1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm đạt loại B cấp huyện

28 936 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cần phải được coi trọng, môn Đạo đức là một trong những môn học bắt buộc, nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống là

Trang 1

I ĐẶT VẤN

ĐỀ

Trang 2

1 Lí do chọn đề tài.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Đối với ngành giáo dục, Người căn dặn: “ Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc.” Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục

Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thông Từ lí luận và thực tiễn đều khẳng định rằng: những dấu ấn của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cần phải được coi trọng, môn Đạo đức là một trong những môn học bắt buộc, nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lí tưởng Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi, chuẩn mực đạo đức vào cuộc sống

Mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi Đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đó Nó từng bước hình thành cho học sinh kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong nhiều tình huống

cụ thể của cuộc sống Không những thế giáo dục đạo đức còn từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, quí trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu cho các em

Như vậy mục tiêu của giáo dục đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hàng ngày Đó là dạy cho các em những truyền thống đạo đức tốt đẹp bao đời nay của dân tộc như tinh thần đoàn kết, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, yêu thương, quí mến, giúp

đỡ đồng loại… Những truyền thống đó sẽ được cụ thể hóa bằng việc các em biết quan tâm , giúp đỡ, chia sẻ với các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn, các bạn khuyết tật, các bạn trong lớp, trong trường nhằm xây dựng nên một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Đó cũng chính là nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, một trong những nội dung quan trọng của phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực”do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo GS Nguyễn Thiện Nhân phát động vào ngày 15/5/2008: “ Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và

kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội”

Trang 3

Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy tình bạn và sự quan tâm giúp đỡ bạn là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em; hình thành và phát triển kĩ năng sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội cho các em, nhất là các em ở lứa tuổi đầu cấp như lớp 2 Chính sự quan tâm giúp đỡ không chỉ của thầy cô giáo mà của bạn bè cũng là niềm vui, là động lực giúp các em tiến bộ trong học tập Nhận thức được điều

đó , tôi đã đi sâu nghiên cứu về yếu tố tình bạn và sự quan tâm giúp đỡ bạn trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2, lớp mà tôi đang chủ nhiệm Đó cũng chính là lí do để tôi lựa chọn đề tài này

2 Mục đích nghiên cứu :

- Xác định thực trạng và một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giáo dục đạo

đức ở lớp 2 phần“ Quan tâm , giúp đỡ bạn” và các chuẩn mực, hành vi phù hợp với tình bạn đạt hiệu quả chưa cao như hiện nay

- Xây dựng một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua phần“ Quan tâm, giúp đỡ bạn”

3 Giới hạn của đề tài

Với đề tài này, tôi chỉ xin được phép trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp về một số biện pháp nhằm: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 qua phần: Quan tâm, giúp đỡ bạn Hi vọng góp thêm kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giáo dục

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

1/ Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài

2/ Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh chưa cao như hiện nay

3/ Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 qua phần:“Quan tâm, giúp đỡ bạn”

Trang 4

PHẦN

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Cơ sở lý luận

Trong chương trình tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng mỗi môn học đặc biệt là môn Đạo đức đều góp phần vào việc hình thành cơ sở ban đầu nhân cách trẻ nhỏ như Bác Hồ đã từng dạy :

“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Các nhà nghiên cứu còn cho rằng: Con người sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình giao tiếp và học tập Lênin đã từng nói: “ Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý đạo đức của xã hội mà nó là thành viên Nhân cách của con người hình thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm”

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá trình tác động từ nhiều con đường khác nhau làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để các em có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ của các cá nhân với bản thân, với người khác và

xã hội Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững, có hiểu biết để ứng xử đúng trong các mối quan hệ

Bên cạnh đó, đối với học sinh ở các lớp đầu cấp thì đi học ở trường tiểu học là một bước ngoặt trong đời sống tâm lí của trẻ Đến trường trẻ có một môi trường hoạt động mới khác với ở nhà, ở đó các em có cả thầy cô và

có cả bạn bè Tính cách của học sinh tiểu học chỉ mới được hình thành, ở lứa tuổi này tính cách của các em có một số đặc điểm nổi bật như: tính ham hiểu biết, tính hồn nhiên, tính chân thực, tính bắt chước Các em bắt chước người lớn và một số bạn cùng tuổi cũng như một số nhân vật trong sách, trong phim mà các em yêu mến Chính vì lẽ đó mà “ Quan tâm, giúp đỡ bạn” là một chủ điểm quan trọng mà cả chương trình Đạo đức lớp 2 cũ và mới đều dành một thời lượng đáng kể cho chủ điểm này

2 Nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 2.

Chương trình Đạo đức lớp 2 có 14 bài bắt buộc và 1 bài dành cho địa phương tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình ( an toàn giao thông , bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn …) Nội dung chương trình Đạo đức lớp 2 phản ánh các mối quan hệ của học sinh với bản thân, với gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội và môi trường tự nhiên

Bài 1 : Học tập, sinh hoạt đúng giờ

Bài 2 : Biết nhận lỗi và sữa lỗi

Bài 3 : Gọn gàng, ngăn nắp

Bài 4 : Chăm làm việc nhà

Bài 5 : Chăm chỉ học tập

Bài 6 : Quan tâm, giúp đỡ bạn

Bài 7 : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp

Trang 6

Bài 9 : Trả lại của rơi.

Bài 10 : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị

Bài 11 : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại

Bài 12 : Lịch sự khi đến nhà người khác

Bài 13 : Giúp đỡ người khuyết tật

Bài 14 : Bảo vệ loài vật có ích

Hiện nay khi dạy môn Đạo đức giáo viên còn được tích hợp giáo dục quyền trẻ em và tích hợp thêm về giáo dục bảo vệ môi trường

Trang 7

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.

Giáo dục Đạo đức là một trong các mặt giáo dục toàn diện của nhà trường Xét đến cùng, giáo dục đạo đức là hình thành kĩ năng, hành vi, thói quen đúng chuẩn mực đạo đức cho học sinh Để thực hiện yêu cầu đó phải tiến hành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục; kết hợp giữa gia đình – nhà trường –

xã hội Đó là công việc của nhiều lực lượng giáo dục trong , ngoài nhà trường

và phải được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau:

- Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng con đường dạy học trên lớp

- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Sự kết hợp các con đường giáo dục đó phải được tiến hành đồng thời, kết hợp chặt chẽ với những phương pháp, hình thức sinh động, hấp dẫn để thu hút học sinh vào rèn luyện hành vi đạo đức một cách tự nhiên, tự nguyện, tự giác và hứng thú

Trên thực tế phần lớn một số giáo viên chưa xác định được điều đó nên

họ chưa chú trọng kết hợp các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh mà chỉ cung cấp một số mẫu hành vi đạo đức thông qua bài dạy cụ thể trong chương trình của môn Đạo đức (1 chủ điểm: 1 bài: được dạy trong 2 tiết ) Khi dạy họ lại chủ yếu phụ thuộc vào sự hướng dẫn ở sách giáo viên, nhưng sự hướng dẫn đó lại quá ngắn gọn nên nhiều giáo viên vẫn rất mơ hồ về việc tổ chức các hoạt động trong giờ học môn Đạo đức Mọi chuẩn mực, hành vi được đưa ra một cách áp đặt, lý thuyết Vì thế học sinh tiếp thu tri thức một cách hời hợt, mơ hồ Một số em mặc dù đã nắm được kiến thức của bài học như đã thuộc ghi nhớ, nội dung bài nhưng lại chưa thể vận dụng các kiến thức đó nhằm tạo thành hành vi, thói quen đạo đức cụ thể cho bản thân trong đời sống hàng ngày

Nếu thực trạng này không được giải quyết thì học sinh sẽ lúng túng, dửng dưng với tất cả các tình huống diễn ra xung quanh, điều đó sẽ tạo cho các

em một tư tưởng bàng quan, vô cảm trước mọi điều diễn ra trong cuộc sống Ngược lại nếu loại bỏ được thực trạng này sẽ khơi dậy được ở học sinh những tình cảm tốt đẹp với bạn bè, những người xung quanh và phát triển nhân cách phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta Học sinh sẽ hiểu

về quyền và trách nhiệm của mình trước các vấn đề của cuộc sống

Nhiều năm liền được phân công chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, tôi nhận thấy: là học sinh của lớp đầu cấp nên ý thức tự giác học tập của các em chưa cao Một số em vì gia đình chỉ mới có một con nên phụ huynh thường có tâm lý chiều chuộng, do vậy vô tình đã làm hết những việc mà lẽ ra phải hướng hẫn để các em tự làm như soạn sách vở, chuẩn bị áo quần, thậm chí

có em học đến lớp 2 rồi mà mẹ vẫn còn phải bón cơm cho ăn Khi đi học bố mẹ xách cặp đến tận lớp học, tan học đón con ngay đồng thời đặt ra rất nhiều câu hỏi nhằm dè chừng mọi hoạt động của con như: Hôm nay con làm gì? Con chơi với ai? Chơi thế nào? Có bạn nào đánh con không? Vì sao? …Tâm lý của trẻ lớp

2 vẫn còn rất nhút nhát, rụt rè do vậy các em trở nên thu mình , ngại tiếp xúc với bạn Từ đó làm mất đi sự hòa đồng, sẻ chia, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập

Trang 8

Ngoài ra mấy năm nay, học sinh lớp tôi do điều kiện gia đình ở xa ( địa bàn cư trú thuộc ấp 4B hoặc xã An Bình - Phú Giáo – Bình Dương ) thường cách trường từ 5 – 7 cây số, hay do bố mẹ là công nhân cao su ( phải đi làm lúc

2 – 3 giờ sáng ) nên điều kiện chăm sóc có phần hạn chế Do vậy năm nào lớp tôi cũng có tỉ lệ học sinh đăng kí ở lại bán trú cao nhất khối Đối với những học sinh này thì thời gian các em sinh hoạt, học tập ở trường nhiều hơn ở nhà nên các em rất cần sự quan tâm, chăm sóc của giáo viên chủ nhiệm và sự sẻ chia, chan hòa, giúp đỡ lẫn nhau của các bạn trong lớp Cụ thể :

167/85(5 lớp)

137/72(4 lớp)

36/1527/1319/8

34/20(lớp 2/4)

36/19(lớp 2/3)

35/18(lớp 2/3)

14/811/510/4

- 9 HS cư trú ở An Bình (cách trường 5-7km)

Tìm hiểu sâu tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu là do một số gia đình các

em có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc do bất ổn như cha mẹ chia tay nhau nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con cái Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm của năm học trước cũng chưa thật sự sâu sát, quan tâm uốn nắn khi các em chỉ mới có những biểu hiện ban đầu Bên cạnh đó một số em vì thấy mình học giỏi nên không cần học hỏi và cũng không cần chơi với các bạn, một số em khác lại thấy mình thua kém hơn các bạn nên thường thu mình, xa rời tập thể Nhìn chung một số em chưa thật sự tự giác trong học tập và cũng chưa xây dựng được tinh thần đoàn kết trong tập thể lớp học Vẫn còn có em chưa biết quan tâm, sẻ chia với bạn để từ đó giúp đỡ nhau, cùng nhau vươn lên trong học tập

Trước thực trạng đó, tôi đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều: “ làm thế nào để giúp các em đây?” Phải chăng cần xây dựng một môi trường học tập thân thiện

Trang 9

Ở đó ngoài tình thương của giáo viên đối với học sinh thì sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè trong tập thể lớp cũng rất quan trọng Qua đó các em nhận thấy mình được mọi người quan tâm và bản thân phải có trách nhiệm với mọi người Có như thế thì hiệu quả giáo dục mới từng bước được nâng cao.

Trang 10

CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Trăn trở trước những thực trạng nêu trên, bản thân tôi đã có rất nhiều suy nghĩ: làm thế nào để tạo cho học sinh kĩ năng, thói quen, hành vi đạo đức tốt; làm thế nào để tiết dạy môn Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động giúp cho các em tiếp nhận các hành vi, chuẩn mực đạo đức một cách tự nhiên , tự nguyện

và hứng thú nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở khối lớp 2, khối lớp

mà mình đang dạy Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ

A Giáo dục đạo đức bằng con đường dạy học trên lớp

1/ Dạy học bài“ Quan tâm , giúp đỡ bạn” trong chương trình của môn Đạo đức lớp 2.

Trong chương trình của môn Đạo đức lớp 2 thì bài “Quan tâm, giúp đỡ bạn” được chia làm 2 tiết dạy ở tuần 12 và tuần 13 trong phân phối chương trình

a ) Khảo sát cách dạy học thông thường.

Khi dự giờ của một số đồng nghiệp, tôi thấy hầu hết giáo viên lần lượt thực hiện các bước như sau:

Bài: Quan tâm, giúp đỡ bạn ( tiết 1 )

Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện trong giờ ra chơi của Hương Xuân

- Giáo viên kể chuyện

- Học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung truyện

- Giáo viên kết luận

Hoạt động 2: Tìm hiểu việc làm đúng, sai

- Giáo viên phát cho học sinh mỗi nhóm 1 bộ tranh ( 6 tranh ở bài tập 2 ), yêu cầu học sinh thảo luận, chỉ ra hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn, giải thích tại sao?

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhóm khác nhận xét

- Giáo viên kết luận

Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?

- Học sinh làm bài tập 3 ở vở bài tập

- Học sinh trình bày kết quả trước lớp, giải thích lí do

- Giáo viên kết luận và rút ra bài học

Kết thúc tiết dạy , tôi khảo sát học sinh với nội dung

1 Đánh dấu x vào ô trước những ý kiến em cho là đúng nhất

Quan tâm giúp đỡ bạn là :

a) Động viên khi bạn có chuyện buồn

b) Ghen tị khi bạn được điểm cao

c) Chúc mừng khi bạn được khen ngợi

d) Mặc kệ khi bạn định làm điều sai trái

Trang 11

e) Tặng quà khi sinh nhật bạn.

2 Vì sao ta cần quan tâm, giúp đỡ bạn ?

Thu được kết quả như sau :

TS/Nữ

Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành(B)

Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả dạy học thấp như trên là do:

+ Khi cung cấp mẫu hành vi cho học sinh, giáo viên chưa định hướng cho học sinh tìm hiểu các mặt của hành vi đó dẫn đến học sinh nghe kể nhưng vẫn dửng dưng với câu chuyện kể

+ Khi cả lớp đàm thoại tìm hiểu nội dung câu chuyện , giáo viên chỉ chú ý đến một số em đối tượng học sinh khá giỏi , còn các đối tượng khác chưa được trực tiếp tham gia vào hoạt động học tập

+ Khi thực hành với tranh, hầu hết các em chỉ tập trung quan sát dưới hình thức thỏa mãn tính tò mò: tìm hiểu vẻ đẹp của tranh ( màu sắc, hình ảnh …) mà quên

đi nhiệm vụ học tập của mình Điều đó vừa lãng phí tranh phô tô lại vừa làm lớp học giảm đi không khí học tập, không phát huy được năng lực học tập của học sinh

+ Một số em tuy đã nắm được nội dung kiến thức của bài ( thuộc ghi nhớ, nội dung bài ) nhưng lại chưa vận dụng được kiến thức để tạo thành hành vi, thói quen đạo đức cho bản thân

b) Trình bày quá trình dạy thể nghiệm

Thực tế dạy học trên đã làm tôi băn khoăn, tìm cách dạy sáng tạo hơn trong các hoạt động để giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệu quả Trong đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp trường vừa qua , tôi đã mạnh dạn đăng kí dạy bài này (được thiết kế bằng giáo án điện tử) và đã đạt kết quả cao ( tiết dạy được BGK xếp loại Tốt ).Cách dạy đó, tôi xin trình bày qua giáo án

Bài : Quan tâm, giúp đỡ bạn ( tiết 1 )

I Mục tiêu:

- Học sinh biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau

- Học sinh nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày

- Quan tâm giúp đỡ bạn cũng là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em

II Chuẩn bị:

Giáo án điện tử, bộ tranh ở bài tập 2, phiếu bài tập( bài tập 3 )

III Hoạt động trên lớp

Trang 12

đáng được trân trọng, giữ gìn và vun đắp

Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về tình

bạn qua bài đạo đức: Quan tâm, giúp đỡ

bạn

HĐ 1 : Kể chuyện: Trong giờ ra chơi

MT : Cung cấp mẫu hành vi “Quan tâm

giúp đỡ bạn” cho HS

- GV kể câu chuyện kết hợp với tranh minh

họa

- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi

tìm hiểu câu chuyện:

+ Khi thấy bạn bị ngã, Hợp và các bạn trong

lớp đã làm gì để giúp bạn?

+ Em có đồng tình với việc làm của các bạn

lớp 2A không? Vì sao?

- Kết luận : Khi bạn ngã, em cần hỏi thăm

và nâng bạn dậy , đó là biểu hiện của việc

quan tâm giúp đỡ bạn

HĐ 2: Tìm hiểu những biểu hiện của sự

quan tâm giúp đỡ bạn

MT : Giúp HS hiểu và phân biệt được

những hành vi thể hiện sự quan tâm giúp đỡ

bạn

- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm lớn

( 6 em )

+ Nội dung các tranh :

Tranh 1: Hành vi cho bạn mượn bút để bạn

chép bài khi bạn quên bút thể hiện sự quan

tâm giúp đỡ bạn vì có bút bạn sẽ chép bài

đầy đủ , kết quả học tập sẽ tốt hơn

Tranh 2: Cho bạn chép bài khi kiểm tra là

hành vi sai vì như thế bạn sẽ lười học và ỷ

lại

Tranh 3: Giảng bài cho bạn là hành vi tốt vì

giúp bạn ngày càng tiến bộ

Tranh 4: Nhắc bạn không xem truyện trong

giờ học là việc làm đúng vì giúp bạn

nghiêm túc trong giờ học thì học tập sẽ tốt

- Các nhóm khác nhận xét

- HS nhắc lại

- HS quan sát tranh ( bài tập 2 )

và thảo luận theo nhóm để chỉ ra đâu là hành vi quan tâm giúp đỡ bạn? Tại sao?

- Đại diện nhóm trình bày

- Các nhóm khác bổ sung

Trang 13

Tranh 5: Đánh nhau với bạn là hành vi

không tốt vì gây mất đoàn kết

Tranh 6: Thăm bạn ốm là hành vi nên làm

vì giúp bạn vui vẻ, mau lành bệnh

- Liên hệ thực tế

- GV nhận xét và khen ngợi các em

- Kết luận: Luôn vui vẻ, chan hòa với bạn,

sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn

trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm

giúp đỡ bạn

HĐ 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?

MT: Giúp HS biết những hành vi nào thể

hiện đúng sự quan tâm giúp đỡ bạn

- Tổ chức cho HS làm bài tập 3 vào phiếu

bài tập

- Thu chấm và nhận xét

* Quan tâm giúp đỡ bạn cũng chính là thực

hiện quyền không bị phân biệt đối xử của

trẻ em.

- Kết luận : Quan tâm giúp đỡ bạn là việc

làm cần thiết của mỗi học sinh Khi quan

tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho

bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân

* GDTT : Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm

cần thiết, giúp chúng ta vun đắp, xây dựng

môi trường tình bạn trong sáng, thân thiện,

lành mạnh

- Em hãy tìm câu ca dao nói về tình bạn

Bạn bè như thể anh em

Quan tâm giúp đỡ càng thêm thân tình

- Nếu còn thời gian GV tổ chức cho HS

chơi trò chơi : “Ô chữ kì diệu” nói về chủ

đề: Tình bạn

- HS kể một số việc thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn mà em biết hoặc em đã làm

? Vì sao ?

- HS nhắc lại

- HS tự phát biểu: Em thấy vui sướng, hạnh phúc; em thấy mình lớn lên nhiều; em thấy rất tự hào

Trang 14

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

Sau khi lên lớp theo trình tự các bước nêu trên, tôi thực hiện một bài khảo sát chất lượng học sinh trong thời gian 5 phút Nội dung bài khảo sát như sau: 1/ Đánh dấu + vào ô trước những hành vi thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn

a) Học cùng với bạn để giảng bài cho bạn

e) Nặng lời phê bình bạn trước lớp vì bạn luôn đi học muộn

2/ Vì sao ta cần quan tâm , giúp đỡ bạn ?

Kết quả thu được như sau :

có điều kiện bày tỏ suy nghĩ của mình trước những việc làm diễn ra trong cuộc sống làm giờ học sôi nổi, sinh động hẳn lên Nhờ có sự định hướng đúng đắn và

sử dụng đồ dùng một cách hợp lí nên hiệu quả giờ học rất cao Việc kết hợp sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học một cách nhuần nhuyễn , hợp lí và sử dụng đồ dùng trực quan khoa học đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức một cách rõ nét

2/ Giáo dục học sinh biết quan tâm giúp đỡ bạn thông qua các môn học khác trong chương trình lớp 2.

Dạy môn Đạo đức qua các môn học khác là hình thức giáo dục rất quan trọng Dạy đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp ở một môn học Đạo đức mà

có thể nói rằng dạy đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi và tất cả các môn học Bởi chúng ta đã biết, trong tất cả các môn học đều có nội dung tích hợp Mỗi môn học có vai trò khác nhau trong việc thực hiện nội dung giáo dục cho học sinh Chính vì thế người giáo viên cần biết vận dụng vào từng chủ điểm, từng bài học

cụ thể để thực hiện ý đồ giáo dục của mình Muốn tích hợp giáo dục cho học

Ngày đăng: 11/07/2014, 01:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w