Nẵng, UBND thành

phố căn cứ trên cơ sở chức năng, quyền hạn, thẩm quyền theo quy định đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên toàn thành phố, trong đó có quận Hải Châu nhằm nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP và hiệu quả trong việc thực hiện chính sách ATTP tại địa phương.

Bảng 2.2: Tổng hợp các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo ATTP tại thành phố Đà Nẵng và quận Hải Châu

Số ký hiệu Đơn vị Ngày ban Trích yếu nội dung ban hành hành

Quyết định số Thủ tướng Quyết định thí điểm thành lập Ban

29/8/2017 Quản lý An toàn thực phẩm thành 1268/QĐ-TTg Chính phủ

phố Đà Nẵng

Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn thực

UBND phẩm và triển khai Chỉ thị số

Quyết định số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của

thành phố 09/7/2016

4487/QĐ-UBND Thủ tướng Chính phủ về việc tăng

Đà Nẵng

cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

UBND Quyết định ban hành Đề án kiểm

Quyết định số soát thực phẩm nông, lâm, thủy sản

thành phố 21/7/2016

4862/QĐ-UBND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai

Đà Nẵng

đoạn 2016-2020

Số ký hiệu Đơn vị Ngày ban Trích yếu nội dung ban hành hành

35/QĐ-UBND thành phố lý ATTP đối với sản phẩm nông,

Đà Nẵng lâm, thủy sản đã qua chế biến không

bao gói sẵn, sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng

Quyết định phê duyệt Đề án "Quản

Quyết định số UBND lý an toàn thực phẩm theo quy trình

thành phố 28/11/2016 từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa 8178/QĐ-UBND

Đà Nẵng bàn thành phố Đà Nẵng đến năm

2020"

UBND Kế hoạch về việc xây dựng chuỗi

Kế hoạch số cung cấp rau, quả, thịt an toàn cho

thành phố 07/12/2016

9985/KH-UBND thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-

Đà Nẵng

2020

UBND Quyết định về việc phê duyệt Đề án

Quyết định số "Quản lý thức ăn đường phố trên

thành phố 23/12/2016

8847/QĐ-UBND địa bàn thành phố Đà Nẵng đến

Đà Nẵng

năm 2020"

Kế hoạch số UBND Kế hoạch truyền thông tổng thể về

thành phố 06/01/2017 ATTP trên địa bàn thành phố Đà 108/KH-UBND

Đà Nẵng Nẵng giai đoạn 2017-2020

Quyết định số UBND Quyết định phê duyệt Đề án "Cung

13/4/2017 ứng thủy sản an toàn trên địa bàn 1939/QĐ-UBND thành phố

Số ký hiệu Đơn vị Ngày ban Trích yếu nội dung ban hành hành

Đà Nẵng 2020"

UBND Quyết định ban hành Quy định về

Quyết định số chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và

thành phố 27/12/2017

7231/QĐ-UBND cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý An

Đà Nẵng

toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn thực

UBND phẩm và triển khai Chỉ thị số

Quyết định số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của

quận Hải 17/8/2016

3960/QĐ-UBND Thủ tướng Chính phủ về tăng

Châu

cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu

[Nguồn: Ban Quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng, Phòng Y tế và Phòng Kinh tế quận Hải Châu]

Đặc biệt, ngày 29/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1268/QĐ-TTg về việc "Thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng" trên cơ sở hợp nhất Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm trực thuộc Sở Y tế thành phố, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và bộ phận tham mưu công tác an toàn thực phẩm của Sở Công Thương thành phố. Đây là cơ sở pháp lý rất hữu hiệu để Đà Nẵng tăng cường năng lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP, thống nhất cơ quan tham mưu cho UBND thành phố trong việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt chính sách đảm bảo

ATTP tại địa phương. Theo đó, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 7231/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 về việc "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng".

2.2.2. Hệ thống các cơ quan thực hiện chính sách đảm bảo ATTP tại thành phố Đà Nẵng và quận Hải Châu

Theo phân cấp quản lý nhà nước hiện nay, cơ quan có chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về ATTP gồm 04 đơn vị chính: Ban Quản lý ATTP thành phố, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện trực thuộc và UBND cấp xã phường, cụ thể:

*Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố

- Tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn thành phố, cụ thể:

+ Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, hàng hóa theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, giao cho Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

+ Quản lý siêu thị, trung tâm thương mại; chợ đầu mối; chợ đấu giá nông sản, thủy sản; chợ thuộc cấp thành phố quản lý; cửa hàng tiện ích, các

cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình kinh doanh khác theo phân cấp của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm: Cơ sở chế biến suất ăn sẵn, nhà hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, chế xuất (không kể số lượng suất ăn) và ngoài khu công nghiệp, chế xuất có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ. Cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống trong khu công nghiệp, khu du lịch, siêu thị, bệnh viện cấp thành phố; căng tin ăn uống trong các sở, ban, ngành, trường học trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học. Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

+ Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở được phân cấp quản lý: có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường

vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trừ cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, nhà hàng trong khách sạn, bếp ăn tập thể không có đăng ký có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

+ Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố

- Quản lý cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và các vùng sản xuất rau quy hoạch được phê duyệt, chăn nuôi tập trung.

- Quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và động vật khác.

- Quản lý tàu đánh bắt cá có công suất máy chính từ 20CV trở lên, quản lý cảng cá.

- Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở được phân cấp quản lý.

*UBND quận

- Thực hiện quản lý nhà nước về ATTP và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về ATTP trên địa bàn quận. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành ATTP cấp quận; chủ động tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn; trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP của UBND phường; chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng về ATTP trên địa bàn quản lý.

- Phân công và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị (Phòng Y tế, Phòng Kinh tế, Ban Quản lý các chợ thuộc phân cấp quản lý) trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP trên địa bàn quận theo phân cấp.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát UBND phường triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý ATTP theo phân cấp.

- Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn: Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan cấp quận cấp và cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trừ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.

- Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm: Cơ sở chế biến suất ăn sẵn, nhà hàng ăn uống, cửa hàng ăn uống, quán ăn, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan cấp quận cấp và cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bao gồm: Bếp ăn tập thể; Căng tin ăn uống trong các cơ quan, đơn vị tuyến quận trong các trường học trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ, mầm non.

- Quản lý các chợ thuộc cấp quận quản lý.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở được phân cấp, các cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, bếp ăn tập thể không có đăng ký có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

- Tổ chức kiểm tra các cơ sở thuộc phân cấp quản lý. *UBND phường

- Quản lý cơ sở nhóm trẻ gia đình dưới 30 cháu, dịch vụ nấu tiệc lưu động (cưới, giỗ, hiếu hỷ...).

- Quản lý cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. - Quản lý các chợ thuộc cấp phường quản lý.

- Tổ chức kiểm tra các cơ sở thuộc phân cấp quản lý.

Trên cơ sở phân công, phân cấp quản lý của UBND thành phố, hiện nay, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đảm bảo ATTP trên địa bàn quận Hải Châu do UBND quận trực tiếp chỉ đạo thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận do đồng chí Chủ tịch UBND quận làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thành viên Ban Chỉ đạo gồm có: Trưởng phòng Y tế, Trưởng phòng Kinh tế quận, Trưởng Công an quận, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường Hải Châu và Chủ tịch UBND 13 phường trực thuộc. Trong đó, Phòng Y tế quận Hải Châu là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, trực tiếp làm công tác tham mưu cho đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về đảm bảo ATTP, đồng thời là đơn vị sâu đầu mối, tổng hợp thông tin, kết quả hoạt động thực hiện chính sách ATTP của các đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo.

2.2.3. Kết quả thực hiện chính sách đảm bảo ATTP tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2018

2.2.3.1. Kết quả việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách ATTP

Trên cơ sở các văn bản chính sách liên quan đến công tác đảm bảo an ATTP của Trung ương, thành phố, từ năm 2016 đến nay, quận Hải Châu đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận tham mưu ban hành nhiều Kế hoạch triển khai thực hiện việc đảm bảo ATTP trên địa bàn quận, cụ thể như:

- Năm 2016:

+ Kế hoạch số 29/KH-BCĐ ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận về "Kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng vệ

sinh ATTP trên địa bàn quận năm 2016".

+ Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2016 của UBND quận về "Ra quân đảm bảo ATTP trên địa bàn quận" thực hiện Chương trình "Thành phố 4 an" của BTV Thành ủy Đà Nẵng.

- Năm 2017: Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2017 của UBND quận về "Thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận Hải

Một phần của tài liệu Luanvan_LeCongThuan attp (Trang 36 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w