Visinhvậtvàtảo
Là những sinhvật nhỏ bé không thể nhìn thấy hoặc khó nhìn thấy bằng mắt thường, có
thể được chia ra thành 5 nhóm như sau: Nhóm vi khuẩn (bacteria), nhóm bào tử nấm
(fungi), nhóm tảo - thực vật phiêu sinh (algae), nhóm phiêu sinh động vật (zooplankton)
và nhóm cuối cùng là virus (viruses). Nhóm của các sinhvật nhỏ bé này có ý nghĩa quan
trọng đối với hệ sinh thái trong ao nuôi đó là nhóm vi khuẩn vàvi tảo.
* Thực vật phiêu sinh: Là sinhvật sử dụng chất hữu cơ trong ao nuôi làm nguồn thức ăn
(autotrophs). Ban ngày dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, tảo cần CO2 để dùng làm
nguyên liệu trong quá trình quang hợp, quá trình này sản xuất ra oxy (O2). Nhưng khi
không có ánh nắng trời mưa hoặc vào ban đêm, tảo vẫn phải dùng oxy để hô hấp. Do đó
hàm lượng oxy hoà tan dao động lớn: cao vào trưa xế và thấp khi gần sáng.
Tảo được chia làm 7 nhóm nhưng những nhóm phiêu sinh thực vật mà ta thường gặp
trong ao nuôi và được biết nhiều đến, đó là:
+ Tảo màu xanh pha tím than (blue green algae) - Dinoflagellate.
+ Tảo màu xanh (green algae) - Diatom
Tảo màu xanh pha tím than là loại tảo có hại cho tôm và kể cả tảo thành viên trong nhóm
Filamentous như Oscillatoria sp. Và Anabaena sp. Và loại tảo Rakhoroni gây ra váng trên
mặt nước như: Microcytis sp. sẽ làm cho tôm có mùi tanh bùn và có mùi hôi đồng thời
còn là nhóm thải ra chất nhờn ở màng bọc của tế bào, có thể gây ra sự tắc nghẽn ở mang
tôm khi được phát triển cực đại sẽ làm cho nước có độ pH cao và làm cho hàm lượng oxy
giảm thấp vào sáng sớm. Có nhiều loại trong nhóm Dinoflagellate mang độc tố như
Alaxandium sp., Gonyaulax sp Những loại này mang độc tố PSP và DSP khi phát triển
cực đại trong ao nuôi độc tố sẽ gây cho tôm chết.
Không nên để tảo (diatom) phát triển nhiều trong ao nuôi mặc dù nó là thức ăn của hậu
ấu trùng như Chaetoceros sp., Skeletonema sp Phiêu sinh nhóm này thường làm màu
nước dễ thay đổi bởi vòng đời của chúng tương đối ngắn, nên việc quản lý màu nước rất
khó. Màu của nước do nhóm phiêu sinhvật màu lục hoặc loại tảo green algae như
Scenedesmus sp., Chlorella sp. là phiêu sinhvật không có tính độc, kích cỡ nhỏ, không
gây mùi cho tôm, có vòng đời dài làm cho màu của nước ít bị mất và đặc biệt tảo
Chlorella sp. Có khả năng sản sinh ra được chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
Vibrio.
* Các động vật phiêu sinh thì sống nhờ vào các phiêu sinh sống cũng như đã chết và
những vật hữu cơ lơ lửng trong môi trường.
* Các vi khuẩn là sinhvật đơn bào có khả năng tăng nhanh về số lượng trong thời gian
ngắn bằng cách phân chia tế bào. Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong ao nuôi là visinh
vật trong nhóm phân huỷ chất hữu cơ và sử dụng oxy để hô hấp (hetero-trophs). Kết quả
của sự hô hấp naỳ đã tạo được khí CO2 (carbon dioxide) là chất ảnh hưởng quan trọng
đối với chất lượng của nước. Chúng sử dụng tất cả các chất vô và hữu cơ trong nước để
duy trì sự sống. Phiêu sinh nắm vai trò nền tảng cho hệ thống thực phẩm trong nước, giữa
năng suất tôm, cá và phiêu sinhvật có một sự liên hệ vô cùng quan trọng. Mặt nước
không có phiêu sinhvật là mặt nước chết về phương diện sản xuất. Tuy nhiên ao hồ nhiều
phiêu sinh quá cũng gây nhiều bất lợi cho năng suất như đã đề cập ở trên. Lượng phiêu
sinh vậtvà loại phiêu sinhvật thể hiện bởi độ đục và màu sắc của nước.
Yếu tố chính yếu cần thiết cho sự tăng trưởng của phiêu sinhvật gồm: Carbon, Oxygen,
Hydrogen, Phosphor, Nitrogen, Sulfur, Potassium, Sodium, Calcium, Magnesium, Iron,
Manganese, Copper, Zinc, Boron, Cobalt and Chloride. Phosphors được coi là quan trọng
hơn cả về phương diện dinh dưỡng cho tôm, cá trong ao hồ và việc bón phospho sẽ có lợi
nhiều cho phiêu sinh cũng như tôm cá.
. virus (viruses). Nhóm của các sinh vật nhỏ bé này có ý nghĩa quan
trọng đối với hệ sinh thái trong ao nuôi đó là nhóm vi khuẩn và vi tảo.
* Thực vật phiêu. Nhóm vi khuẩn (bacteria), nhóm bào tử nấm
(fungi), nhóm tảo - thực vật phiêu sinh (algae), nhóm phiêu sinh động vật (zooplankton)
và nhóm cuối cùng là virus