IV. PHÂN VSV PHÂN GIẢI PHOTPHAT KHÓ TAN (PHÂN LÂN VI SINH)
1. Định nghĩa
Phân vsv phân giải photphat khó tan là sản phẩm có chứa một hay nhiều chủng vsv còn sống đạt tiêu chuẩn đã ban hành, có khả năng chuyển hóa các hợp chất photpho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phân nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm. Phân lân vsv không gây hại đến sức khỏe của người, động, thực vật và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
2. Quy trình sản xuất
2.1.Phân lập, tuyển chọn chủng vsv phan giải lân
Căn cứ vào đường kính vòng phân giải, thời gian hình thành và mức độ trong của vòng phân giải người ta có thể đánh giá định tính khả năng phân giải mạnh hay yếu của các chủng vsv phân lập, Để đánh giá chính xác mức độ phân giải các hợp chất photpho khó tan của vsv, người ta phải xác định định lượng hoạt tính phân giải của chúng bằng cách phân tinh hàm lượng lân dễ tan trong môi trường nuôi cấy có chúa loại photphat không tan. Tỷ lệ % giữa hàm lượng lân tan và lân tổng số trong môi trường được gọi là hiệu quả phân giải.
Ngoài những chỉ tiêu quan trong trên, còn phải đánh giá đặc tính sinh học như khi chọn chủng VSVCDN đó là: thời gian mọc; kích thước tế bào, khuẩn lạc, khả năng thích ứng ở pH; khả năng cạnh tranh…
2.2.Nhân sinh khối, xử lý sinh khối, tạo sản phẩm
Các phân đoạn sản xuất phân lân vi sinh được tiến hành tương tự như trong quy trình sản xuất phân bón VSVCDN. Thông thường để sản xuất phân lân vi sinh từ vi khuẩn, người ta sử dụng phương pháp lên men chìm trong các nồi lên men còn phân lân vi sinh từ nấm, người ta sử dụng phương pháp lên men xốp. Sản phẩm tạo ra của phương pháp lên men xốp là chế phẩm dạng sợi hoặc chế phẩm bào tử. Chế phẩm lân VSV có thể được sử dụng như một loại phân bón VSV hoặc bổ sung vào phân hữu cơ dưới dạng chế phẩm VSV làm giàu phân ủ, qua đó nâng cao chất lượng của phân ủ.
3.Hiệu quả của phân lân vi sinh
Hàm lượng lân trong hầu hết các loại đất đếu rất thấp, vì vậy việc bón phân lân cho đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng là việc làm cần thiết. Người ta cũng biết rằng khoảng 2/3 lượng phân được bón bị đất hấp phụ trở thành dạng cây trồng không sử dụng được hoặc bị rửa trôi.
V.PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC
1.Khái niệm chung về phân hữu cơ sinh học:
Là loại sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men VSV. Các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau ( phế thải chăn nuôi, phế thải đô thị… ) trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của VSV hoặc các hợp chất sinh học của chúng được chuyển hóa thành mùn.
VI.CHẾ PHẨM VSV DÙNG TRONG PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂYTRỒNG: TRỒNG:
1.Chế phẩm VSV từ vi rút:
1.1 Khái quát về vi rút gây bệnh cho côn trùng:
Là một nhóm VSV có nhiều triển vọng trong công tác phòng chóng côn trùng hại cây trồng. Vi rút có kích thước nhỏ chỉ có khả năng sống, phát triển ở trong các mô, tế bào sống, không thể nuôi cấy trên các môi trường dinh dưỡng nhân tạo. Vi rút gây bệnh côn trùng có đặc điểm nổi bật: khả năng chuyên tính rất hẹp, chỉ gây bệnh những mô nhất định của vật chủ.
1.2 Những nhóm vi rút chính gây bệnh côn trùng: - Nhóm vi rút đa diện ở nhân (NPV).
-Nhóm vi rút hạt (GV).
-Nhóm vi rút đa diện ở dịch tế bào (CPV). 1.3 Một số chế phẩm vi rút trừ sâu: - Chế phẩm vi rút NPV sâu xanh.
-Chế phẩm vi rút NPV sâu đo đay. - Chế phẩm vi rút NPV sâu róm thông.
2.Chế phẩm vi sinh vật từ vi khuẩn:
2.1 Vi khuẩn Coccobacillus acridiorum:
Đây là vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng đầu tiên có dạng hình que, D’.Herelle và mô tả vào năm 1911 tại Mexico. Vi khuẩn có dạng hình que nhỏ, Gram âm và được gọi tên ban đầu là C.acridiorum gây bệnh nhiễm trùng máu cho châu chấu, có thể nuôi trên môi trường nhân tạo.
2.2 Vi khuẩn gây bệnh sữa cho ấu trùng bọ hung:
Phát hiện đầu tiên ở ấu trùng bọ hung ở Nhật Bản gồm hai dạng cơ bản là A và B. Vi khuẩn gây nên hai dạng bệnh được mô tả với tên Bacillus popolliae (dạng bên A) và B. lentimormus.
Là vi khuẩn phổ biến trong tự nhiên Gram dương, hình thành bào tử nhưng không tạo thành tinh thể độc. Tính gây bệnh cho côn trùng của vi khuẩn này rất khác nhau.
2.4.Vi khuẩn Bacillus thuringiensis:
Đây là vi khuẩn gây bệnh côn trùng quan trọng nhất, được nghiên cứu sử dụng rộng rãi để trừ nhiều sâu hại trên thế giới, hình que Gram dương, hình thành bào tử và tinh thể độc tố.Tính độc hay tính diệt sâu của vi khuẩn phụ thuộc vào các độc tố do vi khuẩn sinh ra trong quá trinh sinh trưởng và phát triến.
2.5.Vi khuẩn Serratia marcescens:
Đây là một vi khuẩn hình que Gram âm, không hình thành bào tử, kí sinh không bắt buộc trên côn trùng.
2.6.Vi khuẩn Salmonella enteridis:
Đây là vi khuẩn gây bệnh thường hàn ở chuột và một số loài gặm nhắm khác, kí sinh bắt buộc, Gram âm, không hình thành bào tử.