II /SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔ
1. Công nghệ vi sinh trong sản xuất các phế phẩm sinh học phục vụ chăn nuô
1.4 Công nghệ sản xuất axit amin
- Ứng dung axit amin trong chăn nuôi:
Thiếu hụt bất kỳ một trong các loại AA không thay thế nói trên trong khẩu phần đều gây nên ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm. Loại AA mà trong thức ăn hỗn hợp thiếu hụt nhiều nhất so với nhu cầu được gọi là AA giới hạn thứ nhất; còn AA tiếp theo, ít thiếu hơn được gọi là AA giới hạn thứ hai, v.v...(Howard, 1960). Để khăc
phục sự thiếu hụt của các AA trong khẩu phần, trước hết phải bổ sung AA giới hạn thứ nhất cho đến mức nhu cầu, sau đó bổ sung các AA giới hạn thứ 2, thứ 3, v.v... Trong trường hợp thứ tự giới hạn của các AA trong khẩu phần được xác định đúng thì sẽ cải thiện được năng suất sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Nếu chưa giải quyết sự thiếu hụt AA giới hạn thứ nhất mà đã bổ sung AA giới hạn bất kỳ nào khác (thứ 2, thứ 3, v.v...) vào khẩu phần, thì thay vì đạt hiệu quả tốt, sẽ là sự kìm hãm kết quả. Khi giải quyết lần lượt sự thiếu hụt của các AA giới hạn thì hiệu quả của việc bổ sung này sẽ tốt hơn nhiều so với không bổ sung hoặc bổ sung không đúng thứ tự. Thứ tự về mức độ giới hạn của các AA trong khẩu phần phụ thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng gia cầm về các AA này và hàm lượng của chúng trong thành phần nguyên liệu xây dựng nên khẩu phần. Ví dụ: đối với gà con, khẩu phần
mà trong đó bột cá là nguồn protein chính thì trình tự giới hạn của các AA là:
Tryptophan, Methionine, Phenylalanine, v.v...; còn trong khẩu phần ngô - đậu tương thì Methionine lại là AA giới hạn thứ nhất.
2.Công nghệ vi sinh trong bảo quản thức ăn súc 2.1 Nguyên tắc bảo quản thức ăn gia súc
Phương pháp phổ biến để bảo quản cây vụ (và một số sản phẩm phụ) cho chăn nuôi gia súc là phơi héo và ủ si lô. Việc bảo quản không nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng trong thức ăn mà nhằm giữ lại những gì có sẵn trong cây vụ vào lúc thu hoạch. Cỏ khô được coi là loại hoa màu đã đựợc phơi còn khoảng 15% độ ẩm hay còn gọi là cân bằng về độ ẩm. Trong điều kiện đó quá trình sinh học như nấm mốc hoặc lên men sẽ không xảy ra. ủ si lô có nghĩa là giữ thức ăn tươi hoặc các sản phẩm phụ trong một hệ thống không cần ô xy và việc bảo quản được thực hiện bằng quá trình lên men a xít đường. ưu điểm của việc ủ si lô là nó cho phép bảo quản một khối luợng lớn thức ăn, ít phụ thuộc vào thời tiết, ít hư hao, công việc được thực hiện bằng chủ yếu bằng máy móc ít nhân công. Nhược điểm của việc ủ si lô là ở chỗ nó đòi hỏi đầu tư thiết bị đắt tiền, phải có kho chứa thức ăn và phải có người giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình vận hành.
Quá trình ủ si lô là sự đồng nhất ở tất cả các khâu từ sau khi thu hoạch cho đến khi cho gia súc ăn. Bao gồm các bước cơ bản dưới đây: