Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn 2018-

Một phần của tài liệu Luanvan_LeCongThuan attp (Trang 68 - 79)

B- Kinh phí xây dựng chợ đảm bảo ATTP 1.486.000

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn 2018-

ATTP trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn 2018-2020

3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở pháp lý và kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện chính sách ATTP của quận Hải Châu

Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước và cũng là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, vì vậy vấn đề hoàn thiện khung pháp lý và tổ chức bộ máy có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ở mỗi quốc gia, vùng miền và vấn đề nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đảm bảo ATTP cũng không phải là ngoại lệ, cũng cần được hoàn chỉnh khung pháp lý và kiện toàn tổ chức bộ máy tham gia thực hiện, đảm bảo hoàn thành mục tiêu chính sách

ATTP đề ra. Để làm tốt nội dung này tại quận Hải Châu, có thể nghiên cứu thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận. Trong quá trình thực hiện, lưu ý rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc do các nguyên nhân về cơ sở pháp lý gây ra như: sự chồng chéo và thiếu đồng bộ của các văn bản pháp lý về ATTP của các đơn vị bộ, ngành ban hành; các quy định về đảm bảo ATTP chưa chặt chẽ, các trường hợp liên quan đến ATTP chưa được luật pháp quy định cụ thể… để từ đó kiến nghị, đề xuất với cấp trên có phương án nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định hiện hành đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chính sách ATTP đã đề ra của quận nói riêng, của thành phố và cả nước nói chung.

- Chú trọng xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP của quận Hải Châu đủ mạnh về chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu cấp thiết về quản lý ATTP. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đã thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, đây là tiền đề quan trọng tiến đến thành lập một cơ quan chức năng chuyên trách ở cấp quận làm công tác tham mưu trực tiếp cho UBND quận về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP, cụ thể là thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp quận trên cơ sở tái cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo VSATTP quận (không tổ chức Ban Chỉ đạo VSATTP quận hoạt động kiêm nhiệm như hiện nay).

- Nghiên cứu xây dựng và thành lập Trung tâm xét nghiệm, kiểm nghiệm ATTP cấp quận đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn để tiến hành các bước xét nghiệm, kiểm nghiệm và tham gia kiểm định, giám định chất lượng hàng hóa góp phần khắc phục các hạn chế về công tác xét nghiệm, kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm không kịp thời. Bên cạnh đó, thiết lập hệ thống

thông tin liên thông giữa các đơn vị xét nghiệm, kiểm nghiệm, từng bước hình thành hệ thống thông tin liên quan đến công tác xét nghiệm, kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, hàng hóa, làm cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia thực hiện công tác đảm bảo ATTP

Nguồn nhân lực là nhân tố đặc biệt, giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của bất kỳ một chính sách công nào. Vì vậy, để phát huy vai trò và tận dụng tốt được nhân tố này góp phần hữu hiệu vào việc thực hiện hiệu quả chính sách ATTP thì trong thời gian đến, UBND quận Hải Châu nghiên cứu áp dụng các giải pháp sau:

- Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách thực hiện công tác ATTP của tuyến quận gắn với củng cố đội ngũ cán bộ chuyên trách ATTP của 13 phường đủ khả năng tham mưu, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo đảm ATTP trên phạm vi toàn quận.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về ATTP. Hiện nay, nguồn nhân lực làm công tác ATTP rất thiếu và yếu do ATTP là một chuyên ngành mới chưa được đào tạo chuyên khoa, vì vậy để phục vụ nhu cầu thực tiễn trong quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cần phải có chuyên khoa ATTP ở trường đại học, cung cấp cán bộ cho lĩnh vực ATTP mới có thể phát triển bền vững, không chắp vá như hiện nay. Ở phạm vi quận Hải Châu, cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP, phối hợp với các tổ chức, đơn vị chuyên ngành có kinh nghiệm trong công tác quản lý ATTP trong và ngoài nước tổ chức tập huấn nhằm bồi dưỡng năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý ATTP

cấp quận và cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Thực phẩm và nhu cầu về thực phẩm liên tục đổi mới theo nhu cầu và thị hiếu của con người. Trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay và Đà Nẵng đang trở thành điểm du lịch yêu thích của bạn bè quốc tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động về lĩnh vực thực phẩm đang đầu tư và triển khai hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và quận Hải Châu, vì vậy đòi hỏi năng lực của cán bộ làm công tác ATTP cần được đào tạo chuyên sâu, kể cả cử tham gia đào tạo tại nước ngoài nhằm nắm vững các nguyên tắc quản lý ATTP quốc tế, để có giải pháp quản lý và giải quyết tốt các tình huống phát sinh phù hợp với tình hình thực tế.

- Thực hiện tốt hơn nữa chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác đảm bảo ATTP quận và cơ sở theo hướng đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức trong tình hình hiện nay, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ tận tụy trong công việc, tránh xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước về ATTP, góp phần giảm tác hại của thực phẩm bẩn, kém chất lượng tác động trực tiếp đến sức khỏe của

nhân dân.

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP

Ngay từ chương đầu, luận văn đã xác định rõ việc tổ chức thực hiện chính sách có đạt được hiệu quả hay không là phụ thuộc một phần rất lớn vào công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi nội dung chính sách và các quy định có liên quan đến công tác đảm bảo ATTP. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong thời gian đến, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ATTP cần cụ thể hóa giải pháp này bằng các việc làm cụ thể sau:

thông, phổ biến kiến thức về ATTP cho cộng đồng với các hình thức phương tiện tuyên truyền đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh các giải pháp tuyên truyền truyền thống như: băng rôn, áp phích, tờ rơi… thì cần kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền đảm bảo nội dung phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt chú trọng phát huy hiệu quả của các phương thức truyền thông hiện đại trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ hiện nay như: truyền thông qua mạng internet, thông qua các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter… để chia sẻ sâu rộng và tạo sức lan tỏa trước hết là trong cộng đồng mạng, tiến đến lan tỏa nội dung chính sách ATTP trong toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trong tình hình hiện nay.

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến cần được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác các quy định hiện hành của pháp luật, các mục tiêu chính sách và các chỉ tiêu cụ thể về thực hiện chính sách đảm bảo ATTP, đặc biệt quan tâm đến các nội dung liên quan trực tiếp đến công tác đảm bảo ATTP của quận, những vấn đề thiết thực tác động đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận và chất lượng thực phẩm tiêu thụ trên thị trường.

- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về ATTP để đăng tải các thông tin liên quan đến tình hình đảm bảo ATTP quận trên các phương tiện thông

tin truyền thông sẵn có của thành phố và quận như: Trang tin điện tử của thành phố Đà Nẵng; Bản tin Đảng bộ quận Hải Châu (2 tháng/số, phát hành 650 bản đến các chi, đảng bộ trực thuộc và chi bộ khu dân cư); Cổng thông tin điện tử của UBND quận (gần 90.000 lượt truy cập/tháng)… Bên cạnh đó, ký kết các chương trình phối hợp truyền thông về ATTP giữa quận Hải Châu

với các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn như: Báo Đà Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng… để đăng tải các tin bài và thực hiện các phóng sự thực tế về công tác đảm bảo ATTP của quận Hải Châu, qua đó nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng thông tin và độ phủ sóng rộng khắp của các nội dung liên quan đến ATTP trên toàn địa bàn.

- Tăng cường liên kết, lồng ghép nội dung truyền thông về ATTP trong các chiến dịch truyền thông của quận về phát triển kinh tế - xã hội, dân số và phát triển, các hoạt động sinh hoạt của tổ chức đảng, tổ dân phố, các câu lạc bộ, hội nhóm… nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực về kênh thông tin, thời gian, kinh phí để chuyển tải các nội dung ATTP tới đúng đối tượng với những thông điệp truyền thông phù hợp.

- Gắn việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về ATTP với việc rà soát và tiến hành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận ký cam kết về thực hiện các quy định đảm bảo ATTP, không lưu trữ, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo các điều kiện ATTP…

3.2.4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATTP và xử lý vi phạm về ATTP

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, là công cụ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực thi chính sách công, nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách công được chặt chẽ, đồng bộ và đúng luật. Bên cạnh đó, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát, các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa sai phạm một cách có hiệu quả nhất. Với vai trò, ý nghĩa đó, để việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận Hải Châu đạt kết quả tốt, trong thời gian tới, cần tập

trung thực hiện các giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát như:

- Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra cho cấp quận và cấp phường trong điều kiện đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ công tác đảm bảo ATTP ở hai cấp này nhằm huy động tối đa các nguồn lực tham gia việc quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATTP trên địa bàn quận, góp phần làm giảm tải cho tuyến thành phố và Trung ương trong việc quản lý ATTP.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên ngành về ATTP. Củng cố, kiện toàn các phòng, ngành chuyên môn có thẩm quyền kiểm tra về ATTP, gắn với bố trí cán bộ có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu các quy định của pháp luật trong công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo ATTP. Phối hợp hiệu quả với các cơ quan cấp trên trong tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận; tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Trung ương và thành phố về kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước trong hoạt động kinh doanh thực phẩm.

- Xây dựng kế hoạch và bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, ngăn chặn có hiệu quả việc kinh doanh thực phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ tất cả các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lưu hành trên địa bàn quận.

- Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất kết hợp thu thập thông tin để thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm, tránh hiện tượng các cơ sở có được thông tin kiểm tra để tiến hành phi tang vật chứng, chuẩn bị đối phó với đoàn kiểm tra, thanh tra các cấp.

- Kiểm soát ATTP tại các chợ theo phân cấp quản lý, các đầu mối phân phối thực phẩm, các hộ nuôi trồng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra bằng phương pháp test nhanh đối với các nhóm hàng thực phẩm để cảnh báo kịp thời các nguy cơ cho các hộ kinh doanh và người tiêu dùng. Mua mẫu và kiểm nghiệm thường xuyên đối với thực phẩm có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện các vi phạm về ATTP, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Phát huy vai trò của các cơ quan quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và người tiêu dùng trong việc kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn; có cơ chế khuyến khích và bảo mật thông tin của các cá nhân phản ánh, tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, tội phạm liên quan đến lĩnh vực ATTP.

- Thực hiện tốt việc phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; kiên quyết xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

3.2.5. Giải pháp về công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách ATTP

Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các cấp, các ngành chức năng trong việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận Hải Châu như tại Mục 3.1 của Luận văn đã đề ra. Trong giai đoạn đến, quận Hải Châu quan tâm một số giải pháp cụ thể như:

- Ký kết quy chế, kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các nội dung phối hợp thực hiện cụ thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị được phân công để cụ thể hóa các quy chế phối hợp phù hợp với

hoạt động thực tiễn công tác đảm bảo ATTP của quận.

- Các cấp, các ngành tích cực hỗ trợ và phối hợp trong công tác đảm bảo ATTP của quận; tăng cường trao đổi thông tin giữa UBND quận, các phòng ngành chức năng của quận với nhau, giữa các ngành chức năng có thẩm quyền trong hoạt động quản lý về ATTP của quận và thành phố để kịp thời nắm bắt, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh về ATTP theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công, phân cấp.

- Đánh giá lại kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan

Một phần của tài liệu Luanvan_LeCongThuan attp (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w