DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở VI SINH VẬT 5.1 TRUYỀN Ở VI SINH VẬT
b. Biến dị genotip ( đột biế n)
Biến dị genotip là những biến dị đột ngột, xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không dự định trước và không liên tục ở một số cá thể hiếm hoi ( 1x 10-5 đến 1x10- 8) của một quần thể sinh vật. chúng tương đối độc lập với môi trường xung quanh, có tính chất cố định, vĩnh cửu, di truyền.
Những tác nhân gây đột biến vật lý (tia phóng xạ hoặc hóa học chỉ làm tăng gấp bội tần số của đột biến này)
5.2.2 Những biểu hiện của sự đột biến ở vi khuẩn - Có khả năng phát sinh đột biến
- Dạng khuẩn lạc phát triển trên môi trường dinh dưỡng đặc - Sự hình thành sắc tố trên môi trường chon lọc
- Sự hình thành nội tử
- Khả năng tổng hợp một chất chuyển hóa hoặc một yếu tố sinh trưởng - Khả năng lên men đường
- Độc lực của vi sinh vật kiểm tra bằng cách tiêm nhiễm qua động vật thí nghiệm.
- Tính kháng nguyên kiểm tra bằng cách cấy trên môi trường có huyết thanh đặc hiệu
- Sự mẫn cảm đối với kháng sinh
5.2.3. Thể đột biến tự phát và thể đột biến cảm ứng a. Thể đột biến tự phát a. Thể đột biến tự phát
Người ta phát hiện các thể đột biến từ môi trường chọn lọc. những sự chọn lọc trực tiếp này có thể làm xuất hiện một thể đột biến chứ không phát hiện sự có mặt của một thể đột biến hình thành từ trước.
Có hai phương pháp được áp dụng: phương pháp thứ nhất để chứng minh sự có mặt của những thể đột biến tự phát có trước khi phân lập trên môi trường chọn lọc ( phương pháp thống kê )
Phương pháp thứ hai là phương pháp thực nghiệm theo kĩ thuật đóng dấu Lơdebec.
b. Thể đột biến cảm ứng bằng nhũng tác nhân gây đột biến
Các tác nhân gây đột biến có thể làm tăng rất nhiều lần tần số đột biến. đó là các tác nhân vật lý như: tia phóng xạ ( tia X, tia tử ngoại ) có cường độ thấp hoặc những tác nhân hoá học ( oxi già, axit nitoric, cacbua hidro gây ung thư ).
c. các loại thể đột biến
- Biến dị của khuẩn lạc vi khuẩn
- Thể đột biến hóa sinh hoặc dinh dưỡng thể đột biến sinh trưởng - Những thể đột biến đề kháng
Tóm lại: đột biến là một quá trình gây ra do tác nhân đột biến tác động lên các
cấu trúc của gen, gây ra những sai sót trong quá trình sao lại AND.
5.3 NHỮNG THÀNH TỰU TRONG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN VI SINHVẬT VẬT
5.3.1. Các phương pháp chọn lọc giống không dùng tác nhân gây đột biến
- Phương pháp chọn lọc tự nhiên: dựa vào mục tiêu và yêu cầu sản xuất mà từ đó chọn được những nòi VSV thích nghi và tồn tại trong môi trường theo ý muốn.
- Phương pháp chọn lọc nhân tạo: theo phương pháp này người ta tách những nòi VSV mang những dấu hiệu hữu ích cần thiết từ quần thể VSV nuôi cấy trên môi trường đặc, môi trường phân lập thạch điãhoặc thạch phân lập đặc biệt và chọn lọc những khuẩn lạc điển hình đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Sử dụng cơ chế lai: người ta phối 2 dạng vi sinh vật để tạo thể lai có những dấu hiêu trội của VSV bố mẹ (lai lưỡng bội) hoạc có thể kết hợp các tính trạng của bố mẹ ( tái tổ hợp ).
5.32. Các phương pháp chọn lọc giống dùng tác nhân gây đột biến - Tạo giống vi sinh vật bằng tác nhân sinh học
- Tạo giống vi sinh vật bằng tác nhan hóa học - Tạo giống vi sinh vật bằng các tác nhân vật lý
CHƯƠNG 6
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐẾN VI SINH VẬT VÀ SỰPHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN