Hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (2)
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 2
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 3
LỜI MỞ ĐẦU 17
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 20
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 20
1.1.1.Khái niệm 20
1.1.2 Đối tượng của kiểm toán tài chính 21
1.1.3 Chức năng 23
1.1.4 Mục tiêu của Kiểm toán tài chính 24
1.2 HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 28
1.3 THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 30
1.3.1 Khái niệm về thủ tục phân tích 30
1.3.2 Mục tiêu của thủ tục phân tích 31
1.3.3 Phân loại thủ tục phân tích 32
1.3.4 Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính .36 1.4 VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 38
1.4.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 38
1.4.1.1 Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 38
1.4.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 39
Trang 21.4.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 41
1.4.2.1 Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 41
1.4.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 43
1.4.3 Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 46
1.4.3.1 Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 46
1.4.3.2 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 47
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 48
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY AASC 48
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 48
2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh 51
2.1.2.1- Phương châm dịch vụ của AASC 51
2.1.2.2- Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của Công ty AASC 51
2.1.2.3-Kết quả kinh doanh của Công ty 53
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 55
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty AASC 56
2.1.4.1- Tổ chức bộ máy kế toán: 56
2.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán: 57
2.1.4.3 Quy trình kiểm soát chất lượng của Công ty 58
2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG DO CÔNG TY THỰC HIỆN .58
Trang 32.3 THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁOCÁO TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY ABC DO CÔNG TY AASC THỰCHIỆN 602.3.1 Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toántại Công ty ABC 602.3.3 Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .692.3.4 Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 732.4 QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH KHI KIỂMTOÁN CÔNG TY XYZ 742.4.1 Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
742.4.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 822.4.3 Thủ tục phân tích được vận dụng trong giai đoạn kết thúc kiểmtoán 832.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂNTÍCH CỦA CÔNG TY AASC TẠI 2 KHÁCH HÀNG 832.5.1 Sự khác biệt trong việc thực hiện thủ tục phân tích tại 2 Công ty 832.5.2 Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạncủa cuộc kiểm toán 84
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 85
3.1 NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 853.2 NHẬN XÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆNTHỦ TỤC PHÂN TÍCHTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 87
Trang 43.3 KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC
89
3.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC 89
3.3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty AASC 90
3.3.3 Kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán 93
3.3.4 Kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm
toán
AASC
4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKQHĐKD
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán 26
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về đội ngũ nhân viên của Công ty 50
Bảng 2.2: Bảng kết quả kinh doanh của AASC 54
Bảng 2.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV tóm tắt thông tin Công ty ABC 61
Bảng 2.4: Phân tích sơ bộ BCĐKT Công ty ABC 64
Bảng 2.5: Phân tích sơ bộ BCKQKD 65
Bảng 2.6: Trích giấy tờ làm việc của KTV dựa trên BCĐKT 66
Bảng 2.7: Trích giấy tờ làm việc của KTV dựa trên BCKQHĐKD 67
Bảng 2.8 : Phân tích các tỷ suất tài chính 68
Bảng 2.9: Xác định các rủi ro chi tiết 69
Bảng 2.10: Chương trình kiểm toán 70
Bảng 2.11: Bảng tính mức độ trọng yếu 71
Bảng 2.12: Bảng ước tính của KTV 72
Bảng 2.13: Mức trọng yếu ước lượng 73
Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc của KTV tóm tắt thông tin Công ty XYZ 75
Bảng 2.15: Phân tích sơ bộ BCĐKT của Công ty XYZ 78
Bảng 2.16: Phân tích sơ bộ BCKQKD 79
Bảng 2.17: Trích giấy tờ làm việc của KTV 80
Bảng 2.18: Các tỷ suất phân tích 81
Bảng 2.19: Rủi ro được xác định cụ thể 81
Bảng 2.20: Chương trình kiểm toán 82
Bảng 2.21: Bảng xác định mức độ trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính 83
Bảng 3.1: Phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành 91
DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số lượng đội ngũ nhân viên ở AASC 51
Biểu đồ 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty AASC 54
DANH MỤC SƠ DỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AASC 56
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng quát về qui trình kiểm toán 59
Sơ đồ 2.3: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào 84
Trang 7TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm kiểm toán tài chính và đối tượng kiểm toán tài chính
Khái niệm
Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khaitài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụtương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực
Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét củakiểm toán viên và công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý, tính hợp thức
và tính hợp pháp của Bảng khai tài chính
Đối tượng
Đối tượng kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính và những bảng kê khai
có tính pháp lý khác như Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sảnđặc biệt ( kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặc bán đấugiá…), các bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư…
1.1.2 Chức năng
Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính
pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính.Mục tiêu xác minh trong kiểm toán tài chính bao gồm:
Tồn tại hoặc phát sinh
Đầy đủ ( Trọn vẹn)
Trang 8 Phân loại và trình bày
Tính giá
Chính xác
Quyền và nghĩa vụ
Biểu hiện của nó là:
Xác minh độ tin cậy của các con số
Xác minh việc tuân thủ các quy định và tính hợp thức, hợp pháp của cácbiểu mẫu kế toán
Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với nghĩa cả kết luận về chất
lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh
Chức năng bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn mà sản phẩm của hình thứcnày là thư quản lý và dưới hình thức phán xử
1.1.3 Mục tiêu của Kiểm toán tài chính
Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công
ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ
sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủpháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chínhtrên các khía cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra, kiểm toán báo cáo tàichính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót đểkhắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị
Trung thực: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội
dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết
và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận
Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật,
đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận)
Trang 91.2 HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH.
Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng
sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếutrực tiếp, đối chiếu logic) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm,điều tra) Tuy nhiên, do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau,đối tượng cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khácnhau nên trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp cơbản trên cũng có những điểm đặc thù
Thử nghiệm cơ bản: là thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền
phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương pháp kiểm toánchứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định
Thử nghiệm tuân thủ: dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực để khẳng định sự tồn tại vàhiệu lực này cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
1.3 THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
1.3.1 Khái niệm về thủ tục phân tích
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 520, quy trình phân tích là việc phântích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xuhướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thôngtin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến
1.3.2 Mục tiêu của thủ tục phân tích
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520, quy trình phân tích được sửdụng cho các mục đích sau:
- Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tụckiểm toán khác
Trang 10- Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc
sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảmbớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính
- Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xétcuối cùng của cuộc kiểm toán
1.3.3 Phân loại thủ tục phân tích
Phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng là sự phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ sốcủa cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Phân tích xu hướng thường đượckiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với kỳ trước,hay so sánh giữa các tháng trong kỳ, hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của cáctài khoản cần xem xét Đồng thời thông qua phân tích sự biến động của một
số dư tài khoản hay khoản mục giữa các kỳ kế toán trước, kiểm toán viên cóthể đưa ra dự kiến của kỳ hiện tại
Có thể phân chia thủ tục phân tích xu hướng thành hai dạng là: Phântích xu hướng giản đơn và phân tích hồi quy
Phân tích xu hướng giản đơn: Là xác định con số ước tính dựa trên
số dư tài khoản kỳ trước
Phân tích hồi quy: Là sử dụng phương pháp toán học trong phân tíchtài chính để biểu hiện và đánh giá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế.Phương pháp này xác định sự thay đổi của nguyên nhân Đây là phương phápphổ biến và có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phương pháp phân tích xuhướng giản đơn Vì nó chi tiết đến từng yếu tố của chỉ ta đang xem xét
Phân tích tỷ suất là một thuật ngữ thường được sử dụng để nói tớiviệc phân tích tỷ suất số dư tài khoản này với một số dư tài khoản khác, mộtloại sự thay đổi liên quan đến số dư tài khoản, các dữ liệu tài chính với dữliệu hoạt động của một yếu tố qua một thời gian hay so với các yếu tố khác
Trang 11Nếu phân tích xu hướng tập trung vào một tài khoản cụ thể và không đi vàophân tích mối quan hệ về số dư các tài khoản thì phân tích tỷ suất lại tập trungvào mối quan hệ này Phân tích tỷ suất chủ yếu áp dụng đối với bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh Tuy nhiên, dự đoán xu hướng biếnđộng của các tài khoản thường không đem lại hiệu quả cao do các số dư tàikhoản trên bảng cân đối kế toán được đưa ra vào một thời điểm, trong khi đóphân tích tỷ suất giữa các số dư tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh lạihiệu quả do nó phản ánh sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh trongmối quan hệ với các khoản mục Trong thực hành kiểm toán, kiểm toán viênthường tiến hành thủ tục phân tích thông qua các nhóm tỷ suất:
Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán
Nhóm tỷ suất hoạt động
Nhóm tỷ suất đòn bẩy
Nhóm tỷ suất lợi nhuận
Nhóm tỷ suất giá thị trường
1.3.4 Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
Thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hạn chế tối đa các thủtục kiểm toán chi tiết, tiến hành kiểm toán không dàn trải mà tập trung vàocác sai sót trọng yếu, làm rõ những nghi vấn, những dấu hiệu bất thường, làmgiảm chi phí, thời gian kiểm toán, tăng hiệu quả làm việc và chất lượng kiểmtoán Thủ tục phân tích trong giai đoạn này được xem như một loại thửnghiệm cơ bản cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của các khoản mục haythông tin tài chính khác Không những làm rõ nguyên nhân chênh lệch, cácsai sót trọng yếu mà thủ tục phân tích còn giúp củng cố hoạt động kế toán tạidoanh nghiệp
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng đểđánh giá tổng quát lần cuối cùng toàn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm
Trang 12khẳng định một lần nữa cho kết luận kiểm toán, hoặc phải tiến hành thêm cácthủ tục kiểm toán bổ xung, từ đó đưa ra đánh giá hợp lý, chính xác về tìnhhình tài chính của đơn vị trong năm báo cáo tài chính hiện hành.
1.4 VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.4.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
1.4.1.1 Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Khi đã có đầy đủ các thông tin cần thiết, KTV thực hiện các thủ tụcphân tích trong giai đoạn này nhằm:
Xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động, đánh giá hiệuquả hoạt động, hiểu rõ thực trạng hoạt động kinh doanh
Xác định được các nghiệp vụ bất thường, các số dư dự kiến từ đóphát hiện các rủi ro, các sai phạm trọng yếu
Giúp KTV có sự hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính, nhữngbiến đổi trong hoạt động kinh doanh
Thấy được những thay đổi trong chính sách kế toán của năm hiệnhành so với các năm trước
Giúp KTV có sự hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính, nhữngbiến đổi trong hoạt động kinh doanh
Thấy được những thay đổi trong chính sách kế toán của năm hiệnhành so với các năm trước
Giúp KTV đánh giá được khả năng sinh lời, khả năng thanh toánnhanh, thanh toán hiện thời
Trang 131.4.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính
Bước 2: So sánh thông tin
Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh ban đầu
1.4.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
1.4.2.1 Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Việc thực hiện Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toánnhằm vào các mục tiêu:
Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của việc ápdụng Thủ tục phân tích trong giai đoạn này, đó là để cung cấp các bằng chứngđầy đủ và có hiệu lực về một số cơ sở dẫn liệu cụ thể liên quan tới số dư cáctài khoản hay các nhóm nghiệp vụ Đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách thể kiểm toán tồn tại và hoạt động có hiệu lực hoặc khoản mục đượckiểm toán không quá trọng yếu, thủ tục phân tích có thể là một nguồn bằngchứng có hiệu lực
Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên giảm bớt số lượng kiểm tra chitiết các nghiệp vụ và số dư: Khi kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích vàkhông phát hiện thấy bất cứ sự biến động bất thường nào thì kiểm toán viên
có thể đánh giá rằng khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu là thấp Trongtrường hợp đó, thủ tục phân tích cung cấp bằng chứng có hiệu lực về sự trìnhbày trung thực các số dư của các tài khoản liên quan Và do đó, kiểm toánviên có thể thực hiện ít các kiểm tra chi tiết đối với số dư các tài khoản đó.Điều này có nghĩa là một số thủ tục kiểm toán được loại bỏ, quy mô mẫu cóthể được giảm thiểu và thời gian thực hiện các thủ tục có thể được dời xa hơn
so với ngày lập Báo cáo tài chính
Thủ tục phân tích giúp các kiểm toán viên nhận biết khả năng tồn tại các sai
Trang 14phạm tiềm tàng trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Sự khác biệt đáng
kể ngoài dự kiến giữa số liệu tài chính chưa được kiểm toán của năm hiệnthời và các số liệu khác được sử dụng trong so sánh thường được xem như lànhững biến động bất thường
1.4.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Bước 1: Phát triển một mô hình với các biến tài chính và biến hoạt động
Bước 2: Xem xét tính độc lập và độ tin cậy và độ tin cậy của các thông tin
Bước 3: Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ
Bước 4: Xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được
Bước 5: Phân tích nguyên nhân chênh lệch và xem xét những phát hiện quakiểm toán
1.4.3 Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
1.4.3.1 Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Mục tiêu cơ bản của Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểmtoán đó là để giúp các kiểm toán viên đánh giá lần cuối các thông tin trình bàytrên Báo cáo tài chính một cách tổng thể và phát hiện những sai phạm chưađược phát hiện trong các giai đoạn trước trước khi tiến hành đưa ra ý kiến về
sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính của doanhnghiệp
Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên đánh giá khả năng tiếp tục hoạtđộng của Công ty khách hàng Thủ tục phân tích thường tỏ ra rất hữu íchtrong việc xác định xem khách thể kiểm toán có đang gặp những khó khăntrầm trọng về tài chính hay không Nguy cơ rắc rối về tài chính phải đượckiểm toán viên quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng nhưtrong mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của ban giám đốc trongquá trình lập Báo cáo tài chính Ví dụ như nếu có sự tăng lên bất thường của
Trang 15Tỷ suất nợ dài hạn trên lãi thuần so với năm trước cộng với sự sụt giảm mạnhcủa Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thì rủi ro về tài chính trong trường hợpnày là rất cao Điều này không chỉ ảnh hưởng tới kế hoạch kiểm toán mà cònchỉ ra nghi vấn về khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng
1.4.3.2.Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Thủ tục soát xét là để khẳng định một lần nữa những thay đổi trên báocáo tài chính là phù hợp với hiểu biết của KTV về tình hình tài chính củakhách hàng, phù hợp với những bằng chứng mà KTV thu thập được trong quátrình kiểm toán và bảo đảm rằng tất cả các thay đổi đều đã được giải thíchhợp lý
Trong trường hợp KTV không tìm ra được những lời giải thích hợp lýcho những sai sót đó thì KTV cần phải xác định các thủ tục kiểm toán bổ sungnhằm thu thập thêm bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề còn nghi vấn để đưa ra
ý kiến và hình thành báo cáo thích hợp
Trang 16CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY AASC THỰC HIỆN
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY AASC
2.1.1 Lịch s ử hình thành và phát triển của công ty AASC:
Quá trình hình thành và phát triển của công ty AASC gắn liền với haigiai đoạn:
Giai đoạn 1: từ 01/04/1991 đến tháng 8 năm 1993.
Giai đoạn 2: từ 14/9/1993 đến nay.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Về đội ngũ nhân viên
Thành tựu đạt được
Ưu điểm nổi bật của AASC so với các tổ chức chuyên ngành tương tự Sự thừa nhận trong nước và quốc tế
Các kết quả đạt được
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 - Phương châm dịch vụ của AASC
2.1.2.2- Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của Công ty AASC
Dịch vụ kiểm toán
* Kiểm toán báo cáo tài chính
* Kiểm toán hoạt động các dự án
* Kiểm toán Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản
* Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh
* Giám định tài liệu kế toán, tài chính
* Kiểm toán các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Trang 17* Kiểm toán quyết toán tỷ lệ nội địa hóa.
Dịch vụ Kế toán
Dịch vụ tư vấn
Dịch vụ Công nghệ thông tin
Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
Các khách hàng:
* Các doanh nghiệp nhà nước:
* Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
* Xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn để cổ phần hóa
2.1.2.3 Kết quả kinh doanh của Công ty
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Mô hình tổ chức quản lý được tổ chức tại Công ty thành các phòng bannhư sau:
Trang 18 Kế toán viên
Thủ quỹ
2.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán
2.1.4.3 Quy trình kiểm soát chất lượng của Công ty
2.2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AASC.
Khảo sát và đánh giá khách hàng
Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
Rà soát đánh giá thực hiện các thử nghiệm hệ thống kiểm soát nội bộ Thực hiện các thủ tục phân tích
Phân tích ngang (Phân tích xu hướng)
Phân tích dọc ( Phân tích tỷ suất)
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dư
Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
Họp tổng kết, trao đổi kiến nghị, thống nhất số liệu kiểm toán
Phát hành Báo cáo Kiểm toán
2.3 THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY ABC DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN
2.3.1 Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC
Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính
Bước 2: So sánh thông tin
Bước 3: Phân tích kết quả và xác định rủi ro kiểm toán
2.3.2 Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Bước 1: Xác định các khoản mục và sai sót cần kiểm tra
Bước 2: Xác định số ước tính của kiểm toán viên
2.3.3 Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trang 192.4 QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH KHI KIỂM TOÁN CÔNG TY XYZ
2.4.1 Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính
Bước 2: So sánh thông tin
Bước 3: Phân tích kết quả và xác định rủi ro kiểm toán
2.4.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Xác định các khoản mục và sai sót cần kiểm tra
2.4.3 Thủ tục phân tích được vận dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH CỦA CÔNG TY AASC TẠI 2 KHÁCH HÀNG
2.5.1 Sự khác biệt trong việc thực hiện thủ tục phân tích tại 2 Công ty
Qua việc nghiên cứu quy trình vận dụng quy trình vận dụng thủ tục phântích đối với 2 khách hàng Bưu điện tỉnh BG và Công ty cổ phần Thạch Bàn,
có thể nhận thấy phương pháp kiểm toán của AASC đối với mỗi khách hàng
là tương đối giống nhau, tuy nhiên nó cũng có nhũng điểm khác biệt, phù hợpvới mỗi khách hàng trong trường hợp cụ thể
2.5.2 Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán
Sơ đồ 2.2: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán
Trang 20CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC
ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN
3.1 NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC
3.2 NHẬN XÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆNTHỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC
Trong giai đoạn lập kế hoạch
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC
Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáotài chính của Công ty AASC
Kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáotài chính của Công ty AASC
Trang 21LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những sự kiện nổi bật gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tếcủa Việt Nam là ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO Điều đó cónghĩa là chúng ta đang hòa nhập trong một nền kinh tế phát triển rất sôi động vàcạnh tranh gay gắt Đứng trước các cơ hội và thách thức khi gia nhập nền kinh tếthế giới, các doanh nghiệp không những phải đổi mới phương thức sản xuất để cóđược những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh mà còn phải chú trọngđặc biệt tới công tác hạch toán kế toán Trên thực tế, trình độ công tác kế toán củacác doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế Do đó để cho các doanh nghiệp hoạtđộng đúng hướng và hiệu quả hơn thì công tác kiểm toán là vô cùng quan trọng vàcần thiết Sự phát triển của các công ty kiểm toán ở Việt Nam trong thời gian qua
đã chứng minh cho sự cần thiết của hoạt động này Một trong những loại hìnhnghiệp vụ chủ yếu mà các công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng là hoạtđộng kiểm toán tài chính Vấn đề đặt ra cho các công ty kiểm toán là làm thế nào
để nâng cao chất lượng của dịch vụ cung cấp, tạo niềm tin đối với khách hàng,chiếm lĩnh được thị trường Chính vì vậy, việc các kiểm toán viên đưa ra ý kiến vềcác Bảng khai tài chính là vô cùng cẩn trọng và chuẩn xác, phải được dựa trên cácphương pháp kiểm toán chọn lọc Trong các chuẩn mực kiểm toán mà Bộ Tàichính ban hành, chuẩn mực số 520-“ Quy trình phân tích” – Các thủ tục phân tíchtrong kiểm toán Báo cáo tài chính là một phương pháp kiểm toán quan trọngmang tính chất quyết định đối với chất lượng của cả cuộc kiểm toán “ Thủ tụcphân tích” là thủ tục cơ bản không thể thiếu được sử dụng xuyên suốt trong cảcuộc kiểm toán báo cáo tài chính, là một phương pháp rất hiệu quả và có nhiều ưuđiểm Nó có thể giúp các kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình, phạm vicủa các cuộc kiểm toán khác, cung cấp cho kiểm toán viên một số lượng đáng kểcác bằng chứng mang tính đánh giá khái quát về một loại tài khoản, một nhómnghiệp vụ và trợ giúp cho kiểm toán viên trong quá trình soát xét lại toàn bộ công
Trang 22việc trước khi lập báo cáo kiểm toán Đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách thể kiểm toán được đánh giá là có hiệu lực hoặc khoản mục được kiểm toánkhông quá trọng yếu, thủ tục phân tích có thể giúp công ty kiểm toán giảm bớt cácthử nghiệm kiểm toán khác và do vậy tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộckiểm toán Trong bối cảnh các Công ty kiểm toán không ngừng phát triển cả vềmặt số lượng và chất lượng kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty,điều này có ý nghĩa rất quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong kiểm toán,trong quá trình thực tập tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán (AASC) em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện ”, để tìm hiểu sâu
hơn thủ tục phân tích được áp dụng trong thực tiễn, đồng thời nghiên cứuhoàn thiện hơn phát huy ưu điểm của phương pháp kiểm toán này
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Bùi Thị Minh Hải và các kiểmtoán viên, trợ lý kiểm toán trong Phòng kiểm toán 3 tại Công ty AASC, luậnvăn tốt nghiệp của em về cơ bản là hoàn thành Ngoài lời mở đầu và phần kếtluận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về việc thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Chương 2: Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ
Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện
Trang 23Do còn hạn chế về kiến thức và bỡ ngỡ trong thực tế, bài viết của emkhông thể không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự góp ý chỉbảo thêm của cô để em có được những hiểu biết sâu sắc hơn.
Cũng nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn tới những người đã giúp
đỡ em hoàn thành bài viết, đặc biệt là Th.s Bùi Thị Minh Hải, người đã hướngdẫn tận tình trong suốt thời gian qua và các anh các chị trong Phòng kiểmtoán 3 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin và tìmhiểu công tác kiểm toán trong thực tiễn
Hà nội, ngày 30/3/07
Sinh viên
Trịnh Thu Huyền
Trang 24Tài chính được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với cácchủ thể trong nền kinh tế Trong nền kinh tế, bất kỳ một doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh nào cũng có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trênthị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động Muốn phát triển bềnvững, các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán được sự thay đổi của môitrường để sẵn sàng thích nghi với nó Do đó, các nhà quản lý, chính phủ, cácngân hàng và chủ đầu tư, người bán, khách hàng,…muốn thành công phải cócác quyết định sáng suốt dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau Một trongnhững nguồn thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định đó chính làBáo cáo tài chính của các doanh nghiệp Để đưa ra được những quyết địnhsáng suốt thì đòi hỏi thông tin trên báo cáo tài chính phải trung thực, hợp lý,
có độ tin cậy cao Nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, độ tincậy của thông tin dường như vẫn luôn là một dấu chấm hỏi đặt ra cho nhữngngười ra quyết định Câu trả lời giải tỏa hiệu quả nhất những lo lắng bănkhoăn của những người ra quyết định đó là sử dụng các Báo cáo tài chính đã
Trang 25được kiểm toán 1Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 200 định nghĩa: “Báocáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toánhiện hành hoặc được chấp nhận phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủyếu của đơn vị”1 Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báocáo tài chính Theo chuẩn mực kế toán số 200 cả 4 báo cáo này đều là bắtbuộc
Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình
độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.
Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xétcủa kiểm toán viên và công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý, tính hợpthức và tính hợp pháp của các Bảng khai tài chính
1.1.2 Đối tượng của kiểm toán tài chính
Đối tượng kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính và những bảng kêkhai có tính pháp lý khác như Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tàisản đặc biệt (kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặc bánđấu giá…), các bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư… Khi nói đốitượng kiểm toán tài chính là các Bảng khai tài chính là nói đến quan hệ trựctiếp Trên cả lý luận cũng như thực tế, để xác minh và bày tỏ ý kiến về Bảngkhai tài chính, kiểm toán tài chính không thể tách rời các tài liệu kế toán, cáchoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị nhằm xác minh cụ thể độtin cậy của từng khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tế chứa đựng trongcác số dư, trong các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ bên trong của hoạt
1 Bộ tài chính-Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính
Trang 26động tài chính Trong kiểm toán tài chính, cần khái quát được các loại quan
hệ trên Bảng khai tài chính để xem xét tính “hợp lý chung” và các hướng tổngquát trong việc xác minh các Bảng khai tài chính đồng thời phải đi sâu vàotừng loại quan hệ cụ thể để nghiên cứu những “nét đặc thù” trong việc xácminh và bày tỏ ý kiến của các quan hệ trong kiểm toán tài chính liên kết vớikiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ Điều này có ý nghĩa đặc biệt quantrọng trong việc thực hiện chức năng chung của kiểm toán đồng thời có tácdụng thiết thực trong phân chia công việc kiểm toán thành các phần hợp thành
để kiểm toán
Bảng khai tài chính được phân chia thành các phần hành kiểm toán:phân theo khoản mục hoặc phân theo chu trình
2 Phân theo khoản mục là cách phân chia máy móc từng khoản mục
hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong các Bảng khai vào một phầnhành Cách chia này đơn giản song không hiệu quả do tách biệt những khoảnmục ở vị trí khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ nhau như hàng tồn kho vàgiá vốn hàng bán chẳng hạn
2 Phân theo chu trình là cách chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên
hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tốtrong một chu trình chung của hoạt động tài chính Chẳng hạn, các nghiệp vụ
về doanh thu, doanh thu trả lại, các khoản thu tiền bán hàng và số dư cáckhoản phải thu đều nằm trong chu trình tiêu thụ (bán hàng – thu tiền) Tương
tự các nghiệp vụ về lương, các khoản trích theo lương các nghiệp vụ về nhâncông đều nằm trong chu trình lao động và tiền lương (tiền lương – nhân viên)v.v… Cách phân chia này hiệu quả hơn do xuất phát từ mối liên hệ vốn có
2 GS.TS Nguyễn Quang Quynh, KTTC, 2001, BTC, trang 10, dòng 19
3 GS.TS Nguyễn Quang Quynh, KTTC, 2001, BTC, trang 10, d òng 24
Trang 27của các nghiệp vụ và từ đó thu gom được các đầu mối của các mối liên hệtrong kinh tế và trong ghi sổ kế toán chứa đựng trong Bảng khai tài chính.Theo cách phân chia này, kiểm toán Bảng khai tài chính thường bao gồmnhững phần hành cơ bản sau:
Kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền (tiêu thụ)
Kiểm toán tiền mặt (tại két, tại ngân hàng hoặc đang chuyển)
Kiểm toán chu trình mua hàng - trả tiền (cung ứng và thanh toán)
Kiểm toán chu trình thuê mướn nhân công và trả lương (tiền lương
và nhân viên)
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán huy động - hoàn trả vốn
1.1.3 Chức năng
Là một loại hình kiểm toán, kiểm toán tài chính cũng thực hiện chứcnăng xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán
Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu,
tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tàichính
Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại vàphát triển của hoạt động kiểm toán Biểu hiện của nó là:
Xác minh độ tin cậy của các con số
Xác minh việc tuân thủ các quy định và tính hợp thức, hợp pháp củacác biểu mẫu kế toán
Chức năng xác minh được cụ thể hóa thành các mục tiêu kiểm toán vàtùy thuộc vào từng loại hình kiểm toán, đặc thù kiểm toán mà mục tiêu kiểmtoán cũng khác nhau Mục tiêu xác minh trong kiểm toán tài chính bao gồm:
Trang 28 Tồn tại hoặc phát sinh
Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với nghĩa cả kết luận về
chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh Nếu kết luận về chấtlượng thông tin có quá trình phát triển lâu dài từ chỗ chỉ có từ chỗ chỉ có từ “xác nhận” đến hình thành báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực chung thì kếtluận về pháp lý hoặc tư vấn cũng có quá trình phát triển lâu dài
Chức năng bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn mà sản phẩm của hìnhthức này là thư quản lý và dưới hình thức phán xử
1.1.4 Mục tiêu của Kiểm toán tài chính
Bất kì một hoạt động nào có ý thức của con người đều có những mụctiêu nhất định, kiểm toán cũng có mục đích cùng những tiêu điểm cần hướngtới Tập hợp các tiêu điểm hướng tới mục đích đó được gọi là hệ thống mụctiêu kiểm toán Việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học trên cơ
sở các mối quan hệ vốn có của đối tượng và của khách thể kiểm toán sẽ giúpkiểm toán viên thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt động kiểm toán
4Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, Khoản 11 xác định: “Mục tiêu củakiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toánđưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luậtliên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía
4 - Bộ tài chính - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính
Trang 29cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra, kiểm toán báo cáo tài chính còn giúpcho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằmnâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”
Ở đây, các khái niệm trung thực, hợp lý, hợp pháp được hiểu như sau:
Trung thực: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự
thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực,
cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều ngườithừa nhận
Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp
luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận)
Để đạt được mục đích hay mục tiêu tổng quát nói trên cần cụ thể hóahơn nữa các yếu tố cấu thành và tiến trình thực hiện các yêu cầu trung thực,hợp lý, hợp pháp trong xác minh và bày tỏ ý kiến về toàn bộ Báo cáo cũngnhư trong phần hành kiểm toán cụ thể Giải quyết vấn đề này trước hết cầnxuất phát từ đặc điểm của đối tượng kiểm toán cùng các quan hệ trách nhiệmgiữa chủ thể và khách thể kiểm toán trong việc thực hiện các yêu cầu trungthực, hợp lý và hợp pháp nói trên của quản lý và Báo cáo tài chính
Mục tiêu xác minh tính trung thực, hợp lý và hợp pháp của Báo cáo tàichính cần được cụ thể hóa theo các yếu tố của hệ thống kế toán (phương pháp
kế toán) trong quan hệ trực tiếp với việc hình thành với các bảng5 như sau
5 GS.TS.Nguyễn Quang Quynh, KTTC, 2001, BTC, trang 35, dòng1
Trang 30Bảng 1.1: Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán
- Minh chứng cho nghiệp vụ
Bản chứng từ
Tính giá - Phản ánh giá trị thực
của tài sản
- Tập hợp chi phí theo loại
Sổ chi tiết - Phân loại đối tượng tính
giá
- Phản ánh giá trị thực của tài sản dịch vụ theo
nguyên tắc hoạt động liên tục
Đối với tài
khoản
- Phân loại tài sản và vốn
- Phản ánh vận động củatài sản và vốn qua từng nghiệp vụ
Sổ tổng hợp - Phân loại đúng yêu cầu
quản lý
- Định khoản và ghi sổ đúng, cộng dồn số dư và chuyển sổ chính xácTổng hợp -
- Cân đối tài sản với vốn, thu với chi (và số dư)
- Chuyển đúng số dư (hoặc
số phát sinh) vào khoản mục tương ứng
Các mục tiêu kiểm toán chung lại được chia thành hai loại cụ thể là sựhợp lý chung và các mục tiêu khác Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem
Trang 31xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kếtchung về trách nhiệm của quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ởkhách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chungkhác Do đó đánh giá sự hợp lý chung cũng hướng tới khả năng sai sót cụ thểcủa các số tiền trên khoản mục Trên cơ sở đó có thể đánh giá khả năng đạtđược các mục tiêu khác Nếu kiểm toán viên không nhận thấy mục tiêu hợp lýchung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu chung khác Từ đókiểm toán viên sẽ lập kế hoạch thu thập những bằng chứng chi tiết hơn trêncác khoản mục hay phần hành cụ thể với những mục tiêu xác định Việc định
vị các bộ phận cấu thành kèm theo định hướng mục tiêu tương ứng này giúpích rất lớn cho kiểm toán nâng cao hiệu quả hoạt động do có được kết luậnđúng đắn trên cơ sở có bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực với chi phí kiểmtoán ít Tuy nhiên, mục tiêu hợp lý chung cũng đòi hỏi nhạy bén, khả năngphán đoán cùng tác phong sâu sát với thực tế ở đơn vị của kiểm toán viên.Các mục tiêu chung khác được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý
là hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trìnhbày
Mục tiêu hiệu lực là hướng xác minh vào tính có thật của số tiền trên
các khoản mục Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nộidung kinh tế của khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấuthành khoản mục đó
Mục tiêu trọn vẹn là hướng xác minh vào sự đầy đủ về thành phần (nội
dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục Cụ thể mục tiêu này liênquan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vàokhoản mục Chẳng hạn, không ghi một khoản bán hàng thực tế đã xảy ra vàoNhật ký và Sổ cái để tính vào số tiền trên khoản mục tương ứng là vi phạmmục tiêu trọn vẹn
Trang 32Mục tiêu quyền và nghĩa vụ bổ sung cho cam kết về quyền và nghĩa vụ
với ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài và được luậtđịnh thừa nhận) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý (hoặc hợp đồng dài hạn) củacác khoản nợ và vốn
Mục tiêu định giá là hướng xác minh vào cách thức và kết quả biểu
hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu nhập…) thành tiền
Mục tiêu phân loại là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận,
nghiệp vụ được dựa vào tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản trong cácBáo cáo tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các vănbản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực
Mục tiêu chính xác cơ học là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối
qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phátsinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ứng; sốcộng gộp của tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liênquan; các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất
Mục tiêu trình bày hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số
dư (hoặc tổng số phát sinh của tài khoản) vào các Báo cáo tài chính
1.2 HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chínhcũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đốichiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thựcnghiệm, điều tra) Tuy nhiên, do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khácnhau, đối tượng cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toánkhác nhau nên trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp
cơ bản trên cũng có những điểm đặc thù
Trang 33Xét về mặt thực hiện chức năng chung của kiểm toán, kiểm toán tàichính hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán Để
có được những bằng chứng này, kiểm toán tài chính cần triển khai cácphương pháp cơ bản trên theo từng tình huống cụ thể Trong Chuẩn mựcKiểm toán quốc tế 8500 và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500, nhữngcách thức cụ thể này được gọi là phương pháp thu thập bằng chứng kiểmtoán Tùy từng tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán mà cácphương pháp kiểm toán cơ bản được triển khai theo hướng kết hợp lại hoặcchi tiết
Xét về đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các Báo cáo kế toán
và các bảng tổng hợp tài chính đặc biệt khác Xét về nguyên tắc, để bày tỏ ýkiến về Bảng khai tài chính trong mọi trường hợp, việc xác minh về độ tin cậycủa các con số và mức tuân thủ các nguyên tắc, các chuẩn mực phải đượcthực hiện trong mọi cuộc kiểm toán Trong kiểm toán tài chính, để bảo đảmtính hiệu quả, trình tự phổ biến được thực hiện là tiến hành kiểm toán theotrình tự ngược với trình tự kế toán Trên thực tế, trình tự kiểm toán rất đadạng cho từng loại khách thể và từng loại đối tượng kiểm toán Tuy nhiên,nguyên tắc chung của mọi cuộc kiểm toán tài chính là phải thẩm tra lại cácthông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợpcác phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cáchthức kết hợp xác định Cách làm này được gọi là kiểm toán cơ bản hay thửnghiệm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản: là thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền
phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương pháp kiểm toánchứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định
Trang 34Thử nghiệm tuân thủ: dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực để khẳng định sự tồn tại vàhiệu lực này cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Thử nghiệm tuân thủ chỉ được thực hiện khi hệ thống kiểm soát nội bộtồn tại và được đánh giá là hoạt động có hiệu lực Tuy nhiên trong trường hợpnày thử nghiệm cơ bản vẫn được thực hiện Trong trường hợp ngược lại, hệthống kiểm soát nội bộ không tồn tại hoặc hoạt động không có hiệu lực thìkiểm toán tài chính sẽ không thực hiện kiểm toán tuân thủ tăng cường thửnghiệm cơ bản với quy mô lớn để đảm bảo độ tin cậy của các kết luận củakiểm toán
1.3 THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
1.3.1 Khái niệm về thủ tục phân tích
Thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhấtđịnh theo quy định của cơ quan nhà nước6
Phân tích là giảng giải, nhận xét tỉ mỉ làm sáng tỏ mặt bản chất nào đócủa sự vật, hiện tượng
Thủ tục phân tích được hiểu theo nghĩa là công việc theo trình tự nhấtđịnh để làm sáng tỏ mặt bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng Theo Chuẩnmực kiểm toán Việt Nam 5207, quy trình phân tích là việc phân tích các sốliệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biếnđộng và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quankhác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến
Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, như:
So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước;
6 Như ý-Từ điển Tiếng việt thông dụng, NXB Giáo dục, 2002, trang 2141
7 Bộ Tài chính-Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính
Trang 35 So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sảnxuất, kế hoạch bán hàng );
So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: Chi phíkhấu hao ước tính );
So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành cócùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Vídụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp )
Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ:
Giữa các thông tin tài chính với nhau (Ví dụ: Mối quan hệ giữa lãigộp với doanh thu );
Giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính (Ví dụ:Mối quan hệ giữa chi phí nhân công với số lượng nhân viên )
Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên đượcphép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đếnnhững phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến.Quy trình phân tích cũng được áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp nhất,báo cáo tài chính của đơn vị thành viên hoặc từng thông tin riêng lẻ của cácbáo cáo tài chính
Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụngtuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên
1.3.2 Mục tiêu của thủ tục phân tích
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520, quy trình phân tíchđược sử dụng cho các mục đích sau:
- Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của cácthủ tục kiểm toán khác
Trang 36- Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khiviệc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việcgiảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.
- Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâusoát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán
1.3.3 Phân loại thủ tục phân tích
Phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng là sự phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ sốcủa cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Phân tích xu hướng thường đượckiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với kỳ trước,hay so sánh giữa các tháng trong kỳ, hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của cáctài khoản cần xem xét Đồng thời thông qua phân tích sự biến động của một
số dư tài khoản hay khoản mục giữa các kỳ kế toán trước, kiểm toán viên cóthể đưa ra dự kiến của kỳ hiện tại
Có thể phân chia thủ tục phân tích xu hướng thành hai dạng là: Phântích xu hướng giản đơn và phân tích hồi quy
Phân tích xu hướng giản đơn: Là xác định con số ước tính dựa trên
số dư tài khoản kỳ trước
Phân tích hồi quy: Là sử dụng phương pháp toán học trong phân tíchtài chính để biểu hiện và đánh giá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế.Phương pháp này xác định sự thay đổi của nguyên nhân Đây là phương phápphổ biến và có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phương pháp phân tích xuhướng giản đơn Vì nó chi tiết đến từng yếu tố của chỉ ta đang xem xét
Phân tích tỷ suất là một thuật ngữ thường được sử dụng để nói tớiviệc phân tích tỷ suất số dư tài khoản này với một số dư tài khoản khác, mộtloại sự thay đổi liên quan đến số dư tài khoản, các dữ liệu tài chính với dữliệu hoạt động của một yếu tố qua một thời gian hay so với các yếu tố khác
Trang 37Nếu phân tích xu hướng tập trung vào một tài khoản cụ thể và không đi vàophân tích mối quan hệ về số dư các tài khoản thì phân tích tỷ suất lại tập trungvào mối quan hệ này Phân tích tỷ suất chủ yếu áp dụng đối với bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh Tuy nhiên, dự đoán xu hướng biếnđộng của các tài khoản thường không đem lại hiệu quả cao do các số dư tàikhoản trên bảng cân đối kế toán được đưa ra vào một thời điểm, trong khi đóphân tích tỷ suất giữa các số dư tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh lạihiệu quả do nó phản ánh sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh trongmối quan hệ với các khoản mục Trong thực hành kiểm toán, kiểm toán viênthường tiến hành thủ tục phân tích thông qua các nhóm tỷ suất:
Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán
Nhóm tỷ suất hoạt động
Nhóm tỷ suất đòn bẩy
Nhóm tỷ suất lợi nhuận
Nhóm tỷ suất giá thị trường
Tỷ suất khả năng thanh toán
Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh=
Trang 38Chỉ số thanh toán nhanh đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toánngắn hạn so với chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn vì hàng tồn kho đượcloại ra khỏi tử số Chỉ số này phải được xem xét trong mối quan hệ với xuhướng của chính doanh nghiệp khác cùng nghành.
Hai chỉ số này là một phương thức để đánh giá hiệu quả quản lý trongviệc tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tài sản Chỉ số lợi tức tài sản cố địnhchỉ xem xét hoạt động đầu tư vào tài sản, nhà xưởng và các thiết bị và cực kỳquan trọng với công ty hoạt động trong lĩnh vực cần nhiều vốn Nhìn chungchỉ số này càng cao, thì càng cần ít đầu tư vào tài sản tạo doanh thu và từ đócông ty càng thu được lợi nhuận cao hơn
Các tỷ suất đòn bẩy
Các chỉ số nợ đều đánh giá nguồn tài chính của công ty được tài trợ từcác khoản nợ Số lượng nợ và tỷ lệ trong cấu trúc vốn của công ty là cực kỳ
Trang 39quan trọng đối với việc phân tích tài chính vì sự đánh đổi giữa rủi ro và lợitức.
Các tỷ suất lợi nhuận
Phân tích để kiểm tra tính hợp lý
Kiểm tra tính hợp lý là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ mộtphương pháp tính toán nhằm đưa ra những ước tính về một giá trị nào đó nhưmột số dư tài khoản hay một loại hình nghiệp vụ
Kiểm tra tính hợp lý là kỹ thuật so sánh số liệu thực tế với số liệu kếhoạch, số liệu ước tính Từ việc so sánh, KTV có thể phát hiện ra nhữngchênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện những sai sót trong báo cáo tàichính hoặc các biến động lớn trong sản xuất kinh doanh của đơn vị Từ đó cóthể đưa ra những nhận xét sơ bộ về khách hàng, về tình hình tài chính củakhách hàng Các so sánh chủ yếu gồm:
Trang 40 So sánh số liệu của khách hàng với số liệu ước tính của kiểm toánviên.
So sánh số liệu của đơn vị với số liệu bình quân ngành
Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và phi tài chính
So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch
1.3.4 Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
Thủ tục phân tích là một phương pháp thu thập bằng chứng có hiệu quảcao, chi phí thấp và đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình độ, sự hiểu biết nhấtđịnh về ngành nghề kinh doanh và hoạt động của khách hàng Bắt đầu mộtcuộc kiểm toán, để lập kế hoạch cho năm kiểm toán hiện hành kiểm toán hiệncần thu thập các thông tin về hoạt động của công ty khách hàng ở những nămtrước và những thông tin mới phát sinh năm hiện hành Để thu thập được cácthông tin ban đầu có giá trị sử dụng cao, kiểm toán viên sử dụng thủ tục phântích để biết được cả những thông tin chưa được kiểm toán ở năm trước và cácbiến động về tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ các phân tích này kiểmtoán viên có thể tìm ra được các xu hướng quan trọng, các hiện tượng đặc biệt
mà tất cả đều có ảnh hưởng tới kế hoạch kiểm toán của đơn vị
Ví dụ: Khi tiến hành thủ tục phân tích, rà soát các số liệu tài chính,kiểm toán viên thấy khoản chi phí tài chính tăng lên một cách bất ngờ khi tiếnhành kiểm toán kiểm toán viên cần làm rõ sự tăng lên đáng kể này, kiểm tracác nguyên nhân gây ra sự tăng đó, có hợp lý không có đúng với qui định hiệnhành không Hoặc, nếu tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng giá trị tài sản ròng cao hơnbình thường, thêm vào đó là tỉ lệ dưới trung bình của lợi nhuận so với tổng tàisản thì có thể chỉ ra mức rủi ro cao của sự thiếu hụt tài chính, điều này chứng
tỏ doanh nghiệp đang đứng trước những khó khăn khắc nghiệt về mặt tàichính, khả năng thiếu hụt về mặt tài chính này cần được KTV xem xét lạitrong quá trình đánh giá các rủi ro kiểm toán Những chỉ tiêu tài chính đó