Hoàn thiện chớnh sỏch marketing của cụng ty cổ phần Thăng Long.Nhằm đúng gúp một số giải phỏp hoàn thiện chớnh sỏch marketing nhằm nõng cao năng lực cạnh tranh của cụng ty trờn thị trường trong nướ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển và đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giưới đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng Chính điều này đã buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng nỗ lực đề phục vụ và đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng đồng thời không ngừng làm mới mình, phấn đấu để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh khốc liệt gay gắt
Để đứng vững và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra các chính sách, kế hoạch, các giải pháp thật chính xác, sắc bén và linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải làm sao để sản phẩm của mình ngày càng được khách hàng biết đến nhiều hơn, yêu thích và tin dùng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp thay vì các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
Thực tế đời sống được nâng cao, nhu cầu về đồ uống trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, lễ hội, giao lưu, quà biếu ngày càng xuất hiện với nhiều chủng loại, kiểu dáng, mãu mã và mùi vị khác nhau, không chỉ có sự cạnh tranh của các sản phẩm trong nước mà thêm vào đó là các sản phẩm nước ngoài làm cho thị trường đồ uống ngày càng trỏ nên tấp nập và nhộn nhịp hơn với đầy đủ mùi vị và màu sắc đáp ứng mọi nhu cầu của mọi lứa tuổi trong xã hội
Các doanh nghiệp sán xuất kinh doanh mặt hàng đồ uống trên thị trường đã không ngừng cố gắng đưa ra các mặt hàng mà khách hàng yêu thích nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng và công ty cổ phần Thăng Long là một trong số đó Là công ty sản xuất rượi có tiếng, công ty đang nỗ lưc để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nữa, đồng thời kinh doanh có hiệu quả và thu được nhiều lợi nhuận
Là một sinh viên trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, qua quá trình thực tập một thời gian tại công ty cổ phần Thăng Long, khi phân tích tình hình
Trang 2thực trạng của công ty em nhận thấy chính sách marketing của công ty còn nhiều vấn đề cần tìm hướng giải quyết và nhận thức thấy đó là một chính sách rất quan trọng của công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty,quyết định đến vấn đề sống còn của công ty nên em quyết định chọn đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long.Nhằm đóng góp một số giải pháp hoàn thiện chính sách marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Mục đích nghiên cứu đề tài:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về chính sách marketing của công ty kinh
+ Phân tích thực trạng triển khai chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing của công ty cổ phần Thăng Long.
- Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là chính sách mảketing của công ty cổ phần Thăng Long.
Nội dung chủ yếu gồm:chính sách về sản phẩm,chính sách về giá cả,chính sách về phân phối,chính sách về xúc tiến
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong chuyên đề này em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng là chủ yếu,ngoài ra còn sử dụng phương pháp tư duy kinh tế ,phân tích,so sánh,suy luận logic nhằm đánh giá và phát triển vấn đề, đưa ra những kiến nghị và giải pháp giải quyết.
Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương:
ươ ng 1: Khái quát chung về công ty cổ phần Thăng Long.Ch
ươ ng 2: Nội dung và thực trạng trển khai chính sách marketing
của công ty cổ phần Thăng Long.
ươ ng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing
của công ty cổ phần Thăng Long.
Trang 3Chương 1:Khái quát chung về Công ty Cổ phần Thăng Long.
1.1Quá trình hình thành,phát triển,chức năng và nhiệm vụ của công ty cổphần Thăng Long.
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long
Công ty cổ phần Thăng Long được chính thức cổ phần hoá từ năm 2002 Tiền thân của công ty là xưởng sản xuất rượu và nước giải khát lên men, trực thuộc công ty bia rượu Hà Nội được thành lập từ ngày 24/03/1989, theo quyết định của số 6145/QĐ-UB Ngày 16/03/1993, công ty Rượu-Nước giải khát Thăng Long được thành lập theo quyết định số 301/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Và sau khi cổ phần hoá, công ty có tên là công ty cổ phần hoá Thăng Long với mặt hàng kinh doanh chính là rượu vang các loại
Theo quyết định cổ phần hoá:
Tên doanh nghiệp : CTY CỔ PHẦN THĂNG LONG Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát Địa chỉ : 181 Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại : 84-4-7530055
Fax : 84-4-8361898
Địa chỉ trên MaroStores : http://vangthanglong marofin com
Website : www vangthanglong com vn
Sự phát triển của công ty:
Thời gian đâu thành lập công ty chỉ là một xưởng sản xuất với khoảng 50 công nhân, sản xuất hoàn toàn thủ công với đại bộ phận nhà xưởng là nhà cấp bốn thanh lý, cơ sở nghèo nàn lạc hậu Qua hơn 15 năm hoạt động và không ngừng lớn mạnh, công ty đã tiến hành cổ phần hoá, cơ sở vật chất đầu tư, nhà
Trang 4xưởng được mở rộng không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà đã xây dựng trên các địa bàn khác để phù hợp với đặc điểm sản xuất và kinh doanh của công ty
Sự phát triển của công ty có thể chia thành ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1, từ năm 1989-1993 Đây là giai đoạn công ty là xưởng sản xuất rượu và nước giải khát lên men, trực thuộc công ty Rượu bia Hà Nội Thời gian này tuy cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu nhưng sản lượng của công ty lại đạt được sự ổn định và tăng trưởng cao Năm 1989, sản lượng của công ty là 105 000 lít, tăng lên 530 000 lít năm 1992 và đến năm 1993 đã tăng lên 905 000 lít Công ty đã chứng tỏ đây là một cơ sở sản xuất và kinh doanh có hiệu quả cao, mức nạp ngân sách hàng năm từ 337 triệu đồng năm 1991 lên tới 1976 triệu đồng năm 1993
Giai đoạn 2, từ năm 1993-2001 Giai đoạn này đánh dấu bước phát triển của công ty Quan trọng nhất là công ty Rượu-Nước giải khát Thăng Long đã được thành lập thay vì hình thức xưởng sản xuất trực thuộc giai đoạn đầu Dưới sự quản lý của Sở Thương nghiệp Hà Nội, công ty đã hoạt động dựa trên sự độc lập về mặt kinh tế Ngay lập tức, công ty đã có sự phát triển đột biến về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ Từ năm 1994 tới năm 1998, sản phẩm vang đã tăng từ 1, 6 triệu lít lên tới 5, 5 triệu lít với mức doanh thu đạt 59, 3 tỷ đồng
Giai đoạn 3, từ năm 2001 đến nay Đây là thời điểm công ty đã cổ phần hoá, là thành viên của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội Sự phát triển của thị trường đồng nghĩa với nhiều cơ hội và thách thức đặt ra cho hội đồng quản trị của công ty trong việc giữ vị thế của sản phẩm truyền thống, vừa phải nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Thăng Long được xây dựng theo mô hình trực tuyến-tham mưu
Khách hàng luôn là trọng tâm của mọi hoạt động của công ty Công ty luôn cố gắng thoã mãn tốt nhất nhu cầu của mọi khách hàng
Trang 5BH.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thăng Long
Khách hàng - Thị trường - Khách hàng - Thị trường - Khách hàng - Thị trường Khách hàng - Thị trường -
Ban giám đốc điều hành
Trang 71.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
Công ty cổ phần Thăng Long là một công ty vừa sản xuất, vừa kinh doanh do vậy với đặc điểm nghành nghề kinh doanh của mình chức năng, nhiệm vụ của công ty được quy định cụ thể của công ty như sau:
-Tổ chức sản xuất kinh doanh các loại đồ uống có cồn, không có cồn và các loại mặt hàng theo đơn dăng ký kinh doanh, mục đích thành lập của công ty cổ phần Thăng Long
-Thực hiện các nghĩa vụ của nhà nước theo quy định
-Thực hiện phân phối theo lao động, không nghừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình dộ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên
-Bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường và vảo vệ an ninh trật tự
Công ty cổ phần Thăng Long hoạt động theo nghuyên tcs độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài sản riêng, có con dấu riêng để giao dịch theo điều lệ công ty và theo khuôn khổ pháp luật
1.2Phân tích và đánh giá nguồn lực của công ty cổ phần Thăng Long
1.2.1 Nhân sự
Cơ cấu lao động của công ty chia thành hai bộ phận chính, bộ phận phụ trách sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bộ phận phụ trách đầu ra cho công ty Trong tổng số nhân viên của công ty, lực lượng công nhân sản xuất chiếm tỷ lệ lớn, đồi hỏi có tay nghề và kiến thức chuyên môn Do vậy, chính sách sử dụng và tuyển dụng lao độngcủa công ty có những đặc thù riêng Ta có bảng thống kê tình hình nhân sự của công ty trong những năm qua như sau:
Trang 8Qua bảng số liệu trên, ta thấy quy mô lao động của công ty ngày càng tăng lên, số lao động có trình độ đại học tăng lên đáng kể, cơ cấu trong hoạt động nghiên cứu, công nghệ, các chuyên nghành đặc thù như sinh hoá, và trong các hoạt động thị trường Xu hướng kinh doanh hiện đại đòi hỏi những người làm công tác thị trường phải được trang bị những kiến thứccơ bản về chuyên môn và ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tế Đặc biệt, khi công ty có chính sách hướng ra xuất khẩu thì cũng cần những người có trình độ về pháp luật để làm công tác pháp lý của công ty
Bên cạnh đó công ty cũng thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề của anh em công nhân bằng các hoạt động đào tạo, khuyến khích cán bộ công nhânviên nâng cao tay nghề, ý thức lao động, tạo lập tác phong công nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Những nỗ lực của công ty được thể hiện bằng việc áp dụng thành công đề tài về áp dụng thành công mô hình quản lý chất lượng toàn diểntong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bên cạnh đó các chứng chỉ về chất lượng khác cũng là những minh chứng cho trình độ lao động cũng như trình độ quản lý của ban lãnh đạo công ty Bởi vì công ty đã đặt con người là trung tâm củ mọi hoạt
Trang 9động nên ban lãnh đạo công ty luôn chiếm được lòng tin của cán bộ công nhân viên, đó là động lực thúc đẩy không những ban lãnh đạo hoạt động tốt hơn mà cũng thúc đẩy chính cán bộ công nhân viên hoạt động hiệu quả hơn
Nói chung, tình hình nhân sự của công ty là tương đối tốt, quan hệ giữa những người lao động với nhau là rất thân thiện Ban lãnh đạo công ty thường xuyên kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động để cán bộ công nhân viên có điều kiện tiếp xúc gặp gỡ, giao lưu tăng cường sự đoàn kết, xây dựng một tập thể vững mạnh
Một tập thể đoàn kết chính là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Nếu một tập thể đoàn kết, mọi người đều vì mục tiêu chung của công ty mà phấn đấu thì công ty có thể vượt qua được những khó khăn củă mình
1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ kinh doanh
Dây chuyền sản xuất của công ty là dây chuyền khép kín, mỗi giai đoạn công nghệ lại được thực hiện tại một phân xưởng có chức năng riêng Những sản phẩm của từng giai đoạn công nghệ sản xuất là không thể tách rời, chúng luôn được gắn kết với nhau để làm nên một sản phẩm vang hoàn chỉnh
Trang 10ơ đ ồ1: Sơ đồ quy trìng công nghệ sản xuất rượu vang truyền thống
Nguyên liệu quả
Trang 11(Nguồn: Phòng công nghệ và quản lý sản xuất)
Trang 121.2.3 Thị trường và khách hàng
Việt Nam là một nước đang phát triển, do vậy các nhu cầu thiét yếu cho tiêu dùng vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng, khoảng 50% và tỷ trọng này còn có thể cao hơn nữa trong những năm tới khi đời sống nhân dân được cải thiện
Trong xu thế phát triển của thị trường đồ uống nói chung, thì thị trường rượu vang hiện đang còn là một thị trường đầy tiềm năng và được dự báo là thị trường cạnh tranh đầy quyết liệt không kém thị trường các mặt hàng như nước giải khát có ga, bia, sữa
Thị trường rượu vang ở các khu vực phía bắc có thể phân ra các đoạn thị trường sau:
Thị trường vang hoa quả có đặc điểm là các sản phẩm vang được sản xuất trên cơ sở lên men các loại hoa quả, chủ yếu là nho, dâu, mơ, anh đào, vải Khách hàng trong đoạn thị trường này là những người có thu nhập trung bình và thấp, đã có thói quen sử dụng vang hoa quả Giá cả của các loại vang trong đoạn thị trường này phù hợp với người tiêu dùng có múc thu nhập vừa và thấp Cụ thể:
Bảng 1.2: Giá của sản phẩm Vang ngọt năm 2007
Tên rượuGiá (nghìn đống/chai)Vang dứa Thăng Long18.500
Vang sơn tra Thăng Long18.500
Vang Thăng Long 2 năm18.500Vang Thăng Long nhãn vàng18.000Vodka Thăng Long16.000
Những người tiêu dùng trong đoạn thị trường này chủ yếu sử dụng vang trong các dịp lễ tết, hội hè,
Trang 13Các nhãn hiệu truyền thống trên đoạn thị trường này là Vang Thăng Long, Vang Hữu Nghị, vang Thanh Ba, Tuy nhiên, đoạn thị trường này đang dần thu hẹp lại do mức sống của người dân được cải thiện, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi
Thị trường vang chát là thị trường có sự cạnh tranh tương đối mạnh mẽ không chỉ trong nội bộ đoạn thị trường này mà tạo ra sức ép đối với thị trường rượu vang, rượu nói riêng và thị trường đồ uống nói chung Đặc điểm của đoạn thị trường này là đáp ứng nhu cầu của những người có mức thu nhập khác nhau, từ thu nhập thấp đến trung bình và thu nhập cao Sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ quả nho bằng phương pháp lên men tự nhiên, không qua chưng cất, mang vị chua chát của vị quả nho Các nhãn hiệu chủ yếu trên đoạn thị trường này là một số nhãn hiệu nhập khẩu từ Pháp và một số sản phẩm sản xuất trong nước như Vang Đà Lạt, Vang nho chát Thăng Long, vang Sapan,
1.2.4 Sản phẩm
Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, từ chỗ chỉ có một vài loại sản phẩm sán xuấtbằng phương pháp thủ công, đến nay công ty đã cố rát nhiều loại sản phẩm được sản xuất trên day chuyền công nghệ hiện đại
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng công ty theo đuổi chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nếu như trước đây công ty chỉ sản xuất một số loại sản phẩm thì ngày nay công ty đã sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau như:Vang nhãn vàng, vang thăng long 5 năm, vang thăng long 2 năm, vang chát, vang nho chát xuất khẩu, vodka hương lúa trong số các sản phẩm chủ yếu của công ty thì vang ngọt vãn chiếm tỷ trọng cao trên 99% Trong vài năm gần đây rượu vang chát bắt đầu được công ty chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của người tiêu dùng
Trang 14Công tác quản lý chất lượng của công ty cũng khá tốt khi được các tổ chức chính phủ, liên đoàn lao động bộ công nghiệp, công nhận về chất lượng vang sản phẩm của công ty đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liên tục Bên cạnh đó công ty cũng nâng cao uy tín của mình cũng như chất lượng sản phẩm qua việc thực hiện thành công các mô hình quản lý chất lượng như:ISO 9001:2001, ISO14000, HACCP, TQM
Ngoài ra công ty cũng đạt được một số danh hiệu như:Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới(2002), 5 huân chương lao động, 5 cờ thi đua luân lưu, bằng khen của chính phủ, 10 cờ thi đua xuất sắc, bằng khen của tổng liên đoàn lao động Việt Nam, giải vàng chất lượng Việt Nam, sao vàng đấtViệt năm 2004
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được công ty vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại Đó là : tuy có nhiều mặt hàng như vậy nhưng công ty có mẫu mã của các loại chai rượu chưa phong phú, đơn điệu, sản phẩm vang thăng long mang tính chất đại trà, chưa có sự đột biến trong phong cách mẫu mã và đặc tính nổi trội Phong cách mẫu mã của vang Thăng Long còn quá đơn điệu, tính khác biệt giữa các sản phẩm của công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cũng như giữa các sản phẩm vang Thăng Long với nhau còn chưa cao mặt khác nhu cầu rượu vang lại mang tính thời vụ, ngày nay trong tập khách hàng bình dân nhu cầu uống rượu vang ngày càng thấp đi Đa số khách hàng chỉ sử dụng rượu vang vào các dịp lễ tết, hội hè, liên hoan Vào những tháng thời vụ thì sản phẩm vang được tiêu thụ khá lớn
Thấy được một số hạn chế của mình trong một số năm gần đây vang Thăng Long đã có được những biện pháp khắc phục nhằm cải thiện tình hình này như:cung cấp các sản phẩm đi kèm như các bình đựng rượu vang có vòi vặn, các giá để bình vang
Trang 15Tuy nhiên để khẳng định vị thế, thương hiệu của mình thì công ty càn có những biện pháp nhằm cải thiện sản phẩm của mình hơn nữa Muốn làm được điều này thì công ty cần luôn theo sát nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và của thị trường
1.2.5 Hệ thống phân phối và xúc tiến thương mại
Hệ thống phân phối của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng đều phục vụ một nhóm khách hàng nhất định Công ty cổ phần Thăng Long cũng có những khách hàng chính là các nhà đầu tư, các đại lý và các cơ sở nhỏ lẻ khác, công ty không trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng mà thông qua một khâu trung gian để phân phối
Ta có hệ thống phân phối của công ty như sau:
ơ đ ồ 2: Hệ thống phân phối của Công ty Cổ phần Thăng Long
Công ty sử dụng kênh phân phối chủ yếu là mạng lưới các đại lý phân bổ trên thị trường khu vực phía bắc
Trang 16Các hoạt đ ộng xúc tiến th ươ ng mại
Trong thời gian vừa qua công ty đã gần như không thực hiện các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin, phát thanh, truyền hình cũng như trên hệ thống mạng intenet mà tập trung vào các hoạt động xúc tiến trực tiếp trên mạng đại lý phân phối của công ty Điều này giúp công ty tiết kiệm những khoản chi phí lớn cho các hoạt động quảng cáo, đặc biệt là trên hệ thống truyền hình rượu là mặt hàng nhà nước không khuyến khích quảng cáo nên không anh hưởng lớn đến tương quan cạnh tranh so với các đối thủ
Trong khi các hoạt động quảng cáo trên truyền hình không được khuyến khích thì các hoạt động quảng cáo khác như quảng cáo ngoài trời, các hoạt động hội chợ triển lãm là cơ hội để các công ty giưới thiệu sản phẩm của mình Mặc dù công ty tham gia đầy đủ các hoạt động này song mới chỉ dừng lại ở việc trưng bày sản phẩm của mình, chứ chưa có các hoạt động đầu tư quảng bá sâu rộng sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh
Một hoạt động quan trọng trong xu thế kinh doanh hiên nay, đó là thương mại điện tử, mà cơ sở của nó là giưới thiệu sản phẩm của công ty thông qua trang điện tử trên mạng, dần dần tiến tới hoạt động giao dịch trên mạng intenet Trong thời gian tới, khi công ty niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán thì việc đó là một hoạt động rất cần thiết Công ty nên tạo thêm một danh mục riêng để thu nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng để công ty có thể đưa ra được những sách lược đúng đắn, theo đúng với những nhu cầu thị hiếu đang ngày càng tăng của khách hàng
Qua những phân tích trên, ta thấy hoạt động xúc tiến của công ty còn nhiều hạn chế, chưa thực sự được coi là công cụ cạnh tranh của công ty trong hoạt động kinh doanh chính vì vạy trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa, đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động xúc tiến thương mại của mình
Trang 17để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, thị phần, lợi nhuận cho công ty cũng như khẳng định thương hiệu, vị thế của mình
1.2.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần ThăngLong
Kết quả thực hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Bảng 1.3: Kết quả doanh thu, chi phí, lợi nhuận
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần Thăng Long)
Doanh thu năm 2006 tăng 7,85% tương ứng với 6.080 triệu đồng so với năm 2004 Năm 2007 mức tăng doanh thu là 4,65% tương ứng với số tiền là 3.890 triệu đồng Nguyên nhân làm giảm mức tăng doanh thu là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
Doanh thu và chi phí có sự quan hệ chặt chẽ qua các năm Năm 2006 tình hình doanh thu không lợi nhuận, mức tăng chững lại chỉ còn 7, 8%, tốc độ tăng chi phí cũng giảm xuống chỉ còn 6 15% Tình hình thực hiện mối
Trang 18quan hệ chi phí doanh thu ở công ty là khá tốt, biểu hiện bằng tỷ suất chi phí hằng năm luôn giảm, mặc dù mức giảm chỉ là trên dưới 1%, Tuy nhiên đối với một đơn vị vừa sản xuất vừa tổ chức tiêu thụ thì kết quả đó cũng đã thể hiện nỗ lực của công ty trong việc nâng cao hiêu quả kinh doanh
Tóm lại, tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua có nhiều biến động, sự thay đổi của môi trường kinh doanh ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty Tuy nhiên công ty đã có những thay đổi phù hợp trong hoạt động nội bộ của công ty nhằm dần dàn thích ứng với sự thay đổi của môi trường, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó, công ty cổ phần Thăng Long cũng còn một số mặt yếu kém cần khắc phục, nhằm mục tiêu chiến lược là duy trì vị thế và cạnh tranh trên thị trường
Trang 19(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần Thăng Long)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy vốn kinh doanh của công ty tăng liên tục trong 3 năm, điều đó chứng tỏ quy mô và khả năng hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng
Tuy nhiên việc phân bổ vốn kinh doanh của công ty cung chưa tốt và chưa có sự ổn định rõ rệt
1.3Phương hướng ,mục tiêu,chiến lược phát triển của công ty cổ phầnThăng Long từ nay đến năm 2010.
Mục tiêu đến năm 2010 của công ty cổ phần Thăng Long:trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất rượu Vang Ngọt trên thị trường rượu vang,và đưa sản phẩm Vang chất lượng cao,sản phẩm kỷ niệm 1000 năm Thăng long Hà Nội,công ty sản xuất –kinh doanh đa lĩnh vực, đa mặt hàng, đa công nghệ-kỹ thuật sản xuất-kinh doanh hiện đại , đạt kết quả tiên tiến của thành phố Hà Nộivề sản xuất kinh doanh và công tác xã hội theo mmo hình công ty cổ phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trang 20Chiến lược dài hạn của công ty từ nay đến 2010 là đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt đưa ra thị trường những loại Vang chất lượng cao,chiếm 30% tông doanh thu của công ty.Các kế hoạch đầu tư đến năm 2010 chủ yếu nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật như hiện đại hoá các khâu của quá trình sản xuất,khâu nhà xưởng,hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.Bên cạnh đó,công ty cũng đầu tư nâng cao công tác thị trường,sử dụng các phương pháp thị trường hiện đại.
Một số chỉ tiêu năm 2010 là doanh thu đạt 100 tỷ đồng,sản lượng đạt 7 triệu lít,thu nhập bình quân đạt 2 triệu đồng/người/tháng,cổ tức đạt 15%.So với mức tăng doanh thu hiện nay và những đầu tư trong giai đoạn tới,các chỉ tiêu trên của công ty là hoàn toàn có thể đạt được,có thể sẽ vượt chỉ tiêu do trong thời gian tới,công ty tham gia thị trường chứng khoán,cơ hội tăng vốn vào đầu tư các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2008 công ty tập trung vào những kế hoạch sau:
Giũ vững sản xuất kinh doanh, đảm bảo thu nhập của người lao động và cổ tức của các cổ đông theo điều lệ của công ty cổ phần.
Triển khai dự án xây nhà cao tầng,bao gồm Trung tâm thương mại,văn phòng cho thuê để bán tại số 181 và 54 Lạc Long Quân,Hà Nội.
Đầu tư xây dựng phân xưởng sản xuất dịch nho,nhà máy nho Phan Rang –Tháp Chàm,tỉnh Ninh Thuận.
Thực hiện dự án dic chuyển và ổn định sản xuất, công ăn việc làm của Chi nhánh Xí nghiệp sản xuất Hang nhựa, Chi nhánh cửa hàng kinh doanh tổng hợp Lạc Long Quân ; Triển khai công trình Nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp.
Năm 2008 sẽ tiếp tục là năm kinh của công ty gặp không ít khó khăn, tình hình tiêu thụ các tháng đầu năm là chưa tốt, đều giảm so với cùng kì năm ngoái Tuy nhiên, với sự đầu tư quan tâm của ban lãnh đạo công ty, sự nỗ lực
Trang 21của các bộ phận trong công ty, hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty sẽ chuyển biến thuận lợi, đạt được các mục tiêu đề ra
Bên cạnh các mục tiêu về hiệu quả kinh tế, là một đơn vị trực thuộc của tổng công ty thương mại Hà Nội, công ty cũng đưa ra các mục tiêu khác như: Xây dựng Công ty Cổ phàn vững mạnh theo điịnh hướng XHCN , là đơn vị tiên tiến xuất sắc không chỉ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh mà trong các công tác khác như Côg đoàn vững mạnh , Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đoàn thanh niên tiên tiến xuất sắc, và các hoạt động xã hội khác, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế xã hội đất nước.
Trang 22Chương 2: Nội dung và thực trạng triển khai chínhsách marketing của công ty cổ phần Thăng Long.
2.1Đánh giá và dự báo đặc trưng thị trường của công ty cổ phần ThăngLong.
2.1.1Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của công ty.
Kinh tế:
Nền kinh tế nước ta năm nay vẫn duy trỳ được mức tăng trưởng khá nhanh và tương đối bền vững GDP tăng 8, 17% đạt 910 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quan đầu người đạt 715 đô tăng 80 đô so với năm ngoái Tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp do tăng trưởng nhanh sẽ làm tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho những nhu cầu của họ Khả năng tăng sanr lượng và mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Điều này tạo khả năng tích luỹ vốn nhiều hơn, tăng cầu về đầu tư mở rộng kinh doanh
Là một doanh nghiệp chịu sự tác động của nền kinh tế trong nước, công ty cổ phần Thăng long cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng chủng loại các sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng Khi thu nhập của người dân tăng thì việc tiêu thụ những sản phẩm mới, những sản phẩm có chất lượng cao, giá cao trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn Đây là điều kiện để công ty cổ phần Thăng Long nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất rượu nói chung có thể đầu tư mở rộng kinh doanh
Tuy nhiên nhịp đọ tăng trưởng kinh tế còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước, chất lượng phát triển còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh
Trang 23tế còn yếu Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua chưa phát huy được các nhân tố theo chiều sâu, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước Năng lực canh tranh, năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp Chưa kết hợp thật tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và chăm lo đúng mức cho sự phát triến của con người Môi trường sinh thái ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức Yếu tố này đe doạ về sự tăng trưởng không bền vững Điều này cũng là một nguy cơ về sự biến động không tốt trong tương lai của các doanh nghiệp nếu nền kinh tế không tạo ra sự tăng trưởng bền vững tức là ngoài sự tăng trưởng về soó lượng còn phải quan tâm đến chất lượng tăng trưởng như thế nào
Tuy GDP bình quân đầu người có tăng cao so với năm ngoái nhưng nước ta vẫn đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giưới Nước ta vẫn là nước nằm trong nhóm các nước có mức thu nhập thấp trong khu vực và trên thế giưới Thu nhập và tiêu dùng của người dân chưa đủ tạo sức bật đối với sán xuất và phát triển thị trường, hệ thống tài chính và tiền tệ còn yếu kém, bất cập
Tỷ lệ lạm phát vẫn còn tăng cao cũng là một đe doạ lớn đối với các doanh nghiệp Do lạm phát tăng cao sẽ tác động xấu đến tiêu dùng, số cầu của các sản phẩm sẽ giảm đi, tiền sẽ biến thành vàng để tích trữ nên vừa không tạo tiền lại vừa giảm vốn đầu tư cho kinh doanh, hoạt động kinh doanh của công ty sẽ giảm sút
Chính trị pháp luật và quản lý nhà n ư ớc về kinh tế
Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng anh ninh được củng cố, công tác đối ngoại được tăng cường, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội
Môi trường kinh doanh chiu nhiều tác động của yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế Việc ban hành hệ thống pháp luật có chất lượng vào
Trang 24cuộc sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường cạnh tranh lành mạnh Nếu ngược lại, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Những năm gần đây môi trưoờng kinh doanh đã được nhà nước quan tâm và có sự cải cách sửa đổi hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:
-Thực hiện cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một dấu nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, kinh doanh điều này trước đây gây trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp
-Thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thực thi hợp đồng, giảm chi phí đăng ký và chuyển nhượng bất động sản cho doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000 được coi là một hình mẫu trong soạn thảo và thực thi pháp luật ở Việt Nam Tuy được đánh giá là rất thành công nhưng luật doanh nghiệp mới chỉ đánh thức được khu vực tư nhân trong nước Để thu hút hơn nũa nguồn vốn trong nước và nước ngoài và thực hiện cam kết quốc tế về xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng thì luật doanh nghiệp phải là luật áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp Đáp ứng được yêu cầu bức thiết này, Luật doanh nghiệp thống nhất (DNTN) hiện đang được xây dựng luật DNTN sẽ được quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của bốn loại hình doanh nghiệp cơ bản:doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần Bất cứ doanh nghiệp nào thuộc bốn loại hình doanh nghiệp trên đều được điều chỉnh bằng luật doanh nghiệp thống nhất mà không phụ thuộc vào tính chất sở hữu của doanh nghiệp, nâng cao khả năng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giưới, khung pháp lý sẽ giải quyết những tồn tại trong quản trị DNNN
Trang 25Tuy nhiên luật doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các doanh nghiệp Môi trường kinh doanh mặc dù đã có những cải cách theo xu hướng tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục và giải quyết Việc tổ chức thi hành pháp luật đã được ban hành còn nhiều yếu kém, khoảng cách giữa việc ban hành và thực thi pháp luật trong thực tế là rất lớn Dự thảo luật DNTN mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng vấn đề lo ngại là liệu nó có được thực thi hiệu quả hay không và sẽ có những vấn đề giải quyết như thế nào
Các chính sách của nhà nước vẫn còn gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp Công ty cổ phần Thăng Long đã gặp phải các khó khăn từ chính sách của nhà nước chưa kịp thay đổi như:chế độ tiền lương, phân phối thu nhập trong doanh nghiệp, vấn đề tuyển dụng và lao động trong hợp đồng chưa thôngthoáng, nạn hàng giả, hàng nhái vi phạm bản quyền sở hữu công nghiệp không được xử lý và ngăn chặn triệt để
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ có rất nhiều điểm mới thuận lợi đối với các doanh nghiệp trong đó có công ty cổ phần Thăng Long có một số thuận lợi sau đây:
Việc đổi mới cơ chế, chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luạt về khoa học công nghệ có những chuyển biến mới theo hướng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, khuyến khích các hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới công nghệ
Một số giải pháp được đưa ra để phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ như sau:
Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tạo nhu cầu thực sự thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học và công
Trang 26nghệ vào sản xuất và đời sống Sớm hình thành các tổ chức nghiên cứu, đổi mới sáng tạo công nghệ ở khu vực doanh nghiệp
Phát triển nhanh thị trường khoa học và công nghệ thông qua các hình thức hỗ trợ ban đầu trong các tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, các loại hình tư vấn và môi giưới, dịch vụ chuyển giao công nghệ Xây dựng và phát triển các trung tâm giao dịch và công nghệ tại các vùng kinh tế lớn trong cả nước Sớm ban hành và thực thi có hiệu quả luật sở hữu trí tuệ và luật chuyển giao công nghệ
Môi trường khoa học công nghệ tạo ra những cơ hội phát triển cho các công ty mang đến khả năng về sự thận lợi trong cải tiến đổi mới công nghệ máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm phát triển sản phẩm mới nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Với điều kiện thuận lợi đó ngành rượu nước ta trong thời gian qua đã thu được những thành công đáng kể.Việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như việc chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến đã giúp cho qua trình sản xuất rượu thuận lợi hơn,chất lượng sản phẩm được nâng cao và ngày càng ổn định.Khả năng chuyên môn hoá của các công ty,các công ty sản xuất rượu cũng tăng lên rõ rệt.
Công ty cổ phần Thăng Long cũng là một trong số các doanh nghiệp sản xuất rượu có được những thuận lợi đó để phát triển hoạt dông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Việc đầu tư các day chuyền công nghệ tiên tiến giúp cho quá trình sản xuất rượu của công ty nhanh hơn và chuyên môn hơn Trình độ của người lao động cũng được nâng cao để phù hợp với các máy móc thiết bị đó
V
ă n hoá xã hội
Văn hoá xã hội là một yếu tố ảnh hưởng chậm chạp song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị kinh doanh của mọi doanh nghiệp Các yếu tố như
Trang 27phong tục tập quán lối sống trình độ dân trí tôn giáo tín ngưỡng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong đó có công ty cổ phàn Thăng Long
Đối với môi trường văn hoá xã hội thì định hướng của nhà nước trong giai đoạn tới là:
Hiện nay nhà nước đang thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống của dân tộc Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, và sinh hoạt của nhân dân Đưa mục tiêu phát triển văn hoá trở thành vấn đề trung tâm của việc phát triển loài người
Đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc làm phong phú nền văn hoá của cả nước, đồng thời kiên trì củng cố và nâng cao tính truyền thống trong đa dạng nền văn hoá Việt Nam, đấu tranh chống lại các khuynh hướng lợi dụng văn hoá để chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc
Bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hoá, thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc
Tự nhiên môi tr ư ờng
Các yếu tố tự nhiên môi trường bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được, các điều kiện về địa lý địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu ở trong nước cũng như ở từng khu vực
Vang Thăng Long là một công ty sản xuất đồ uống chủ yếu được chiết xuất từ các dịch quả nhiệt đới như:nho, dứa, sơn tra do vậy mà nó có ảnh hưởng lớn từ thời tiết khí hậu Thời tiết khí hậu không thuận lợi cho các loại quả phát triển sẽ dẫn đến việc công ty không có nguyên liệu để sản xuất Điều này gây thiệt hại lớn cho công ty không chỉ về doanh thu, lợi nhuận mà còn cả uy tín của công ty trên thị trường
Trang 28Hiện nay nhà nước ta đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thu thập đầy đủ, thường xuyên các thông tin về khí tượng, thuỷ văn cung cấp kịp thời cho các nghành kinh tế Nắm được các thông tin về thời tiết khí hậu là một thuận lợi giúp công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách tốt hơn
2.1.2Các yếu tố thuộc môi trường nghành của công ty.
Khách hàng
Trong thời thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được trên thị trường không thể không thực hiện hoạt động ngiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng ví sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được khi khách hàng chấp nhận sản phẩm.Sản phẩm đó phải phù hợp với sở thích và thị hiếu của khách hàng.Vì thế công tác nghiên cứu thị trường được các công ty quan tâm và có sự đầu tư thích đáng để có thể cập nhật được những thay đổi thuờng xuyên trong nhu cầu thị hiếu của khách hàng.Ví dụ như đối với thị trường rượu Vang là hàng hoá theo mùa vụ này thì nhu cầu của khách hàng chủ yếu tập trụng vào các dịp lễ hội,hội hè
Xu hướng hiện nay đối với rượu là khách hàng không thích uống những loại rượu có đọ ngọt quá nên nhìn chung vang Thăng Long đã có xu hướng giảm độ ngọt của sản phẩm rượu để phù hợp với thị hiếu của khách hàng Chính vì những yếu tố đó nên một công ty muốn tồn tại và phát triển dwowcj thì họ phải thường xuyen theo sát nhu cầu thị trường, nhu cầu của khách hàng đẻ không bị xa lạ với chính khách hàng quen thuộc của mình
Nền kinh tế nước ta gần đây tốc độ tăng trưởng rất tốt và có thể trong tương lai sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao nên thu nhập bình quân đầu người sẽ được tăng lên rất nhiều.Vì vậy xu hướng tiêu dùng nhiều sản phẩm trong đó có sản phẩm bnhs kẹo có sự thay đổi theo so với thu nhập của ngưòi dân,họ có sự lựa chọn khắt khe hơn khi mua sản phẩm.rượu cũng phải đảm bảo chất
Trang 29lượng cao,an toàn khi sử dụng,phải hợp vệ sinh.Do vậy công ty cần phải tập trung chiến lược sản xuất những dòng sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.
ối thủ cạnh tranh
Trong khoảng 15 năm gần đây ngành sản xuất rượu vang Việt nam cũng đã phát triển khá nhanh nhưng cũng bộc lộ rõ những hạn chế về chất lượng và quy trình công nghệ Hiện nay cả nước có 63 xưởng sản xuất rượu với tổng công suất lên đén 108 triệu lít/năm phân bố ở một số thành phố lớn Trong đó ở phía Bắc taapj trung hai công ty lớn là công ty cổ phần Thăng Long và công ty rượu Hà Nội với năng lực sản xuất xấp xỉ 12 triệu lít /năm, ỏ phía Nam tập trung hai công ty lớn là công ty rượu Bình Tây và Vang Đà Lạtvới năng suất xấp xỉ 8 triệu lít/năm.ngoài ra còn có cơ sở nấu rượu tư nhân xấp xỉ 24 triệu
Ngoài các thành phần rượu nói trên trên thị trường Việt Nam còn có các loại Vang ngoại nhập khẩu chính thức và nhập lậu.
Theo số liệu của bộ Thương Mại mỗi năm có khoảng năm triệu lít Vang nhập lậu tri giá khoảng 90 triệu USD và khoảng480-910 nghìn lít vang nhập khẩu chính thức tuỳ theo từng năm (trị giá 4500-8885triệu USD).Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách đối với việc kinh doanh rượu nhập khẩu song tình trạng nhập lậu vẫn đang là điếu bức xúc của nước ta hiện nay.
Trang 30Các đối thủ cạnh tranh trong nước
-Rượu do các doanh nghiệp sản xuất
Hằng năm các công ty và cơ sở sản xuất này cho xuất xưởng hàng triệu lít với đủ loại nhãn mác, chủng loại sản phẩm, phục vụ mọi đối tượng người tiêu dùng từ bình dân đến cao cấp.Các công ty này đều cho ra các sản phẩm có hình thức hấp dẫn, với nồng độ cồn nhệ phù hợp với mọi độ tuổi, mọi giưới tính có sức cạnh tranh khá mạnh.
Công y rượu Hà Nội với dây chuyền sản xuất Ba Lan, Trung Quốc, Việt Nam công suất 10000 lít/năm Tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm với hằng trăm đại lý trên toàn quốc, hầu hết các sản phẩm đã có mặt trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận, tin cậy Đây là công ty có tiềm lực về tài chính và rất có uy tín trên thị trường với tỷ lệ thị phần là 19, 3% Đây được coi là đối thủ lớn nhất của công ty cổ phần Thăng Long trong thời điểm hiện nay
Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồngdddax tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vang Đà Lạt năm 2005 loại vang này được là một trong những hàng Việt nam chất lượng cao và sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh đối với công ty cổ phần Thăng Long Hiện nay công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng đầu tư 5 tỷ đồng để nâng cấp nhà máy sản xuất Vang Đà Lạnt từ 1 triệu lên 1, 5 triệu / năm Đặc biệt trong đêm nay công ty đã thay đổi mẫu mã và cho ra nhiều loại chai với dung tích khác nhau phù hợp với người tiêu dùng
Công ty rượu Đồng Xuân với công suất 6 triệu lít /1năm CCông ty này đã chiếm lĩnh thị trường phía bắc Năm 2002 có thể là năm bứt phá của công ty rượu Đồng Xuân:tổng doanh thu đạt 102 tỷ đồng, tăng 145% so với năm trước Hiện nay công ty đã tiến hành mua sắm nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và nộp ngân sách cho nhà nước trung bình 17 tỷ năm Các sản phẩm của công ty không chỉ có khách hàng truyền thống mà
Trang 31còn được nhiều người tiêu dùng yêu thích ưa chuộng và đây là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của công ty cổ phần Thăng Long
Nhìn chung sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long ngày càng trỏ nên phổ biến trên thị trường xong công ty vẫn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh vì vậy đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp để phát triển trên thị trường nội địa
Rượu do cơ sở tư nhân sản xuất
Bằng công nghệ thủ công,sản xuất tại chỗ mang tính tự cung tự cấp.Tuy rằng trong những năm qua có sự chuyển biến về mặt kinh tế nhưng thói quen tiêu dùng rượu nấu vẫn không thuyên giảm, ước tíh hàng năm tiêu thụ 300-600 triệu lít/năm.Do loại rượu này sản xuất thủ công chủ yếu từ kinh nghiẹm thủ nên chất lượng không đảm bảo ,nhiều tạp chất ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.Mặt khác loại rượu này trốn thuế nên không kiểm soát được chất lượng và giá thành rẻ đã thu hút người tiêu dùng có thu nhập thấp Đây là trở ngại đối với các doanh nghiệp sản xuất rượu nói chung và công ty cổ phần Thang Long nói riêng.
Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước thì sản phẩm rượu vang của công ty còn chịu sự cạnh tranh gây gắt của các loại rượu nhập nngoại, nhập lậu như:napoleon, jonh ý, Pháp Tuy vậy triong nhiều năm qua công ty liên tục chiếm thị phần cao nhất cả nước Năm 2003 đứng đầu trong các doanh nghiệp trong cả nước Cụ thể như sau:
Trang 32Bảng 2.2: Đánh giá sản lượng doanh thu,thị phần của các đối thủ
cạnh tranh điển hình của công ty cổ phần Thăng Long.
Tên công tySL bán ra(lít) Doanh
(Nguồn:Phòng kế toán công ty cổ phần Thăng Long)
Trên thị trường vang hiện nay ,các đối thủ cạnh tranh của công ty khá nhiều với tiềm lực khá đồng đều tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt.Trong thời gian tới đối thủ cạnh tranh tập rung vào các công ty có sản lượng khá lớn,có doanh thu cao về sản phẩm có giá trị cao Đó là những công ty đã dần khẳng định vị thế của mình tại thị trường miền bắc.Còn lại thuộc các cơ sở nhỏ lể khác và rượu do nhân dân tự nấu.
Khả năng khác biệt hoá giữa các công ty là không cao do vậy cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng trở nên gay gắt.Tuy nhiên qua số liệu trên ta thấy công ty cổ phần Thăng Long vẫn đang chiếm ưu thế trong sản xuất rượu Vang với sản lượng bán ra so với đối thủ cạnh tranh khác chiếm 36,2%,nếu tính
Trang 33doanh thu thì chiếm 29,65%.Để khẳng định vị trí của mình trên thị trường công ty phải không ngừng năng cao chất lượng để đánh bại đối thủ cạnh tranh
Trong quá trình phát triển của công ty cổ phần Thăng Long đã có sự đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại nhằm mở rộng và cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng sự đổi mới và cải tiến của công ty cổ phần Thăng Long còn chậm hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, chủng loại sản phẩm của vang Thăng Long cũng tương đối nhiều so với ngày đầu thành lập và so với đối thủ cạnh tranh.Tuy nhiên,sản phẩm của vang Thăng Long đã không còn đơn điệu về kiểu dáng,mẫu mã,màu sắc mà hàng loạt các sản phẩm mới đã được tung ra thị trường trong năm 2007 với màu sắc phong phú và mẫu mã kiểu dáng cũng rất đẹp.
Sản phẩm chính của Vang Thăng Long hiện nay là: Vang nhãn vàng,Vang sơn tra, Vang dứa, Vang 2 năm,Vang 5 năm,Vang nổ,Vang chát, Vang xuất khẩu
Trong những chủng loại sản phẩm trên thì vang Thăng long nhãn vàng là loại vang có sản lượng tiêu thị mạnh nhất,luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của công ty Đây là loại vang truyền thống của công ty có mạng lưới tiêu thụ rông khắp và có uy tín đối với người tiêu dùng.Những chủng loại vang khác là do sản phẩm còn mới nên sản lượng tiêu thụ còn chưa cao mặc dù cũng được người tiêu dùng đánh giá cao và yêu thích Những sản phẩm mới năm nay đang dần chiếm lĩnh thị trường vì vậy công ty cần đẩy
Trang 34mạnh công tác thị trường để sản phẩm mới có thể đến tận tay người tiêu dùng đồng thời góp phần tăng nhanh sản lượng tiêu thụ.
Tóm lại để có thể cạnh tranh trên thị trường thì chính sách của công ty là phải mở rộng, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm của mình Tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo hướng liên tục đổi mới và cải tiến để theo kịp nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, của thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Trên thị trường hiện nay,công ty cổ phần Thăng Long có rất nhiều đối thủ cạnh tranh ,ta có bảng cơ cấu sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long
Bảng2.3: Cơ cấu sản phẩm rượi vang chính của công ty.
Vang TL nhãn vàng 700mlVodka TL39,5 C 750ml
Vang nho 2 năm 700mlVodka hương lúa 39,5 C 650mlVang nho 5 năm 700mlVodka new rice 39,5 C 650mlVang nho Ninh Thuận 750mlVodka TL 29,5 C 300mlvang nho Dry Wine 750ml
Vang nho cardinal
2.2.1.2 Chính sách về chất l ư ợng sản phẩm.
Trên thị trường hiện nay,sản phẩm mang thương hiệu Vang Thăng Long phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều sản phẩm gắn chặt với uy tín của công ty và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu.Ngoài những chỉ tiêu hoá lý thuộc tiêu chuẩn của bộ y tế,chất lượng vang của công ty còn được đánh giá qua sự cảm nhận về màu sắc,mùi vị ,độ chua ngọt,chát, vệ sinh an toàn thực phẩm Đây là những đánh giá khó tiêu chuẩn hoá được do mỗi người tiêu dùng có những đánh giá khác nhau nhưng sản phẩm của công ty luôn dược đánh giá cao từ phía người tiêu dùng,công ty đã tích cực nghiên cứu thị trường,nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại cải tiến về mẫu mã.Công