VẬT
1. Ảnh hưởng của các nhân tố vật lí
Ảnh hưởng độ ẩm
Hoạt động của vi sinh vật điều liên quan đến nước, VSV cần nước ở trạng thái tự do, do đó quá trình trao đổi chất nếu thiếu nước sẽ có hiện tượng loại nước ra khỏi tế bào, làm cho tế bào có thể bị chết.
Nhiệt độ
- Khi nhiệt độ thấp dưới 00C làm ngừng quá trình sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật
Ứng dụng: để bảo quản giống vi sinh vật, thức ăn và các vật liệu cần thiết - Khi nhiệt độ cao hơn 00CVSV có sự sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại VSV đều có nhiệt độ thấp nhất, cao nhất và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của riêng nó.
Ứng dụng: để khử trùng dụng cụ, nguyên liệu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, y tế, VSV học…
Áp suất thẩm thấu
Màng tế bào là một màng bán thấm, nồng độ chất hòa tan trong dung dịch mà VSV tồn tại quyết định áp suất thẩm thấu.
Ứng dụng: thường dùng muối, đường nồng độ cao trong bảo quản và chế biến thực phẩm.
Các tia bức xạ
Đa số VSV không cần ánh sáng, tác động của ánh sáng mặt trời có thể trực tiếp làm phá hủy tế bào, hoặ gián tiếp tạo ra các chất độc trong môi trường, gây hại cho VSV.
Ứng dụng: các tia bức xạ được sử dụng trong khử trùng, tiêu độc, trong bảo quản, chế biến và công tác y, VSV học.
2. Ảnh hưởng của các nhân tố hóa học
Độ pH
Giới hạn pH của sự sinh trưởng là giới hạn pH từ cực tiểu đến cực đại mà VSV có khả năng sinh trưởng. Trong giới hạn này có pH thích hợp nhất, mà ở đó VSV có sự sinh trưởng và phát triển cao nhất. đa số VSV thích ứng ở pH 4,5 – 9,0.
Các chất xác trùng, ức chế, diệt khuẩn
-Chất xác trùng là những chất có thể gây chết VSV gây bệnh hoặc không gây bệnh nhưng không giết chết được nha bào.
- Chất ức chế là những chất làm ngừng quá trình sinh trưởng, phát trienr, VSV không bị giết mà ở trạng thái tiềm tàng.
- Chất diệt khuẩn: là những chất có thể giết toàn bộ vi khuẩn kể cả nha bào ( hay bào tử), một chất vừa xác trùng, ức chế hay diệt khuẩn… tùy thuộc vào nồng độ, thời gian, loại VSV tác động và các yếu tố khác.
Các chất hóa trị liệu: gồm những chất có thể tổng hợp được bằng phương
pháp hóa học. có tác dụng độc đối với VSV nhưng không gây hại cho động vật.
Chất kháng sinh: là chất do VSV sinh ra, ngay ở nồng độ thấp kgangs sinh
cũng có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các VSV một cách đặc hiệu, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vi khuẩn hoặc một nhóm vi khuẩn bằng cách gây rối loạn phản ứng VSV ở ngưỡng phân tử.
Tiêu độc, khử trùng, tiệt trùng
•Cơ chế tác dụng của các yếu tố tiêu độc, khử trùng
Gây tổn hại đến màng nguyên sinh chất, làm thay đổi tính thấm của màng, trở ngại đến quá trình trao đổi chất.
Gây tổn hại đến thành phần nguyên sinh chất tế bào, làm trở ngại hoặc ngừng các phản ứng trao đổi chất.
Gây nên sự kìm hãm hoặc mất hoạt tính men trong tế bào.
Thay đổi quá trình sinh tổng hợp trong tế bào làm hình thành các chất không cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.
Phá vỡ hoặc hủy hoại toàn bộ tế bào.
•Tiêu độc, khử trùng: tiêu độc là biệ pháp loại trừ và tiêu diệt mầm bệnh ở ngoại cảnh bên ngoài cơ thể người và động vật, khử trùng là một biện pháp laoij trừ hoàn toàn VSV có trong một môi trường nào đó bằng cách tiêu diệt hay loại bỏ chúng.
Biện pháp tiêu độc khử trùng
- Bằng các chát hóa học - Bằng nhiệt độ
- Bằng phương pháp lọc
3. Tác động của các yếu tố sinh vật học
•Quan hệ cộng sinh: là mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa hai sinh vật khác nhau, hoạt động sống của sinh vật này sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kia và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng khó tách rời. nếu chúng tách rời sẽ ảnh hưởng đến hoạt đọng sống của chúng.
•Quan hệ tương hổ: không có sự ràng buộc một cách chặt chẽ giữa các sinh vật trong mối quan hệ này, chúng có thể tách rời nhau, không cần đến nhauvaf giữa chúng chỉ có một bên nhận mà không hề có sự giúp đỡ bên kia.
•Quan hệ đối kháng: đây là mối quan hệ không có lợi, gây ra những ảnh hưởng hạn chế hoặc tiêu diệt loại trừ nhau biểu hiện trên các mặt như tranh chấp chất dinh dưỡng, tiết ra những sản phẩm độc hại.
•Quan hệ kí sinh: là mối quan hệ giữa hai cá thể mà một bên có lọi, một bên bị hại.