Vi tảo ứng dụng trong sản xuất giống thủy sản

Một phần của tài liệu Vi sinh vật - Chương 2: Virus doc (Trang 84 - 87)

II /SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔ

1. Vi tảo ứng dụng trong sản xuất giống thủy sản

Thành tựu nhgien cứu ứng dụng vi tảo

- Những kết quả nghiên cứu cho thấy tảo biển Chlorella có nhiều triển vọng ứng dụng tại VN, là nguồn sản xuất biodiesel phong phú mà không xâm hại an ninh lương thực như những loại cây trồng lấy dầu biodiesel khác.

Đặc biệt, tảo có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào có đủ ánh sáng, kể cả vùng hoang hoá, nước mặn, nước thải, lại có khả năng làm sạch môi trường nước thải.

Để nuôi tảo, chỉ cần ánh sáng, CO2, nước và dinh dưỡng có thể là phân hoá học hoặc phân chuồng. Tảo giống thường nuôi trong phòng thí nghiệm, về sau có thể chuyển qua bể hoặc ao để nuôi.

Ngoài việc dùng vi tảo để sản xuất nhiên liệu, có thể dùng bụi tảo khô để đốt trong các động cơ diesel thay thế cho than bụi. Đặc biệt, tảo có hàm lượng dầu cao có thể dùng để chiết tách lấy dầu.

Nghiên cứu sử dụng nguồn tảo giống Chlorella trong nước, được cung cấp từ Khoa Thuỷ sản Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Khoa Thuỷ sản Trường ĐH Cần Thơ và Trung tâm Quốc gia giống Hải sản Nam Bộ.

Thí nghiệm cho thấy tảo Chlorella cho dầu có màu vàng sậm, năng suất chuyển đổi dầu thành biodiesel là 97% sau 2 giờ phản ứng.

Trên thế giới, tảo Chlorella đã được nhiều tác giả nghiên cứu để sản xuất nhiên liệu biodiesel sinh học. Ý tưởng sản xuất Biodisel từ vi tảo có từ lâu (Chisti Y, 1980). Năm 1994, Roessler và cộng tác viên đã nghiên cứu sản xuất biodiesel từ vi tảo, sau đó nhiều tác giả khác đã nghiên cứu.

Hàm lượng dầu trong tảo tính trung bình trên thế giới, theo Chisti từ 15 - 77% tuỳ loài. Qua thí nghiệm của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Nông Lâm cho thấy, hàm lượng dầu ở tảo tại VN còn thấp, cần có những bước cải tiến để nâng hàm lượng dầu lên.

khác do năng suất dầu cao gấp 19 - 23 lần trên cùng một diện tích đất trồng.

Chúng ta nên nhập các giống tảo hàm lượng dầu cao để các đơn vị thuỷ sản nghiên cứu triển khai nuôi trồng các vùng ngập mặn, hoang hoá. Đồng thời cần nghiên cứu ứng dụng các thiết bị nuôi quang hợp, chiết tách dầu để tự chế tạo, giảm giá thành sản xuất biodiesl trong tương lai.

Việc sản xuất biodiesl từ tảo không cạnh tranh với đất trồng cho thực phẩm và góp phần giảm thiểu khí nhà kính làm sạch môi trường. Theo nhóm nghiên cứu, đây là một hướng đi triển vọng mà nhiều nước trên thế giới đã đi.

Một số tiêu chuẩn cần thiết để nuôi vi tảo

Tiêu chuẩn bể nuôi tảo

- Hình dạng :hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn. - Kích thước: (3.4 x 2 x 0.8) m ; (3 x 3 x 0.8) m. - Dung tích bể: 3 – 4 m3

- Đáy bể nghiên: 40

- Bể xây dựng bằng: xi măng ,gỗ lót vải, cao su hoặc nhựa cứng.

- Bể có hệ thống cấp- tiêu nước hoàn chỉnh, các ống cấp tiêu nước có đường kimh1 từ 4 – 6 cm

Tiêu chuẩn các thiết bị chính

- Hệ thống cấp khí: máy nén có áp suất hơi từ 2,5 – 3 atm ống dẫn khí từ máy đến bể làm bằng nhựa cứng.

- Hệ thống cấp nước: máy bơm điện có công suất 4m3/h, có hệ thống dẫn nước và các van ống nối.

- Các loại lưới vớt: các loại lướt vớt thực vật phù du có N0 65, N0 75va2 lưới vớt động vật phù du N0 38.

- Các hóa chất : NaNO3 , NaH2PO4, HCl, vitamin, FeCl3…..

1.2.3 Kĩ thuật gây nuôi tảo

- Chuẩn bị bể nuôi:

+ Nếu nuôi riêng thì tổng thể tích bể nuôi tảo gấp 2 lần bể nuôi ấu thể. + Nếu nuôi kết hợp trong bể thì số bể nuôi giữ giống cần 3- 5 bể loại 1m3

1.2.4 Kĩ thuật nhân giống

a/ Khi tảo gấy đã mộc tốt: lọc tảo ở tất cả các bể rồi dồn vào một bể để tăng mật độ tế bào nhằm tạo ưu thế lai để lấn áp các loài tảo không mong muốn.

b/ Chọn giống: chọn các tế bào tảo mong muốn nuôi thuần thiết dưới kính hiển vi sau đó tiến hành nuôi ở các thể tích nhỏ rồi nhân lên thành thể tích lớn tiếp đến là nuôi đại trà.

c/ Bón phân cho bể nuôi tảo: phân được bón hằng ngày vào buổi sáng , nồng độ tùy thuộc vào hình thức nuôi riêng hay nuôi chung.

d/ Quản lí và thu hoạch: bể nuôi được sục khí liên tục trong quá trình nuôi , chiếu sáng trực tiếp bằng ánh sáng mặt trời , nhiệt độ dao động từ 28- 300C.

2.Vi khuẩn và chất lượng nước ao nuôi

- Nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 25 - 45% lượng protein có trong thức ăn được chuyển hóa thành sinh khối của tôm nuôi. Phần còn lại tồn tại trong môi trường nuôi dưới dạng thức ăn thừa hoặc các sản phẩm bài tiết của tôm. Thức ăn viên dùng để nuôi tôm thường có hàm lượng protein nguồn gốc động vật khá cao, từ 35 - 45%. Vì vậy hàm lượng nitơ (N) trong ao nuôi tôm thường cao, đặc biệt gần về cuối vụ, khi khối lượng thức ăn đưa xuống ao mỗi ngày một lớn, chất thải của tôm cũng nhiều hơn.

Ao nuôi tôm theo công nghệ Biofloc ở Indonesia.

Nhờ vào các quá trình tự nhiên, các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy, tạo ra các muối dinh dưỡng có thể hấp thụ bởi tảo trong ao nuôi, nhờ vậy làm sạch nước dần dần. Loại bỏ chất thải có N theo phương thức này gọi là “quá trình tự dưỡng quang hóa”. Tuy nhiên, thời gian phân hủy của các hợp chất hữu cơ thường kéo dài, nên tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật có thể gây bệnh cho tôm. Quá trình phân hủy của các hợp chất hữu cơ có N còn tạo ra các chất độc như NH3 hay NO2 có khả năng làm suy yếu sức khỏe hoặc gây chết cho tôm nuôi…

Vì thế, để đảm bảo chất lượng nước tốt, người nuôi cần phải xử lý triệt để chất thải có trong nước ao. Hiện nay có 2 phương thức xử lý: ngay trong ao hoặc bên ngoài ao nuôi. Xử lý nước bên ngoài ao nuôi chính là công nghệ lọc tuần hoàn. Nước trong ao nuôi được dẫn ra ngoài qua các ao xử lý gồm các công đoạn lắng, lọc cơ học, lọc sinh học rồi được dẫn về ao để tái sử dụng hoặc thải ra ngoài môi trường.

Tuy nhiên phương thức này khá phức tạp, chi phí cao và đòi hỏi diện tích lớn. Để xử lý nước ngay trong ao nuôi, người ta có thể tạo điều kiện để các loài tảo bám

(periplankton) hoặc vi khuẩn dị dưỡng phát triển. Sử dụng tảo bám không tiện lợi vì cần phải tạo giá thể cho chúng bám và khả năng xử lý chất thải phụ thuộc vào khả năng đảm bảo thời gian, cũng như cường độ chiếu sáng. Hướng sử dụng vi khuẩn tự dưỡng để chúng có thể chuyển cơ chất (các chất thải hữu cơ) trực tiếp thành sinh

khối vi khuẩn được xem là giải pháp hiệu quả hơn. Đây cũng chính là cơ sở của công nghệ Biofloc.

II/ VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI THÙY SẢN1. Một số bệnh do vi sinh vật

Một phần của tài liệu Vi sinh vật - Chương 2: Virus doc (Trang 84 - 87)