1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận công tác xã hội thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay những nguyên nhân, hệ lụy và giải pháp

25 292 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 420,54 KB

Nội dung

Thiếu phương pháp giáo dục hợp lý, thiếu sự chỉ dạy về đạođức, lối sống, nhân cách đã biến các em thành những đứa trẻ vị kỷ, tư lợi, vì một lợiích cá nhân nhỏ hay thậm chí vì một chút bấ

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)

-o0o -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội

MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Đề tài:

THỰC TRẠNG TRẺ EM VI PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN NAY NHỮNG NGUYÊN NHÂN, HỆ LỤY VÀ GIẢI PHÁP

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trọng Hoàng Ân

Trang 2

Ghi bằng số Ghi bằng chữ Giảng viên 1 Giảng viên 2

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1 Mục đích nghiên cứu 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 3

4.1 Ý nghĩa lý luận 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Phương pháp sưu tầm tài liệu 4

5.2 Phương pháp quan sát, so sánh 2

5.3 Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp 4

6 Kết cấu đề tài 4

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1: Cơ sở lý luận về trẻ em vi phạm pháp luật 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Khái niệm “Trẻ em” 5

1.1.2 Khái niệm “Vi phạm pháp luật” 5

1.1.3 Khái niệm “Quyền trẻ em” 5

1.2 Một số chính sách, pháp luật về trẻ em hiện nay 6

1.2.1 Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em 6

1.2.2 Quyền trẻ em tại một số quốc gia phát triển 7

1.2.3 Quyền trẻ em trong Pháp luật Việt Nam 7

Chương 2: Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay, những nguyên nhân, hệ lụy và giải pháp 9

2.1 Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật và các chính sách hiện nay tại nước ta 9

2.1.1 Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật 9

Trang 4

2.1.2.1 Một số chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em vi phạm pháp luật 12

2.1.2.2 Tình hình thực hiện chính sách - pháp luật đối với trẻ em vi phạm pháp luật 13

2.2 Nguyên nhân – Hệ lụy – Giải pháp cho vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật 15

2.2.1 Nguyên nhân 15

2.2.1.1 Nguyên nhân chủ quan 15

2.2.1.2 Nguyên nhân khách quan 15

2.2.2 Hệ lụy của việc trẻ em vi phạm pháp luật 17

2.2.3 Giải pháp cho vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật 17

PHẦN KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là người chủ tương lai của đấtnước Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay gia đình được xem là tế bào của xã hội, nóluôn giữ vai trò và vị trí quan trọng, được xem là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môitrường thuận lợi để hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ em, góp phần vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, trong một đất nước đang đẩy mạnhphát triển kinh tế như Việt Nam hiện nay, các chính sách mở cửa thị trường, hội nhậpQuốc tế là bản lề then chốt để nâng cao vị thế quốc gia trong khu vực và thế giới Điều

đó đã và đang thôi thúc con người ta lao vào guồng quay của cuộc sống, bận rộn vớicông việc để kiếm thật nhiều tiền nếu không muốn bị tuột hậu đằng sau Dần dần, cái

mà con người theo đuổi là một đời sống vật chất đầy đủ mà họ quên đi rằng các giá trịtinh thần là thứ không thể tách rời trong cuộc sống “Cơm – Áo – Gạo – Tiền” mộtvòng luẩn quẩn không có điểm đầu, điểm kết làm cho những người cha, người mẹtrong gia đình không còn nhiều thời gian cho mái ấm thân yêu của mình nữa Thay vào

đó, họ phó mặc con mình cho trường lớp, thầy cô, bạn bè Cứ như vậy, những đứa trẻsống trong gia đình ngày càng ít đi tình thương, sự quan tâm của cha mẹ Đó là nói đếnnhững đứa trẻ vẫn còn may mắn để có một gia đình mặc dù đó chưa hẳn là một giađình đúng nghĩa Mà đâu đó trong xã hội này, còn nhiều lắm những đứa trẻ kém maymắn hơn khi các em không biết cha mình là ai, mẹ mình đang ở đâu, tình thương, mái

ấm là gì Chính tất cả những điều đó làm cho nhận thức của các em về môi trường xãhội ngày càng sai lệch Thiếu phương pháp giáo dục hợp lý, thiếu sự chỉ dạy về đạođức, lối sống, nhân cách đã biến các em thành những đứa trẻ vị kỷ, tư lợi, vì một lợiích cá nhân nhỏ hay thậm chí vì một chút bất hòa không đáng cũng khiến các em dùngtới vũ lực, “thủ đoạn” để giải quyết các vấn đề đó

Thực tế những năm gần đây cho thấy, tình trạng trẻ em phạm tội có chiềuhướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội Hành vi phạm tội củacác em không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đôi khi là đã có sự tínhtoán, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi Thậm chí một số trẻ em, đặc biệt nhiều là ởnhóm trẻ em lang thang đã hình thành các băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao

Số lượng các vụ án tăng nhanh, cùng với tính chất phức tạp của từng vụ án là nhữngthủ đoạn, hành vi có tính nguy hiểm đã để lại những hậu quả thương tâm, nhiều vụ ánđặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình nhưtội: “Cố ý gây thương tích”, “Giết người”, “Cướp tài sản”, “Trộm cắp tài sản”, cũng

đã được ghi nhận Tất cả những điều đó gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm

Trang 6

xôn xao dư luận xã hội và khiến cho các em phải vướng vào vòng lao lý khi tuổi đờicòn quá trẻ

Như vậy, trẻ em vi phạm pháp luật là đáng lên án hay nên đáng thương cho cácem? Rõ ràng trong Công ước về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc hay ngay cả trongHiến Pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều ghi rằng “Mọi trẻ em đềuphải được bình đẳng, được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em, được học tập, đượcchăm sóc sức khỏe, được vui chơi và phát triển toàn diện” Việc các em vi phạm phápluật bị giam giữ hay bị bắt đi cải tạo dù là vì lý do nào cũng không đáng xảy ra Cókhông ít trường hợp bị Tòa án xét xử, áp dụng mức phạt nghiêm khắc nhưng lại bịphản tác dụng làm cho tỷ lệ các em tái phạm còn nhiều hơn Vì vậy, việc nhân viênCông tác xã hội đi sâu vào đời sống của trẻ em đã từng vi phạm pháp luật, nghiên cứutâm lý, thấu hiểu, chia sẻ với các em Từ đó có thể đưa ra những giải pháp hiệu quảhơn trong phòng ngừa tội phạm trẻ em là điều hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lýluận và thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do trẻ em thực hiện trong giaiđoạn hiện nay

Nhận thấy được tầm quan trọng đó, tôi chọn “Thực trạng trẻ em vi phạm pháp

luật hiện nay – Những nguyên nhân, hệ lụy và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho

bài tiểu luận của mình

Trang 7

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu về thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay, những nguyênnhân, huệ lý của nó đến đời sống xã hội từ đó nhằm tìm ra những điểm khó khăn, hạnchế của vấn đề

- Đưa ra các quan điểm, giải pháp thực hiện nhằm hạn chế, ngăn ngừa tình trạngtrẻ em vi phạm pháp luật

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tiến hành thu thập số liệu về thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay,những nguyên nhân, hậu quả, khó khăn của vấn đề này

- Từ những số liệu thu thập được, tiến hành phân tích tổng hợp, đánh giá số liệu

về tình hình trẻ em vi phạm pháp luật

- Bằng sự hiểu biết và những nghiên cứu của bản thân, đưa ra những đề xuất,giải pháp cho các cấp chính quyền về những biện pháp thực hiện hiệu quả hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc trẻ em vi phạm pháp luật

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi khách thể: Trẻ em vi phạm pháp luật

- Phạm vi không gian: Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

- Phạm vi nội dung: Trong đề tài này tôi tập trung tìm hiểu thực trạng trẻ em viphạm pháp luật những năm gần đây Những nguyên nhân và hệ lụy của vấn đề này.Giải pháp ngăn ngừa tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật

4 Ý nghĩa của đề tài

4.1 Ý nghĩa lý luận

- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứukhoa học trong công tác xã hội vào trong bài tiểu luận để tìm hiểu và đánh giá chínhxác tổng quan, chính sách có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm vào kho tài liệu khoa học của khoaCông tác xã hội – Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), làm phong phú, trau dồithêm kho tàng kiến thức và lý luận khoa học xã hội về công tác xã hội với trẻ em vi

Trang 8

phạm pháp luật Là cái nhìn tổng quát, dẫn chứng cụ thể về thực trạng trẻ em vi phạmpháp luật dang diễn ra hiện nay Đây cũng sẽ là dữ liệu tham khảo để cho các bàinghiên cứu khác sau này.

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Bài tiểu luận làm rõ được thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật đang diễn ra hiệnnay Những nguyên nhân và hậu quả của vấn đề này đến đời sống xã hội và chính bảnthân, gia đình của các em Chỉ ra được những điểm bất cập trong quá trình xử lý, xửphạt các trẻ em vi phạm pháp luật Từ đó đề xuất cho các cấp chính quyền những giảipháp hay, hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp sưu tầm tài liệu

Thu thập các số liệu, báo cáo, vấn đề có liên quan trên Internet, tổng cục thống

kê, niên giám thống kê, các trang báo Online uy tín, làm số liệu, cơ sở lý luận chobài tiểu luận

5.2 Phương pháp quan sát, so sánh

Quan sát số liệu đã thu thập, so sánh các số liệu với nhau từ đó đưa ra những ví

dụ cụ thể hơn, dẫn chứng xác đáng về vấn đề nghiên cứu

5.3 Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp

Thống kê lại tất cả các số liệu, báo cáo liên quan sau đó phân tích tổng hợp mộtcách kĩ lưỡng các số liệu đã nêu để làm sáng tỏ vấn đề

6 Kết cấu báo cáo

- Phần Mở đầu

- Phần Nội dung

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về trẻ em vi phạm pháp luật+ Chương 2: Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay, nhữngnguyên nhân, hệ lụy và giải pháp

- Phần Kết luận và kiến nghị

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về trẻ em vi phạm pháp luật 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm “Trẻ em”

- Theo quy định tại Điều 1, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em ngày 21 tháng

11 năm 1989: “Trẻ em là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng vớitrẻ em có quy định tuổi trưởng thành sớm hơn”

- Theo quy định tại Điều 1, Luật trẻ em (2016) đưa ra định nghĩa: “Trẻ em làngười dưới 16 tuổi”

- Về mặt sinh học: “Trẻ em là người từ giai đoạn được sinh ra cho đến tuổi dậythì”

- Theo quan điểm Xã hội học: “Trẻ em là một nhóm người trong quá trình xãhội hóa”

1.1.2 Khái niệm “Vi phạm pháp luật”

- Hiện nay, không có một khái niệm chính thống nào giải thích cho thuật ngữ viphạm pháp luật và trẻ em vi phạm pháp luật Tuy nhiên, theo lý luận chung về Phápluật thì vi phạm pháp luật được hiểu là: “Hành vi làm trái luật và có lỗi do chủ thể cónăng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảovệ”

- Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đầy đủ bốn dấu hiệu:

+ Hành vi vi phạm pháp luật phải được biểu hiện ra bên ngoài, ra thếgiới khách quan, nó có thể tồn tại dưới dạng hành động hoặc không hành động Mọisuy nghĩ của con người không bao giờ được coi là vi phạm pháp luật

+ Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi phải trái với yêu cầu cụ thể củapháp luật đó Có nghĩa là, chủ thể vi phạm làm những điều pháp luật cấm hoặc khônglàm những điều mà pháp luật yêu cầu hoặc sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưngvượt quá giới hạn quy định

+ Hành vi vi phạm phải có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (lỗi ở đây

là sự ý thức, khả năng nhận thức, là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quảcủa hành vi trái vi phạm pháp luật đó)

+ Hành vi vi phạm pháp luật phải được thực hiện bởi chủ thể có năng lựchành vi

Trang 10

1.1.3 Khái niệm “Quyền trẻ em”

- Theo từ điển bách khoa toàn thư mở (Wikipedia): “Quyền trẻ em là nhữngquyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ

em được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau Việc xem xét quy định

và thực hiện quyền trẻ em phải xuất phát từ quan điểm của trẻ em, vì vậy quyền trẻ em

là những đặc lợi mà trẻ em được hưởng theo quy định của pháp luật”

1.2 Một số chính sách, pháp luật về trẻ em hiện nay

1.2.1 Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em

Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy địnhcác quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em Các quốc gia phêchuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế

Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc baogồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới Trong đó, trẻ em có 10 quyền

cơ bản như sau:

- Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo,nguồn gốc và bình đẳng giới;

- Quyền có tên gọi và quốc tịch;

- Quyền về sức khỏe và y tế;

- Quyền được giáo dục và đào tạo;

- Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển;

- Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụhọp;

- Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng vàhòa bình;

- Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, vàđược bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại;

- Quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ

an toàn;

- Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật

Trang 11

Ở Thái Lan, ngày 28/01/1958, Chính phủ đã thành lập Toà án người chưa thànhniên trung ương Mục đích của việc thành lập Toà án này là dành cho trẻ em và nhữngngười chưa thành niên dưới 18 tuổi một biện pháp xử lý đặc biệt khi họ vi phạm phápluật hình sự Thủ tục tố tụng của Toà án người chưa thành niên cũng đòi hỏi phải cócán bộ chuyên sâu hơn như các nhà tâm lý, y tế, giám sát, công tác xã hội Mục đích tốtụng với người chưa thành niên là tạo cho họ một cơ hội để sửa chữa, thay đổi hành vi

và mong muốn sau cùng là giúp họ trở thành những công dân tốt cho xã hội chứ khôngnhằm vào mục đích xử phạt các em như xử phạt người lớn

Ở Nhật Bản, có Luật người chưa thành niên, nhưng phân toà người chưa thànhniên của Toà án gia đình giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 20 tuổi Mụcđích của Luật người chưa thành niên là không trừng phạt những người chưa thành niênphạm tội mà "giúp đỡ cho họ phát triển tốt, tiến hành những biện pháp bảo vệ để thayđổi tính cách của người chưa thành niên phạm tội và tạo ra một môi trường giáo dục đểđiều chỉnh người chưa thành niên đã chót mắc phải sai lầm"

Ở Hà Lan, Luật hình sự đối với người chưa thành niên đã góp phần tích cực vàoviệc hoàn thiện ngành luật hình sự của Hà Lan Khi người chưa thành niên phạm tội,người ta cân nhắc và áp dụng các chế tài thay thế, chỉ được phép tiến hành theo thủ tục

tố tụng hình sự khi không còn cơ hội nào để có thể áp dụng chế tài thay thế Có hailoại chế tài thay thế được áp dụng với người chưa thành niên, đó là các dự án công tác(dịch vụ của cộng đồng đối với người chưa thành niên) và các dự án đào tạo Mục tiêuchung của các chế tài thay thế là tăng cường hệ thống giáo dục và hệ thống quản lý xét

xử người chưa thành niên mà hệ thống này sẽ giúp cho các em hạn chế được tái phạm.1.2.3 Quyền trẻ em trong Pháp luật Việt Nam

Tại nước ta, trong Hiến Pháp có nêu rõ “Mọi trẻ em đều phải được bình đẳng,được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em, được học tập, được chăm sóc sức khỏe,được vui chơi và phát triển toàn diện” Khoản 1, Điều 37, Hiến Pháp quy định “Trẻ emđược Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vàocác vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng,bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”

Theo đó, năm 1991 Đảng và nhà nước đã lần đầu tiên ban hành một luật phápchính thức cho trẻ em có tên là Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (1991) Đây

là bước ngoặc lớn nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của các chính sách pháp luật khácdành cho trẻ em về sau này Tuy nhiên luật này do còn khá mới nên chỉ có vỏn vẹn 05chương và 26 điều Đến năm 2004, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em đượcsửa đổi bổ sung bao gồm 05 và 60 điều, nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi

Trang 12

Đến năm 2016, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII, “Luật trẻ em” chính thức đượcthông qua với 07 chương và 106 điều Đây được xem là luật hoàn thiện nhất, bao quátnhất từ trước đến nay dành cho trẻ em đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Trong

đó, trẻ em có 25 quyền và 05 bổn phận gồm: Quyền sống; Quyền được khai sinh và cóquốc tịch; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyềnđược giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền giữgìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản; Quyền bímật đời sống riêng tư; Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên

hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi;Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóclột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền đượcbảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; Quyền được bảo vệ khỏichất ma túy; Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; Quyềnđược bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang;Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạtđộng xã hội; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyết tật;Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Ngoài ra, Luật trẻ em (2016) còn có quy định về 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt bao gồm: Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ; Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em không nơinương tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em vi phạm pháp luật;Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáodục trung học cơ sở; Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạolực; Trẻ em bị bóc lột; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em bị mua bán; Trẻ em mắcbệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có ngườichăm sóc

Ngày đăng: 17/10/2019, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), NXB. Chính trị Quốc gia Khác
2. Bộ Luật tố tụng Hình sự (2003), NXB. Chính trị Quốc gia Khác
3. Bộ Luật Dân sự (2015), NXB. Chính trị Quốc gia Khác
4. Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992), NXB. Tư Pháp Khác
4. Trần Đại Quang – Nguyễn Xuân Yên (2012), Giáo trình Tâm Lý học Tội phạm, NXB. Công an Nhân Dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w