Với hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động gia công xuất khNu, tác giả đã chọn đề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất kh u tại công ty Cổ phần điện tử Bình Hò
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
TRẦN THN BÍCH VÂN LỚP: 10CTM1 KHÓA: 16 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài:
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN ĐIỆN TỬ BÌNH HÒA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Thầy Phạm Gia Lộc
Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2013
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
TRẦN THN BÍCH VÂN LỚP: 10CTM1 KHÓA: 16 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài:
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN ĐIỆN TỬ BÌNH HÒA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2013
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tp.Hồ Chí Minh, ngày……tháng….năm 2013
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp.Hồ Chí Minh, ngày……tháng….năm 2013
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Doanh thu của công ty giai đoạn 2008-2009
Bảng 2.2: Mức độ tăng giảm doanh thu của công ty giai đoạn 2008-2009 Bảng 2.3: Tình hình sử dụng chi phí của công ty giai đoạn 2008-2009
Bảng 2.4: Mức độ tăng giảm các loại chi phí sử dụng của công ty giai đoạn 2008-2009
Bảng 2.5: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2008-2009
Bảng 2.6: Mức độ tăng giảm lợi nhuận của công ty giai đoạn 2008-2009 Bảng 3.1: Mô hình SWOT
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng chi phí của công ty giai đoạn 2008-2009
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Hoạt động gia công theo khái niệm 1
Sơ đồ 1.2: Hoạt động gia công theo khái niệm 2
Sơ đồ 1.3: Hoạt động gia công theo khái niệm 3
Sơ đồ 1.4: Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khNu
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khNu tại công ty
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MMTB: Máy móc thiết bị
FIFO (First In First Out): Nhập trước xuất trước
RoHS viết đầy đủ là RoHS/WEEE (RoHS: Restriction of Hazardous
Substances - WEEE : Waste Electrical and Electronic Equipment): Các quy định khá phức tạp của EU, tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh, xuất nhập khNu các ngành nghề liên quan với thị trường này
Mô hình 5S(SEIRI – SEITON – SEISO – SEIKETSU – SHITSUKE: Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ - Săn sóc – Sẵn sàng): Mô hình quản lý chất lượng hàng hóa hiện đại
Bộ NN & PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 7Mục lục
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về gia công xuất kh'u 4
1.1 Giới thiệu khái quát về hoạt động gia công 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm 6
1.1.3 Phân loại 10
1.1.4 Hợp đồng gia công 11
1.1.4.1 Khái niệm 11
1.1.4.2 Quy định nhà nước ta về hợp đồng gia công, theo Điều 30 Nghị định 12/2006/NĐ-CP 11 1.1.5 Vai trò 12
1.1.5.1 Đối với bên đặt gia công 12
1.1.5.2 Đối với bên nhận gia công 13
1.1.5.3 Vai trò của gia công xuất khNu ở Việt Nam 14
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng 14
1.2.1 Nhân tố khách quan 14
1.2.1.1 Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại 14
1.2.1.2 Pháp luật 15
1.2.1.3 Công nghệ 15
1.2.1.4 Các nhân tố khác 15
1.2.2 Nhân tố chủ quan 16
1.2.2.1 Chủ trương chính sách của Việt Nam 16
1.2.2.2 Nhân tố về con người 17
1.2.2.3 Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17
1.2.2.4 Nhân tố marketing 18
1.3 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất kh'u 18
Trang 81.3.1 Sơ đồ 19
1.3.2 Thông báo hợp đồng gia công với hải quan 20
1.3.2.1 Bằng phương thức thủ công: 20
1.3.2.2 Bằng phương thức điện tử: 22
1.3.3 Thông báo, điều chỉnh, kểm tra định mức gia công 22
1.3.4 Nhập kh u nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, vật mẫu 23
1.3.4.1 Nhập khNu nguyên liệu, vật tư, vật mẫu phục vụ cho quá trình gia công 23
1.3.4.2 Nhập vật mẫu 24
1.3.4.3 Nhập máy móc, thiết bị 24
1.3.5 Tiến hành gia công 25
1.3.6 Thực hiện bước đầu của khâu thanh toán 25
1.3.7 Xuất thành ph m 30
1.3.7.1 Bằng phương thức thủ công 30
1.3.7.2 Bằng phương thức điện tử 30
1.3.8 Thanh toán 30
1.3.9 Thanh khoản hợp đồng 31
1.3.9.1 Bằng pương thức thủ công 31
1.3.9.2 Bằng phương thức điện tử 35
1.3.10 Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, vật mẫu sau quá trình gia công 35 1.3.11 Giải quyết khiếu nại (nếu có) 35
1.4 Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công 35
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quy trình 36
1.5.1 Cơ sở vật chất 36
1.5.2 Độ chính xác 36
1.5.3 Tốc độc thực hiện 36
1.5.4 Tính đảm bảo 36
1.5.5 Mức độ tiết kiệm 36
1.5.6 Độ tin cậy 36
1.5.7 Khả năng tìm kiếm khách hàng 37
Chương 2: Quy trình thực hiện hợp đồng gia công tại công ty Cổ phần điện tử Bình Hòa 38
Trang 92.1 Giới thiệu khái quát về công ty 38
2.1.1 Khái quát chung về công ty 38
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính 39
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 40
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 40
2.1.3.2 Chức năng phòng xuất nhập khNu 42
2.1.3.3 Năng lực sản xuất của công ty 42
2.1.4 Nhiệm vụ và mục tiêu của công ty 44
2.1.4.1 Nhiệm vụ 44
2.1.4.2 Mục tiêu 44
2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2012 45
2.1.5.1 Doanh thu 45
2.1.5.2 Chi phí 49
2.1.5.3 Lợi nhuận 56
2.2 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công tại công ty 62
2.2.1 Sơ đồ 62
2.2.2 Thông báo hợp đồng gia công với chi cục hải quan quản lý hàng gia công 63
2.2.3 Thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức gia công với hải quan 65
2.2.4 Nhập kh u nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, vật mẫu phục vụ cho quá trình gia công 67 2.2.4.1 Nhập kh u nguyên liệu, vật tư phục vụ cho quá trình gia công 67
2.2.4.2 Nhập vật mẫu 73
2.2.4.3 Nhập máy móc, thiết bị 73
2.2.5 Thực hiện quy trình sản xuất 73
2.2.5.1 Sơ đồ 73
2.2.5.2 Giải thích 74
2.2.6 Xuất thành ph m 75
2.2.7 Thanh toán 79
2.2.8 Thanh khoản hợp đồng 79
2.2.9 Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, vật mẫu sau quá trình gia công 81 2.2.10 Khiếu nại (nếu có) 83
Trang 102.3 Đánh giá hiệu quả quy trình 83
2.3.1 Đánh giá quy trình theo tiêu chí (dựa trên kết quả khảo sát tại công ty) 83
2.3.1.1 Cơ sở vật chất 83
2.3.1.2 Độ chính xác 83
2.3.1.3 Tốc độc thực hiện 83
2.3.1.4 Tính đảm bảo 84
2.3.1.5 Mức độ tiết kiệm 84
2.3.1.6 Độ tin cậy 84
2.3.2 Thành tựu đạt được 84
2.3.3 Hạn chế 85
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị 87
3.1 Triển vọng của ngành 87
3.1.1 Sự phát triển của hoạt động gia công xuất kh u ở Việt Nam 87
3.1.2 Dự báo của hoạt động gia công xuất kh u 87
3.1.3 Tiềm năng và xu hướng phát triển của hoạt động gia công xuất kh u ở Việt Nam 89
3.1.3.2 Xu hướng phát triển 90
3.2 Ứng dụng mô hình phân tích SWOT tại công ty 91
3.2.1 Điểm mạnh (Theo kết quả bảng khảo sát đính kèm trong Phụ lục) 91
3.2.2 Điểm yếu (Theo kết quả bảng khảo sát đính kèm trong Phụ lục) 91
3.2.3 Cơ hội 92
3.2.4 Thách thức 92
3.2.5 Mô hình SWOT 93
3.3.2 Phương hướng phát triển 97
3.4 Các giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất kh'u tại công ty 98 3.4.1 Cải thiện và nâng cao nguồn nhân lực (S2,O1,O5) 98
3.4.1.1 Mục tiêu 98
3.4.1.2 Các bước thực hiện 98
3.4.2 Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác (W3,T4 và W3,O4) 99
3.4.2.1 Mục tiêu 99
3.4.2.2 Các bước thực hiện 100
Trang 113.4.3 Tạo sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả (W1,W3,W4,T4) 100
3.4.3.1 Mục tiêu 100
3.4.3.2 Các bước thực hiện 101
3.4.4 Tìm kiếm sản ph m mới (W1,T4) 102
3.4.4.1 Mục tiêu 102
3.4.4.2 Các bước thực hiện 102
3.4.5 Quảng bá sản ph m, thương hiệu (W4,O1,O4,O7) 103
3.4.5.1 Mục tiêu 103
3.4.5.2 Các bước thực hiện 103
3.4.6 Chuyển đổi điều kiện cơ sở giao hàng 104
3.4.6.1 Mục tiêu 104
3.4.6.2 Cách thức thực hiện 104
3.4.7 Lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp cho từng đối tác 105
3.4.7.1 Mục tiêu 105
3.4.7.2 Cách thức thực hiện 105
3.5 Kiến nghị 105
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ nền kinh kết nào, hoạt động thương mại luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, là nguồn động lực thúc đNy nền kinh tế phát triển Cần có sự giao lưu, trao đổi buôn bán giữa các nước để tiếp thu được thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới, áp dụng phù hợp vào nước mình để tạo ra những sản phNm chất lượng
có thể cạnh tranh với các sản phNm trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, nâng cao trình độ y tế, giáo dục, quốc phòng, văn hóa… đồng thời phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của nước nhà, hòa hợp nhưng không hòa tan
Với xu thế hội nhập như hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới – WTO – thì việc thực hiện các chính sách đNy mạnh các hoạt động thương mại là không thể thiếu đối với nhà nước cũng như các doanh nghiệp của nước ta
Mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế đều có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau và những lợi thế mà các điều kiện đó mang lại cũng như cách các quốc gia đó tận dụng những lợi thế mà họ có được là không giống nhau Việc thực hiện chính sách mở cửa giúp cho Việt Nam thúc đNy nền kinh tế, từng bước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, đồng thời cũng tạo ra không ích thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải biết tận dụng những lợi thế mà quốc gia mạng lại cũng như những lợi thế của bản thân để tạo một chỗ đứng vững chắc trên thương trường, góp phần thúc đNy nền kinh tế nước nhà
Năm 2012 được coi là một năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, tỷ trọng người thất nghiệp ở nhiều nước tăng cao Nhưng trong tình hình đó, Việt Nam đã
Trang 13đạt được một số thành tựu đáng được ghi nhận tiêu biểu là về xuất khNu các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 7,9 tỷ USD tăng 67,1% so với năm 2011
Công ty Cổ phần điện tử Bình Hòa đã ra đời trong thời kỳ nền kinh tế quốc gia có những bước đổi mới trong hoạt động kinh tế nói chung cũng như hoạt động ngoại thương nói riêng Công ty đã có những chính sách hoàn thiện và không ngừng đổi mới mình để có thể theo kịp những biến đổi đó
Với hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động gia công xuất khNu,
tác giả đã chọn đề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất kh u tại công ty
Cổ phần điện tử Bình Hòa và một số giải pháp hoàn thiện để có thể tìm hiểu thêm về
hoạt động gia công xuất khNu, một loại hình kinh doanh còn khá xa lạ với tác giả nhằm nâng cao sự hiểu biết của tác giả về thực tiễn, phục vụ những lý thuyết đã học
2. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề sẽ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Quy trình thực hiện hợp đồng gia công tại công ty Cổ phần điện tử Bình Hòa
3 Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu về Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khNu tại công ty Cổ phần điện tử Bình Hòa trong giai đoạn 2008-2012
4 Mục tiêu nghiên cứu
Trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, cùng sự cạnh tranh ngày càng gây gắt, các doanh nghiệp đề không ngừng ra sức hoàn thiện mình để có thể đứng vững và phát triển Do đó, mục tiêu của cuộc nghiên cứu là:
− Tìm hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện hợp đồng gia công xuất khNu tại công ty trong thời gian qua và rút ra kinh nghiệm cũng như những giải pháp cho tình hình kinh doanh của công ty
− Tiềm hiểu những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và thách thức của công ty làm cơ sở cho việc lập chiến lược
− Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty
Trang 14− Làm tài liệu tham khảo cho công ty
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu ở đây là phương pháp thống kê – tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau
đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhận của sự thay đổi
Cùng với những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập và những quan sát thu thập được trong quá trình thực tập thực tế tại công ty, kết hợp giữa sự tổng hợp tài liệu từ sách (báo) chuyên ngành, số liệu thực tế… với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để đưa ra một số giải pháp thiết thực khắc phục những vấn đề còn bất cập
6. Kết cấu:
Với những nội dung, phương pháp, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đã nêu trên chuyên đề có kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về gia công xuất khN u
Chương 2: Quy trình tổ chức đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất khN u của công ty Cổ phần Điện tử Bình Hòa
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị
Trang 15Bên đặt gia công
Đơn hàng, mẫu , máy móc thiết bị,nhà xưởng, nguyên phụ liệu, bán thành phN m, các điều kiện đảm bảo sản xuất
khác
Bên nhận gia công
Chương 1: Cơ sở lý luận về gia công xuất kh'u
1.1 Giới thiệu khái quát về hoạt động gia công
tổ chức, quản lý sản xuất ) và nhận về sản phNm hoàn chỉnh Người nhận gia công
sẽ sản xuất ra sản phNm theo yêu cầu, giao sản phNm đó cho người đặt gia công và nhận tiền công trên số lượng sản phNm làm ra
Trang 16phNm theo mẫu và bán những sản phNm làm ra cho người đặt gia công hoặc người nào đó mà người đặt gia công chỉ định theo giá cả hai bên thỏa thuận
Sơ đồ 1.3: Hoạt động gia công theo khái niệm 3
sản xuất
Bên nhận gia công
Bên đặt gia
công
Bên nhận gia công
Tổ chức quá trình sản xuất
Trang 17Theo Điều 178 (Luật thương mại Việt Nam năm 2005): “Gia công trong
thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hay toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.”
− Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi là phí gia công còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phNm được sản xuất ra trong quá trình gia công
− Trong hợp đồng gia công người ta qui cụ thể các điều kiện thương mại như về thành phNm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh toán, về việc giao hàng
− Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khNu lao động nhưng là lao động được sử dụng, được thể hiện trong hàng hoá chứ không phải là xuất khNu lao động trực tiếp
Trang 18Về hàng hóa gia công:
Theo Điều 180 (Luật thương mại Việt Nam năm 2005):
− Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh
− Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khNu, cấm nhập khNu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thNm quyền cho phép
Theo Điều 29 (Nghị đinh 12/2006/NĐ-CP): Thương nhân, kể cả thương
nhân có vốn đầu tư nước ngoài được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc doanh mục cấm xuất khNu, tạm ngừng xuất khNu, hàng hóa thuộc doanh mục cấm nhập khNu, tạm ngừng nhập khNu Đối với hàng hóa xuất khNu, nhập khNu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được
Về chuyển giao công nghệ trong gia công đối với tổ chức, cá nhân
nước ngoài, theo Điều 184 (Luật thương mại Việt Nam năm 2005):
Trang 19Việc chuyển gia công nghệ trong gia công đối với tổ chức, các nhân nước ngoài được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ
Thủ tục thông quan sẽ do Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công phụ
trách và hàng hóa gia công được miễn thuế nhập khNu khi nhập nguyên liệu, vật liệu, bán thành phNm phục vụ cho quá trình gia công; không bị đánh thuế xuất khNu khi xuất thành phNm
Hàng hóa xuất khNu, nhập khNu để gia công được miễn thuế theo quy định
tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP (theo hợp đồng gia công đã
thông báo)
− Hàng hoá được miễn thuế theo hợp đồng gia công bao gồm:
+ Nguyên liệu nhập khNu, xuất khNu để gia công;
+ Vật tư nhập khNu, xuất khNu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in lưới, kết tNy, dầu đánh bóng ) trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt;
+ Hàng hóa nhập khNu, xuất khNu làm mẫu phục vụ cho gia công; + Máy móc, thiết bị nhập khNu hoặc xuất khNu để trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận trong hợp đồng gia công Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất hoặc tái nhập Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo quy định
+ Sản phNm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khNu);
+ Sản phNm hoàn chỉnh nhập khNu để gắn vào sản phNm gia công hoặc đóng chung với sản phNm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khNu ra nước ngoài; linh kiện, phụ tùng nhập khNu để bảo hành cho sản phNm gia công xuất khNu được miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khNu để gia công nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
Trang 201 Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công;
2 Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khN u để gia công
+ Hàng hoá nhập khNu để gia công được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công và thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
− Hàng hóa xuất khN u ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khN u, khi nhập khN u trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khN u đối với sản phN m sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá của vật tư, nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký; thuế suất thuế nhập khN u tính theo sản phN m sau gia công nhập khN u; xuất xứ của sản phN m xác định theo quy định về xuất xứ của Bộ Công Thương)
− Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phN m gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khN u phải nộp thuế nhập khN u theo quy định
− Định mức gia công + Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt (dưới đây được gọi là định mức tiêu hao) đối với hàng hóa nhập khN u theo hợp đồng gia công sử dụng vào đúng mục đích gia công Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.Việc xây dựng, thông báo định mức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
+ Phế liệu, phế phNm nằm trong định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của loại hình gia công đáp ứng các qui định tại Điều 31 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ, được thoả thuận trong hợp đồng gia công và thông báo với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính được xử lý về thuế nhập khN u tương tự như phế liệu, phế phN m của loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khN u
Trang 21− Hình thức mua đứt bán đoạn Dựa trên hợp đồng mua nám dài hạn với nước ngoài Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ mua lại thành phNm Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công
− Hình thức kết hợp Trong đó, bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ
Xét về mặt giá cả gia công
− Hợp đồng thực chi thực thanh Trong đó, bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công
− Hợp đồng khoán Trong đó, người ta xác định định mức cho mỗi sản phNm gồm: Chi phí định mức và thù lao định mức Hai bên sẽ thanh toán với nhau theo giá định mức đó
dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa
Xét về mức độ cung cấp nguyên liệu, phụ liệu
− Bên đặt gia công giao toàn bộ nguyên phụ liệu, bán thành phNm
Trang 22Trong mỗi lô hàng đề có báng định mức nguyên phụ liệu chi tiết cho từng loại sản phNm mà hai bên đã thỏa thuận và được các cấp quản lý xét duyệt Người nhận gia công chỉ việc tổ chức sản xuất theo đúng mẫu của khách và giao lại sản phNm cho bên đặt gia công hoặc giao lại cho người thứ ba theo sự chỉ định của khách
− Bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu chính theo định mức, còn nguyên liệu phụ thì bên nhận gia công tự khai thác theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công
− Bên đặt gia công không giao bất kỳ nguyên phụ liệu nào cho bên nhận gia công, bên nhận gia công tự lo nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa theo yêu cầu
Theo loại hình sản xuất
1.1.4.2. Quy định nhà nước ta về hợp đồng gia công, theo Điều 30 Nghị
định 12/2006/NĐ-CP
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương và có thể bao gồm các điều khoản sau:
Trang 23− Tên, địa chỉ các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp;
− Tên, số lượng sản phNm gia công;
− Giá gia công;
− Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;
− Danh mục, số lượng, trị giá nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tư nhập khNu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệu hao hụt trong gia công;
− Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phụ vụ gia công (nếu có);
− Biện pháp sử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công;
− Địa điểm, thời gian giao hàng;
− Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa;
− Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Trang 24− Giảm chi phí, vì thường bên nhận gia công là những nước có giá nhân công rẻ
− Khai thác được nguồn tài nguyên và lao độngtừ các nước nhận gia công
− Có cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời
1.1.5.1.2 Nhược điểm:
− Kiểm soát chất lượng khá khó khăn, tốn chi phí mà hiệu quả không cao;
− Không chủ động được thời gian nhận hàng;
− Quy trình chuyển giao máy móc, thiết bị khá phức tạp;
− Phải tốn chi phí để cử người sang hướng dẫn quy trình sản xuất 1.1.5.2 Đối với bên nhận gia công
− Học hỏi, nâng cao kinh nghiệm quản lý;
− Nâng cao tay nghề nhân công;
− Có thể tiếp cận với thị trường thế giới;
− Không cần phải có nguồn vốn lớn nhưng vẫn có thể đạt được hiệu quả kinh doanh
1.1.5.2.2 Nhược điểm:
− Phụ thuộc rất nhiều vào bên đặt gia công;
− Thụ động trong việc nhập nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất;
Trang 25− Luôn phải thụ động và chịu sức ép về giá;
− Khó có thể xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế vì khi thành phNm được đưa ra thị trường mang thương hiệu của bên đặt gia công
1.1.5.3 Vai trò của gia công xuất khNu ở Việt Nam
− Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;
− Tăng kim ngạch xuất khNu cho đất nước;
− Tiếp cận với khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị, máy móc tiên tiến trên thế giới, thúc đNy nền công nghệ trong nước phát triển;
− Hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, quy trình sản xuất;
− Phát triển ngoại thương;
− Thu hút đầu tư nước ngoài;
− Tiếp cận với thị trường thế giới;
− Tận dụng hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của đất nước;
− Nâng cao tay nghề, kinh nghiệm sản xuất và trình độ quản lý;
− Góp phần từng bước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh;
− Góp phần thúc đNy nhanh công việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1 Nhân tố khách quan
1.2.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại
Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại nhiều nhà kinh tế trên thế giới xem là một xu hướng phát triển khách quan tất yếu của nền kinh tế khu vực thế giới.Xu hướng này tạo ra sự thâm nhập thị trường thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển
Trang 26Mặt khác, sự tăng trưởng ngoại thương nhanh của các nước đang phát triển khi thị trường đã có dấu hiệu bão hoà làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các nước
1.2.1.2 Pháp luật
Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ gia công quốc tế bao gồm hệ thống luật thương mại quốc gia, luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế Hệ thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế công tác xuất khNu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể, quy định về phân bổ hạn ngạch, các thủ tục hải quan… ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động gia công Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hệ thống pháp luật quốc tế cũng như của nước đặt gia công để có thể tránh những tổn thất đáng tiếc xảy ra
1.2.1.3 Công nghệ
Hiện nay khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành kinh tế rất được chú trọng bởi các lợi ích mà nó mang lại Yếu tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác xuất khNu Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, telephone, internet…thu hẹp khoảng cách về không gian và thời gian để giảm bớt chi phí Hơn nữa các doanh nghiệp có thể nắm vững các thông tin về thị trường nước ngoài bằng các phương tiện truyền thông hiện đại Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khNu, khoa học công nghệ còn tác động đến các lĩnh vực như vận tải, dịch vụ ngân hàng…
1.2.1.4 Các nhân tố khác
Giá cả:
Vấn đề giá cả hàng hóa trong cơ chế thị trường rất phức tạp vì mỗi thị trường có một mức giá khác nhau với cùng một loại hàng hóa Do vậy các doanh nghiệp cần phải phán đoán để định giá phù hợp với mặt hàng của mình
Trang 27Dịch vụ :
Thương mại rất cần thiết đối với sự phát triển của sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú Dịch vụ xuất hiện ở mọi giai đoạn của hoạt động bán hàng Nó hỗ trợ trước, trong và sau bán hàng Dịch vụ trước khi bán hàng nhằm chuNn bị cho thị trường tiêu thụ, khuếch trương, thu hút sự chú ý của khách hàng Dịch vụ trong quá trình bán hàng nhằm tạo dựng niềm tin cho khách hàng Còn trong dịch vụ sau khi bán hàng nhằm tái tạo lại nhu cầu của khách hàng như bảo hành, bảo trì Ngày nay các dịch vụ thương mại rất quan trọng nó thúc đNy quá trình hoạt động của công tác xuất khNu, các dịch vụ thương mại quan trọng như dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính tín dụng…góp phần giúp cho hoạt động gia công xuất khNu diễn ra thuận lợi hơn
1.2.2. Nhân tố chủ quan
1.2.2.1. Chủ trương chính sách của Việt Nam
Nước ta đag có chủ trương khuyến khích xuất khNu và một số ưu đãi về thuế quan đối với nguyên vật liệu nhập cũng như thành phNm xuất của hoạt động gia công
Cải tiến các thủ tục hải quan và hiện đại hoá ngành hải quan nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ hải quan đồng đều tại các nơi để hiểu và áp dụng các quy định về xuất nhập khNu, biểu thuế thống nhất, đầu tư thiết bị hiện đại để việc làm thủ tục và kiểm hoá được nhanh chóng Giảm chi phí chờ tàu,bến bãi .v.v
Việc thực thi chính sách này đã và sẽ tiếp tục tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khNu nói chung và công ty nói riêng,đặc biệt là trong khâu giao nhận nguyên phụ liệu và thành phNm vốn mang tính thường xuyên
và nhỏ lẻ.Việc miễn thuế VAT cho nguyên phụ liệu và máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khNu làm cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phNm,nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá tại thị trường nước ngoài
Trang 28Bên cạnh đó, hoạt động gia công bị chi phối rất nhiều bởi những quy định của hải quan về thủ tục cũng như hồ sơ trong quá trình thữ hiện hợp đồng gia công
Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải theo dõi, nắm bắt kịp thời những quy định này
để hoạt động gia công xuất khN u diễn ra thuận lợi
1.2.2.2. Nhân tố về con người
Vấn đề về con người trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng, có thể nói đây và yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp Về phương pháp
tổ chức con người thì lãnh đạo quản lý cần có những biện pháp kỷ luật khen thưởng
rõ ràng để giữ vững kỷ cương, ngăn chặn kịp thời những khuynh hướng xấu Lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn luôn bồi dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho từng cán bộ công nhân viên của mình, tuyển dụng,
bố trí sử dụng và đào thải người lao động có hiệu quả
Đào tạo chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh Trong công tác xuất khN u từ khâu tìm hiểu thị trường, khách hàng đến ký hợp đồng xuất khN u đòi hỏi cán bộ phải nắm vững chuyên môn và hết sức năng động Đây là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự thàng công của kinh doanh, để tạo ra hiệu quả cao nhất
Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu và nhược điểm Để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm cần nghiên cứu vận dụng các phương pháp và kỹ thuật trong quN n trị kinh doanh quốc tế
1.2.2.3. Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định quy mô sản xuất gia công và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, máy móc thiết bị, chất lượng đội ngủ công nhân và trình độ quản lý của doanh nghiệp Ngày nay, khi muốn thâm nhập vào các thị trường lớn thì các doanh nghiệp phải có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn và có thời gian giao hàng nhanh
Trang 291.2.2.4. Nhân tố marketing
Nhân tố marketing ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng phát triển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp làm hàng gia công Các nhân tố marketing bao gồm khả năng nắm bắt thông tin thị trường, mạng lưới bán hàng và các hoạt động quảng cáo khuếch trương của doanh nghiệp
1.3. Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất kh'u
Trang 301.3.1. Sơ đồ
Sơ đồ 1.4: Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khNu
Thông báo hợp đồng gia công
Thông báo định mức gia công
Nhập khNu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, mẫu gia công (nếu cần)
Thực hiện bước đầu của khâu thanh toán
Tiến hành gia công
Xuất thành phNm
Thanh khoản hợp đồng
Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, mẫu sau khi gia công Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Thanh toán
Trang 311.3.2. Thông báo hợp đồng gia công với hải quan
1.3.2.1 Bằng phương thức thủ công:
Đối với cá nhân, tổ chức:
Doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan cửa khNu/ Chi cục Hải quan ngoài cửa khNu thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có cơ sở sản xuất hoặc chi nhánh của doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công (chậm nhất
01 ngày trước khi làm thủ tục nhập khNu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công) Nếu cơ sở sản xuất ở nhiều nơi thì doanh nghiệp được chọn một Chi cục Hải quan phù hợp để đăng ký làm thủ tục hải quan
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kiểm tra thêm:
− Mục tiêu kinh doanh ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
− Giải trình của doanh nghiệp về việc hoàn thành đầu tư xây dựng
cơ bản hình thành doanh nghiệp và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất (đối với doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công lần đầu);
− Nếu hợp đồng doanh nghiệp xuất trình không phải là hợp đồng gia công hoặc mặt hàng gia công ghi trong hợp đồng gia công thuộc mặt hàng doanh nghiệp không được nhận gia công hoặc doanh nghiệp chưa hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản và chưa bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thì sẽ bị từ chối tiếp nhận hợp đồng (ghi rõ lý do từ chối lên Phiếu yêu cầu nghiệp vụ);
− Nếu hợp đồng doanh nghiệp xuất trình là hợp đồng gia công và mặt hàng gia công ghi trong hợp đồng gia công thuộc mặt hàng doanh nghiệp được nhận gia công; doanh nghiệp đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thì thực hiện tiếp công việc kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ hải quan do doanh
Trang 32nghiệp nộp và xuất trình khi làm thủ tục thông báo hợp đồng gia công theo qui định:
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ, không đồng bộ, không hợp lệ thì trả hồ
sơ cho doanh nghiệp kèm Phiếu yêu cầu nghiệp vụ ghi rõ lý do để doanh nghiệp nộp và xuất trình bổ sung chứng từ còn thiếu
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì hợp đồng gia công sẽ được tiếp nhận
− Tiếp nhận hợp đồng gia công
+ Hải quan ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận; ký tên, đóng dấu công chức lên hợp đồng gia công và các giấy tờ khác kèm theo; vào sổ tiếp nhận và theo dõi thực hiện hợp đồng gia công
− Sổ tiếp nhận và theo dõi hợp đồng gia công gồm các tiêu chí cơ bản sau: tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp; họ tên, địa chỉ cư trú, số, ngày, nơi cấp chứng minh nhân dân của Giám đốc doanh nghiệp; số hợp đồng gia công, ngày tháng năm ký kết hợp đồng gia công; bên đặt gia công (tên, địa chỉ); mặt hàng gia công; thời hạn hợp đồng gia công; ngày nộp hồ sơ thanh khoản, ngày hoàn thành thanh khoản
− Sổ được hải quan lưu trên máy hoặc định kỳ có thể in ra đóng thành sổ để lưu có xác nhận của lãnh đạo Chi cục
+ Cấp phiếu theo dõi hàng hoá xuất nhập khNu theo giấy phép (mẫu Phiếu theo dõi hàng hoá xuất nhập khN u kèm theo) do doanh nghiệp xuất trình (đối với mặt hàng gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất khN u, nhập khN u theo giấy phép)
+ Hải quan nhập máy (theo các tiêu chí có sẵn trên máy) các thông
số của hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công; danh mục nguyên liệu, vật tư
dự kiến nhập khN u
Trang 33+ Hải quan lưu bản chính và bản dịch hợp đồng, phụ lục hợp đồng kèm theo (nếu có) và bản copy các giấy tờ khác để theo dõi; trả doanh nghiệp các giấy tờ còn lại
Bước 2: Tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan 1.3.3. Thông báo, điều chỉnh, kểm tra định mức gia công
Là đăng ký định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư (sau đây gọi chung là định mức)
Thời điểm đăng ký định mức được tiếnhành cùng với việc đăng ký hợp đồng gia công hoặc tại thời điểm đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan nhập khNu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên của hợp đồng gia công
Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi làm thủ tục hải quan xuất khNu sản phNm mã hàng cần điều chỉnh định mức
Định mức doanh nghiệp đã đăng ký, đã điều chỉnh với cơ quan Hải quan là định mức để thanh khoản hợp đồng gia công
Các trường hợp phải kiểm tra định mức: Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài mà cơ quan Hải quan có nghi ngờ định mức
đã đăng ký hoặc trong quá trình thực hiện loại hình gia công đã bị xử lý vi phạm về gian lận định mức
Trang 341.3.4. Nhập kh u nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, vật mẫu
1.3.4.1 Nhập khNu nguyên liệu, vật tư, vật mẫu phục vụ cho quá trình gia công
1.3.4.1.1 Bằng phương thức thủ công
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá: Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều 11 Thông tư
− Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
− In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan
− Kiểm tra hồ sơ hải quan
− Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan
− Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo
− Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với
hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá sang Bước 2
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:
Trang 35− Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá
− Kiểm tra thực tế hàng hóa
− Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra
− Xử lý kết quả kiểm tra
− Xác nhận đã làm thủ tục hải quan Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan:
− Chuyển hồ sơ sang bước 4 Bước 4: Phúc tập hồ sơ
1.3.4.1.2 Bằng phương thức điện tử
Bước 1: Tạo thông tin khai hải quan điện tử trên máy tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuNn quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục VIII Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai Trường hợp người khai hải quan là đại lý thủ tục hải quan phải khai rõ nội dung uỷ quyền
Bước 2: Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan
Bước 3: Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan 1.3.4.2 Nhập vật mẫu
Thủ tục cũng tương tự như nhập nguyên liệu, vật tư Nhưng khi làm tờ khai,
sẽ ghi là hàng nhập làm vật mẫu
1.3.4.3 Nhập máy móc, thiết bị
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá là máy móc thiết bị tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản cho thuê, đi thuê thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khNu, nhập khNu thương mại, gồm các bước sau:
Trang 36Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế;
Bước 3: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan;
Bước 4: Phúc tập hồ sơ
Đối với hàng tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập thuộc đối tượng được miễn thuế, định kỳ hàng năm (365 ngày kể từ ngày tạm nhập/tạm xuất) người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất về thời hạn còn lại sử dụng máy móc, thiết bị tạm nhập/tạm xuất để
cơ quan Hải quan theo dõi, thanh khoản hồ sơ
1.3.5. Tiến hành gia công
Sau khi nhập kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, vật mẫu… công ty
sẽ tiến hành sản xuất theo quy trình bên đạt gia công cung cấp Phải tuân theo những quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền thương hiệu… 1.3.6. Thực hiện bước đầu của khâu thanh toán
Trong thương mại quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau, xuất phát từ nhu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và từ nhu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn đã quy định trong hợp động Và hoạt động gia công cũng vậy, tùy vào tình hình doanh nghiệp cũng như mức độ thân thiết giữa hai bên mà các danh nghiệp lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp
Các phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến như:
Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Đây là phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người
Trang 37hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
Thanh toán chuyển tiền bao gồm hai loại:
− Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer- T/T): Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh nhưng chi phí cao Ngày nay, khi tham gia mạng SWIFT thì hầu hết nghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện trên mạng SWIFT
− Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer - M/T): Chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện nhưng tốc độ chậm hơn
Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của nước đó
Phương thức này thường không được áp dụng trong thanh toán hàng xuất khNu với nước ngoài vì dễ bị người mua chiếm dụng vốn Người ta thường dùng nó khi thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khNu hàng hoá, trong trường hợp chuyển vốn ra bên ngoài
để đầu tư hoặc chi tiêu phi mậu dịch, chuyển kiều hối
Phương thức này có ưu điểm: Việc sử dụng đơn giản không đòi hỏi cao về mặt nghiệp vụ, chi phí chuyển tiền thấp hơn các phương thức khác
Nhược điểm: Việc trả tiền cho người bán phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán Ngược lại nếu chuyển tiền trước không có gì đảm bảo chắc chắn rằng người bán sẽ giao hàng và giao hàng đúng hạn
Trang 38Chuyển tiền có thể là chuyển trước hay trả sau Nếu trả trước thì cần yêu cầu bên đặt gia công chuyển tiền, khi có giấy báo có của ngân hàng thì mới chuNn bị xuất thành phNm
Phương thức ghi sổ (Open account)
Phương thức ghi sổ là phương thức người bán mở tài khoản để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ (thàng, năm, quý) người mua trả tiền cho người bán
Đặc điểm của phương thức ghi sổ: không có sự tham gia của Ngân hàng với chức năng của người mở tài khoản và thực hiện thanh toán, chỉ có hai bên tham gia là người mua và người bán
Phương thức này thường được áp dụng trong nghiệp vụ gia công hay nghiệp vụ buôn bán đối lưu hàng đổi hàng Phương thức thanh toán này đòi hỏi sự tin cậy rất cao của người xuất khNu đối với người nhập khNu
Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)
Đây là phương thức thanh toán quốc tế trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ do khách hàng uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập
ra
Phương thức này được phân thành hai loại:
− Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection):
+ Đây là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ số tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do người mua lập ra, còn chứng từ hàng hoá gửi thẳng cho người mua không qua Ngân hàng
+ Phương thức này chỉ được áp dụng trong trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc giữa công ty và các chi nhánh của nó, thanh toán
về các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khNu hàng hoá vì việc thanh toán này
Trang 39không cần phải kèm theo chứng từ như: Tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường
− Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection):
+ Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu dộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng
+ Trong phương thức này Ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, không chịu trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua Tuỳ theo cách trả tiền của người nhập khNu mà uỷ thác thu kèm chứng từ có thể là nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Document against payment - D/P) hoặc nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document against acceptance - D/A)
+ Nếu là D/P thì nhà nhập khNu phải trả ngay số tiền ghi trên tờ hối phiếu trả tiền ngay do người xuất khNu lập thì mới được lấy bộ chứng từ hàng hoá
+ Nếu là D/A thì người nhập khNu phải ký tên chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu do người xuất khNu ký phát thì mới được Ngân hàng trao bộ chứng từ
để đi nhận hàng hoá
Phương thức thư tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C)
Là một sự thoã thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng
Các loại thư tín dụng chủ yếu là:
− Thư tín dụng có thể huỷ ngang
− Thư tín dụng không thể huỷ ngang
− Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận
Trang 40− Thư tín dụng chuyển nhượng
− Thư tín dụng không thể hủy ngang và không thể truy hồi lại
− Thư tín dụng tuần hoàn
− Thư tín dụng giáp lưng
− Thư tín dụng đối ứng
− Thư tín dụng với điều khoản đỏ
− Thư tín dụng dự phòng
− Thư tín dụng có điều khoản T/TR
− Thư tín dụng có thể chuyển nhượng Nếu lựa chọn phương thức này, thì bên nhận gia công cần phải làm đơn xin mở L/C và ký quỹ mở L/C để mở L/C đúng với thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
Phương thức ủy thác mua hàng (Authority to purchase – A/P):
A/P là một phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó Ngân hàng của nhà nhập khNu, theo yêu cầu của nhà nhập khNu, ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước xuất khNu phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của nhà xuất khNu ký phiếu với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong A/P và phải được đại diện của nhà nhập khNu xác nhận thanh toán
Phương thức này áp dụng chủ yếu trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị, các sản phNm có hàm lượng kỹ thuật Công nghệ cao
Bản chất của phương thức này là nhà nhập khNu thông qua ngân hàng của mình ở nước nhập khNu chuyển tiền sang một ngân hàng ở nước xuất khNu để
ủy thác cho ngân hàng này trả tiền hối phiếu của nhà xuất khNu ký phát
Phương thức giao chứng từ nhận tiền COD/CAD
Cash Against Documents (CAD) , hay Cash On Delivery (COD) là phương thức thanh toán trong đó bên nhập khNu dựa trên cơ sở hợp đồng ngọai