II /SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔ
a/ Nguyên liệu thô
Thành phần hoá học và vi sinh học của cây ảnh hưởng đến chất luợng của quá trình ủ. Hàm lượng ẩm, lượng cácbon trong nước (WSC), hàm lượng protein, khả năng làm chất đệm (BC) và yếu tố vi sinh vật là những nhân tố quan trọng. BC được xác định là hàm lượng kiềm cần có để làm thay đổi độ pH của 1 kg DM từ 4 lên 6. Các cây họ đậu cũng có lượng BC cao (600) so với cỏ (265) và có hàm lượng WSC ít hơn. Hầu hết lượng BC là do anions tạo ra (80-90%), phần còn lại là do protein. Trước khi thu hoạch, cây vụ thường có rất nhiều vi khuẩn, chủng loại và số lượng vi khuẩn khác nhau đối với từng loại cây vụ và thay đổi theo môi trường. Trong quá trình cắt đoạn thức ăn, số lượng vi khuẩn acid lactic (LAB) thường tăng lên. Theo các thông số nói trên thì ngô nếu được thu hoạch ở thời điểm thích hợp sẽ là loại cây lý tưởng cho việc ủ si lô với hàm DM từ 30-40%, ít BC, lượng WSC cao và lượng protein thấp.
b/ Thu hoạch
Thời gian thu hoạch có tính chất quyết định đối với giá trị dinh dưỡng, hàm lượng DM, và quá trình lên men. Chiều dài thân cây cũng là nhân tố quan trọng (giúp cho bò dễ tiêu hoá và tránh bị bẩn do đất bám vào). Sau khi thu hoạch, quá trình enzym bắt đầu: hấp thụ kỵ khí và sinh nhiệt. Việc hấp thụ kỵ khí cao gắn liền với hàm DM thấp, nhiệt độ cao và dẫn đến việc mất dinh dưỡng. Đồng thời quá trình
phân giải protein diễn ra. Mức độ phân giải khác nhau tuỳ thuộc vào hàm DM, tốc độ PH và loại thức ăn.
c/ Phơi héo
Sau khi phơi héo, cần phải đạt được 30% DM và phải hạn chế tới mức thấp nhất vịêc hấp thụ và tiêu hao WSC (tới 0.3%/giờ ở nhiệt độ cao và hàm lượng DM thấp). Nếu dưới 30% DM thì sẽ sinh ra chất phế thừa và làm mất OM (như đường, khoáng chất, protein và NPN) và các vấn đề về sinh thái (BOD cao hơn 100 lần so với rác thải gia đình). Trong khi phơi héo có đến 50% lượng protein bị mất do có sự phân giải protein)