1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Vi sinh vật - Chương 2: Virus doc

95 883 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Chương 2: VIRUS MỤC TIÊU: Sau khi phần học xong phần naỳ sinh viên nắm được: 1. Sự phát triển cuả ngành virut học và tầm quan trong cuả nó. 2.Virut là nhóm đối tượng đặc biệt cuả ngành virut học. 3.Các đặc điểm cuả virut. 4.Cấu taọ cuả virut. 5. Các kiểu chu trình sống cuả các virut ở vi khuẩn và ở động, thực vật. 6. Virut và bệnh tật. I/ LƯỢC SỬ PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU VIRUT. I.1 Phát hiện ra virut là tác nhân gây nhiều bệnh ở các loại cơ thể sống. Trước khi loài người biết đến bản chất cuả virut, nó đã là tác nhân gây nhiều bệnh truyền nhiễm. người ta đã tìm thấy dấu dấu vết gây bệnh virut trên người từ thời thượng cổ. năm 1884, Lui Paster khi nghiên cứu bệnh daị đã giả định rằng tác nhân gây bệng daị là một loại tế baò sống nhở hơn vi khuẩn và ông đề nghị sử dụng thuật ngữ virut dành cho loại bệnh không rõ nguồn gốc( virut _ tiến lalinh có nghiã là chất độc). _Năm 1892, Đ. I. Ivannôpxkii dã chứng minh rằng dịch qua lọc từ cây thuốc lá bị bệnh đốm thuốc lá có bản chất sống, có khả năng lây nhiễm và rút ra kết luận: tác nhân gây bệnh đốm thuốc lá là một loại vi sinh vật đi qua hết thaỷ các loại phểu lọc vi khuẩn. _Năm 1898, Beijerinck Martinus đã khẳng định kết luận cuả ivanopxkii và tính kí sinh bắt buộc cuả chúng: nguyên nhân gây bệnh đốm thuốc là lá do dịch chật độc sớng qua lọc. Chất dịch độc này chỉ gây bệnh tr6en mô sống cuả cây thuốc lá, có thể mất hoạt tính khi dun sôi, nhưng nếu sấy khô sẽ vẫn bảo toàn hoạt tính. Các vi sinh vật qua lọc này ngaỳ nay được gọi chung là vi rut. _Tiếp đó, các loại virut gây bệnh trên người, động vật và vi sinh vât cũng đã lần luợc được khám phá, ví dụ virut gây bệnh lở mồm lông mống ở đại gia súc có sừng, virut gây bệng số vàng ở châu phi, virut gây bệnh máu trắng ở gà, virut gây khối u ở gà. Năm 1915,F.W.Twort dã quan sát thất hiện tượng virut làn tan Micrococcus trên môi trường thạch. Năm 1917 Fellix D Herelle đã phân lập được virut làm tan Shigella disenteriae. Ông gọi virut kí sinh trên vi khuẩn là thực khuẩn. _Ngày nay danh sách các virut gây bệnh ở người và động thực vật ngaỳ cáng dài thêm, trong đó có hhiều loại virut gây bệnh cực ki nguy hiểm như HIV/AIDS, virut Ebola, virut Sart và cúm gà tuyp A(H5n1), virut ung thư gan, vòng họng, Burkit…. I.2 Nghiên cứu về hình thái, câu tạo hạt virut và xây dựng các phương pháp nghiên cứu virut. Ngành virut học cũng đã tiến những bước tiến rất dài về xây dựng phương pháp nghiên cứu toàn diện về bản chất virut. + Năm 1933 bằng phương pháp li tâm đặc biệt, Schllesinger thu được Phage ở dạng thuần chủng. +Năm 1940 nhờ có sự ra đời cuả kính hiển vi điện tử, người ta đã nhìn thấy virut đốm thuốc lá( Tabaco mosaic virut= TMV) và ngành virut học có những bước phát triển nhanh chóng. +Năm 1935 Stanley tinh thể hóa đuợc TMV. + Năm 1937 Bawden và Pirie đã thuần chủng TMV và xác điịnh được thành phần cấu trúc cuả hạt TMV gồm có axit nuclêic (ARN) và vỏ protein. + Mặt dù TMV là virut đuợc phát hiện sớm nhất nhưng các thí nghiệm sinh hoá và di truyền về sau này lại chủ yếu đuợc tiến hành trên phage. + Holmos (1929) đã xá định phương pháp đếm đơn vị nhiễm ở thực vât nhờ các vết hoại tử trên cây và lá. +Max Theiler (1937) đã đưa ra phương pháp nuôi cấy virut động vật trong phôi gà mở đầu sự nghiê cứu các virut động vật. Sự nuôi cấy thành công các virut trên các mô sống nhân tạo cuả Ender năm 1949 đã cho phép các nghiên cứu virut tiến hành thuận lợi hơn. Tiếp đó, năm 1952 Dulbelco đã đưa ra phương pháp đếm đơn vị nhiễm ở động vật nhờ nuôi cấy tế bào một lớp trong hộp petri. +Năm 1941 Hirst đã phát hiện khả năng làm ngưng kết hồng cấu cuả virut cúm đặt nền móng cho phương pháp chuẩn đóan các bệnh virut bằng huyết thanh và miễn dịch học virut. +Từ những năm 1960 các phuơng pháp huyềt thanh và miễn dịch học tiếp tục được phát triển và hoàn thiện. + Năm 1975 nhờ thành công cuả Kohler và Mils về tạo kháng thể đơn dòng mở ra một bước tiến mới trong việc hoán thiện các phuơng pháp nghiên cứu virut. II. ĐAỊ CƯƠNG VỀ VIRUT II.1 Tóm tắt về đặc điểm chính (tính chất) cuả virut: -Virut là một nhánh cuả sự sống, bao gồn nhửng thể sống siêu hiển vi, nằm ở ranh giới giữa phân tử hữu cơ lớn nhất( phân tử albumin 10 nm) và tế bào vi khuẩn nhỏ nhất ( Mycoplasma _ 150nm) đi qua màng lọc vi khuẩn không nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học, không lắng đọng trong máy quay li tâm thường. - Virut chỉ có kết cấu đaị phân tử, không có cấu tạo tế bào, thường được gọi là hạt virut chứ không goị là tế bào virut( virut particles). Thành phần cuả hạt virut chỉ bao gồm vỏ protein và lõi axit nucleic ( môt vài virut phúc tạp có màng bao bọc chứa thêm polisaccharit hoặc lipopolisaccharic) -Không có hệ thống trao đổi chất và năng lượng riêng. Khác với tất cả các loại vi sinh vật đã biết, hạt virut chỉ chứa một loại axit nucleic hoặc ADN hoặc ARN. Chí có axit nucleic mới giử chúc năng di truyền, protein và vỏ bọc chỉ giữ chức năng năng bảo vệ. -Virut là vi sinh vật kí sinh bắt buộc, chỉ sinh trưởng phát triển trong tế bào vật chủ sống. Khi ở ngoài cơ thể vật chủ vi rut chỉ có thể tồn tại ở dạng đại phân tử hoá học và có tính truyền nhiễm ( dạng virion). -Một số virut thực vật có khả năng hình thành tinh thể. Virut là nhóm đặc biệt cuả sinh giới và có khả năng gây bệnh trên tất cả các sinh vật khác từ vi khuẩn , nấm tảo nguyên sinh động vật đến thực vật và con người,. - Vì những tính chất rất đặc biệt như trên virut chưa được xếp vào bất cứ nhóm phân loại naò trong các hệ thống phân loại sinh giới. II.2 Những đặc điểm đặc trưng cuả virut II.2.1 Hình dạng, kích thước - Virut chưa có cấu tạo tế bào, mỗi virut không thể gọi là một tế bào mà được goị là hạt virut hay virion. Đó là một virut thành thục có cấu trúc hoàn chỉnh. Virut có nhiều dạng hình thái khác nhau. 1. hình dạng cầu đối xứng xoắn Dạng thường hay gập, đa số các virut gây bệnh cho người và động vật thường dạng này như virut cúm, virut quai bị, virut ung thư ở người và gia cầm, kích thước từ 100- 150 nm. Virut quai bị virut ung thư 2. Dạng hình que đối xứng xoắn Gồm hầu hết các virut gây bệnh cho thực vật như: virut đốm lá cây thuốc lá, virut đốm khoai tây, kích thước từ 15-250 nm. 3. Dạng hình khối đối xứng xoắn Cây đốm thuốc lá Gồm các virut có nhiều góc cạnh, có cấu tạo phức tạp như: virut đậu muà, virut khối u cuả nguời và động vật, virut đường hô hấp, kích thước từ 30-300nm. 4. Dạng hình tinh trùng Gồm hai phần: phần đầu có dạng hình khối saú cạnh, phần sau là đuôi có dạng hình que, goị là thực khuẩn thể (phage, bacteriophage) có kích thưóc biến động từ 10-250nm. Trừ virut đậu mùa có thể quan sát bằng kính hiển vi quang học, còn hầu hết tất cả các virut có kích thước khoảng 1,2 µm thì không thấy được. Về độ lớn thì virut họ Poxviridae có kích thước lớn nhất 250 nm và virut nhỏ nhất là virut thuộc họ Piconaviridae có kich thước khoảng 10- 20 nm. II.2.2 CÂÚ TRÚC CUẢ VIRUT Có thể khái quát cấu trúc của viut như sau: Vỏ Vỏ capsit Màng bọc + gai+enzim(ở một số virut) Hạt virut Lõi AND hoặc ARN enzym(ở một số virut) Tất cả các virus đều có cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản: lõi là acid nucleic (tức genom) và vỏ là protein gọi là capsid, bao bọc bên ngoài để bảo vệ acid nucleic. Phức hợp bao gồm acid nucleic và vỏ capsid gọi là nucleocapsid hay xét về thành phần hoá học thì gọi là nucleoprotein. Đối với virus ARN thì còn gọi là ribonucleoprotein Genom của virus có thể là ADN hoặc ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép, trong khi genom của tế bào luôn là ADN chuỗi kép, và trong tế bào luôn chứa hai loại acid nucleic, ADN và ARN. II.2.2.1Vỏ capsid: Capsid là vỏ protein được cấu tạo bởi các đơn vị hình thái gọi là capsome. Capsome lại được cấu tạo từ 5 hoặc 6 đơn vị cấu trúc gọi là protome. Protome có thể là monome (chỉ có một phân tử protein) hoặc polyme (có nhiều phân tử protein) Virut đâu mùa - Pentame (penton) có 5 protome nằm trên các đỉnh của khối đa diện, còn hexame (hexon) tạo thành các cạnh và bề mặt hình tam giác. - Capsid có khả năng chịu nhiệt, pH và các yếu tố ngoại cảnh nên có chức năng bảo vệ lõi acid nucleic - Trên mặt capsid chứa các thụ thể đặc hiệu, hay là các gai glicoprotein, giúp cho virus bám vào các thụ thể trên bề mặt tế bào. Đây cũng chính là các kháng nguyên (KN) kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch (ĐƯMD). - Vỏ capsid có kích thước và cách sắp xếp khác nhau khiến cho virus có hình dạng khác nhau. Có thể chia ra ba loại cấu trúc: đối xứng xoắn, đối xứng hình khối và cấu trúc phức tạp (Hình 1). Hình 1. Kích thước và hình thái của một số virus điển hình .Theo Presscott L. M. et al. , Microbiology. 6th ed. Intern. Ed. 2005. 1. Cấu trúc đối xứng xoắn: Sở dĩ các virus có cấu trúc này là do capsome sắp xếp theo chiều xoắn của acid nucleic. Tuỳ loại mà có chiều dài, đường kính và chu kỳ lặp lại của các nucleocapsid khác nhau. Cấu trúc xoắn thường làm cho virus có dạng hình que hay hình sợi ví dụ virus đốm thuốc lá (MTV), dại (rhabdo), quai bị, sởi (paramyxo), cúm (orthomyxo). ở virus cúm các nucleocapsid được bao bởi vỏ ngoài nên khi quan sát dưới kính hiển virus điện tử thấy chúng có dạng cầu. ( chen hinh) 2. Cấu trúc đối xứng dạng khối đa diện 20 mặt Hình của phòng thí nghiệm Ở các virus loại này, capsome sắp xếp tạo vỏ capsid hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều, có 30 cạnh và 12 đỉnh. Đỉnh là nơi gặp nhau của 5 cạnh thuộc loại này gồm các virus adeno, reo, herpes và picorna. Gọi là đối xứng vì khi so sánh sự sắp xếp của capsome theo trục. Ví dụ đối xứng bậc 2, bậc 3, bậc 5, vì khi ta xoay với 1 góc 1800 (bậc 2), 1200 (bậc 3) và 720 (bậc 5) thì thấy vẫn như cũ. Các virus khác nhau có số lượng capsome khác nhau. Virus càng lớn, số lượng capsome càng nhiều. Dựa vào số lượng capsome trên mỗi cạnh có thể tính được tổng số capsome của vỏ capsid theo công thức sau: N= 10(n-1)2+2 Trong đó N- tổng số capsome của vỏ capsid, n-số capsome trên mỗi cạnh. Hình 2. A. Sơ đồ virus hình que với cấu trúc đối xứng xoắn (virus khảm thuốc lá). Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của acid nucleic. B- Sơ đồ virus đa diện đơn giản nhất. Mỗi mặt là một tam giác đều. Đỉnh do 5 cạnh hợp lại. Mỗi cạnh chứa 3 capsome. C- Sự đối xứng của hình đa diện thể hiện khi quay theo trục bậc 2 (1800), bậc 3 (1200) và bậc 5 (720). Theo J. Nicklin et al., Instant Notes in Microbiology, Bios Scientific Publisher, 1999 đại diện kiểu cấu trúc khối có các loại: virut đường hô hấp,virut đường ruột, virut khối u…. 3. Virus có cấu tạo phức tạp Một số virus có cấu tạo phức tạp, điển hình là phage và virus đậu mùa. Phage có cấu tạo gồm đầu hình khối đa diện, gắn với đuôi có cấu tạo đối xứng xoắn. Phage T chẵn (T2, T4, T6) có đuôi dài trông giống như tinh trùng, còn phage T lẻ (T3,T7) có đuôi ngắn, thậm chí có loại không có đuôi Virus đậu mùa có kích thước rất lớn, hình viên gạch. ở giữa là lõi lõm hai phía trông như quả tạ. Đối diện với hai mặt lõm là hai cấu trúc dạng thấu kính gọi là thể bên. Bao bọc lõi và hai thể bên là vỏ ngoài. II.2.2.2. Axit nucleic Nằm ở giữa hạt virut tạo thành lõi hay hệ gen của virut, chứa axit nucleic, mỗi loại virut đếu có một trong hai axit nucleic hoặc AND hoặc ARN. Những virut có cấu trúc AND phần lớn mang AND sợi lép, còn virut mang Arn thì chủ yếu dạng sợi đơn. Axit nucleic chủ yếu là vât liệu được mã hoá mang thong tin di truyền của virut, hầu hết các virut thực vật chứa ARn, virut gây bệnh cho người và động vật một số chứa AND, một số chứa ARN, còn thực thể khuẩn(phage) thì luôn luôn chứa AND. Trong dạng virut que, axit nucleic xắp xếp như một mạch xoắn vòng, giống như hình lò xo xoắn ốc. Trong d ạng virut hình khối, hình cầu và phần đầu của phage thì axit nuleic nằm cuộn tròn chính giữa trong như cuộn len rối. Axit nuleic của virut chỉ chiếm từ 1-2% khối lượng của hạt virut,nhưng có chức năng đặc biệt quan trọng: + các axit nuleic mang mật mã di truyền đặt trưng cho từng virut. + axit nuleic quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virut trong từng tế bào cảm thụ. + axit nuleic quyết định chu ki nhân lên cùa virut trong từng tế bào cảm thụ. + axit nuleic mang tính bán kháng nguyên trong từng tế bào cảm thụ. II.2.2.3 Cấu trúc riêng 1. Cấu trúc bọc ngoài hay vỏ bọc ngoài(envelop) Một số virut bên ngoài capsit còn có một màng bao, gọi là envelop, cấu tạo bởi lipoprotein, trên màng bao còn có thể có them gai nhú (spike) bám xung quan. Màng này thực chất là màng tế bào chất của vất chủ nhưng đã bị virut cải tạo thành và mang tính kháng nguyên đặt trưng cho virut, màng bao có thể bị các dung môi hòa tan virut phá hủy. Cấu trúc vỏ ngoài của virut có một số chức năng sau: + Tham gia vào sự của virut trên các vị trí thích ho71pcua3 tế bào cảm thụ, như chất hemagglutinin của virut cúm. + Tham gia vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng virut ra khỏi tế bào. + Vỏ bọc ngoài giúp cho virut giữ được tính ổn định của kích thước. +Tạo nên các kháng nguyên đặcc hiệu trên bề mặt virut. 2. Enzym Trong thành phần cấu trúc của virut có một số enzyme, đó là những enzyme cấu trúc, chúng gắn với cấu trúc của hạt virut hoàn chỉnh. Các enzyme cấu trúc thường gặp là Neuraminidaza, AND và ARN polimeraza, men sao chép ngược(reverse transcriptase). Mỗi enzyme cấu trúc có những chức năng riêng trong chu kì nhân lên của virut trong tế bào cảm thụ và chúng cũng mang tính kháng nguyên riêng đặt hiệu cho mội loại virut. 3.Tiểu thể bao hàm(inclusion) Trong tế bào động vật và thực vật bị nhiễn vi rut, có thể xuất hiện những hạt nhỏ trong nhân hoặc trong tế bào tương, có kích thước và bắt màu đặc trưng nên có thể nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi quang học được, đồng thời dựa vào đó có thể dự đoán gián tiếp sự nhiễm virut trong tế bào.Bản chất của các hạt này có thể là do các hạt virut ko6ng giải phóng khỏi tế bào hoặc có thể là do thành phần cấu trúc của virut chưa được lắp ráp thành hạt virut mới, cũng có thể là các hạt phản ứng của tế bào khi nhiễn virut, những hạt đó gọi là tiểu thể bao hàm hay thể ẩn nhập(inclusion). Ví dụ trong nguyên sinh chất tế bào của người mắt đậu mùa có tiểu thể bao hàm Guarnieri, ở gà mắt bệnh đậu có tiểu thể bao hàm Bollinge, trong nguyên sinh chất tế bào thần kinh trung ương của người mắt bệnh dại có tiểu thể bao hàm Negri. III Chu trình nhân lên của virut trong tế bào vật chủ _Virus không có khả năng sống độc lập, chúng sống ký sinh trong tế bào sống. Kết quả của quá trình ký sinh có thể xảy ra 2 khả năng: • Khả năng thứ nhất là phá vỡ tế bào làm tế bào chết và tiếp tục xâm nhập rồi phá vỡ các tế bào lân cận. • Khả năng thứ 2 là tạo thành trạng thái tiềm tan trong tế bào chủ, nghĩa là tạm thời không phá vỡ tế bào mà chỉ hoạt động sinh sản cùng nhịp điệu với tế bào chủ. Ở những điều kiện môi trường nhất định, trạng thái tiềm tan có thể biến thành trạng thái tan phá vỡ tế bào. _Những virus có khả năng phá vỡ tế bào gọi virus độc, những virus có khả năng tạo nên trạng thái tiềm tan gọi là virus không độc.  Quá trình hoạt động của virus độc: Quá trình của virus độc chia làm 4 giai đoạn: +giai đoạn 1: Giai đoạn hấp thụ của hạt virus tự do trên tế bào chủ: Các hạt virus tự do tồn tại ngoài tế bào không có khả năng hoạt động, chúng ở trạng thái tiềm sinh gọi là hạt Virion. Khi gặp tế bào chủ, phụ thuộc vào tần số va chạm giữa hạt virion và tế bào, va chạm càng nhiều càng có khả năng tìm ra các điểm thụ cảm trên bề mặt tế bào gọi là các receptor. Lúc đó điểm thụ cảm của tế bào chủ và gốc đuôi của virus kết hợp với nhau theo cơ chế kháng nguyên - kháng thể nhờ có thành phần hoá học phù hợp với nhau. Kết quả là virus bám chặt lên bề mặt tế bào chủ. Mỗi loại virus có khả năng hấp thụ lên một hoặc vài loại tế bào nhất định. Điều này giải thích được tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh cho một vài loại nhất định. +giai đoạn 2:Giai đoạn xâm nhập của virus vào tế bào chủ: Quá trình xâm nhập của virus vào tế bào chủ xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau phụ thuộc vào từng loại virus và tế bào chủ. Ở thực khuẩn thể T4 sau khi virus bám vào điểm thụ cảm của tế bào chủ, nó tiết ra men Lizozym thuỷ phân thành tế bào vi khuẩn. Sau đó dưới tác dụng của ATP - aza bao đuôi của phage co rút làm cho trụ đuôi xuyên qua thành tế bào và phân tử ADN được bơm vào bên trong tế bào chủ. Vỏ capxit vẫn nằm ở ngoài. Người ta chứng minh được cơ chế trên nhờ phương pháp nguyên tử đánh dấu. Ngoài cơ chế trên còn có một số cơ chế khác: ở một số virus động vật, sau khi tiết ra men phân huỷ thành tế bào chủ, toàn bộ hạt virion lọt vào trong tế bào, sau đó các men bên trong tế bào mới tiến hành phân huỷ vỏ Capxit giải phóng ADN. Người ta gọi là quá trình này là quá trình “cởi áo”. Một số tế bào chủ lại có khả năng bao bọc virion rồi “nuốt” theo kiểu thực bào. Sau đó có quá trình “cởi áo” giải phóng ADN của virus. + giai đoạn 3: Giai đoạn sinh sản của virus trong tế bào chủ (sao chép và nhân lên). Quá trình sinh sản của virus còn gọi là sự nhân lên của chúng. Đây là vấn đề rất hấp dẫn của sinh học phân tử trong thời gian gần đây. Bằng các phương pháp hiện đại người ta đã làm sáng tỏ quá trình nhân lên của virus. Sau khi phân tử ADN của virus lọt vào tế bào chủ, quá trình tổng hợp ADN của tế bào chủ lập tức bị đình chỉ. Sau đó quá trình tổng hợp protein của tế bào cũng ngừng và bắt đầu quá trình tổng hợp các enzym này còn gọi là protein sớm vì nó là những protein được tổng hợp đầu tiên sau quá trình xâm nhập. Khi các enzym này được hoàn thành, bắt đầu xúc tác cho quá trình tổng hợp ADN của virus bằng nguyên liệu ADN của tế bào chủ bị phân huỷ. Sau khi các phân tử ADN virus được tổng hợp đến một số lượng nhất định quá trình này ngừng và bắt đầu quá trình tổng hợp Protein muộn bao gồm vỏ Capxit của virus và các enzym có trong thành phần của virus trưởng thành. Các quá trình này được tiến hành do sự điều khiển của bộ gen virus. Như vậy, 2 phần vỏ và lõi virus được tổng hợp riêng biệt. + giai đoạn 4: Giai đoạn lắp ráp hạt virus và giải phóng chúng ra khỏi tế bào: Giai đoạn này còn gọi là sự chín của virus. Sau khi các bộ phận của virus được tổng hợp riêng biệt (axit nucleic, vỏ capxit, bao đuôi, [...]... sinh chat Herpesvisudae Herpervirus Poxviridae Orthopoxvirus Avipoxvirus Capripoxvirus Leporixvirus Parapoxvirus Entomopoxvirus Picornaviridae Enterivirus Rhinovirus Calicivirus Reoviridae Reovirus Orbivirus Togaviridae Alphavirus Flavivirus Ribivirus Pestivirus Orthomyxoviridae Inluuenzavirus Paramyxoviridae Paramyxovirus Morbillivirus Retrovoridae Onornamavirinae Lentivirinae Spumavirinae Rhabdoviridae... kính của virion virion Vỏ bọc của virion Dạng và cấu trúc của axt nucleic Pravoviridae Parovirus Densovirus Adeno_assovirus Papovaviridae Papillomavirus Polimavirus Adenoviridae Mastadenovirus Aviadenovirue Iridoviridae Iridovirus Khối 1 8-2 6 Không AND sợi đơn Vị trí nhân lên của virut trong tế bào Nhân Khối Không AND Sợi kép Nhân Nhân Khối 4 4-5 5 55 45 7 0-9 0 Không AND sợi kép Nhân Khối 13 0-3 00 Có AND... Rhabdoviridae Vesiculovirus Lyssavirus Sigmavirus Bunyavirudae Bunyavirus Arenavirudae Arenavirus Coronviridae coronavirus Khối Phức tạp 12 0-1 50 30 0-4 50 170_260 Có Có Vỏ phức tạp 2 0-3 0 Khối nguyên sinh chất nguyên sinh chất nguyên sinh chất ARN sợi đơn ARN sợi đơn ARN sới đơn nguyên sinh chất nguyên sinh chất nguyên sinh chất 8 0-1 20 Trụ ARN Sợi đơn không 4 0-7 0 Khối nguyên sinh chất ARN sợi đơn 3 5-4 0 Khối nhân... Khối nhân ARn sợi kép không 6 0-8 0 AND sợi kép AND sợi kép 150 Khối 100 Có có Trụ 13 0-3 00 có ARN sợi đơn nguyên sinh chất 9 0-1 00 có ARN sợi đơn nguyên sinh chất 5 0-5 00 có 100 có ARn sợi đơn ARn nguyên sinh chất nguyên sợi đơn sinh chất CHƯƠNG IV SINH LÍ HỌC VI SINH VẬT 4.1 DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT Các chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật là bất kỳ chất nào được vi sinh vật hấp thụ từ môi trường xung... đổi, nhờ vi c điều chỉnh tự động CHƯƠNG 5 DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở VI SINH VẬT 5.1 DI TRUYỀN Ở VI SINH VẬT 5.1.1 Đặc điểm di truyền vi sinh vật + Vi sinh vật có cấu tạo rất đơn giản, cho nên trong di truyền ở vi sinh vật có sự sai khác nhất định so với sinh vật bậc cao + Tế bào VSV thường đơn bội, sinh sản VSV cực nhanh, do đó nghiên cứu di truyền VSV bitees được két quả nhanh hơn ở các sinh vật bậc cao... 1% Vitamin cũng có sự khác nhau rất lớn về nhu cầu của vi sinh vật Có những vi sinh vật tự dưỡng chất sinh trưởng, chúng có thể tự tổng hợp ra các vitamin cần thiết Nhưng cũng có nhiều vi sinh vật dị dưỡng chất sinh trưởng, chúng đòi hỏi phải cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau với liều lượng khác nhau 4.1.1 Nguồn thức ăn cacbon của vi sinh vật Căn cứ vào nguồn thức ăn cacbon người ta chia sinh vật. .. chất sinh trưởng của vi sinh vật Một số vi sinh vật muốn phát triển cần phải được cung cấp những chất sinh trưởng thích hợp nào đó Đối với vi sinh vật chất sinh trưởng là một khái niệm rất linh động Chất sinh trưởng có ý nghĩa nhất là những chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của một loài vi sinh vật nào đó không tự tổng hợp được ra chúng từ các chất khác Như vậy những chất được coi là chất sinh. .. người VI PHÂN LOẠI VIRUT 1 Dựa vào cơ thể bị bệnh do virut Virut thực vật (phytophagineae) Virut động vật (zoophagineae) Virut vi khuẩn (phagineae) Virut côn trùng 2 Dựa vào tính chất dịch tễ và tính chất lâm sàng của bệnh Bệnh do virut đường hô hấp Bệnh do virut đường ruột Bệnh do virut hướng bì Bệnh do virut hướng thấn kinh Bệnh do virut hướng nội tạng 3 Dựa vào cấu trúc và đặc điểm sinh học Họ virut... ARN của virus được phân mã thành ADN nhờ một enzim đặc biệt là một enzim phiên mã ngược ADN của virus di truyền vào trong nhân và lồng ghép với ADN của tế bào bị nhiễm trở thành ADN tiền virus, tồn tại ở đó một cách thầm lặng Khi tế bào bị nhiễm phân chia, ADN tiền virus cũng được chuyển cho tế bào con ADN tiền virus có thể sản sinh ra các protein virus, tổng hợp các proten đó và hình thành các virus. .. (chemoorganoheterotrop hy) Hoá năng (vô cơ), H2, H2S, Fe2+, NH3 hoặc NO 2-, CO2 Hoá năng (hữu cơ); Chất hữu cơ Vi khuẩn oxi hoá S, Vi khuẩn hydrogene, vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn oxi hóa sắt Động vật nguyên sinh, nấm, phần lớn các vi khuẩn không quang hợp (bao gồm cả các vi khuẩn gây bệnh) Nguồn thức ăn nitơ của vi sinh vật Nguồn nitơ dễ hấp thụ nhất đối với vi sinh vật là NH3 và NH4+ Muối nitrat là nguồn thức ăn nitơ . chết người. Retrovirus là một họ virus phổ biến ở các loài động vật và ít phổ biến hơn ở người. Họ virus này có dạng hình cầu, bên ngoài có vỏ lớp pepton và Virus bệnh dại Virus vi m gan B bên. một loại virus cho tế bào thì vi c gây nhiễm virus khác sẽ bị ức chế. Hiện tượng ức chế này không có tính đặc hiệu đối với virus. Các virus hoàn toàn khác nhau có thể ức chế nhau, ví dụ virus AND. nhiễm phân chia, ADN tiền virus cũng được chuyển cho tế bào con. ADN tiền virus có thể sản sinh ra các protein virus, tổng hợp các proten đó và hình thành các virus mới. Các virus mới này phá huỷ

Ngày đăng: 11/07/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình của phòng thí nghiệm - Vi sinh vật - Chương 2: Virus doc
Hình c ủa phòng thí nghiệm (Trang 6)
Sơ đồ hoá năm giai đoạn phát triển của phage độc: - Vi sinh vật - Chương 2: Virus doc
Sơ đồ ho á năm giai đoạn phát triển của phage độc: (Trang 12)
SƠ ĐỒ SẢN XUẤT CÁ TƯƠI - Vi sinh vật - Chương 2: Virus doc
SƠ ĐỒ SẢN XUẤT CÁ TƯƠI (Trang 94)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w