- Tự dưỡng hoá năng vô cơ (chemolithoautotrphy)
4.2 HÔ HẤP VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LÊN MEN 1 HÔ HẤP HIẾU KHÍ VÀ KỊ KHÍ
4.2.1 HÔ HẤP HIẾU KHÍ VÀ KỊ KHÍ
Thông thường khi chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử thì người ta gọi là quá trình hô hấp và vi sinh vật thuộc dạng này gọi là vi sinh vật hiếu khí. Khi chất nhận electron cuối cùng là một chất khác không phải là oxi tự do, thì gọi là quá trình lên men và tác nhân gây lên men gọi là vi sinh vật kị khí.
Trong số các cơ thể kị khí có loại có thể dùng chất nhận electrron là chất hữu cơ, loại khác – chất vô cơ. Đối với loại đầu, người ta gọi là lên men (nghĩa hẹp), đối với loại sau người ta gọi là hô hấp kị khí.
- Hô hấp đối với một vi khuẩn là do nó có một chuỗi vận chuyển electron liên kết ở màng tế bào và sự đi vào của một dòng electron theo một chiều và một dòng tương đương các proton theo chiều ngược lại, mà hợp chất làm chất nhận electron cuối cùng có thể là O2, NO3-, hợp chất hữu cơ, …
- Lên men để chỉ sự có mặt của chuỗi vận chuyển electron nằm trong tế bào chất, không có sự tự động đi qua của dòng electron hoặc proton ở phần bên này và phần bên kia của tế bào. Về phương diện chuyển hoá năng lượng, lên men cũng là một quá trình oxi hoá khử, nhung chất nhận electron cuối cùng là các hợp chất hữu cơ, chứ không phải là các phân tử oxi. Quá trình này cũng giải phóng năng lượng nhưng ít hơn nhiều so với quá trình hô hấp.
Oxi hoá hoàn toàn một phân tử glucozơ (hô hấp) thành CO2 và H2O trung bình sinh ra được 2800kJ, trong khi lên men một phân tử glucozơ thành axit lactic chỉ giải phóng được 94kJ