thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quận Hải Châu được thành lập theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích đất và dân số của 12 phường thuộc khu vực I của thành phố Đà Nẵng cũ. Hiện nay, quận Hải Châu có diện tích tự nhiên là 23,289 km2, phía Đông giáp quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, phía Tây giáp quận Thanh Khê và Cẩm Lệ, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ và phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng. Quận Hải Châu nằm sát trục giao thông Bắc – Nam và cửa ngõ ra biển Đông với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ, hiện đại, là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan, ban ngành, trụ sở của các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, vì vậy, Hải Châu luôn được BTV Thành ủy Đà Nẵng xác định có vai trò là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng. Quận hiện có 13 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc. [15]
Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số quận Hải Châu năm 2016
Diện tích tự nhiên Dân số trung bình Mật độ dân số
(km2) (Người) (Người/km2)
TỔNG SỐ 23,289 212 030 9 104
Phường Thanh Bình 1,572 22 793 14 499
Phường Thuận Phước 2,403 20 107 8 367
Phường Thạch Thang 1,016 17 890 17 608
Phường Hải Châu 1 0,952 14 096 14 806
Phường Hải Châu 2 0,356 13 878 38 983
Phường Phước Ninh 0,538 10 563 19 634
Phường Hòa Thuận Tây 8,432 13 808 1 637
Phường Hòa Thuận Đông 1,137 15 374 13 521
Phường Nam Dương 0,239 8 813 36 874
Phường Bình Hiên 0,489 12 963 26 509
Phường Bình Thuận 0,586 14 103 24 066
Phường Hòa Cường Bắc 3,457 26 459 7 654
Phường Hòa Cường Nam 2,112 21 183 10 30
[Nguồn: Niên giám thống kê quận Hải Châu năm 2016] 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Với lợi thế là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận đã phát triển nhanh, với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế làm cho thị trường rất đa dạng, phong phú; hàng hóa lưu thông tăng nhanh về số lượng và chủng loại đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu
dùng và sản xuất của xã hội; phương thức kinh doanh đa dạng, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại và một số loại hình dịch vụ mới như các dịch vụ kỹ thuật tài chính - tín dụng, khoa học - công nghệ, dịch vụ công cộng, từng bước thể hiện trung tâm kinh tế - tài chính của thành phố Đà Nẵng.
Tăng trưởng kinh tế bình quân của quận đạt gần 13%/năm, cao hơn mức bình quân chung của thành phố. Các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân phát triển cả về lượng và chất với quy mô 5.467 doanh nghiệp. Thu ngân sách nhà nước từ năm 2007 đến 2017 tăng gấp 11 lần (đạt trên 1.000 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế quận từ khi thành lập đến nay chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và nông lâm thủy sản; trong đó, thương mại - dịch vụ năm 1997 chiếm gần 58%, đến nay chiếm trên 75%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 đạt hơn 37.713 tỷ đồng.
Quận Hải Châu là địa bàn tập trung dân cư đông đúc nhất của thành phố Đà Nẵng, dân số trung bình của quận Hải Châu năm 2016 là 212.030 người, chiếm gần 1/5 dân số của toàn thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Đà Nẵng hiện nay đang định hướng phát triển trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Theo website của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2017, ước tính Đà Nẵng đón 6,6 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và du lịch, tăng 19% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 19.000 tỷ đồng. Vì thế, các sản phẩm của ngành dịch vụ - thương mại trên địa bàn thành phố không chỉ phục vụ người dân của thành phố mà còn phục vụ nhu cầu khá lớn của khách du lịch đến thăm quan, lưu trú. Trong xu thế đó, với vai trò là quận trung tâm của thành phố, hầu hết các du khách khi đến Đà Nẵng đều ghé thăm, lưu trú và sử dụng các dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu, trong đó, đặc biệt là các loại
hình dịch vụ liên quan đến thực phẩm tại các khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống, kể cả những quán ăn đường phố phát triển rất mạnh mẽ, đa dạng về chủng loại và hình thức phục vụ, đó là nguyên nhân phát sinh nhu cầu rất lớn về thực phẩm và các dịch vụ liên quan đến thực phẩm hàng năm của quận Hải Châu hiện nay.
2.1.3. Tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại - dịch vụ, kéo theo đó là sự phát triển của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến thực phẩm như: siêu thị, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống, quán ăn đường phố,… Theo số liệu do Phòng Y tế quận Hải Châu cung cấp, tính đến cuối năm 2017, toàn quận hiện đang được phân cấp quản lý 5.286 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch ăn uống (trong đó, cơ sở sản xuất kinh doanh cơ bản: 391; cơ sở trong chợ: 2.542; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có đăng ký kinh doanh: 743; bếp ăn tập thể do quận quản lý: 86; cơ sở ăn uống không đăng ký kinh doanh 507; quán ăn đường phố: 947; nhóm trẻ gia đình do 13 phường quản lý: 70). Với số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khá lớn, tồn tại với nhiều loại hình đa dạng như trên thì việc triển khai thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận là một trong những nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi lực lượng chuyên ngành đủ về số lượng, vững về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời tâm huyết với ngành mới có thể đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP của quận.